Giáo án Tin học 11 - Chủ đề 2: Chương trình đơn giản - Bài 7, 8

II. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

Bài tập 1: Viết chương trình nhập vào một số nguyên. In ra màn hình số nguyên đó.

* Xác định bài toán:

- Input: Số nguyên x

- Output: Số nguyên x

* Xây dựng thuật toán:

- B1: Khai báo

- B2: Bắt đầu

- B3: Nhập số nguyên x

- B4: In số nguyên x

- B5: Kết thúc

* Chương trình:

Var x: intrger;

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 - Chủ đề 2: Chương trình đơn giản - Bài 7, 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 Ngày soạn: 02/09/2018 Tiết: 6 Ngày dạy: 17/09–23/09/2018 CHỦ ĐỀ 2: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN §7. CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/ RA ĐƠN GIẢN §8. SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình. - Biết được cách: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình. - Biết một số công cụ của môi trường lập trình cụ thể. 2. Về kĩ năng - Viết được thủ tục vào/ra. - Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi. - Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của chương trình dịch và tính hợp lý của kết quả thu được. 3. Về thái độ - Nghiêm túc, chủ động tìm hiểu kiến thức mới. 4. Năng lực hướng tới - Vận dụng được các kiến thức đã học để thực hành thành thạo. II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Có 3. Tiến trình bài học 3.1. Hoạt động khởi động. (1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của bài 6 và có nhu cầu tìm hiểu các nội dung trong sơ đồ logic của bài 7, 8 mà các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh trả lời được các câu hỏi của trò chơi ô chữ và mong muốn tìm hiểu các nội dung trong sơ đồ logic mà các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà. Nội dung hoạt động - GV: Nhận xét, cho điểm các nhóm trả lời đúng và (?) Nội dung chính sẽ tìm hiểu trong bài 7, 8? - Dựa vào sơ đồ logic đã chuẩn bị và trình bày các nội dung chính sẽ tìm hiểu trong bài 7, 8. - GV: Nhận xét và dẫn dắt vào bài 7, 8. - HS: Lắng nghe, ghi nhớ. 3.2. Hình thành kiến thức 3.2.1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím (1) Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm hiểu cách nhập dữ liệu vào từ bàn phím. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh nhập được dữ liệu vào từ bàn phím. Nội dung hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung (?) Kể tên các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Để nhập dữ liệu từ bàn phím ta dùng thủ tục gì? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) V1, V2,, Vn là gì? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Read, readln là gì? - Nhận xét, chốt nội dung. (?)Thủ tục Readln không có tham số dùng để làm gì? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Cho biết sự khác nhau giữa read và readln? - Nhận xét và đưa ra chức năng của thủ tục read, readln. - Cho ví dụ minh họa. - Tóm tắt nội dung phần 1 và dẫn dắt vào phần 2. - Dựa vào sơ đồ logic và trả lời. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát, ghi chú. - Lắng nghe, ghi nhớ. I. Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản 1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím - Cú pháp: Read/Readln (V1, V2,..., Vn); * Trong đó: + V1, V2, là một hoặc nhiều biến đơn. + Read, readln: là từ khóa. + Thủ tục Readln không có tham số dùng để tạm dừng màn hình. - Chức năng: Lệnh cho phép nhập dữ liệu từ bàn phím. Dữ liệu sau khi nhập được lưu vào các biến V1, V2,Nếu sử dụng lệnh read thì sau khi nhập con trỏ không xuống dòng, ngược lại con trỏ xuống dòng. - Ví dụ: Read(a); Readln(b); Readln(a, b, c); 3.2.2. Đưa dữ liệu ra màn hình (1) Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm cách đưa dữ liệu ra màn hình. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết đưa dữ liệu ra màn hình. Nội dung hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung (?) Để nhập dữ liệu từ bàn phím ta dùng thủ tục gì? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) X1, X2,..., Xn là gì? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) write, writeln là gì? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Cho biết sự khác nhau giữa read và readln? - Nhận xét và đưa ra chức năng của thủ tục write, writeln - Cho ví dụ minh họa. - Giới thiệu quy cách khi in số thực. - Tóm tắt nội dung phần 1 và dẫn dắt vào phần 2. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát, ghi chú. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Lắng nghe, ghi nhớ. 2. Đưa dữ liệu ra màn hình - Cú pháp: Write/writeln (X1, X2,..., Xn); * Trong đó: + X1, X2,..., Xn là biểu thức, biến đơn hoặc hằng. + write, readln: là từ khóa. - Chức năng: Lệnh cho phép in nội dung của X1, X2,..., Xn ra màn hình. Nếu sử dụng lệnh write thì sau khi in thông tin con trỏ không xuống dòng, ngược lại con trỏ xuống dòng. - Ví dụ: Write(‘lop 11’); Writeln(‘Tong 2 so = ’, a+b); 3.2.3. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình (1) Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm cách thức để soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết được thế nào là soạn thảo, thực hiện, hiệu chỉnh chương trình. Nội dung hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung - Chiếu bài tập 1 và (?) Xác định input và output? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Xây dựng thuật toán bằng cách liệt kê. (?) Gọi Hs khác nhận xét. - Nhận xét, chốt nội dung. - Dựa vào thuật toán và hướng dẫn HS cách chuyển sang chương trình Pascal. (?) Chương trình sau khi soạn thảo xong ta lưu bằng cách nào? - Nhận xét, chốt nội dung, lưu ý cách đặt tên và kiểu của Pascal. (?) Biên dịch? - Nhận xét, chốt nội dung và lưu ý HS về cách nhận biết các lỗi ở SGK trang 136, 137, 138. (?) Chạy chương trình? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Mở tệp? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Đóng cửa sổ? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Thoát khỏi Pascal? - Nhận xét, chốt nội dung - Minh họa bằng bt1. - Tóm tắt nội dung phần I và phần II. - Quan sát, gợi nhớ và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Gợi nhớ và xây dựng thuật toán. - Nhận xét. - Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát, ghi chú. - Lắng nghe, ghi nhớ. II. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình Bài tập 1: Viết chương trình nhập vào một số nguyên. In ra màn hình số nguyên đó. * Xác định bài toán: - Input: Số nguyên x - Output: Số nguyên x * Xây dựng thuật toán: - B1: Khai báo - B2: Bắt đầu - B3: Nhập số nguyên x - B4: In số nguyên x - B5: Kết thúc * Chương trình: Var x: intrger; Begin Write (‘nhap so nguyen: ’) Readln(x); Write (‘so nguyen vua nhap la: ’, x); Readln; End. - Lưu chương trình vào ổ đĩa: F2. - Biên dịch chương trình: F9. - Chạy chương trình: Ctrl + F9. - Mở tệp: F3. - Đóng cửa sổ: Alt + F3. - Thoát khỏi chương trình Pascal Alt + X. 3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại các nội dung trọng tâm của tiết học. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Nêu và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Vận dụng các kiến thức đã học để soạn thảo, thực hiện, hiệu chỉnh chương trình đơn giản. Nội dung hoạt động 3.3.1. Hoạt động luyện tập - Biết các lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình. - Biết được cách: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình. - Biết một số công cụ của môi trường lập trình cụ thể. 3.3.2. Hoạt động vận dụng Nội dung hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung - Chiếu câu 1, 2 và (?) Xác định input và output? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Xây dựng thuật toán bằng cách liệt kê. (?) Gọi Hs khác nhận xét. - Nhận xét, chốt nội dung. - Dựa vào thuật toán và hướng dẫn HS cách chuyển sang chương trình Pascal. (?) Gọi Hs khác nhận xét. - Nhận xét, chốt nội dung. - Suy nghĩ, trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Suy nghĩ và làm bài. - Nhận xét. - Lắng nghe, ghi bài. - Dựa vào thuật toán và chuyển thành chương trình. - Nhận xét. - Lắng nghe, ghi bài. Câu 1: Viết chương trình in ra màn hình dòng chữ ‘Lop 11a’ ‘Truong THPT Thien Ho Duong’ Câu 2: Viết chương trình nhập vào hai số nguyên a, b. Tính tổng và in ra màn hình tổng của a và b. 3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. (2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học. (4) Phương tiện: SGK, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế. Nội dung hoạt động HS về nhà học bài, xem lại các bài tập và xem trước phần câu hỏi và bài tập SGK trang 35, 36. - Viết chương trình nhập vào chiều dài, chiểu rộng của hình chữ nhật. Tính chu vi, diện tích và in ra màn hình. - Viết chương trình nhập vào họ tên, nắm sinh của người bạn mình thích nhất. Tính tuổi và in ra màn hình họ tên và tuổi của người bạn đó. DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN SOẠN Lê Thị Lịnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 7 Cac thu tuc chuan vaora don gian_12428088.doc