Giáo án Tin học 10 cả năm

CHƯƠNG II: HỆ ĐIỀU HÀNH

Tiết 22. §10. KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH

I – Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm hệ điều hành. Nhận thức đúng về vai trò và vị trí của hệ điều hành.

- Biết các chức năng và thành phần của hệ điều hành.

2. Kĩ năng:

- Chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể.

3. Thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của hệ điều hành để có trách nhiệm bảo vệ hệ thống.

II – Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

 1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, một máy tính (nếu có).

 2. Học sinh: học bài cũ, đọc trước bài mới.

III – Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: không

 

doc108 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tin học 10 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g GV: Đưa ra yêu cầu của bài toán sắp xếp dạng đơn giản (Ví dụ 2: Bài toán sắp xếp) HS: Nghiên cứu yêu cầu của bài toán GV: Lấy ví dụ GV: Gọi học sinh nêu input và output của bài toán HS: Xác định input và output GV: Gợi ý cho học sinh hướng giải bài toán để học sinh xây dựng ý tưởng. HS: Xây dựng ý tưởng giải bài toán GV: Kết hợp với học sinh cùng xây dựng thuật toán GV: Giải thích thêm: Ta thấy rằng, sau mỗi lần đổi chỗ, giá trị lớn nhất của dãy A sẽ được chuyển dần về cuối dãy và sau lượt thứ nhất thì giá trị lớn nhất xếp đúng vị trí là ở cuối dãy. Tương tự, sau lượt thứ hai, giá trị lớn thứ hai được xếp đúng ở vị trí sát cuối,... Có thể hình dung, sau mỗi lượt có ít nhất một số hạng đã xếp đúng vị trí và không còn tham gia vào quá trình đổi chỗ nữa, giống như các bọt nước từ đáy hồ nổi dần và khi đã lên mặt nước rồi thì tan biến. Có thể vì thế mà sắp xếp bằng tráo đổi còn có tên gọi là sắp xếp nổi bọt (Bubble Sort). Ghi chú: sgk 3. Một số ví dụ về thuật toán. Ví dụ 2. Bài toán sắp xếp: Cho dãy A gồm N số nguyên a1, a2,..., aN. Cần sắp xếp các số hạng để dãy A trở thành dãy không giảm (tức là số hạng trước không lớn hơn số hạng sau). Ví dụ, Thuật toán Sắp xếp bằng tráo đổi (Exchange Sort) · Xác định bài toán - Input: Dãy A gồm N số nguyên a1, a2,..., aN. - Output: Dãy A được sắp xếp lại thành dãy không giảm. · ý tưởng: Với mỗi cặp số hạng đứng liền kề trong dãy, nếu số trước lớn hơn số sau ta đổi chỗ chúng cho nhau. Việc đó được lặp lại, cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa. · Thuật toán a) Cách liệt kê Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2,..., aN; Bước 2: M ← N; Bước 3: Nếu M < 2 thì đưa ra dãy A đã được sắp xếp rồi kết thúc; Bước 4: M ← M – 1, i← 0; Bước 5: i ← i + 1; Bước 6: Nếu i > M thì quay lại bước 3; Bước 7: Nếu ai > ai+1 thì tráo đổi ai và ai+1 cho nhau; Bước 8: Quay lại bước 5. M ¬ N Nhập N và a1, a2,..., aN M ¬ M – 1; i ¬ 0 M < 2 ? i > M ? Đúng Sai ai > ai+1 ? i ¬ i + 1 Đưa ra A rồi kết thúc Đúng Sai Sai Đúng Tráo đổi ai và ai+1 b) Sơ đồ khối: hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, tính toán Hoạt động 2: Nghiên cứu ví dụ mô phỏng GV: Lấy ví dụ mô phỏng giải thích thêm cho thuật toán HS: Theo dõi và phát biểu ý kiến (nếu có) Hoạt động 3: Luyện tập, vận dung Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Năng lực cần đạt Gv cho ví dụ để học sinh mô phòng thuật toán sắp xếp HS: làm bài theo hướng dẫn của giáo viên Mô phòng thuật toán sắp xếp với dãy số sau: N=6 (3,5,7,4,8,6,) Giải quyết vấn đề, tự học, 4 . Củng cố và giao BTVN - Cho một dãy số nguyên và yêu cầu học sinh áp dụng thuật toán để sắp xếp - Học bài cũ. - Trả lời các câu hỏi sau bài học. - Đọc trước thuật toán của bài toán tìm kiếm Ngày tháng năm Người ký duyệt giáo án Đỗ Thị Hường Người soạn Ngô Thị Duyên Tuần dạy: . Tiết PPCT : .. Ngày soạn : . Ngày dạy:...................................Lớp 10A2 Bài 4. BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (Tiết 5) I . Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước; 2. Kỹ năng: - Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê các bước. 3. Tư duy, thái độ: - Rèn luyện khả năng tư duy khi giải quyết các vấn đề khoa học cũng như trong cuộc sống 4.Hình thành và phát triển năng lực - Tự học, sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của Giáo viên: SGK, SGV, giáo án. 2. Chuẩn bị của học sinh: học bài cũ, đọc trước bài mới. III . Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 3. Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Khởi động GV: Đặt vấn đề: Tìm kiếm là việc thường làm của mỗi người, chẳng hạn tìm cuốn sách giáo khoa Tin học 10 trên giá sách để chuẩn bị cho giờ học ngày hôm sau, tìm chiếc áo sơ mi mới màu trắng trong tủ quần áo, Nói một cách tổng quát là cần tìm một đối tượng cụ thể nào đó trong tập các đối tượng cho trước. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Năng lực cần đạt GV: Dưới đây ta chỉ xét bài toán tìm kiếm dạng đơn giản sau: Ví dụ, cho dãy A gồm các số: 5, 7, 1, 4, 2, 9, 8, 11, 25, 51. Với khoá k = 2, trong dãy trên có số hạng a5 có giá trị bằng k. Vậy chỉ số cần tìm là i = 5. Với khoá k = 6 thì không có số hạng nào của dãy A có giá trị bằng k. GV: Đưa ra yêu cầu của bài toán tìm kiếm và cho học sinh xác định Input, Output HS: Nghiên cứu bài toán và xác định input và output GV: Gợi ý để học sinh xây dựng ý tưởng giải bài toán HS: Xây dựng ý tưởng GV: Kết hợp cùng học sinh xây dựng thuật toán bằng cách liệt kê GV: Đưa ra Ghi chú: Trong thuật toán trên, i là biến chỉ số các số hạng của dãy và nhận giá trị nguyên lần lượt từ 1 đến N + 1. GV: Từ cách liệt kê em nào có thể vẽ được sơ đồ khối? HS: Suy nghĩ và lên bảng vẽ sơ đồ khối GV: Nhận xét, bổ sung (nếu có) GV: Đưa ra ví dụ mô phỏng các bước thực hiện thuật toán trên 3. Một số ví dụ về thuật toán. Ví dụ 3. Bài toán tìm kiếm Cho dãy A gồm N số nguyên, đôi một khác nhau: a1, a2,..., aN và một số nguyên k. Cần biết có hay không chỉ số i (1 £ i £ N) mà ai = k. Nếu có hãy cho biết chỉ số đó. Số nguyên k được gọi là khoá tìm kiếm (gọi tắt là khoá). Thuật toán Tìm kiếm tuần tự (Sequential Search) · Xác định bài toán - Input: Dãy A gồm N số nguyên đôi một khác nhau a1, a2,..., aN và số nguyên k; - Output: Chỉ số i mà ai = k hoặc thông báo không có số hạng nào của dãy A có giá trị bằng k. · ý tưởng: Tìm kiếm tuần tự được thực hiện một cách tự nhiên. Lần lượt từ số hạng thứ nhất, ta so sánh giá trị số hạng đang xét với khoá cho đến khi hoặc gặp một số hạng bằng khoá hoặc dãy đã được xét hết và không có giá trị nào bằng khoá. Trong trường hợp thứ hai dãy A không có số hạng nào bằng khoá. · Thuật toán a) Cách liệt kê Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2,..., aN và khoá k; Bước 2: i ← 1; Bước 3: Nếu ai = k thì thông báo chỉ số i, rồi kết thúc; Bước 4: i ← i + 1; Bước 5: Nếu i > N thì thông báo dãy A không có số hạng nào có giá trị bằng k, rồi kết thúc; Bước 6: Quay lại bước 3. b) Sơ đồ khối Sai i ¬ 1 Nhập N và a1, a2,..., aN; k i ¬ i + 1 ai = k i > N ? Đưa ra i rồi kết thúc Thông báo dãy A không có số hạng có giá trị bằng k rồi kết thúc Đúng Đúng Sai Tự học, sáng tạo, , sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Năng lực cần đạt Dưới đây là ví dụ mô phỏng các bước thực hiện của thuật toán trên. k = 2 và N = 10 k = 6 và N = 10 A 5 7 1 4 2 9 8 11 25 51 A 5 7 1 4 2 9 8 11 25 51 i 1 2 3 4 5 - - - - - i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Với i = 5 thì a5 = 2. Với mọi i từ 1 đến 10 không có ai có giá trị bằng 6. 4 . Củng cố và giao BTVN - Nhắc lại khái niệm bài toán, thuật toán, cách biểu diễn thuật toán. - Học bài cũ. - Trả lời các câu hỏi sau bài học Ngày tháng năm Người ký duyệt giáo án Đỗ Thị Hường Người soạn Ngô Thị Duyên Tuần dạy: . Tiết PPCT : 15 Ngày soạn : . Ngày dạy:...................................Lớp 10A2 BÀI TẬP I . Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố, ôn tập lại kiến thức đã học. - Nắm chắc hơn cách xây dựng một thuật toán 2. Kỹ năng. - Xây dựng được một số thuật toán đơn giản. 3. Tư duy, thái độ: - Rèn luyện khả năng tư duy, phong cách làm việc khoa học. 4.Hình thành và phát triển năng lực - Tự học, sáng tạo, , hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, đồ dùng dạy học. 2. Chuẩn bị của Học sinh: Sách, vở, bút. Học bài cũ. III . Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 3. Nội dung: Hoạt động 1: Khởi động GV nêu nội dung và yêu cầu của tiết bài tập Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung Năng lực cần đạt GV: Đưa ra yêu cầu của một số bài tập sgk trang 44 HS: Theo dõi yêu cầu của bài tập GV: Chia lớp thành 4 nhóm và giao bài tập cho từng nhóm Nhóm 1,3: bài tập 1 Nhóm 2,4: bài tập 2 GV: Hướng dẫn các nhóm viết thuật toán dựa trên các thuật toán đã được học HS: Thảo luận theo nhóm và viết thuật toán GV: Gọi mỗi nhóm 1 học sinh lên bảng viết thuật toán HS: Viết thuật toán GV: Gọi học sinh nhận xét GV: Nhận xét, hoàn thiện thuật toán và giải thích cho học sinh hiểu được thuật toán HS: Ghi bài GV: Lấy ví dụ mô phỏng cho thuật toán HS: Theo dõi, trả lời câu hỏi. Bài 1: Cho N và dãy số a1,...,aN, hãy tìm giá trị nhỏ nhất (Min) của dãy đó. Thuật toán bằng cách liệt kê: Bước 1. Nhập N và dãy a1,..., aN; Bước 2. Min ← a1, i ← 2; Bước 3. Nếu i > N thì đưa ra giá trị Max rồi kết thúc; Bước 4. 4.1. Nếu ai < Min thì Min ¬ ai; 4.2. i ¬ i + 1 rồi quay lại bước 3; Bài 2: Cho N và dãy số a1,...,aN, hãy sắp xếp dãy số đó thành dãy không tăng Thuật toán bằng cách liệt kê: Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2,..., aN; Bước 2: M ← N; Bước 3: Nếu M < 2 thì đưa ra dãy A đã được sắp xếp rồi kết thúc; Bước 4: M ← M – 1, i← 0; Bước 5: i ← i + 1; Bước 6: Nếu i > M thì quay lại bước 3; Bước 7: Nếu ai < ai+1 thì tráo đổi ai và ai+1 cho nhau; Bước 8: Quay lại bước 5. Tự học, sáng tạo, , hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề 4. Củng cố và giao BTVN - Nhắc lại khái niệm bài toán và thuật toán trong tin học giúp học sinh hiểu rõ khái niệm thuật toán là cách giải bài toán mà về nguyên tắc có thể giao cho máy tính thực hiện. - Trả lời các câu hỏi còn lại sgk trang 44. - Ôn tập các bài đã học để chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết. Ngày tháng năm Người ký duyệt giáo án Đỗ Thị Hường Người soạn Ngô Thị Duyên Tuần dạy: . Tiết PPCT : .. Ngày soạn : . Ngày dạy:...................................Lớp 10A2 : KIỂM TRA 1 TIẾT MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Đánh giá quá trình tiếp thu của học sinh sau khi học song ậ1, 2. 3. 4. II. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Biết tin học là một ngành khoa học. - Biết các khái niệm thông tin, cách biểu diễn thông tin trong máy tính. - Biết các chức năng, cấu trúc chung của máy tính, các thiết bị chính của máy tính. - Biết các khái niệm Bài toán, thuật toán cùng các đặc trưng chính của thuật toán. 2. Kỹ năng: - Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán đơn giản. 3. Tư duy, thái độ: - Nghiêm túc, rèn luyện tư duy làm việc độc lập. 4.Hình thành và phát triển năng lực - Tự học, tính toán, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề III. MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tin học là một ngành khoa học Câu 8 Thông tin và dữ liệu Câu 1,6 Câu 2 Câu 1(TL) Giới thiệu về máy tính Câu 3 Câu 4,7 Bài toán và thuật toán Câu 5 Câu 2 (TL) IV. ĐỀ BÀI: Phần trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Thông tin về một thực thể là: A. Tất cả những thuộc tính của thực thể đó. B. Tập hợp những hiểu biết của con người về thực thể đó. C. Những đặc điểm vật lý của thực thể. D. Hình dạng, cấu trúc của vật thể. Câu 2: Thông tin được biểu diễn trong máy tính dưới dạng : A. Văn bản, âm thanh, hình ảnh. B. Số Hexa. C. Số nguyên, số thực, văn bản, âm thanh, hình ảnh. D. Dãy Bit Câu 3: Cấu trúc chung của máy tính gồm : A. Bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, thiết bị nhập, thiết bị xuất B. CPU, RAM, ROM, Đĩa cứng, chuột, bàn phím. C. CPU, RAM, Đĩa cứng, chuột, bàn phím, màn hình. D. Phần cứng, phần mềm, sự quản lý và điều khiển của con người. Câu 4: RAM là : A. Bộ nhớ lưu trữ lâu dài dữ liệu, khi mất điện dữ liệu trong RAM vẫn còn. B. Bộ nhớ chứa các chương trình hệ thống, mất điện dữ liệu trong RAM vẫn còn. C. Bộ nhớ chứa chương trình, dữ liệu khi máy tính đang làm việc, mất điện dữ liệu trong RAM bị mất. D. Bộ nhớ chỉ cho phép đọc dữ liệu. Câu 5: Chọn phát biểu sai: A. Trong Tin học, bài toán là công việc ta muốn máy tính phải thực hiện. B. Để xác định bài toán cần biết 2 yếu tố input và output. C. Một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải. D. Một thuật toán có thể giải được nhiều bài toán. Câu 6: Trong hệ đếm Hexa (hệ đếm cơ số 16) người ta dùng bộ kí tự nào A. 1, 2, 3, 4, ...., 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16. B. 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, a, b, c, d, e, f C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10, A, B, C, D, E, F D. 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F Câu 7: Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng của máy tính điện tử? A. Nhận biết được mọi thông tin B. Xử lý thông tin C. Lưu trữ thông tin D. Đưa thông tin ra màn hình, máy in Câu 8: Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành A. chế tạo máy tính. B. có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu độc lập. C. sử dụng máy tính trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. D. nghiên cứu phương pháp lưu trữ và xử lý thông tin. Phần tự luận (6 điểm) Câu 1: (4 điểm): Điền các thông tin còn thiếu vào chỗ trống(..) trong sơ đồ thuật toán tìm giá trị Max trong ba giá trị A, B, C. Nhập A, B, C A > B A > C B > C (5)... (6). (7). (4). S.... (2).. (3).. Đ.... (1).. Đưa ra Max (8) Câu 2: (2 điểm) Thực hiện: Đổi biểu diễn số từ hệ đếm cơ số b bất kì sang hệ đếm cơ số 10: 011001112 = ?10 = ............................................................................................ AB916 = ?10 = ................................................................................................... b)Đổi biểu diễn số từ hệ đếm cơ số 10 sang hệ đếm cơ số 16: 45210 = ?2 = ...................................................................................................... 33210 = ?16 =...................................................................................................... ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D A C D D A B Tự luận: Câu 1: Mỗi vị trí điền đúng được 0,5 điểm (1): S (3): Đ (5): Max A (7): Max B (2): S (4): Đ (6): Max C (8): Kết thúc Câu 2: a) 011001112 = 10310 AB916 = 274510 b) 45210 = 1110001002 33210 = 14C16 Ngày tháng năm Người ký duyệt giáo án Đỗ Thị Hường Người soạn Ngô Thị Duyên Tuần dạy: . Tiết PPCT : 17 Ngày soạn : . Ngày dạy:...................................Lớp 10A2 BÀI 5. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH I . Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết ngôn ngữ lập trình dùng để diễn đạt thuật toán. - Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao. 2. Kỹ năng: - Phân biệt được các loại ngôn ngữ lập trình. 3. Tư duy, thái độ: - HS thấy rõ hơn muốn sử dụng máy tính, ngoài việc hiểu biết sơ lược về cấu trúc máy tính (phần cứng), còn cần hiểu biết về phần mềm ở mức độ có thể khởi động máy tính và làm một số việc. 4.Hình thành và phát triển năng lực - Tự học, sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Chuẩn bị của Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, một máy tính (nếu có) 2.Chuẩn bị của học sinh: vở ghi, SGK, SBT, học bài cũ, đọc trước bài mới. III . Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Khởi động GV(Đặt vấn đề): Ta biết rằng để giải một bài toán máy tính không thể chạy trực tiếp thuật toán mà phải thực hiện theo chương trình. Vậy ta cần chuyển đổi thuật toán sang chương trình. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Năng lực cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngôn ngữ máy GV: Một chương trình có thể viết từ nhiều ngôn ngữ khác nhau gọi là ngôn ngữ lập trình. Để biết có các loại ngôn ngữ lập trình nào ta cùng nghiên cứu bài hôm nay. GV: Theo em hiểu thế nào là ngôn ngữ máy? HS: Nghiên cứu sách giáo khoa. Trả lời câu hỏi. GV: Kết luận. GV:(giới thiệu) Viết các chương trình bằng ngôn ngữ máy, ta có thể khai thác triệt để các đặc điểm phần cứng của máy.Tuy nhiên ngôn ngữ máy không thuận lợi để viết hoặc hiểu chương trình. Với ngôn ngữ máy, ta phải nhớ một cách máy móc các dòng số không gợi ý nghĩa của lệnh đồng thời phải dùng nhiều câu lệnh để diễn tả chi tiết các thao tác của thuật toán. Để khắc phục nhược điểm trên của ngôn ngữ máy, một số ngôn ngữ lập trình khác đã được phát triển. 1. Ngôn ngữ máy: - Là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện được - Mỗi loại máy tính đều có ngôn ngữ máy của nó. Tự học, sáng tạo, , hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, Hoạt động 2: Tìm hiểu về hợp ngữ GV: Như vừa giới thiều thì hợp ngữ là một trong những ngôn ngữ phát triển để khắc phục những nhược điểm của ngôn ngữ máy, các em hãy đọc SGK (tr. 45) và cho biết hợp ngữ thuận lợi hơn ngôn ngữ máy ở điểm nào? HS: Đọc SGK Trả lời câu hỏi. GV: Đưa ra kết luận. GV: Lấy ví dụ giải thích 2. Hợp ngữ: - Hợp ngữ cho phép người lập trình sử dụng một số từ (thường là viết tắt các từ tiếng Anh) để thể hiện các lệnh cần thực hiện - Một chương trình viết bằng hợp ngữ cần phải được dịch ra ngôn ngữ máy nhờ chương trình hợp dịch trước khi có thể thực hiện được trên máy tính. Ví dụ: để cộng giá trị chứa trong hai thanh ghi có tên là AX và BX, có thể dùng một lệnh của hợp ngữ như sau: ADD AX, BX trong đó ADD (tiếng Anh có nghĩa là cộng) là kí hiệu phép cộng và kết quả được quy ước đặt vào thanh ghi AX. Tự học, sáng tạo, , hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, Hoạt động 3: Tìm hiểu về ngôn ngữ bậc cao. GV: Hợp ngữ là ngôn ngữ mạnh nhưng nó không thích hợp với nhiều người sử dụng bởi nó sử dụng địa chỉ các thanh ghi trong máy tính. Do nhu cầu về tính thông dụng của ngôn ngữ mà một loại ngôn ngữ khác xuất hiện, đó là ngôn ngữ bậc cao. GV: ? Em biết gì về ngôn ngữ bậc cao. HS: Suy nghĩ trả lời GV: Tổng hợp và lấy ví dụ một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao giới thiệu cho học sinh làm quen. HS: Theo dõi ghi bài 3. Ngôn ngữ bậc cao: - Là ngôn ngữ trong đó các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể. - Mỗi ngôn ngữ lập trình bậc cao đều cần có một chương trình dịch để dịch những chương trình viết bằng ngôn ngữ này sang ngôn ngữ máy. - Một số ngôn ngữ bậc cao: Pascal, C++ , ... Tự học, sáng tạo, , hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung Năng lực cần đạt GV cho học sinh trả lời câu hỏi trong sách BT HS: làm việc theo hướng dẫn của GV Câu 1.49 đến 1.52 sách BT tin 10 trang 22 Tự học, sáng tạo, , hợp tác, sử dụng ngôn ngữ,giải quyết vấn đề 4.Củng cố và giao bài tập về nhà - Nhắc lại đặc điểm của 3 loại ngôn ngữ lập trình - Học bài cũ và trả lời các câu hỏi cuối bài học. - Đọc trước bài 6: Giải bài toán trên máy tính Ngày tháng năm Người ký duyệt giáo án Đỗ Thị Hường Người soạn Ngô Thị Duyên Tuần dạy: . Tiết PPCT : 18 Ngày soạn : . Ngày dạy:...................................Lớp 10A2 BÀI 6. GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH I .Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải bài toán trên máy tính. 2. Kỹ năng: Biết xác định bài toán, lựa chọn thuật toán hoặc thiết kế thuật toán để giải một số bài toán đơn giản. 3. Tư duy, thái độ: - HS thấy rõ hơn muốn sử dụng máy tính, ngoài việc hiểu biết sơ lược về cấu trúc máy tính (phần cứng), còn cần hiểu biết về phần mềm ở mức độ có thể khởi động máy tính và làm một số việc. 4 .Hình thành và phát triển năng lực - Tự học, sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Giáo viên: Đồ dùng dạy học: một máy tính (nếu có) Học sinh: vở ghi, SGK, SBT, học bài cũ, đọc trước bài mới. III . Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không Em hiểu ngôn ngữ lập trình là gì? Chương trình dịch dùng để làm gì? Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Khởi động GV: Đặt vấn đề: Học sử dụng máy tính thực chất là học cách giao cho máy tính việc mà ta muốn nó làm. Khả năng khai thác của máy tính phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người dùng. Việc giải bài toán trên máy tính phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người dùng Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Năng lực cần đạt . Vậy việc giải bài toán thường được tiến hành qua những bước nào? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Kết luận. Giải bài toán trên máy tính thường được tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Xác định bài toán. Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán. Bước 3: Viết chương trình. Bước 4: Hiệu chỉnh. Bước 5: Viết tài liệu. Tự học, sáng tạo, công nghệ thông tin, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề Hoạt động 1: Tìm hiểu bước xác định bài toán. GV: Các em đã biết cách xác định bài toán, vậy hãy nhắc lại khi xác định bài toán cần phải xác định những thành phần nào? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Kết luận và đưa ra ví dụ Ví dụ: trong một bài toán Tin học khi đề cập đến một số nguyên dương N, là tuổi của một người, có thể chỉ rõ phạm vi giá trị của N từ 0 đến 150, để lựa chọn cách thể hiện N bằng kiểu dữ liệu thích hợp. Xác định bài toán: Xác định bài toán là xác định rõ hai thành phần Input và Output và mối quan hệ giữa chúng. Các thông tin đó cần được nghiên cứu cẩn thận để có thể lựa chọn thuật toán, cách thể hiện các đại lượng đã cho, các đại lượng phát sinh trong quá trình giải bài toán và ngôn ngữ lập trình thích hợp. Tự học, sáng tạo, công nghệ thông tin, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề Hoạt động 2: Tìm hiểu bước lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán. GV: Chúng ta cùng xét ví dụ Tôi nhờ 2 người cùng đi ra chợ mua 1 quyển vở và 1 chiếc bút. - Người thứ nhất đi mua bút mang về rồi lại đi mua quyển vở. - Người thứ hai đi mua bút, vở về cùng một lần. Nếu tôi nói đó là một bài toán thì tôi đã có 2 thuật toán để giải bài toán này. Vậy em hãy cho biết thuật toán nào tốt hơn? HS: thuật toán 2. GV: Qua ví dụ trên ta thấy bước lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán là bước quan trọng nhất để giải một bài toán. GV: Trong các loại tài nguyên, người ta quan tâm nhiều nhất đến thời gian vì đó là dạng tài nguyên không tái tạo được. GV: Em hãy nhắc lại một thuật toán có thể xây dựng bằng những cách nào? HS: Trả lời câu hỏi. Bằng cách liệt kê. Bằng sơ đồ khối. GV: Diễn tả thuật toán nói đơn giản chính là cách chúng ta xây dựng thuật toán. GV: Đưa ra ví dụ để học sinh thực hiện GV: Hướng dẫn, giải thích. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán. a) Lựa chọn thuật toán: * Mỗi thuật toán chỉ giải một bài toán nào đó, nhưng có thể có nhiều thuật toán khác nhau cùng giải một bài toán. Cần thiết kế hoặc chọn một thuật toán phù hợp đã có để giải bài toán cho trước. * Khi thiết kế hoặc lựa chọn thuật toán người ta thường quan tâm đến các tài nguyên như thời gian thực hiện, số lượng ô nhớ,... * Một tiêu chí khác được rất nhiều người quan tâm là cần thiết kế hoặc lựa chọn thuật toán sao cho việc viết chương trình cho thuật toán đó ít phức tạp. b) Diễn tả thuật toán: Ví dụ: · Xác định bài toán - Input: Nhập M, N; - Output: ƯCLN(M, N). · ý tưởng: Sử dụng những điều đã biết sau: - Nếu M = N thì giá trị chung đó là ƯCLN của M và N; - Nếu M < N thì ƯCLN(M, N) = ƯCLN(N - M, M); - Nếu M > N thì ƯCLN(M, N) = ƯCLN(N, M - N). · Thuật toán Thuật toán diễn tả bằng cách liệt kê Bước 1: Nhập M, N; Bước 2: Nếu M = N thì lấy giá trị chung này làm ƯCLN rồi chuyển đến bước 5; Bước 3: Nếu M > N thì M = M - N rồi quay lại bước 2; Bước 4:N = N - M rồi quay lại bước 2; Bước 5: Đưa ra kết quả ƯCLN; Kết thúc. Tự học, sáng tạo, công nghệ thông tin, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề Hoạt động 3: Tìm hiểu bước viết chương trình. GV: Viết chương trình là làm công việc gì? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Viết chương trình trong ngôn ngữ lập trình nào thì cần phải tuân theo đúng quy định ngữ pháp của ngôn ngữ đó. Chương trình dịch chỉ có thể phát hiện và thông báo lỗi về mặt ngữ pháp 3.Viết chương trình: - Việc viết chương trình là tổng hợp giữa việc lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán. - Khi viết chương trình nên chọn một ngôn ngữ lập trình hoặc một phần mềm chuyên dụng thích hợp với thuật toán. Tự học, sáng tạo, công nghệ thông tin, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề Hoạt động 4: Tìm hiểu bước hiệu chỉnh. GV: Khi nào cần hiệu chỉnh chương trình? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Tổng hợp 4. Hiệu chỉnh: Sau khi chương trình viết song có thể có nhiều lỗi, vì vậy cần phải thử chương trình bằng cách thực hiện với một số input tiêu biểu phụ thuộc vào đặc thù của bài toán. Nếu có sai sót, ta phải sửa chữa chương trình rồi thử lại Hoạt động 5: Tìm hiểu bước viết tài liệu. GV: Khi nào thì viết tài liệu và trong tài liệu cần mô tả những gì? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Nhận xét GV: Tài liệu rất có ích cho người sử dụng chương trình và cho việc đề xuất những khả năng hoàn thiện thêm 5. Viết tài liệu: Tài liệu phải mô tả bài toán, thuật toán, thiết kế chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung Năng lực cần đạt GV cho học sinh trả lời câu hỏi trong sách BT HS: làm việc theo hướng dẫn của GV Câu 1.53đến 1.55 sách BT tin 10 trang 23 Tự học, sáng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an ca nam mau moi_12422814.doc
Tài liệu liên quan