Giáo án sử 12 - Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)

- Chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, trung Quốc.

- Sau đó, GV đặt câu hỏi: Theo em, nguyên tắc đảm bảo nhất trí giữa 5 cường quốc có tác dụng gi?

- Hs suy nghĩ, phát biểu ý kiến.

- GV nhận xét, kết luận: Đây là một nguyên tác quan trọng đảm bảo cho LHQ thực hiện chức năng duy trì thế giới trong trật tự I đồng thời nó trở thành nguyên tắc thực tiễn lớn đảm bảo cho sự chung sóng hoà bình , vừa đấu tranh, vừa chung sống trên thế giới.Nguyên tắc nhất trí còn để ngăn chặn không để nước lớn nào khống chế đuợc LHQ vào mục đích bá quyền nước lớn. Tuy có lúc bị tê liệt nhưng trong hơn 50 năm qua, LHQ không rơi vào tình trạng khống chế của một nước lớn.

- Tiếp đó, GV giới thiệu cho HS về bộ máy tổ chức của LHQ mà GV đã chuẫn bị sẵn.

Về vai trò và chức năng của 6 cơ quan chính của LHQ, GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu trong SGK.

 

docx9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án sử 12 - Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 01 Phaàn Moät LÒCH SÖÛ THEÁ GIÔÙI HIEÄN ÑAÏI TÖØ NAÊM 1945 ÑEÁN NAÊM 2000 Chöông I SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THEÁ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THEÁ GIÔÙI THÖÙ HAI (1945-1949) Baøi 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THEÁ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THEÁ GIÔÙI THÖÙ HAI (1945-1949) Ngaøy soaïn:22/08/2008 Ngaøy daïy: 25/08/2008 I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức Qua bài này giúp học sinh nắm đựơc: - Trên cơ sở những quyết định của Hội nghị Ianta (1945 ) cùng những thoả thuận sau đó của 3 cường quốc ( Liên xô, Mĩ, Anh ) một trật tự thế giới mới được hình thành với đặc trưng lớn là thế giới chia làm hai phe: XHCN và TBCN, do 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe, thường được gọi lag trật tự Ianta. - Mục đích:, nguyên tắc hoạt động và vai trò quan trọng của Liên hợp quốc. 2. Về tư tưởng : Giúp học sinh nhận thức khách quan về những biến đổi to lớn của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời biết quí trọng, giữ gìn hoà bình thế giới. 3. Về kĩ năng: - Quan sát, khai thác tranh ảnh, bản đồ. - Các kĩ năng tư duy,: So sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện. II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC - Bản đồ thế giới, lược đồ nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai, sơ đồ tổ chức LHQ. - Một số tranh ảnh có liên quan - Các tài liệu tham khảo. III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Giới thiệu khái quát về Chương trình Lịch sử lớp 12 Chương trình Lịch sử 12 nối tiếp chương trình lịch sử 11 và có 2 phần: + Phần một: Lịch sử thế giới hiện đại ( 1945 – 2000 ). + Phần hai: Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000 ). 2. Dẫn dắt vào bài: Ở phần Lịch sử 11, các em đã tìm hiểu về quan hệ quốc tế dẫn đến CTTG 2 (1939 – 1945 )cùng diễn biến và kết cục của địa chiến này. CTTG 2 kết thúc đã mở ra một thời kì mới của lịch sử thế giới với những biến đổi vô cùng to lớn . Một trật tự thế giới mới đượchình thành với đăc trung cơ bàn là thế giới chia làm hai phe: XHCN và TBCN do hai siêu cường là Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe.Một tổ chức quốc tế mới được thành lập và duy trì đến ngày nay, làm nhiệm vụ bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới mang tân Liên hợp quốc. Vậy trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai được hình thành như thế nào? Mục đích, nguyên tắc hoạt động của LHQ là gì và vai trò của tổ chức này trong hơn nửa thế kỉ qua ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài hôm nay. 3. Tiến trình tổ chức dạy học Hoạt động của GV viên và HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động 1: cả lớp và cá nhân - GV đặt câu hỏi:Hội nghị Ianta được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào? - HS theo dõi SGK , trả lời câu hỏi. - GV huowngs dẫn học sinh quan sát hình 1 SGK (3 nhân vật chue yếu tại hội nghị ) kết hợp với giảng giải bổ sung: Tháng 2/1945 khi cuộc chiến tranh thế giới thứ bước vào giai đoạn cuốinhững người đúng đầu ba nước lớn trong Mặt trận Đồng Minh chống phát xít là Liên Xô, Mĩ, Anh họp Hội nghị cấp cao tại anta để thương lượng , giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp với nhau về những vấn đề quan trọng bức thiết lúc này là: 1. -Việc nhanh chóng đánh bại hoàn toàn CNPX. 2.-Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.3-Việc phân chia thành quả chiến thắng của các nước thắng trận. Hội nghị diễn ra từ tháng 04 đến 11/12/1945, còn gọi là Hội nghị tam cường, vì Liên Xô, Anh, Mic là 3 nước lớn mạnh nhất, giữ vai trò chủ chốt trong chiến tranh và đựơc coi là là lực lượng nòng cốt của Mặt trận Đồng minh chống phát xít. Song thực ra lực lượng lớn mạnh nhất chi phối cục diện chiến tranh là 2 nước Xô và Mĩ. GV giảng thêm: Ba cường quốc tham gia chiến tranh chống phát xít đều nhằm thực hiện những mục tiêu gắn với lợi ích của gia cấp cầm quyền và những lợi ích dân tộc của mỗi nước. Cũng vì thế, Hội nghị I trở thành Hôi nghị thực hiện những mục tiêu của chiến tranh của mỗi nước thành viên, hay nói cáh khác, Hội nghị để tranh giành, phân chia thành quả cuộc chiến tranh chống phát xít tương ứng với so sánh lực lượng, vị trí, đóng góp của mỗi nước trong cuộc chiến tranh.Do vậy, Hội nghị diễn ra rất gay go, quyết liệt. - HS nghe, ghi chép. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Hội nghị I đã đưa ra những quyết định quan trọng nào? - HS theo dõi SGK phát biểu. - GV nhận xét, kết luận: Sau những cuộc tranh cãi quyết liệt, cuối cùng Hội nghị cũng đi đến những quyết định quan trọng: + Việc nhanh chống đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, Hội nghị đã thống nhất mục đích là tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và quân chue nghiac quân phiệt Nhật.Để kết thúc sớm chiến tranh trong thời gian 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại PX Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á. + Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc dựa trên nền tảng và nguyên tắc cơ bản là sự thống nhất giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc để giữ gìn hoà bình, an ninh thế giới sau chiến tranh. + Hội nghị đã thoả thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. - Để minh hoạ rõ về thoả thuận này, GV treo bản đồ thế giới sau CTTG 2 lên bảng hướng dẫn học sinh kết hợp quan sát với phần chữ in nhỏ trong SGK để xác định trên đó các khu vực , phạm vi thế lực của Liên Xô, của Mĩ ( Và các Đồng minh Mĩ) - HS nghe, quan sát, làm việc với bản đồ, ghi chép. - Sau đó Gv đưa ra câu hỏi: Qua những quyết định quan trọng của Hội nghị I và qua việc quan sát trên bản đồ các khu vực, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, của Mĩ em có nhận xét gì về Hội nghị I? - HS thảo luận, phát biểu ý kiến, bổ sung cho nhau. - GV nhận xét, phân tích và kết luận: Như vậy, Hội nghị I và những quyết định của Hội nghị này đã tạo ra khuôn khổ để phân chia phạm vi ảnh hưởng và thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng và thiết lập một trật tự thế giới mới đó chủ yếu thực hiện và định đoạt bởi 2 siêu cường đại diện cho 2 chế độ chính trị đối lập nhau là Liên Xô ( XHCN ) và Mĩ ( TBCN ). Do đó, người ta thường gọi là “Trật tự hai cực Ianta” * Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân GV hướng dẫn quan sát hình 2 ( Lễ kí Hiến chương LHQ tại San Phranxixcô ( Mĩ ) và giới thiệu : Sau Hội nghị I không lâu Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, một Hội nghị quốc tế lớn được triệu tập tại Phranxixcô ( Mĩ ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc . Ngày 24/10/1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên , bản Hiến chương chính thức có hiệu lực . Vì lí do đó, ngày 31/10/1945, Đại hội đồng LHQ quyết định lấy nagỳ 24/10 hàng năm làm ngày Liên hợp quốc - HS nghe, ghi chép. - Tiếp đó, GV hỏi: Mục đích cao cả của LHQ là gì? - HS căn cứ vào SGK và hiểu biết thực tế để phát biểu. - GV nhận xét và chốt ý: Hiến chương LHQ qui định mục đích cao cả nhất của LHQ là duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giứâcc nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết giữa các dân tộc. - GV tiếp tục giới thiệu: Để thực hiện mục đích đó, LHQ sẽ hành động dựa trên 5 nguyên tăc: Chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. - Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng con đường hoà bình.. - Chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, trung Quốc. - Sau đó, GV đặt câu hỏi: Theo em, nguyên tắc đảm bảo nhất trí giữa 5 cường quốc có tác dụng gi? - Hs suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, kết luận: Đây là một nguyên tác quan trọng đảm bảo cho LHQ thực hiện chức năng duy trì thế giới trong trật tự I đồng thời nó trở thành nguyên tắc thực tiễn lớn đảm bảo cho sự chung sóng hoà bình , vừa đấu tranh, vừa chung sống trên thế giới.Nguyên tắc nhất trí còn để ngăn chặn không để nước lớn nào khống chế đuợc LHQ vào mục đích bá quyền nước lớn. Tuy có lúc bị tê liệt nhưng trong hơn 50 năm qua, LHQ không rơi vào tình trạng khống chế của một nước lớn. - Tiếp đó, GV giới thiệu cho HS về bộ máy tổ chức của LHQ mà GV đã chuẫn bị sẵn. Về vai trò và chức năng của 6 cơ quan chính của LHQ, GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu trong SGK. I. Hội nghị Ianta (2/45 ) và những thoả thuận của 3 cường quốc 1. Hội nghị Ianta” * Hoàn cảnh triệu tập - Đầu 1945, chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề bức thiết đặc ra trước các nước Đồng minh đòi hỏi phải giải quyết , đó là: + Việc nhanh chióng đánh bại các nước phát xít. + Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh. +Việc phân chia thành quả chiến thắng của các nước thắng trận. - Từ tháng 04 đến 11/12/1945 một Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta ( Liên Xô ) với sự tham dự của những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh. * Nội dung: Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng - Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt gốc CNPX Đức - Nhật. Để kết thúc sớm chiến tranh trong thời gian 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại PX Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á. - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới. - Thoả thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. * Ý nghĩa: Những quyết định của Hội nghị I đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, từng bước thiết lập sau chiến tranh, thường gọi là trật tự 2 cực Ianta. II. Sự hình lập Liên hợp quốc * Sự thành lập - Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, một Hội nghị quốc tế lớn gồm đại biểu 50 nước họp tại San Phranxixcô ( Mĩ ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức LHQ. * Mục đích: Duy trì hoà bình và an ninh thế giới; đấu tranh để thúc đẩy , phát triển các mối quan hệ hữu nghị , hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và nguyên tắcdân tộc tự quyết. * Nguyên tắc hoạt động.: - Chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. - Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng con đường hoà bình.. - Chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, trung Quốc. Ban thư ký Toà án quốc tế Tổ chức Liên hợp quốc ( UNO ) Các cơ quan chủ yếu Các cơ quan chuyên môn Các cơ quan khác Đại hội đồng Hội đồng bảo an Hội đồng KT - XH Hàng không ICAO Hàng hải IMO Hội đồng tài chính IFC Lao động quốc tế ILO Giáo dục, khao học, văn hoá UNESCO Bưu chính IPU L..thực, n.nghiệp FAO FAO Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Y tế thế giới WHO Sở hữu tri thức thế giới WIDO *Hoạt động 2: cá lớp - GV đặt câu hỏi: Qua quan sát sơ đồ tổ chức LHQ và bằng những hiểu biết của bản thân, em hãy đưa ra đánh giá của mình về vai trò của LHQ trong hơn nửa thế kỉ qua? LHQ đã có sự giúp đỡ gì đối với Việt Nam? - HS trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến của mình. -GV nhận xét, bổ sung, kết luận: Xét theo tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc hoạt động. LHQ là một tổ chức quốc tế lớn nhất có vị trí quan trọng trong sinh hooạt quốc tế hiện nay. Hơn 50 năm tồn tại và phát triển của mình, LHQ đã có những đóng góp quan trọng giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới, đã có đóng góp quan trọng trong quá trình phi thực dân hoá, cũng như có nhiều nỗ lực trong việc giải trừ quân bị và hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, LHQ có nhiều đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy mối quan hệ hơp tác kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế giữa các nước hội viên và trợ giúp cho các nước đang phát triển, thực hiện cứu trợ cho các nước hội viên khi gặp khó khăn. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã nhận được nhiều sự trợ giúp của các tổ chức LHQ như: UNESCO, FAO, WHO, ÌM… Đến năm 20006. LHQ có 192 quốc gia thành viên. Từ tháng 9/1977, VN là thành viên thứ 149 của LHQ. Ngày 16/10/2007đại hội đồng LHQ đã bầu Vn làm uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an, nhiệm kỳ 2008 – 2009 * Hoạt động 1: cá nhân GV dẫn dắt: để hiểu roc sự hình thành 2 hệ thống TBCN và XHCN các em cần nắm chắc 3 sự kiện: Việc giải quyết vấn đề nước Đức sau chiến tranh, CNXH trở thành hệ thống thế giới và việc Mĩ khống chế các nước Tây Âu TBCN. GV cghia lớp ra làm 3 nhóm: + Nhóm 1: Việc giải quyết vấn đề Đức sau chiến tranh được giải quyết như thế nào? Tại sao Đức lại hình thành hai nhà nước riêng biệt theo 2 chế độ chính trị đối lập nhau? + Nhóm 2: CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi một nước ( Liê Xô ) và trở thành hệ thống thế giới như thế nào? + Nhóm 3: Các nước Tây âu TBCN đã bị Mĩ khống chế như thế nào? - Các nhóm đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi. GV ( sử dụng lược đồ nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai) nhận xét, phân tích và kết luận: + NHóm 1: Là quâ hương của CNPX - thủ phạm gây ra chiến tranh thế giới đẫm máu, việc giải quyết vấn đề Đức trở thành trung tâm của tình hình châu Âu sau khi chiến tranh kết thúc. Hội nghị cấp cao 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh họp ở Pốt xđam ( Từ ngày 17/7 đến 28/8/1945) đã kí kết Hiệp ước về việc giải quyết vấn đề Đức. Theo thoả thuận, quân đội 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp phân chia khu vực tạm chiếm đống nước Đức với nhiệm vụ tiêu diệt tận gốc XNPX, làm cho nước Đức trở thành một nước thống nhất, hoà bình, dân chủ thực sự. Ở Đông Đức, LX đã thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ này, nhưng ở Tây Đức, các nước M, A, P lại âm mưu chia cắt lâu dài nước Đức. M, A, P tiến hành hợp nhất riêng rẻ các khu vực chiếm đống của miùnh, tháng 9/1949 lập ra nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức. Tháng 10/1949, được sự giúp đỡ của LX, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức thành lập nước Cộng hoà dân chủ Đức . Như thế, trân lãnh thổ nước Đức hình thành 2 nhà nước với 2 chế độ chính trị và 2 con đường phát triển khác nhau. + Nhóm 2: Trong những năm 1945 – 1947, hàng loạt các nước ĐCN Đông Âu thành lập: Ba Lan (7/44 ), Rumani (8/44), Hunggari (4/45) Nam Tư (11/45), Anbani (12/45), Bunga ri (9/46). Đến những năm 1948 – 1949, các nước này đều lần lượt hoàn thành cuộc CMĐCN và bước vào thời kì xây dựng CNXH. Mối quan hệ giữa LX và các nước DC Đông Âu ngày càng được được tăng cường cả về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. Điều đó đánh dấu CNXH đã vượt ra khỏi phạm vu một nước và trở thành hệ thống thế giới. + Nhóm 3: Sau chiến tranh hầu hết các nước Tây Âu đều lâm vào khủng hoảng nặng nề về kinh tế. Mĩ đề ra kế hoạch phục hưng châu Âu (“kế hoạch Mác – san”) nhằm viện trợ cho các nước tây Âu khôi phục kinh tế, thông qua đó mằtng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này.Nhờ viện trợ cử Mĩ, nền kinh tế châu Âu phcụ hồi nhanh chóng, đồng thời các nước này càng lệ thuộc về kinh tế , chính trị vào Mĩ, trở thành những Đồng minh TBCN của Mĩ. - Cuối cùng, GV tổng hợp vấn đề: Với 3 sự kiện cơ bản trên, ta thấy sau CTTG thứ hai ở châu Âu nói riêng và thế giới nói chung đã hình thành 2 khối nước đối lập nhau về chính trị và kinh tế, đó là khối Tây Âu TBCN ( do Mĩ cầm đầu) và khối Đông Âu XHCN ( do Liên Xô đứng đầu ). Đây cũng là biểu hiện cơ bản của trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai.: Trật tự 2 cực Ianta. III Sự hình thành hệ thống TBCN và XHCN. * Việc giải quyết vấn đề Đức sau chiến tranh: - Theo thoả thuận của Hội nghị Pốtxđam ( họp ngày 7-8/1945 ), quân đội 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp phân chia khu vực tạm chiếm đóng nước Đức nhằm tiêu diệt tận gốc CNPX ,,làm cho Đức trở thành một nước hoà bình, dân chủ, thống nhất. - Ở Tây Đức: Với âm mưu chia xắt lâu dìa nước Đức, Mĩ – Anh – Phápđã hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, lập nhà nước cộng hoà Liên bang Đức (9/1949 ) theo chế độ TBCN. - Ở Đông Đức: 10/1949, được sự giứp đỡ của Liên Xô, nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức thành lập theo chế độ XHCN. * Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới - Năm 1959 – 1949, các nước Đông âu từng bước hoàn thành cuộc CMĐCN và bước vào thời kì xây dựng CNXH. - Liên Xô và các nước ĐCN Đông âu hợp tác ngày càng chặt chẽ về chính trị, kinh tế, quân sự… = CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới. * Mĩ khống chế các nước Tây âu - Sau chiến tranh, Mĩ thực hiện “kế hoạch phụ hưng châu Âu”(Mác- san) viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, làm cho các nước Tây Âu này ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. - Với những sự kiện trên, ở châu Âu hình thành 2 khối nước đối lập nhau: Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN. 4. Sơ kết bài học * Củng cố: + Hội nghị I và những quyết định quan trọng của Hội nghị này đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới từng bước thiết lập sau CTTG thứ hai, thường gọi là trật tự hai cực Ianta. + Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động, vai trò của LHQ. + các sự kiện đánh dấu sự hình thành 2 hệ thống XHCN và TBCN. * Dặn dò: Học sinh học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới. - Bài tập: ------------------- & -----------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Sử 12 bài SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949).docx
Tài liệu liên quan