Bài 7, 8: PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Tuần: 10 NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết khái niệm phần mềm máy tính.
– Phân biệt khái niệm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
– Biết được ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
– Biết rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí
Kĩ năng:
– Biết sử dụng một số phần mềm ứng dụng.
Thái độ:
– Thấy được tầm quan trọng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh minh hoạ
Phương pháp: Diễng giảng, hỏi đáp.
Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước
71 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tin học 10 học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguyên từ 0 M+1.
· HS trả lời: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 7, 8, 10, 12.
· Các nhóm trả lời.
Đ. + Input: Dãy N số nguyên
+ Output: Dãy N số nguyên đã được sắp xếp không giảm.
· Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến
· Ghi lại sơ đồ thuật toán và hình dung ra các bước thực hiện thuật toán.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Tập mô phỏng việc thực hiện thuật toán trên với dãy số cho trước.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 15 Bài 4: BÀI TẬP (BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN)
Tuần: 08
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Hiểu một số thuật toán đã học như sắp xếp, tìm kiếm
Kĩ năng:
– Biết cách tìm thuật toán giải một số bài toán đơn giản.
Thái độ:
– Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án + bảng vẽ sơ đồ khối
Phương pháp: Diễng giảng, hỏi đáp, tổ chức hoạt động theo nhóm.
Học sinh: SGK + vở ghi. Làm bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Nêu thuật toán giải bài toán: Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên ?
Đáp:
3. Giảng bài mới:
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Luyện tập cách xác định bài toán
10
Bài 1: Hãy xác định các bài toán sau:
a) Tính chu vi hình chữ nhật khi cho biết chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó.
b) Tìm giá trị lớn nhất của 2 số a, b.
· Cho các nhóm thảo luận, gọi 1 HS bất kì trong nhóm trả lời.
· HS trả lời
a) Input: chiều dài, ciều rộng
Output: chu vi
b) Input: a, b
Output: GTLN của a và b.
Hoạt động 2: Mô tả thuật toán giải các bài toán bằng cách liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối.
10
Bài 2: Cho N và dãy số a1, a2, , aN. Hãy tìm thuật toán cho biết có bao nhiêu số hạng trong dãy có giá trị bằng 0.
· Cho các nhóm thực hiện lần lượt các bước để tìm thuật toán.
Gọi 1 HS bất kì trong nhóm trả lời.
H1. Xác định bài toán?
H2. Nêu ý tưởng thuật toán?
· HS trả lời
Đ1. Input: Số nguyên dương N, dãy số thực a1, a2, , aN
Output: số Dem cho biết số lượng số 0 có trong dãy số trên.
Đ2.
– Ban đầu Dem = 0
– Lần lượt duyệt qua dãy số, nếu gặp số hạng nào bằng 0 thì tăng giá trị Dem lên 1.
20
· Thuật toán:
a) Liệt kê:
B1: Nhập N, a1, a2, , aN
B2: i ¬ 0; Dem ¬ 0
B3: i ¬ i + 1
B4: Nếu i > N thì thông báo giá trị Dem, rồi kết thúc.
B5: Nếu ai = 0 thì Dem ¬ Dem + 1.
B6: Quay lại B3.
· Hướng dẫn HS liệt kê các bước của thuật toán và vẽ sơ đồ khối.
Mô phỏng việc thực hiện thuật toán:
a) N = 10, dãy A: 1, 2, 0, 4, 5, 0, 7, 8, 9, 0 ® Dem = 3
b) N = 10, dãy A: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 ® Dem = 0
Hoạt động3: Mô tả thuật toán giải các bài toán bằng cách liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối.
10
Bài 2: Cho dãy A gồm N số a1, a2, , aN. Hãy tìm thuật toán cho biết vị trí các số hạng trong dãy có giá trị dương.
· Cho các nhóm thực hiện lần lượt các bước để tìm thuật toán.
Gọi 1 HS bất kì trong nhóm trả lời.
H1. Xác định bài toán?
H2. Nêu ý tưởng thuật toán?
· HS trả lời
Đ1. Input:Số nguyên dương N, dãy số thực a1, a2, , aN
Output: vị trí các số dương có trong dãy số trên.
Đ2.
– Ban đầu i = 1
– Lần lượt duyệt qua dãy số, nếu gặp số hạng nào bằng 0 thì đưa ra giá trị của i.
- Tăng biến chỉ số i thêm một giá trị.
20
· Thuật toán:
a) Liệt kê:
B1: Nhập N, a1, a2, , aN
B2: i ¬ 1
B5: Nếu ai > 0 thì đưa ra giá trị của i
B3: i ¬ i + 1
B4: Nếu i > N thì kết thúc.
B6: Quay lại B3.
· Hướng dẫn HS liệt kê các bước của thuật toán và yêu cầu hs về nhà vẽ sơ đồ khối.
Mô phỏng việc thực hiện thuật toán:
N = 10, dãy A: 1,5; -2; 0 ; -4 ; -5,2; 5 ;-7 ; -8 ; 9 ; -2,8
® i = 1,6,9
Hoạt động 4: Củng cố
2
· Cho HS nhắc lại các bước tìm thuật toán giải 1 bài toán.
· HS nhắc lại
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Xem lại các thuật toán đã học.
– Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày dạy: Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 16 BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
Tuần: 08
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học về: thông tin và dữ liệu, cấu trúc máy tính, bài toán và thuật toán.
Kĩ năng: Biết mã hoá thông tin, mô phỏng việc thực hiện một thuật toán.
Thái độ: Rèn luyện tính nghiêm túc trong khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đề bài kiểm tra.
Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp.
Nội dung kiểm tra:
KIỂM TRA 1T LẦN 1 TIN HỌC 10
Câu 1(2đ):
- Hãy nêu khái niệm tin học.
- Hãy trình bày chức năng của thiết bị ra và kể tên của các thiết bị đó.
Câu 2 (3đ):
- Hãy nêu khái niệm hệ thống tin học và các thành phần của nó.
- Hãy nêu khái niệm bài toán và các thành phần của nó.
Câu 3 (2đ):
a. Hãy chuyển đổi từ hệ nhị phân, hệ hexa sang hệ thập phân.
1011102 = ?10 B95E16 = ?10
b. Hãy viết các số thực sau dưới dạng dấu phẩy động.
80070,03 0,005068
Câu 4 (1đ): Cho bài toán: Tính chu vi hình chữ nhật có cạnh dài và rộng là a và b. Hãy tìm Input và Output của bài toán.
Câu 5 (2đ): Hãy viết thuật toán theo dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối của một trong hai bài toán sau:
1. Tìm nghiệm của phương trình bậc nhất: ax + b = 0.
2. Tìm nghiệm của phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0 (a0).
ĐÁP ÁN
Câu 1:
- Khái niệm tin học (1đ)
- Nêu chức năng thiết bị ra (0,5đ), kể tên các thiết bị (0,5đ).
Câu 2:
- Nêu khái niệm hệ thống tin học (0,5đ). Nêu các thành phần của nó (1,5đ).
- Nêu khái niệm bài toán (0,5đ). Nêu các thành phần của bài toán (0,5đ)
Câu 3:
1011102 = 1x25+0x24+1x23+1x22+1x21+0x20 = 4610 (0,5đ)
B95E16 = 11x163+9x162+5x161+14x160 = 4745410 (0,5đ)
80070,03 = 0.8007003x105 (0,5đ)
0,005068 = 0.5068x10-2 (0,5đ)
Câu 4:
Input: số thực a, b (0,5đ) Output: chu vi hình chữ nhật (0,5đ)
Câu 5:
* Phương trình bậc nhất:
- Bước 1 (0,5đ) Nhập a, b
- Bước 2 (0,25đ) Nếu a=0 thì đến bước 5
- Bước 3 (0,5đ) và đế bước 4
- Bước 4 (0,25đ) Đưa ra câu trả lời phương trình có một nghiệm và giá trị của x, kết thúc.
- Bước 5 (0,25đ) Nếu b=0 thì đưa ra câu trả lời phương trình vô số nghiệm và kết thúc.
- Bước 6 (0,25đ) Đưa ra câu trả lời phương trình vô nghiệm và kết thúc.
* Phương trình bậc hai:
- Bước 1 (0,25đ) Nhập a, b, c (a0)
- Bước 2 (0,25đ)
- Bước 3 (0,25đ) Nếu <0 thì đưa ra câu trả lời phương trình vô nghiệm và kết thúc.
- Bước 4 (0,25đ) Nếu =0 thì đến bước 7
- Bước 5 (0,25đ) ; và đến bước 6
- Bước 6 (0,25đ) Đưa ra câu trả lời phương trình có hai nghiệm và giá trị của x1, x2 và kết thúc.
- Bước 7 (0,25đ) và đến bước 8
- Bước 8 (0,25đ) Đưa ra câu trả lời phương trình có một nghiệm kép và giá trị của x và kết thúc.
(Sơ đồ khối cũng cho điểm giống như cách liệt kê)
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày dạy: Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 17 Bài 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Tuần: 09
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
– Biết được ngôn ngữ lập trình là phương tiện dùng để diễn đạt cho máy tính những việc mà con người muốn máy thực hiện.
Kĩ năng:
– Biết được máy tính hoạt động theo chương trình, chương trình mà máy tính hiểu được là ngôn ngữ máy.
Thái độ:
– Cần thấy rõ muốn sử dụng máy tính, ngoài hiểu biết phần cứng còn cần hiểu biết về phần mềm.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án
Phương pháp: Diễng giảng, hỏi đáp.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp.
– Kiểm tra bài cũ: (5’)
Hỏi: Hãy viết thuật toán của bài toán tìm vị trí các số dương trong dãy A gồm: a1,..,aN.
Đáp: Một HS viết thuật toán bằng cách liệt kê, một HS vẽ sơ đồ khối.
– Giảng bài mới:
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ máy
12
· Khái niệm ngôn ngữ lập trình:
Ngôn ngữ dùng để viết chương trình cho máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
I. Ngôn ngữ máy:
· Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu được và thực hiện.
· Một chương trình viết bằng ngôn ngữ khác muốn thực hiện trên máy tính phải được dịch ra ngôn ngữ máy thông qua chương trình dịch.
· Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hoặc mã hexa.
- Ưu điểm: có thể khai thác triệt để các đặc điểm phần cứng của máy.
- Nhược điểm: không thuận lợi cho con người trong việc viết hoặc hiểu chương trình.
Đặt vấn đề: Ta biết rằng để giải một bài toán máy tính không thể chạy trực tiếp thuật toán mà phải thực hiện theo chương trình. Vậy ta phải chuyển đổi thuật toán sang chương trình.
H. Nêu nguyên tắc hoạt động của MTĐT
Đ. Hoạt động theo chương trình.
Hoạt động 2: Giới thiệu Hợp ngữ
8
II. Hợp ngữ:
· Hợp ngữ cho phép người lập trình sử dụng một số từ (thường là viết tắt các từ tiếng Anh) để thể hiện các lệnh cần thực hiện.
Ví dụ: ADD AX, BX
Trong đó: ADD: phép cộng
AX, BX: các thanh ghi
· Hợp ngữ được dịch sang ngôn ngữ máy bằng chương trình hợp dịch.
Đặt vấn đề: Với ngôn ngữ máy, thì máy có thể trực tiếp hiểu được nhưng nó khá phức tạp và khó nhớ. Chính vì thế đã có rất nhiều loại ngôn ngữ xuất hiện để thuận tiện hơn cho việc viết chương trình.
· GV giải thích ví dụ
H. Máy tính có thể thực hiện trực tiếp chương trình viết bằng hợp ngữ hay không?
Đ. Không, phải cần chuyển sang ngôn ngữ máy.
Hoạt động 3: Giới thiệu Ngôn ngữ bậc cao, Chương trình dịch
15
III. Ngôn ngữ bậc cao
· Ngôn ngữ bậc cao là ngôn ngữ trong đó các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể.
· Mỗi ngôn ngữ lập trình bậc cao muốn dịch sang ngôn ngữ máy đều cần có một chương trình dịch.
Đặt vấn đề: Hợp ngữ là một ngôn ngữ đã thuận lợi hơn cho các nhà lập trình chuyên nghiệp nhưng vẫn chưa thật thích hợp với đông đảo người lập trình.
H. Các em biết các loại ngôn ngữ nào?
H. Máy tính có thể thực hiện trực tiếp chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao hay không?
Đ. Pascal, Foxpro, C,
Đ. Không, phải cần chuyển sang ngôn ngữ máy.
IV. Chương trình dịch:
Là chương trình dịch từ các ngôn ngữ khác nhau ra ngôn ngữ máy.
Các chương trình dịch làm việc theo 2 kiểu: thông dịch và biên dịch.
GV giải thích thêm về chương trình dịch.
· Thông dịch: Dịch từng lệnh và thực hiện ngay.
· Biên dịch: Dịch toàn bộ chương trình rồi mới thực hiện
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức đã học
5
· Cho HS nhắc lại:
– Loại ngôn ngữ nào mà máy có thể hiểu và thực hiện được?
– Muốn máy có thể hiểu được các loại ngôn ngữ khác, thì phải làm thế nào?
· HS trao đổi và trả lời:
– Ngôn ngữ máy
– Chương trình dịch
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài 1, 2, 3 sách giáo khoa.
– Đọc trước bài “ Giải bài toán trên máy tính”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày dạy: Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 18 Bài 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH
Tuần: 09
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.
Kĩ năng:
– Nắm được nội dung cụ thể các bước cần thực hiện khi giải một bài toán trên máy tính.
Thái độ:
– Rèn luyện tính khoa học khi làm một việc nào đó: lập kế hoạch, làm theo kế hoạch.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án.
Phương pháp: Diễng giảng, hỏi đáp, tổ chức hoạt động theo nhóm.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp.
– Kiểm tra bài cũ: (3’)
Hỏi: Làm thế nào máy tính có thể hiểu và thực hiện được một chương trình được viết theo một ngôn ngữ nào đó?
Đáp: Nhờ có chương trình dịch.
– Giảng bài mới:
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Cách xác định bài toán và thuật toán
25
· Các bước giải bài toán:
Bước 1: Xác định bài toán
Bước 2: Lựa chọn hoặc
thiết kế thuật toán.
Bước 3: Viết chương trình
Bước 4: Hiệu chỉnh CT
Bước 5: Viết tài liệu.
I. Xác định bài toán:
Xác định phần Input và Output của bài toán và mối quan hệ giữa chúng.
II. Lựa chọn và thiết kế thuật toán
a) Lựa chọn thuật toán:
- Là bước quan trọng nhất để giải bài toán.
- Các tiêu chí cần quan tâm:
+các tài nguyên: số lượng ô nhớ, thời gian thực hiện
+viết chương trình của thuật toán sao cho ít phức tạp.
+cần căn cứ vào lượng tài nguyên mà thuật toán đòi hỏi và lượng tài nguyên mà thực tế cho phép.
b) Diễn tả thuật toán:
Ta có thể diễn tả thuật toán bằng cách liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối.
Đặt vấn đề: MT là công cụ hỗ trợ con người rất nhiều trong cuộc sống, nhưng để cho máy thực hiện giải bài toán thì ta phải đưa lời giải bài toán đó vào máy dưới dạng các lệnh. Vậy các bước để giải một bài toán là gì?
· GV có thể lấy một bài toán thực tế (hoặc toán học) để phân tích.
H. Xác định bài toán tức là cần phải xác định cái gì?
· Chia các nhóm thảo luận và gọi đại diện các nhóm trả lời
H. Hãy nhắc lại thuật toán là gì?
H. Với một bài toán có thể có bao nhiêu thuật toán để giải?
· Thuật toán tối ưu: Là thuật toán có các tiêu chí sau : dễ hiểu, trình bày dễ nhìn, thời gian chạy nhanh, tốn ít bộ nhớ.
· Đại diện các nhóm trả lời
+ Xác định input và output
· HS trả lời
Hoạt động 2: Cách viết chương trình, Hiệu chỉnh chương trình,Viết tài liệu
15
III. Viết chương trình:
· Viết chương trình là tổng hợp việc lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán.
· Khi viết chương trình cần chọn ngôn ngữ thích hợp với thuật toán và phải tuân theo qui định ngữ pháp của ngôn ngữ đó.
Chương trình dịch chỉ phát hiện và thông báo các lỗi về mặt ngữ pháp.
IV. Hiệu chỉnh:
Sau khi viết xong chương trình cần phải thử chương trình với các test (Input, Output). Nếu có sai sót thì phải sửa chương trình rồi thử lại. Quá trình này gọi là hiệu chỉnh.
V. Viết tài liệu:
Tài liệu phải mô tả bài toán, thuật toán, thiết kế chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng.
Đặt vấn đề: Ta đã có được thuật toán của bài toán, công việc tiếp theo là phải chuyển đổi thuật toán đó sang chương trình.
H. Hãy nêu các ngôn ngữ lập trình mà em biết?
· GV hướng dẫn HS kiểm thử thông qua việc mô phỏng thuật toán trên
· Cho một nhóm mô phỏng thuật toán, một nhóm tìm theo cách đã học, rồi đối chiếu kết quả.
· Sau khi viết chương trình đã hoàn thiện công việc còn lại là viết tài liệu mô tả thuật toán, chương trình và hướng dẫn sử dụng chương trình.
Chú ý: Các bước trên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi ta cho rằng chương trình đã làm việc đúng đắn và hiệu quả.
Đ. Pascal, C,
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức đã học
2
· Nhấn mạnh các bước giải bài toán trên máy tính, cách lựa chọn thuật toán và viết chương trình.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài 1, 2, 3 sách giáo khoa.
– Đọc trước bài “ Phần mềm máy tính – Những ứng dụng của tin học”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày dạy: Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 19 BÀI TẬP
Tuần: 10
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Củng cố các khái niệm về bài toán và thuật toán, giải bài toán trên máy tính.
Kĩ năng:
– Biết tìm thuật toán và hiệu chỉnh thuật toán giải một số bài toán đơn giản.
Thái độ:
– Rèn luyện tác phong làm việc có kế hoạch, cẩn thận, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án
Phương pháp: Diễng giảng, hỏi đáp, tổ chức hoạt động theo nhóm.
Học sinh: – Ôn tập bài Giải bài toán trên máy tính.
– Làm bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp.
– Kiểm tra bài cũ: (2’)
H. Nhắc lại các bước giải bài toán trên máy tính?
– Giảng bài mới:
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Tìm thuật toán giải các bài toán
20
1. Viết thuật toán hoán đổi giá trị của hai biến số thực A và C, dùng biến trung gian B.
Thuật toán:
B1: Nhập A, C
B2: B ¬ A
B3: A ¬ C
B4: C ¬ B
B5: Đưa ra giá trị mới của A và C, rồi kết thúc.
· GV hướng dẫn các nhóm thảo luận, thực hiện các bước giải bài toán.
H. Xác định bài toán?
· GV hướng dẫn tìm thuật toán
(Có thể lấy VD thực tế để minh hoạ: tráo đổi 2 cốc nước khác nhau)
· Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến.
Đ.
Input: 2 số thực A, C.
Output: 2 số thực A và C đã đổi giá trị cho nhau.
2. Viết thuật toán tìm số âm đầu tiên trong một dãy số nguyên.
Thuật toán:
B1: Nhập N, các số hạng a1, a2, , aN
B2: i 1;
B3: Nếu ai < 0 thì thông báo chỉ số i, rồi kết thúc;
B4: i i + 1;
B5: Nếu i >N thì thông báo dãy A không có số âm, rồi kết thúc.
B6: Quay lại bước 3.
H. Xác định bài toán?
H. Ta nên sử dụng thuật toán nào?
· GV hướng dẫn trình bày thuật toán.
Đ. Input:
+ số nguyên dương N
+ dãy a1, a2, , aN.
Output: số i đầu tiên mà ai < 0
hoặc thông báo trong dãy không có số âm.
Đ. Thuật toán tìm kiếm tuần tự
· Các nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình.
Hoạt động 2: Mô phỏng việc thực hiện thuật toán, hiệu chỉnh
12
1.
a) A = 3, C = 5
b) A = 1, C = –4
2.
a) N = 5,
dãy A: 2, 3, –2, 4, 0
b) N = 5
dãy A: –3, 3, 2, 6, 1
c) N = 5
dãy A: 1, 2, 3, 4, 5
· Cho các nhóm mô phỏng việc thực hiện thuật toán và kiểm tra các bộ test.
· Các nhóm lần lượt trình bày
1.
a) A = 5, C = 3
b) A = –4, C = 1
2.
a) i = 3
b) i = 1
c) không có số âm
Hoạt động 3: Tìm thuật toán giải các bài toán
7
3. Viết thuật toán tính tổng các số dương trong một dãy số nguyên.
Thuật toán:
B1: Nhập N, các số hạng a1, a2, , aN
B2: i 1; sum0
B3: Nếu ai >0 thì
sumsum + ai
B4: i i + 1;
B5: Nếu i >N thì đưa ra giá trị của sum, rồi kết thúc.
B6: Quay lại bước 3.
H. Xác định bài toán?
H. Ta nên sử dụng thuật toán nào?
· GV hướng dẫn trình bày thuật toán.
Đ. Input:
+ số nguyên dương N
+ dãy a1, a2, , aN.
Output: Tổng của các số dương trong dãy số nguyên.
Đ. Thuật toán tìm kiếm tuần tự
· Các nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình.
Hoạt động 4: Củng cố
3
· Cho HS nhắc lại các bước tìm thuật toán giải một bài toán:
– Xác định bài toán
– Nêu ý tưởng
– Viết thuật toán
– Mô phỏng
· HS nhắc lại
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Làm thêm bài tập trong SBT.
– Đọc trước bài “Hệ điều hành”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày dạy: Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 20 Bài 7, 8: PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Tuần: 10 NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết khái niệm phần mềm máy tính.
– Phân biệt khái niệm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
– Biết được ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
– Biết rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí
Kĩ năng:
– Biết sử dụng một số phần mềm ứng dụng.
Thái độ:
– Thấy được tầm quan trọng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh minh hoạ
Phương pháp: Diễng giảng, hỏi đáp.
Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp.
– Kiểm tra bài cũ: (3’)
Hỏi: Nêu các bước giải một bài toán trên máy tính?
Đáp:Các bước giải bài toán:
Bước 1: Xác định bài toán
Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán.
Bước 3: Viết chương trình
Bước 4: Hiệu chỉnh CT
Bước 5: Viết tài liệu.
– Giảng bài mới:
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Bài 7: Phần mềm máy tính
Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm hệ thống
10
· Phần mềm máy tính:
Là chương trình. Mỗi chương trình là một dãy lệnh, mỗi lệnh là một chỉ dẫn cho máy tính biết thao tác cần thực hiện.
I. Phần mềm hệ thống:
· Là chương trình cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác trong quá trình hoạt động của máy. Nó tạo ra môi trường làm việc cho các phần mềm khác.
· Ví dụ: hệ điều hành là phần mềm hệ thông quan trọng nhất.
Đặt vấn đề: Sản phẩm chính thu được sau khi thực hiện các bước giải một bài toán là cách tổ chức dữ liệu, chương trình và tài liệu. Một chương trình như vậy có thể xem là một phần mềm máy tính.
H. Hãy kể tên một số hệ điều hành mà em biết?
Đ. M-Dos, Windows, Linux
Hoạt động 2: Giới thiệu phần mềm ứng dụng.
15
II. Phần mềm ứng dụng.
· Phần mềm ứng dụng: là phần mềm viết để giải quyết những việc như soạn thảo văn bản, xử lí ảnh, trò chơi, quản lí học sinh
· Có những phần mềm phát triển theo đơn đặt hàng riêng có tính đặc thù của một cá nhân hay tổ chức: phần mềm kế toán, phần mền quản lí khách hàng,
· Có những phần mềm được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung hàng ngày của rất nhiều người: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm duyệt trang web, phần mềm thiết kế bản vẽ, phần mềm nghe nhạc hay xem phim
· Phần mềm công cụ: Là phần mềm hỗ trợ để làm ra các sản phẩm phần mềm khác.
· Phần mềm tiện ích: Giúp ta làm việc với máy tính thuận lợi hơn.
· Cho các nhóm thảo luận từng vấn đề, rồi trình bày ý kiến của nhóm.
H. Hãy kể tên một số phần mềm ứng dụng mà em biết?
H. Hãy kể tên một số phần mềm đóng gói mà em biết?
H. Hãy kể tên một số phần mềm công cụ mà em biết?
H. Hãy kể tên một số phần mềm tiện ích mà em biết?
· Ví dụ như phần mềm Vietkey vừa là phần mềm ứng dụng, vừa là phần mềm tiện ích.
Chú ý: Việc phân loại phần mềm chỉ mang tính tương đối, có những phần mềm có thể xếp vào nhiều loại.
· Các nhóm thảo luận và trình bày
Đ. Word, Excel, Quản lí HS,
Đ. Soạn thảo, nghe nhạc,
Đ. Phần mềm phát hiện lỗi
Đ. Nén dữ liệu, diệt virus,
Bài 8. Những ứng dụng của tin học
Hoạt động 3: Giới thiệu một số ứng dụng của tin học
15
I. Giải các bài toán KHKT
Những bài toán KHKT như: thiết kế kỹ thuật, xử lí các số liệu thực nghiệm, với khối lượng rất lớn các tính toán số.
2. Hỗ trợ việc quản lý:
· Hoạt động quản lý rất đa dạng và phải xử lý một khối lượng thông tin lớn.
· Qui trình ứng dụng tin học để quản lý:
+ Tổ chức lưu trữ hồ sơ
+ Cập nhật hồ sơ ( thêm, sửa, xoá các thông tin).
+ Khai thác các thông tin
( như: tìm kiếm, thống kê, in ấn )
3. Tự động hoá và điều khiển.
Với sự trợ giúp của máy tính, con người có những qui trình công nghệ tự động hoá linh hoạt, chuẩn xác, chi phí thấp, hiệu quả và đa dạng.
4. Truyền thông:
Máy tính góp phần không nhỏ trong lĩnh vực truyền thông nhất là từ khi Internet xuất hiện giúp con người có thể liên lạc, chia sẻ thông tin từ bất cứ nơi đâu của thế giới.
5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng:
Với sự trợ giúp của các chương trình soạn thảo và xử lí văn bản, xử lí ảnh, các phương tiện in gắn với máy tính, tin học giúp việc soạn thảo một văn bản trở nên nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng.
6. Trí tuệ nhân tạo
Nhằm thiết kế những máy có khả năng đảm đương một số hoạt động thuộc lĩnh vực trí tuệ của con người hoặc một số đặc thù của con người ( như người máy ASIMO )
7. Giáo dục
Với sự hỗ trợ của Tin học ngành giáo dục đã có những bước tiến mới, giúp việc học tập và giảng dạy trở nên sinh động và hiệu quả hơn.
8. Giải trí
Âm nhạc, trò chơi, phim ảnh, giúp con người thư giản lúc mệt mỏi, giảm stress
Đặt vấn đề: Mục tiêu của tin học là khai thác thông tin có hiệu quả nhất phục vụ cho mọi mặt hoạt động của con người.
H. Nhắc lại một số đặc điểm ưu việt của máy tính?
H. Nêu các bài toán quản lí trong nhà trường?
· Người ta thường dùng các phần mềm quản lí như: Excel, Access, Foxpro,
H. Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực điều khiển, tự động hoá mà em biết?
H. Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực truyền thông mà em biết?
H. Hãy so sánh giữa soạn thảo văn bản bằng máy đánh chữ với máy tính điện tử?
H. Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo mà em biết?
H. Em đã sử dụng máy tính trong việc học tập như thế nào?
H. Kể tên một số phần mềm giải mà em thích?
Đ. Tốc độ xử lí nhanh, khối lượng lưu trữ lớn,
Đ. Quản lí HS, Quản lí GV, Quản lí thư viện,
Đ. Điều khiển nhà máy, phóng tên lửa,
Đ. Internet
Đ. Trình bày nhanh chóng, chỉnh sửa dễ dàng và đẹp mắt,
Đ. Chế tạo Robôt
Đ. Học tiếng Anh, học Toán, , trao đổi với bạn bè,
Đ. Nghe nhạc, chơi cờ,
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức đã học
2
· Nhấn mạnh:
– Các loại phần mềm trong máy tính.
– Tầm quan trọng của tin học trong đời sống xã hội.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài tập 1, 2/52 và 1,2,3,4/57 SGK.
– Đọc trước bài “Tin học và xã hội”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày dạy: Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 21 Bài 9: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
Tuần: 11
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết được ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.
– Biết được những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá.
Kĩ năng:
–
Thái độ:
– Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng máy tính.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án
Phương pháp: Diễng giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp.
– Kiểm tra bài cũ: (3’)
Hỏi: Nêu những ứng dụng của tin học trong quản lý, truyền thông, giáo dục, giải trí?
– Giảng bài mới:
TL
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.
15
1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.
· Thành tựu của tin học đã đem lại hiệu quả to lớn cho hầu hết các lĩnh vực của xã hội. Mặt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12461332.doc