§. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 8
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức :
- Định dạng kiểu danh sách liệt kê dạng kí hiệu và dạng số.
- Đánh số trang và in văn bản.
- Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo của Word để nâng cao hiệu quả khi soạn thảo văn.
2. Về kỹ năng:
Soạn thảo và trình bài văn bản tiếng việt theo một yêu cầu nhất định.
3. Về thái độ:
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích môn tin học.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy tính Projecter, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án,
2. Học sinh: Tập soạn bài, sgk, đồ dùng học tập.
50 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tin học 10 kì 2 - Trường THPT Nống Cống 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 7
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
-Hướng dẫn học sinh thực hành
-Hướng dẫn học sinh sử dụng phím Tab khi soạn thảo văn bản.
-Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi
-Học sinh thực hiện các thao tác theo SGK và theo hướng dẫn của giáo viên
-Học sinh trả lời các câu hỏi.
BÀI THỰC HÀNH 7
A. Thực hành tạo văn bản mới, định dạng kí tự và định dạng đoạn văn:
A1: Khởi động Word và mở tệp tin Don xin hoc.doc đã gõ ở bài thực hành trước.
A2: Áp dụng những thuộc tính định dạng đã biết để trình bày lại đơn xin học theo mẫu SGK trang 113.
A3: Lưu văn bản với tên cũ.
B. Gõ và định dạng đoạn văn bản theo mẫu:
B1: Gõ và định dạng văn bản theo mẫu SGK trang 113.
B2: Lưu văn bản với tên Canh dep que huong.
B3: Thoát khỏi Word.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào?
2. Hãy kể những khả năng định dạng kí tự?
3. Hãy kể những khả năng định dạng đoạn văn bản. Về nguyên tắc, có thể xóa một đoạn văn bản mà không cần chọn đoạn văn bản đó được không?
4. Hãy phân biệt lề trang văn bản và lề đoạn văn bản.
5. Trong bài thực hành 7, những chức năng định dạng văn bản nào đã được áp dụng?
4. Củng cố:
* Nhắc lại một số thao tác trong phần trình bày văn bản
5. Dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài Bài 17 “ Một số chức năng khác”
6. Rút ra kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết PPCT : 47
§17. MỘT SỐ CHỨC NĂNG KHÁC
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức :
- Định dạng kiểu danh sách liệt kê và số thứ tự.
- Ngắt trang và đánh số trang văn bản
- Chuẩn bị để in và thực hành in văn bản.
2. Về kỹ năng:
Soạn thảo và định dạng văn bản chữ Việt, in ấn văn bản.
3. Về tư duy và thái độ:
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích môn tin học.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy tính Projecter, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án,
2. Học sinh: Tập soạn bài, sgk, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp,dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi,phát hiện,chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
- Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có).
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được chia làm mấy loại?
3. Bài mới:
§17. MỘT SỐ CHỨC NĂNG KHÁC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
-Giới thiệu cho học sinh một số chức năng định dạng khác như: định dạng kiểu danh sách, ngắt trang và đánh số trang, in văn bản.
-Giới thiệu các bước định dạng kiểu danh sách.
-Khi soạn thảo văn bản Word sẽ tự động ngắt trang và chuyển sang trang mới. Tuy nghiên một số trường hợp muốn chủ động ngắt trang. Việc ngắt trang được thực hiện như thế nào?
-Việc đánh số trang được thực hiện như thế nào?
-Ta có thể thực hiện việc đánh số tra theo cách sau
Veiw→Header and Footer
-Hướng dẫn học sinh các bước xem và in một văn bản
-Tại sao phải xem văn bản trước khi in
-Khi sử dụng nút lệnh thì văn bản sẽ được in toàn bộ
-Học sinh theo dõi SGK và lắng nghe giáo viên trình bày.
-Học sinh theo dõi SGK và trả lời
-Học sinh xem sách giáo khoa và trả lời
-Học sinh theo dõi SGK và lắng nghe hướng dẫn của giáo viên
-Học sinh trả lời: Xem việc định dạng có đúng như mong muốn hay chưa
§17. MỘT SỐ CHỨC NĂNG KHÁC
1. Định dạng kiểu danh sách
Cách 1: Chọn Format ® Bullets and Numbering
Cách 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ
Numbering (Đánh số thứ tự).
Bullets (Đánh kí hiệu).
Chú ý: Khi bỏ định dạng kiểu danh sách ta chỉ cần chọn phần văn bản đó rồi nháy nút lệnh tuơng ứng.
2. Ngắt trang và đánh số trang
Word ngắt trang tự động
Thực hiện ngắt trang thủ công trong những truờng hợp sau:
a. Các buớc ngắt trang
Đặt con trỏ ở vị trí muốn ngắt trang.
Chọn lệnh Insert ® Break ® Page break.
Có thể sử dụng Ctrl+Enter
b. Các buớc đánh số trang
Nếu văn bản có nhiều hơn một trang, ta nên đánh số trang bằng cách chọn lệnh Insert ® Page Numbers
Ví trí số trang
3. In văn bản
a. Xem truớc khi in
Cách 1: Chọn nút lệnh trên thanh công cụ chuẩn.
Cách 2: Chọn File ® Print Preview.
b. In văn bản
Cách 1: Dùng lệnh File ® Print
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+P.
Cách 3: Nhấn chuột vào nút trên thanh công cụ để in toàn bộ văn bản
4. Củng cố:
Có thể tạo danh sách kiểu thứ tự a,b,c, được không? Nếu được, hãy cho biết các thao tác cần thiết?
5. Dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài 18 “ Các công cụ trợ giúp soạn thảo”
6. Rút ra kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết PPCT : 48
§18. CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức :
- Biết sử dụng hai công cụ thường dùng trung các hệ soạn thảo văn bản là tìm kiếm và thay thế.
- Hiểu được ý nghĩa của chức năng tự động sửa (AutoCorrect) trong Word.
- Có thể lập danh sách các từ gõ tắt và sử dụng để tăng tốc độ gõ.
2. Về kỹ năng:
- Thực hiện tìm kiếm và thay thế.
- Lập danh sách các tự gõ tắt
3. Về tư duy và thái độ:
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích môn tin học.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy tính Projecter, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án,
2. Học sinh: Tập soạn bài, sgk, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp,dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi,phát hiện,chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
- Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có).
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
Để thao tác trên một phần văn bản, việc trước tiên ta còn thực hiện là gì? Có những cách nào để thực hiện thao tác đó?
3. Bài mới: §18. CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
-Trong khi soạn thảo văn bản, khi muốn kiếm một từ hay một cụm từ ta có thể tìm như thế nào? Phần mềm soạn thảo có cung cấp công cụ tìm kiếm không?
-Giới thiệu cho học sinh chức năng tìm kiếm và thay thế trong Word
-Khi thực hiện chức năng tìm kiếm chú ý văn bản đang sử sụng bảng mã nào. Khi dùng bảng mã VNI,TCVN3 thì khi nhập chữ việc vào ô tìm kiếm và thay thế có thể không hiện ra chữ việt nhưng việc tìm kiếm và thay thế vẫn thực hiện đúng.
-Giới thiệu một số tùy chọn thường dùng khi sử dụng chức năng tìm kiếm và thay thế.
-Giới thiệu học sinh chức năng gõ tắt và sửa lỗi
-Chức năng gõ tắt giúp ích gì trong việc soạn thảo văn bản?
-Ta có thể đọc toàn bộ văn bản. Đối với Word có cung cấp chức năng tìm kiếm và thay thế.
-Học sinh theo dõi SGk
-Học sinh chú ý lắng nghe
-Học sinh chú ý lắng nghe
-Học sinh chú ý lắng nghe
-Giúp cho việc soạn thảo văn bản được nhanh hơn
§18. CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO
1. Tìm kiếm và thay thế
Sử dụng công cụ Find (tìm kiếm) và Replace (Thay thế) :
a) Tìm kiếm
Thực hiện theo các bước sau:
Chọn lệnh Edit®Find hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+F. Hộp thoại Find and Replace sẽ xuất hiện như hình 66;
Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm vào ô Find What (Tìm gì).
Nháy chuột vào nút Find Next (Tìm tiếp)
Ta có thể tiếp tục tìm bằng cách nháy vào nút Find Next hoặc nháy nút Cancel (Bỏ qua) để đóng hộp thoại.
b) Thay thế
Thực hiện theo các bước như sau:
Chọn Edit®ReplacehoặcCtrl+H (H.67);
Gõ cụm từ cần tìm kiếm vào ô Find What và gõ cụm từ thay thế vào ô Replace with (Thay thế bằng);
Nháy chuột vào nút Find next để đến cụm từ cần tìm tiếp theo (nếu có);
Nháy chuột vào nút Replace nếu muốn thay thế từng cụm từ (và nháy vào nút Replace All nếu muốn thay thế tất cả )
Nháy chuột vào nút Cancel để đóng hộp thoại.
c) Một số tuỳ chọn trong tìm kiếm và thay thế
Nháy nút để thiết đặt một số tuỳ chọn thường dùng như:
Match Case: Phân biệt chữ hoa, chữ thường (Sa Pa sẽ khác sa pa);
Find whole word only: Từ cần tìm là một từ nguyên vẹn. Ví dụ, nếu tìm từ "some" thì những từ như something, sometimes sẽ không được tìm dù có chứa "some".
2. Gõ tắt và sửa lỗi
Sử dụng chức năng Autocorrect (Tự động sửa)
Sửa lỗi: Hệ soạn thảo văn bản tự động sửa các lỗi chính tả
Gõ tắt: Chức năng gõ tắt cho phép người dùng sử dụng một vài kí tự tắt để tự động gõ được cả một cụm từ dài
Sử dụng lệnh Tools®AutoCorrect Options để mở hộp thoại AutoCorrect (h. 68) rồi chọn/bỏ chọn ô Replace text as you type
Thêm các từ gõ tắt mới vào danh sách này bằng cách sau:
Gõ từ viết tắt vào cột Replace và cụm từ đầy đủ vào ô With;
Nháy chuột vào nút Add để thêm vào danh sách tự động sửa.
Xoá đi những đầu mục không dùng đến bằng cách:
Chọn đầu mục cần xoá;
Nháy chuột vào nút Delete để xoá đi đầu mục đang chọn.
4. Củng cố:
Các bước sử dụng chức năng AutoCorrect?
5. Dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị “Xem lại các bài đã học ở Chương III”
6. Rút ra kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết PPCT : 49
§. BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức :
Các kiển thức có liên quan từ bài 14 đến bài 18
2. Về kỹ năng:
Làm bài tập trắc nghiệm.
3. Về tư duy và thái độ:
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích môn tin học.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy tính Projecter, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án,
2. Học sinh: Tập soạn bài, sgk, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp,dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi,phát hiện,chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
- Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có).
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
- Để thao tác trên một phần văn bản, việc trước tiên ta còn thực hiện là gì?
- Có những cách nào để thực hiện thao tác đó?
3.Bài mới: BÀI TẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
-Em nào cho biết các bước thực hiện khi soạn thảo văn bản như thế nào là hợp lí?
-Khi trình bày văn bản ta có thể sửa lỗi chính tả được không?
- Phần mềm ứng dụng, hệ thống? Word là phần mềm ứng dụng hay là phần mềm hệ thống?
- Khi ta thực hiện một thao tác sai, có thể trở lại được không? Cách thực hiện?
- Có những cách nào để thoát khỏi word khi kết thúc phiên làm việc?
- Có những cách nào để lưu một văn bản đang soạn thảo vào đĩa?
- Tổ hợp các phím Ctrl+B, Ctrl+I, Ctrl+U có tác dụng gì?
-Các bước khi soạn thảo văn bản: gõ văn bản, trình chỉnh sửa, trình bày, in ấn
-Không được
- Học sinh trả lời: Word là phần mềm ứng dụng.
- Học sinh trả lời: được, có thể sử dụng phím tắt hoặc menu lệnh
- Học sinh trả lời
- Ta có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: file/save, nhấn vào hình đĩa mềm,
- Học sinh trả lời.
CÂU HỎI
1) Hãy sắp xếp các việc sau cho đúng trình tự thường được thực hiện khi soạn thảo văn bản trên máy tính
a/ Chỉnh sửa
b/ in ấn
c/ gõ văn bản
d/ trình bày
2) Khi trình bày văn bản, không thực hiện việc nào dưới đây?
a/ Thay đổi khoảng cách giữa các đoạn
b/ Sửa chính tả
c/ Chọn cỡ chữ
d/ Thay đổi hướng giấy
3) Câu nào đúng trong các câu sau?
a/ Word là phần mềm ứng dụng
b/ Word là ,phần mềm hệ thống
c/ Word là phần mềm tiện ích
4) Muốn hủy bỏ thao tác vừa thực hiện, chẳng hạn xóa nhầm một kí tự, ta:
a/ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Z
b/ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+O
c/ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+V
d/ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S
5) Hãy chọn những câu sai trong các câu sau:
a/ các tệp soạn thảo trong word có đuôi ngầm định là .doc
b/ Để kết thúc phiên làm việc với word cách duy nhất là chọn File→exit
c/ Mỗi lần lưu văn bản bằng lệnh File→save, người dùng phải cung cấp tên tập tin văn bản
d/ Có nhiều cách để mở tập tin văn bản trong word
6) Muốn lưu văn bản vào đĩa, ta
a/ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+A
b/ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+B
c/ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S
d/ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+X
7) Muốn định dạng cụm từ “Việt Nam” thành “Việt Nam”, sau khi chọn cụm từ đó ta cần dùng tổ hợp phím:
a/ Ctrl + I b/ Ctrl + U
c/ Ctrl + B d/ Ctrl + E
4. Củng cố:
Nhắc lại qui ước khi soạn thảo văn bản?
5. Dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài
6. Rút ra kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết PPCT : 50,51
§. BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 8
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức :
- Định dạng kiểu danh sách liệt kê dạng kí hiệu và dạng số.
- Đánh số trang và in văn bản.
- Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo của Word để nâng cao hiệu quả khi soạn thảo văn.
2. Về kỹ năng:
Soạn thảo và trình bài văn bản tiếng việt theo một yêu cầu nhất định.
3. Về thái độ:
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích môn tin học.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy tính Projecter, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án,
2. Học sinh: Tập soạn bài, sgk, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp,dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi,phát hiện,chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
- Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có).
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : (kết hợp trong việc làm bài tập)
3. Bài mới: BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 8
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
-Hướng dẫn học sinh thực hiện các các yêu cầu của bài thực hành.
- Theo dõi, quan sát, hướng dẫn học sinh thực hành.
Gv: hướng dẫn hs thực hiện việc trình bày văn bản, sao cho như yêu cầu trong sgk.
- Thực hiện các nội dung thực hành theo SGK.
NỘI DUNG
Các nội dung a, b, c, d, e trong SGK Tin học 10 Tr.122+123
a) Hãy gõ và trình bày theo mẫu sau:
(SGK tr.122)
b) Trong Đơn xin nhập học ở các bài thực hành trước, hãy yêu cầu word thay các tên riêng bắng các tên riêng khác do em tự nghĩ ra
c) Giả sử có một đoạn văn tương đối dài do một người không có kinh nghiệm soạn ra, trong đó có nhiều lỗi như:
+ Luôn có dấu cách trước dấu chấm.
+ Sau dấu phẩy bao giờ cũng viết liền.
Hãy dùng chức năng tìm kiếm và thay thế để sửa tự động các lỗi trên.
d) Hãy sử dụng chức năng gõ tắt để tạo các từ gõ tắt sau:
vt vũ trụ
ht hành tinh
td Trái đất
e) Hãy sử dụng các từ gõ tắt trên để gõ nhanh đoạn văn dưới đây và trình bày theo ý của em. Thực hành đánh số trang và in văn bản vừa gõ.
(SGk Tr.123)
4. Củng cố:
Những sai sót thường gặp khi gõ văn bản.
5. Dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài “Kiểm tra thực hành”
6. Rút ra kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết PPCT : 52
KIỂM TRA THỰC HÀNH 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức :
- Định dạng kiểu danh sách liệt kê dạng kí hiệu và dạng số.
- Đánh số trang và in văn bản.
2. Về kỹ năng:
Soạn thảo và trình bài văn bản tiếng việt theo một yêu cầu nhất định.
3. Về thái độ:
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Máy tính Projecter, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án,
2. Học sinh: kiểm tra 1 tiết thực hành.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới: Gõ các đoạn văn bản sau
Bài tập 1:
Hệ thống mạng máy tính dạy học AVNET được công ty SCC triển khai từ giữa năm 1996 trong các trường đại học và trung học cũng như các trung tâm tin học-ngoại ngữ đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho việc dạy và học. AVNET đã được đông đảo người sử dụng hoan nghênh vì tính thân thiện và hiện đại. AVNET xứng đáng là một hệ điều hành lớp học vì trên nền của AVNET thầy giáo có thể quản lý toàn diện lớp học đồng thời dạy và kiểm tra nhiều môn học khác nhau.
Bài tập 2 :Thực hiện tạo các Bullet và Nubering sau đây lên tài liệu:
1. Để có thể học tập tốt Tin học bạn phải:
Giỏi tiếng Anh, đặc biết là khả năng đọc hiểu tài liệu tiếng Anh;
Ham học học hỏi, đặc biệt là sở thích tìm tòi và khám phá bí ẩn;
Có kế hoạch và kỷ luật học tập tốt;
Chịu khó giao lưu với các bạn cùng lớp, cùng sở thích tin học, đặc biệt giao lưu với các diễn đàn tin học trên mạng Internet;
Cuối cùng, bạn hãy luôn cởi mở tấm lòng để tự sửa mình, để cùng học hỏi. Niềm vui sẽ đưa bạn đến những thắng lợi!
2. Quan điểm của bạn như thế nào để học tốt môn Tin học?
-HẾT-
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài 19 “TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG”
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết PPCT : 53
§19. TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức :
- Biết các thao tác: tạo bảng; chèn, xóa, tách, gộp các ô, hàng và cột.
- Biết soạn thảo và định dạng bảng.
2. Về kỹ năng:
Thực hiện được tạo bảng, các thao tác trên bảng, soạn thảo văn bản trong bảng.
3. Về thái độ:
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích môn tin học.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp,dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi,phát hiện,chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
- Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có).
III. Tiến trình bài học
1.Kiểm tra bài cũ :
2. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
- Trong thưc tế ta gặp những thông tin dạng bảng, vậy em nào hãy cho ví dụ?
- Vậy để tạo dữ liệu dạng bảng trong word thực hiện như thế nào?
- Giới thiệu các lệnh liên quan đến việc tạo bảng nằm trong bảng chọn Table và trên nút lệnh.
- Có những cách nào để tạo bảng?
- Minh họa bằng hình ảnh và giải thích từng bước thực hiện để tạo được bảng theo cách thứ 1
- Giới thiệu cách 2
- Để thao tác với một phần văn bản thì trước hết ta phải làm gì?
- Khi làm việc với bảng cũng vậy, ta phải chọn thành phần của bảng. Trong một bảng có những thành phần nào?
-Hướng dẫn học sinh hai cách thực hiện để chọn thành phần của bảng.
-Khi ta tạo bảng trên giấy ta có thể điều chỉnh độ của cột, dòng được không? Trong word thì sao?
- Trình bày các cách dùng để điều chỉnh kích thước của cột hay dòng
- Khi đã tạo bảng, nếu số hàng hoặc cột không đủ (hoặc dư) thì có thể bổ sung thêm (bỏ bớt) được không?
- Yêu cầu học sinh nhìn vào bài thực hành 9 mục a3 cho nhận xét về ô “nhiệt độ” có gì khác so với những ô bình thường?
- Trình bày các thao tác với bảng như: chèn, xóa, tách, gộp
-Khi gộp nghiều ô thành 1 ô thì các ô phải liền nhau
- Định dạng văn bản trong ô cũng giống như định dạng văn bản thông thường, có những định dạng nào?
- Hướng dẫn học sinh định dạng văn bản trong bảng
- Ta có thể sử dụng chuột phải để thực hiện các lệnh liên đến các thao tác với bảng
- Ví dụ thời khóa biểu, danh sách lớp,
- Học sinh xem sách giáo khoa trả lời.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Hoc sinh trả lời : có hai cách
- Học sinh chú ý lắng nghe
- Ta phải chọn phần văn bản đó.
-Các thành phần của bảng gồm có: ô, cột, hàng, toàn bảng
- Học sinh theo dõi SGk và nghe giảng.
- Không, trong word ta thực hiện dễ dàng
- Học sinh chú ý lắng nghe
- Được, chúng ta có thể thêm hoặc bỏ bớt
- Ô này do 3 ô ghép lại
- Học sinh chú ý lắng nghe và theo dõi SGK
- Địng dạng Font, màu,..chữ, căn lề
§19. TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG
1. Tạo bảng
a) Cách tạo:
Cách 1: Chọn Table ® Insert ® Table
Cách 2: Nháy giữ chuột trái vào nút lệnh
b) Chọn thành phần của bảng
Muốn thao tác với phần nào trong bảng, trước tiên ta phải chọn (hay đánh dấu) phần đó.
Thực hiện một trong các cách sau:
- Cách 1. Dùng lệnh Table®Select, rồi chọn tiếp Cell, Row, Column hay Table;
- Cách 2. Dùng chuột (h. 72): (xem hướng dẫn SGK, cách chọn các thành phần)
c) Thay đổi kích thước của cột (hay hàng)
Cách 1. Dùng lệnh Table®Table Properties
Cách 2
- Đưa con trỏ chuột vào đường biên của cột (hay hàng) cần thay đổi cho đến khi con trỏ có dạng hoặc ;
- Kéo thả chuột để thay đổi kích thước;
Cách 3. Dùng chuột kéo thả các nút hoặc trên thước ngang và dọc.
2. Các thao tác với bảng
a) Chèn thêm hoặc xoá ô, hàng và cột
Chọn ô, hàng hay cột sẽ xóa hoặc nằm bên cạnh đối tượng tương ứng cần chèn;
Dùng các lệnh Table®Delete hoặc Table®Insert (lưu ý chỉ rõ vị trí của đối tượng sẽ chèn).
b) Tách một ô thành nhiều ô
Để tách một ô thành nhiều ô, thực hiện
Chọn ô cần tách;
Sử dụng lệnh Table®Split Cells... hoặc nút lệnh trên thanh công cụ Table and Border;
Nhập số hàng và số cột cần tách trong hộp thoại
c) Gộp nhiều ô thành một ô
Các ô liền nhau (chọn được) có thể gộp thành một ô bằng lệnh Table®Merge Cells... hoặc nút lệnh trên thanh công cụ Table and Border.
d) Định dạng văn bản trong ô
Văn bản bên trong ô được định dạng như văn bản thông thường. Để căn chỉnh nội dung bên trong của ô so với các đường biên ta có thể chọn lệnh Cell Alignment (Căn thẳng ô) sau khi nháy nút phải chuột hoặc dùng nút lệnh (h.74) trên thanh công cụ Table and Border
3. Củng cố:
-Các bước tạo bảng, chọn thành phần của bảng (ô, hàng, cột), thay đổi kích thước của hàng và cột.
- Nhắc lại các thao tác với bảng, chèn xóa, tách gộp các ô, hàng và cột
4. Dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài “ Câu hỏi và bài tập Tr.128”
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết PPCT : 54
§. BÀI TẬP
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức :
- Biết các thao tác: tạo bảng; chèn, xóa, tách, gộp các ô, hàng và cột.
- Biết soạn thảo và định dạng bảng.
2. Về kỹ năng:
Thực hiện được tạo bảng, các thao tác trên bảng, soạn thảo văn bản trong bảng.
3. Về thái độ:
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích môn tin học.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc soạn thảo và biên tập văn bản.
- Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp,dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi,phát hiện,chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
- Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có).
III. Tiến trình bài học
1.Kiểm tra bài cũ :
Để gộp nhiều ô thành 1 ô, việc trước tiên ta còn thực hiện là gì? Cách nào để thực hiện thao tác đó?
2. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
-Gọi học sinh trả lời câu hỏi 1
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi 2
-Hướng dẫn và gọi học sinh trả lời câu hỏi 3
-Gọi học sinh cho ví dụ
-Những công cụ soạn thảo dùng ở bài thực hành 9
-Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời phương án C: ô chứa con trỏ
-Các ô của bảng được tách hay gộp là thùy thuộc vào thông tin chứa trong chúng khác hay giống nhau về bản chất
- Danh sách lớp, sổ điểm,..
-Tạo bảng, gộp ô, định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng danh sách
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nêu các thao tác tạo bảng và cách thực hiện.
2. Khi con trỏ văn bản đang ở trong một ô nào đó, thao tác căn lề (lệnh Cell Alignement) sẽ tác động trong phạm vi nào?
A) Toàn văn bản
B) Đoạn văn bản chứa con trỏ
C) Ô chứa con trỏ
3. Khi nào thì cần tách hay gộp các ô của bảng? Hãy nêu ví dụ cụ thể cho từng trường hợp.
4. Nêu một số ví dụ văn bản dùng bảng.
5. Hãy nêu các công cụ soạn thảo mà em dùng để thực hiện bài thực hành 9
3. Củng cố:
-Các bước tạo bảng, chọn thành phần của bảng (ô, hàng, cột), thay đổi kích thước của hàng và cột.
- Nhắc lại các thao tác với bảng, chèn xóa, tách gộp các ô, hàng và cột
4. Dặn dò:
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết PPCT : 55,56
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 9
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức :
Thực hành làm việc với bảng, căn chỉnh các ô, tách và gộp ô, trình bày bảng
2. Về kỹ năng:
Vận dụng tổng hợp các kỹ năng đã học trong soạn thảo văn bản để soạn một văn bản hoàn chỉnh, cụ thể: dõ văn bản chữ Việt; Định dạng kí tự và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12326736.doc