Cấu trúc thủ tục gồm:
Phần đầu thủ tục : gồm tên dành riêng: procedure, tiếp
theo là tên thủ tục, danh sách tham số có thể có hoặc không.
Phần khai báo: dùng để xác định các hằng, kiểu, biến và
cũng có thể xác định các chưong trình con khác được sử
dụng trong thủ tục.
Dãy câu lệnh: được viết giữa cặp tên riêng Begin và End
tạo thành thân của thủ tục.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4365 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin 11 - Thư viện chương trình con chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tin học lớp 11:
Bài số 19: THƯ VIỆN CHƯƠNG TRÌNH CON CHUẨN
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Giáo viên hướng dẫn: Thầy: Trần Doãn Vinh
Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng
Lớp: k56a_CNTT
Trường: ĐHSP Hà Nội.
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
Giới thiệu sơ lược nội dung của một số thư viện chương trình con
chuẩn của Pascal, thông qua đó học sinh biết được:
Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có các thư viện chương trình con
chuẩn để mở rộng khả năng ứng dụng.
Mỗi thư viện có thể bao gồm các chương trình con chuẩn liên
quan đến một loại công việc.
Các ngôn ngữ lập trình cung cấp những khả năng về quản lí,
khai thác và điều khiển thiết bị vào/ra khả năng thực hiện các
thao tác đồ họa….
2. Kỹ năng:
Bước đầu sử dụng được các thư viện đó trong lập trình.
Khởi động được chế độ đồ họa.
Sử dụng được các thủ tục vẽ điểm, đường, hình tròn,
hình elipse, hình chữ nhật.
B.PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
1. Phương pháp:
Thuyết trình kết hợp với giảng giải.
Nếu có thể, giảng bài bằng giáo án điện tử, thực hành trên máy
tính để học sinh quan sát và có thể hiểu bài ngay trên lớp.
2. Phương tiện :
Giáo viên:
Sử dụng sách giáo khoa
Giáo án đã soạn.
Các hình vẽ minh họa.
Sử dụng máy tính và máy chiếu ( nếu có ).
Học sinh:
Sử dụng sách giáo khoa.
Vở ghi lý thuyết.
Sách tham khảo.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP, NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Ổn đinh lớp:(2 phút)
Yêu cầu lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sĩ số.
Lớp: .. Sĩ số: … Vắng:…
2. Kiểm tra bài cũ và gợi động cơ:
a) Kiểm tra bài cũ :(3phút)
Câu hỏi:
Em hãy cho biết cấu trúc của thủ tục gồm những phần nào?
Trả lời:
Cấu trúc thủ tục gồm:
Phần đầu thủ tục : gồm tên dành riêng: procedure, tiếp
theo là tên thủ tục, danh sách tham số có thể có hoặc
không.
Phần khai báo: dùng để xác định các hằng, kiểu, biến và
cũng có thể xác định các chưong trình con khác được sử
dụng trong thủ tục.
Dãy câu lệnh: được viết giữa cặp tên riêng Begin và End
tạo thành thân của thủ tục.
Cấu trúc thủ tục:
Procedure []
[]
Begin
End;
b) Gợi động cơ: (3phút)
Xét chương trình Pascal sau:
Program cuuchuong;
Uses crt ;
var A : Array[1..9,1..9] of Integer ;
i, j : Byte ;
Begin
Clrscr ;
Writeln('Bang cuu chuong 1 -> 9 : ');
Writeln ;
For i := 1 to 9 do
For j := 1 to 9 do
A[i,j] := i*j ;
For i := 1 to 9 do
Begin
For j := 1 to 9 do Write(a[i,j]:4);
Writeln ;
Writeln ;
End ;
Readln ;
End .
Như chúng ta biết, các chương trình Pascal thường có câu lệnh đầu :
“Uses Crt”.
Vậy “ crt ” là gì, tại sao lai viết như vậy, và có cần thiết trong một
chương trình không. Để giải quyết những thắc mắc đó, hôm nay chúng ta sẽ
đi tìm hiểu về bài: “Thư Viện Chương Trình Con”.
3. NỘI DUNG BÀI HỌC:
STT Nội dung Hoạt động của thày và trò Thời
gian
1. Crt:
Thư viện Crt chứa các thủ tục liên
quan đến quản lý và khai thác màn
hinh, bàn phím của máy tính.
Thuyết trình:
Dùng các thủ tục của thư viện này,
người lập trình có thể điều khiển hoặc
đưa dữ liệu ra màn hình, xây dựng các
giao diện màn hình –bàn phím, dùng
bàn phím điều khiển chương trình hoặc
sử dụng âm thanh để xây dựng các
chuơng trình mô phỏng.
2
phút
1.1
Một số thủ tục:
- Thủ tục clrscr;
->Đây là thủ tục xóa màn hình.
Câu hỏi : Em hãy cho biết Thư viện Crt
chứa những thủ tục gì ?
Trả lời: Có những thủ tục là:
Clrscr, Textcolor, TextBackground,
GotoXY.
2
phút
1.2 Thủ tục Textcolor : đặt màu cho Học sinh quan sát và tìm hiểu chương 4
chữ trên màn hình, color là hằng
hoặc biến xác định màu và có thể
nhận một số giá trị …
trình:
Uses Crt;
Begin
Writeln(‘chua dat mau chu’);
Textcolor(4);
Writeln (‘da dat mau chu la do’);
Readln;
End.
Câu hỏi: Em hã cho biết Chức năng của
lệnh: TextColor(4) là gì?
Trả lời: Chức năng đặt màu cho chữ là
màu đỏ.
Học sinh xem bảng giá tị của Textcolor
trong sgk.
phút
3.3 Thủ tục GotoXY(x,y) đưa con trỏ
tới vị trí cột x, dòng y của màn
hình văn bản. Do màn hình văn
bản gồm 25 dòng và 80 cột nên
phạm vi giá trị của các tham số là
1<=x<=80;1<=y<=25.
Học sinh quan sát và tìm hiểu chương
trình:
Uses Crt;
Begin
Writeln (‘con tror dang dung o vi
tri cot 10 dong 20’);
GotoXY (10,20);
Readln;
End.
5
phút
1.3 Thủ tục TextBackground(color):
->Đặt màu cho nền màn hình
Học sinh quan sát và tìm hiểu chương
trình:
Uses Crt;
Begin
TextBackground(1);
Writeln (‘ Da dat lai mau nen’);
Readln;
End.
Câu hỏi: Chức năng của lệnh
TextBackground(1) là gì?
Trả lời: Chức năng đặt màu nền chữ
màu xanh da trời.
5
phút
2 GRAPH:
- Đây là ngôn ngữ chuyên về đồ
họa.
- Thư viện này chứa các hàm, thủ
tục liên quan đến chế độ đồ họa
của các loại màn hình khác nhau
và cho phép thực hiện các thao tác
đồ họa cơ bản
Vd: vẽ điểm, đường, tô màu.
Câu hỏi:
Em hiểu Graph là gì, và nó được
dùng như thế nào?
3
phút
2.1 Các thiết bị và chương trình hỗ
trợ đồ họa :
Màn hình có thể làm việc trong 2
chế độ: chế độ văn bản và chế độ
đồ họa.
- Bảng mạch điều khiển màn hình
là thiết bị đảm bảo tương tác giữa
bộ xử lý và màn hình để thực hiện
các chế độ phân giải và màu sắc.
Tên gọi của bảng mạch điều khiển
thưòng trùng với loại màn hình, ví
dụ: VGA, SVGA,…
- Trong Turbo Pascal, Thư viện
Graph cung cấp các chương trình
điều khiển tương ứng với các loại
mạch bản đồ. Tệp mở rộng tương
ứng là BGI.
Giáo viên thuyết trình:
Có thể hình dung màn hình như một
bảng các điểm sáng.
Hình ảnh đồ họa được xây dựng từ
các điểm sáng.
Mỗi điểm sáng là một điểm ảnh (pixel)
và điểm ảnh là đơn vị cơ sở của màn
hình đồ họa .
Các tệp BGI được Pascal ngầm định để
trong thư mục con BGI. Khi khởi động
đồ họa cần chỉ rõ đường dẫn đến các
tệp này.
Tọa độ trên màn hình đồ họađược đánh
số từ 0, cột được định từ trái sang phải
và dòng được tính từ trên xuống dưới.
Độ phân giải màn hình AVG thường
được đặt là 640.480
5
phút
2.3 Các thủ tục vẽ điểm, đoạn
thẳng:
Vẽ diểm thực hiện bằng thủ
tục:
Procedure PutpiPPutpixel (x,y: integer; color: word).
Vẽ đoạn thẳng, xác định tọa
độ 2 điểm đầu và cuối.
Procedure
Line(x1,y1,x2,y2:integer);
Vẽ đoạn thẳng nối điểm
Vẽ điểm và đoạn thẳng là 2 thao tác cơ
bản của đồ họa.
- x và y là tọa độ của diểm.
- Color là màu của điểm.
- (x1, y1) và (x2, y2) là tọa độ của hai
điểm đầu và cuối.
Học sinh quan sát và tìm hiểu chương
trình :
Uses Graph ;
10
phút
hiện tại (vị trí con trỏ) với
điểm có tọa độ (x,y):
Procedure LineTo(x,y:interger);
Vẽ đoạn thẳng nối điểm
hiện tại với điểm có tọa độ
hiện tại cộng với gia
số(dx,dy)
Procedure
LineRel(dx,dy:interge);
Đặt màu cho nét vẽ bằng
thủ tục:
Procedure Setcolor (color: word).
Begin
Drive :=0 ;
Initgraph(drive,mode,’C:\TP\BGI’);
Putpixel(12,40,15) ;
Readln ;
End.
Câu hỏi : Từ ví dụ trên và tìm hiểu sgk,
em hãy cho biết, chức năng của các thủ
tục sau : Putpixel, Line, LineTo,
LineRel..là gì ?
Học sinh quan sát và tìm hiểu chương
trình :
Setcolor (m :word) ;
Uses Crt ;
Begin
Drive :=0 ;
Initgraph ( drive,mode,’C:\TP\BGI’);
Circle (12,40,100) ;
Setcolor(4) ;
Circle(12,40,200) ;
Readln ;
End.
2.4 Các thủ tục và hàm liên quan
đến vị trí con trỏ :
Các hàm xác định giá trị lớn
nhất có thể của tọa độ màn
hình X và Y(để biết độ phân
giải màn hình trong chế độ
dồ họa đang sủ dụng):
Function GetMaxX: integer;
Function GetMaxY: integer;
Thủ tục chuyển con trỏ tới
tọa độ(x,y):
Procedure MoveTo(x,y:integer);
5
phút
2.5 Một số thủ tục vẽ hình đơn giản:
Vẽ đường tròn có tâm tại
(x,y), bán kính r.
Trong Pascal có một số thủ tục phải vẽ
hình như hình tròn hình elip. Chúng ta
có một số thủ tục vẽ hình đơn giản.
10
phút
Procedure Circle(x,y:integer; r:
word);
Vẽ cung của elip có tâm tại
(x,y)với các bán kính Xr, Yr
từ góc khởi đầu Stangle đến
góc cuối
EndAngle;
Procedure
Ellipse(x,y:integer;Stangle,Xr,Yr:
word);
Vẽ hình chữ nhật có các
cạnh song song với các trục
tọa độ (x1,y1) là tọa độ đỉnh
trái trên còn (x2,y2) là tọa
độ đỉnh phải dưới:
Procedure
Rectangle(x1,y1,x2,y2:integer);
Học sinh quan sát và tìm hiểu đoạn
chương trình sau:
Uses graph
Begin
Drive: =0;
Initgraph(drive,mode,’C:\TP\BGI’);
Circle(12,40,30);
Ellipse(50,50,30,120,50,100:
word);
Retangle(100,100,200,200);
Readln;
End.
3 Một số thư viện khác:
system: trong thư viện
chuẩn này chứa các hàm sơ
cấp và các thủ tục vào/ra mà
các chương trình đều dùng
tới.
Dos: Thư viện này chữa các
thủ tục cho phép thực hiện
trực tiếp các lệnh như tạo
thư mục.thiết lập giờ hệ
thống…
Printer: Thư viện này cung
cấp các thủ tục làm việc với
máy in.
Thuyết trình: Có nhiều thư viện để
sử dụng cho chương trình, mỗi thư viện
có một chức năng riêng.
Câu hỏi: Em hãy cho biết ngoài
những thư viện trên thì có những thư
viện nào thường gặp, và nó có chức
năng gì?
5
phút
D. CỦNG CỐ BÀI HỌC: (4 phút)
Hôm nay chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về “ thư viện chương trình
con chuẩn’’.
Qua bài này cô muốn các em nắm được các nội dung chính của bài :
- Hiểu được các khái niệm về thư viện chương trình con và các
chức năng của nó.
- Khởi động chế độ đồ họa, chuyển từ chế độ đồ họa sang chế
độ màn hình văn bản
- Những kiến thức liên quan đến đồ họa của máy tính.
- Những thủ tục vẽ điểm, đường, các hình cơ bản: hình tròn,
hình chữ nhật, hình elip.
E. BÀI TẬP VỀ NHÀ: (2 phút ).
Các em về nhà học bài cũ, xem lại các ví dụ trong sgk.
Tìm hiểu thêm về các thư viện chuẩn trong lập trình.
Đọc và tìm hiểu thêm ở các sách tham khảo về lập trình
đồ họa.
Xem trước bài mới.
F. NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHI ÊM
4 Sử dụng thư viện :
Muốn sử dụng các thủ tục và hàm
chuẩn của một số thư viện nào đó
phải dùng lệnh khai báo(trừ
system)
Uses unit1, unit 2,…, unit N;
Uses là từ khóa
Unit 1, Unit 2,…Unit N là
tên các thư viện.
Các thư viện được viết cách nhau bằng
dấu phẩy.
->Khai báo này là lệnh đầu tiên trong
khai báo (nó chỉ viết sau khai báo
chương trình ).
Ví dụ : Để sử dụng các hàm và các thủ
tục chuẩn trong các thư viện Crt, Dos,
Graph, ta cần khai báo : Uses Crt, Dos,
Graph;
5
phút
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_an_lop_11_bai_19_hang_5781.pdf