TẬP ĐỌC
TIẾT 58 : TRĂNG ƠI . . . TỪ ĐÂU ĐẾN ?
I . MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1 . Kiến thức :
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước.
2 . Kỹ năng :
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm ; bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
- Trả lời được các câu hỏi và học thuộc 3, 4 bài thơ.
3 . Thái độ :
- Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên , yêu quê hương đất nước.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
· GV : Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ viết sẵn nội dung luyện đọc diễn cảm.
· HS : SGK .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 4 - Tuần 29 - Tiết 57 + 58, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2017
TẬP ĐỌC
TIẾT 57 : ĐƯỜNG ĐI SA PA
I . MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1 . Kiến thức :
- Hiểu nội dung , ý nghĩa bài : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa , thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
2 . Kỹ năng :
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Trả lời được các câu hỏi và HTL hai đoạn cuối bài.
3 . Thái độ :
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , yêu con người Việt Nam.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK , tranh ảnh về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa .
- Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
HS : SGK .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1 phút
3 phút
1 phút
9 phút
9 phút
8 phút
3 phút
1 phút
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Ôn tập
- GV nhận xét phần kiểm tra đọc của HS.
3.Bài mới : Đường đi Sa Pa
- GV giới thiệu, ghi tựa bài.
4.Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc
Mục tiêu : HS đọc trôi chảy toàn bài . Biết ngắt , nghỉ hơi đúng chỗ, phát âm chính xác
- Yêu cầu HS chia đoạn bài văn .
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài.
GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú giải
- Cho HS luyện đọc những từ dễ đọc sai : Sa Pa , chênh vênh , huyền ảo , vàng hoe , thoắt cái ..
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng đọc nhẹ nhàng , nhấn giọng ở các từ ngữ.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
Mục tiêu : Giúp HS thấy được vẻ đẹp độc đáo và tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi 1/102.
- Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh phong cảnh đẹp . Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy.
- Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn 1 ?
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “ món quà tặng diệu kì: của thiên nhiên ?
- Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
- Giáo dục BVMT.
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm
Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , thể hiện sự ngưỡng mộ , niềm vui , háo hức của du khách .
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn.
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn.
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm.
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
- GV sửa lỗi cho các em .
- Yêu cầu HS thi đọc đoạn văn trên.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nhẩm HTL hai đoạn văn ( Hôm sau , chúng tối ..hết bài ).
- Yêu cầu HS thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét – Tuyên dương.
Hoạt động 4: Củng cố
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học
- Em hãy nêu nội dung , ý nghĩa của bài ?
- Giáo dục BVMT.
5.Tổng kết - Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Trăng ơi .từ đâu đến ?
- Hát.
- HS lắng nghe.
- HS nêu lại tựa bài.
Hoạt động lớp
- 1 HS nêu :
+ Đoạn 1 : Từ đầu.... liễu rũ ( phong cảnh đường lên Sa Pa ).
+ Đoạn 2 : Buổi chiều tím nhạt ( Phong cảnh 1 thị trấn trên đường lên Sa Pa ).
+ Đoạn 3 : Phần còn lại ( Cảnh đẹp Sa Pa ).
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
- HS đọc thầm phần chú giải.
- HS luyện đọc các từ theo hướng dẫn.
1 HS đọc lại toàn bài.
- HS lắng nghe.
Hoạt động lớp
- HS lần lượt đọc từng đoạn và trả lời.
- Lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ trả lời theo ý của mình.
- Hs trả lời theo yêu cầu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm – Lớp
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự bài.
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp.
- HS quan sát.
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp.
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn.
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thi đọc thuộc lòng đoạn văn vừa học
Hoạt động lớp
- Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa , thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước .
Giảng giải
Trực quan
Thực hành
Luyện tập
Trực quan
Thực hành
Đàm thoại
Động não
Đàm thoại
MT/GT
Thực hành
Trực quan
Thảo luận
Luyện tập
Thi đua
Thực hành
Thi đua
Củng cố
MT/LH
Rút kinh nghiệm :
Thứ tư ngày 29 tháng 3 năm 2017
TẬP ĐỌC
TIẾT 58 : TRĂNG ƠI . . . TỪ ĐÂU ĐẾN ?
I . MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1 . Kiến thức :
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước.
2 . Kỹ năng :
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm ; bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ.
- Trả lời được các câu hỏi và học thuộc 3, 4 bài thơ.
3 . Thái độ :
- Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên , yêu quê hương đất nước.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ viết sẵn nội dung luyện đọc diễn cảm.
HS : SGK .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
P.PHÁP
1 phút
4 phút
1 phút
9 phút
9 phút
8 phút
3 phút
1 phút
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Đường đi Sa Pa
- GV gọi 3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
3.Bài mới :Trăng ơi . . . từ đâu đến ?
- GV giới thiệu, ghi tựa bài.
4.Phát triển các hoạt động
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc
Mục tiêu : HS đọc trôi chảy toàn bài . Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ , cuối mỗi dòng thơ.
- Yêu cầu HS chia đoạn văn.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài
Yêu cầu HS đọc thầm phần chú giải.
- Cho HS luyện đọc những từ dễ đọc sai : quả chín , diệu kì , Cuội , góc sân .
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng thiết tha.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
Mục tiêu : Giúp HS hiểu tình cảm yêu mến , sự gần gũi của nhà thơ với trăng.
- Yêu cầu HS đọc 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi 1/108.
- Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì ?
- Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa , từ biển xanh ?
- Yêu cầu HS đọc 4 khổ thơ còn lại .
- Trong mỗi khổ thơ tiếp theo , vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể . Đó là những gì , những ai ?
- Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
- Giáo dục BVMT.
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm
Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết , ngạc nhiên thân ai , dịu dàng .
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn.
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc.
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn đọc d/c.
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng).
- Yêu cầu HS thi đọc đoạn văn trên .
- GV nhận xét – Tuyên dương HS đọc tốt .
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ
( từng khổ thơ , cả bài thơ ).
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4: Củng cố
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học.
-Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ ?
- Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài ?
- Giáo dục BVMT.
5.Tổng kết - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất .
- Hát .
- 3 HS lần lượt đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét .
- HS nêu lại tựa bài.
Hoạt động lớp
1 HS nêu :
+ Đoạn 1 : 2 khổ thơ đầu.
+ Đoạn 2 : 4 khổ thơ còn lại .
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
- HS đọc thầm phần chú giải.
- HS luyện đọc các từ theo hướng dẫn.
1 HS đọc lại toàn bài.
- HS lắng nghe.
Hoạt động lớp
- 1 HS đọc 2 khổ thơ đầu – Lớp đọc thầm.
- HS trả lời theo yêu cầu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc – Lớp đọc thầm.
- HS trả lời theo yêu cầu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm – Lớp
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự bài.
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc.
- HS quan sát.
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp.
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng.
Hoạt động lớp
- HS phát biểu tự do.
- Tác giả rất yêu trăng , yêu mến , tự hào về quê hương , đất nước , cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em .
Kiểm tra
Thực hành
Luyện tập
Thực hành
Đàm thoại
Trực quan
Thực hành
Đàm thoại
Động não
Thực hành
Đàm thoại
MT/GT
Thực hành
Trực quan
Thảo luận
Luyện đọc
Thi đua
Thực hành
Thi đua
Củng cố
HCM/LH
Rút kinh nghiệm :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TAP DOC.doc