GV giới thiệu: Đầu giờ chúng ta vừa hát bài Rước đèn ông sao và xem một số hình ảnh, bài hát và những hình ảnh đó nói về lễ hội nào?
+ Ngày tết Trung thu là vào ngày nào?
- GV nhận xét, giới thiệu: ngày 15-8 âm lịch là ngày tết Trung thu hay còn gọi là ngày tết của thiếu nhi. Để biết trong ngày tết Trung thu, ngoài việc được chơi lồng đèn và ăn bánh trung thu, cha mẹ các con cần chuẩn bị những thứ gì để đón ngày hội
trăng rằm, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài tập đọc “Rước đèn ông sao”.
6 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 3 - Bài: Rước đèn ông sao - Trường tiểu học Ngọc Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Tập đọc
Bài: Rước đèn ông sao
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp dạy: 3A3 – Trường Tiểu học Ngọc Hà
Người soạn: Nguyễn Khánh Ly
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
Hiểu được nội dung bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết Trung thu, các em thêm yêu quý gắn bó với nhau
2. Kĩ năng:
Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc đúng văn bản với giọng vui tươi, hào hứng
Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ giữa các dấu câu, các cụm từ
3. Thái độ:
Yêu thích, trân trọng ngày tết Trung thu
Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Bài giảng powerpoint
Tranh minh hoạ về ngày tết Trung thu
Thẻ từ có ghi sẵn các từ khó
2. Học sinh:
Sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy – học:
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
- GV cho HS hát bài: Rước đèn ông sao
- Cả lớp hát
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS đọc bài “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử” và trả lời các câu hỏi:
+ Đoạn 1: Con hãy nêu gia cảnh của Chử Đồng Tử?
+ Đoạn 3,4: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
- GV nhận xét
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi, cả lớp chú ý lắng nghe
- HS lắng nghe
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc và giải nghĩa từ:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
4. Luyện đọc lại
- GV giới thiệu: Đầu giờ chúng ta vừa hát bài Rước đèn ông sao và xem một số hình ảnh, bài hát và những hình ảnh đó nói về lễ hội nào?
+ Ngày tết Trung thu là vào ngày nào?
- GV nhận xét, giới thiệu: ngày 15-8 âm lịch là ngày tết Trung thu hay còn gọi là ngày tết của thiếu nhi. Để biết trong ngày tết Trung thu, ngoài việc được chơi lồng đèn và ăn bánh trung thu, cha mẹ các con cần chuẩn bị những thứ gì để đón ngày hội
trăng rằm, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài tập đọc “Rước đèn ông sao”.
- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại tên bài
- GV viết tên bài lên bảng bằng phấn màu
GV đọc toàn bài: giọng vui tươi, háo hức, rộn ràng
Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc câu:
+ Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc để phát hiện lỗi phát âm của HS.
- GV hỏi: Trong bài các con vừa đọc có từ “chuối ngự”. Có bạn nào biết chuối ngự là loại quả như thế nào không?
- GV cho HS quan sát tranh
- Đọc đoạn:
+ GV hỏi: Bài này được chia thành mấy đoạn?
+ GV nhận xét, chốt:
+ GV chiếu hướng dẫn đọc đoạn 1, cho 2 HS đọc, chú ý chỗ nghỉ hơi đúng, nhấn giọng cho HS
+ GV nhận xét
+ GV cho HS đọc theo nhóm 2, trong 3 phút
+ GV gọi 2-3 nhóm đọc trước lớp
+ GV nhận xét
+ GV gọi 1 HS đọc cả bài
- GV giới thiệu: Các con vừa được luyện đọc văn bản khá trôi chảy, để hiểu hơn nội dung của bài, cô và các cùng nhau tìm hiểu bài
- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1
- GV hỏi: Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào?
- Gọi 2-3 HS trả lời
- GV, HS nhận xét, chốt
- GV cho HS xem một vài tranh ảnh minh hoạ về mâm cỗ
- GV nhận xét: Mâm cỗ Trung thu được bày biện rất đẹp mắt, đủ các màu sắc với bánh nướng, bánh dẻo và nhiều loại hoa quả khác nhau
- GV: ở đoạn 1, tác giả đã cho thấy mâm cỗ nhà bạn Tâm rất đẹp. Nhưng Tâm có thích mâm cỗ này không. Bây giờ cô mời 1 bạn đọc đoạn 2
- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2
- GV hỏi: Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?
- GV gọi 2-3 HS trả lời
- GV nhận xét, chốt
- GV giới thiệu: Chiếc đèn ông sao của Hà rất đẹp đúng không nào. Hôm nay cô cũng mang đến lớp mình một chiếc đèn ông sao
- GV hỏi: Vậy ngoài mâm cỗ và chiếc đèn ông sao thì còn có cái gì hấp dẫn bạn Tâm?
- GV hỏi: Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui vẻ?”
- HS, GV nhận xét
- GV hỏi: trong cuộc vui Trung thu, các con thấy Hà và Tâm chơi với nhau như thế nào?
- GV hỏi: Bạn nào đã được đi rước đèn rồi? Con cảm thấy thế nào?
- GV nhận xét, chốt: Đêm Trung thu rất vui vì các con được phá cỗ, rước đèn. Trẻ em Việt Nam rất thích tết Trung thu. Trong cuộc vui ngày tết Trung thu, các em thêm yêu quý gắn bó với nhau”. Đó cũng là nội dung chính của bài học hôm nay.
- Giáo viên dán bảng phụ có ghi nội dung chính của bài.
- GV gọi 2 HS đọc lại nội dung chính
- GV hỏi: Bài này các con đọc với giọng tha thiết, dịu dàng hay giọng vui vẻ, háo hức?
- Gọi 4 HS thi đọc diễn cảm đoạn 1
- GV cho HS bình chọn bạn đọc hay nhất
- GV nhận xét
- HS trả lời: ngày tết Trung thu
+ Rằm tháng tám âm lịch
- HS nhắc lại
- HS mở sách giáo khoa trang 71
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp từng câu
- HS trả lời: chuối ngự là chuối quả nhỏ. Khi chín, ruột có màu vàng, rất thơm. Ngày xưa thường dâng lên vua
- HS quan sát
- HS trả lời: Bài được chia thành 2 đoạn:
Đoạn 1: Tết Trung thu nom rất vui mắt
Đoạn 2: Chiều tùng tùng dinh dinh
- 2 HS đọc
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS trả lời: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh mâm cỗ còn bày mấy thứ đồ chơi của Tâm, nom rất vui mắt
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh ảnh
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS trả lời: Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS trả lời: Bạn tâm còn thích đi rước đèn
- HS trả lời: Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, thỉnh thoảng lại reo lên: Tùng tùng dinh dinh
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Hai bạn cùng nhau rước đèn, yêu quý và gắn bó với nhau
- HS trả lời: rất vui, yêu thích, hào hứng
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS đọc
- HS trả lời: Bài này đọc với giọng vui vẻ, háo hức
- HS đọc
- HS bình chọn
- HS nghe
IV. Củng cố, dặn dò
1. Củng cố:
2. Dặn dò
- GV cho HS xem clip về ngày tết Trung thu
- GV hỏi:
+ Qua video vừa rồi, con thấy trong ngày tết Trung thu các bạn nhỏ đã làm gì?
+ Trong đêm hội Trung thu, các bạn nhỏ thấy thế nào?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại toàn bài
- Chuẩn bị bài sau
- HS quan sát
- HS trả lời:
+ Các bạn nhỏ được rước đèn, phá cỗ
+ Các bạn rất vui vẻ, háo hức, yêu quý và gắn bó với nhau
- HS lắng nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 26 Ruoc den ong sao_12450278.docx