5. Một số khái niệm
a) Tên: Dùng để xác định các đối tượng có trong chương trình.
* Quy tắc trong Pascal
- Tên là dãy liên tiếp các kí tự gồm: chữ cái, chữ số, dấu gạch dưới;
- Độ dài <=127 kí tự;
- Bắt đầu tên là chữ cái hoặc dấu gạch chân (‘_’).
- Không phân biệt chữ hoa và thường.
Ví dụ: Baitap, A, R21, _91.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 - Chủ đề I: Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Ngày soạn: 06/08/2018
Tiết: 2 Ngày dạy: 20/08–25/08/2018
CHỦ ĐỀ I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ
LẬP TRÌNH (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Biết ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản.
- Biết một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa), hằng và biến.
2. Về kĩ năng
- Phân biệt được tên, hằng, biến.
- Biết đặt tên đúng.
3. Về thái độ
- Chủ động tìm hiểu các khái niệm mới.
4. Năng lực hướng tới
- Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải quyết các bài toán trên máy tính điện tử.
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Có
3. Tiến trình bài học
3.1. Hoạt động khởi động.
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của phần 1, 2, 3 và có nhu cầu tìm hiểu các nội dung trong sơ đồ tư duy mà các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV và mong muốn tìm hiểu các nội dung trong sơ đồ tư duy mà các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động cuả học sinh
Nội dung
(?) Ngôn ngữ lập trình là gì? có mấy loại? kê tên? Khái niệm lập trình?
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
(?) Chương trình dịch là gì? Phân biệt thông dịch và biên dịch? Cho biết tên chủ đề?
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
(?) Các nhóm treo sơ đồ tư duy đã chuẩn bị?
- Nhận xét, cộng điểm cho các nhóm làm tốt và dẫn dắt vào bài.
- Gợi nhớ và trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe, quan sát và ghi nhớ.
- Gợi nhớ và trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe, quan sát và ghi nhớ.
- Treo kết quả.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Ngôn ngữ lập trình.
- Lập trình.
- Chương trình dịch.
- Thông dịch.
- Biên dịch.
3.2. Hình thành kiến thức
3.2.1. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết được các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động cuả học sinh
Nội dung
- Lấy một sơ đồ đúng treo lên và (?) NNLT có mấy thành phần cơ bản? kể tên?
- Gọi Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Bảng chữ cái là gì?
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Bảng chữ cái trong Pascal bao gồm các kí tự nào?
- Nhận xét, chốt nội dung.
- Lưu ý: Các NNLT khác nhau cũng có sự khác nhau về bảng chữ cái và khi lập trình không sử dụng các kí tự nào ngoài các kí tự đã quy định và minh họa cụ thể.
- Dựa vào sơ đồ giới thiệu chi tiết về cú pháp trong NNLT.
(?) Tham khảo SGK và cho biết ngữ nghĩa là gì?
- Nhận xét, chốt nội dung.
- Chiếu 1 ví dụ minh họa.
(?) Cho ví dụ tương tự?
- Gọi HS trả lời.
- Nhận xét, tóm tắt nội dung phần 4 và dẫn dắt vào phần 5.
- Quan sát và trả lời.
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Tham khảo SGK và trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Tham khảo SGK và trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Lắng nghe, quan sát và ghi nhớ.
- Quan sát, lắng nghe và ghi bài.
- Tham khảo SGK và trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Quan sát, ghi chú.
- Suy nghĩ và cho ví dụ tương tự.
- Trả lời.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
4. Các thành phần cơ bản
của ngôn ngữ lập trình
Có 3 thành phần:
+ Bảng chữ cái.
+ Cú pháp.
+ Ngữ nghĩa.
a) Bảng chữ cái
- Là tập các kí tự được dùng để viết chương trình.
- Bảng chữ cái của Pascal gồm các chữ cái tiếng Anh hoa và thường a, b, c, d,.Các chữ số: 0, 1, 2, . Các kí tự đặc biệt: + - * / = [ ]
b) Cú pháp
Là bộ quy tắc để viết chương trình.
c) Ngữ nghĩa
Xác định ý nghĩa thao tác cần thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.
3.2.2. Một số khái niệm. a) Tên
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được khái niệm về tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa), tên do người lập trình đặt.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết được khái niệm về tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa), tên do người lập trình đặt.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động cuả học sinh
Nội dung
- Treo sơ đồ và giới thiệu tên.
(?) Tên trong Turbo Pascal?
- Nhận xét, chốt nội dung.
- Cho ví dụ minh họa.
(?) Cho ví dụ tương tự?
- Lên bảng cho ví dụ.
- Nhận xét và (?) Pascal có mấy loại tên?
- Nhận xét và giới thiệu tên dành riêng.
(?) Tên chuẩn?
- Nhận xét, chốt nội dung.
- Giới thiệu tên do người lập trình đặt.
-Tóm tắt nội dung phần 5. a) và dẫn dắt vào phần 5. b).
- Quan sát, lắng nghe, ghi bài.
- Tham khảo SGK và trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Quan sát và ghi bài.
- Suy nghĩ và cho ví dụ tương tự.
- Lên bảng làm bài.
- Lắng nghe và dựa vào sơ đồ trả lời.
- Lắng nghe và ghi bài.
- Tham khảo SGK và trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ
5. Một số khái niệm
a) Tên: Dùng để xác định các đối tượng có trong chương trình.
* Quy tắc trong Pascal
- Tên là dãy liên tiếp các kí tự gồm: chữ cái, chữ số, dấu gạch dưới;
- Độ dài <=127 kí tự;
- Bắt đầu tên là chữ cái hoặc dấu gạch chân (‘_’).
- Không phân biệt chữ hoa và thường.
Ví dụ: Baitap, A, R21, _91.
F Tên dành riêng (từ khóa)
Là những tên được NNLT quy định dùng với ý nghĩa xác định mà người lập trình không được dùng với ý nghĩa khác.
Ví dụ : Program, uses, const, type, var, begin, end.
F Tên chuẩn
Là tên do NNLT dùng với ý nghĩa nào đó, người lập trình có thể dùng với ý nghĩa khác.
Ví dụ: Byte, Real, Abs.
F Tên do người lập trình đặt
Dùng theo ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng.
Ví dụ: Baitap, delta, x1, x2.
3.2.3. Một số khái niệm. b) Hằng và biến
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được khái niệm về hằng, các loại hằng và biến.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết được khái niệm về hằng, các loại hằng và biến.
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung trình bày
(?) Hằng là gì? Có mấy loại hằng? Kể tên?
- Nhận xét, chốt nội dung.
- Cho ví dụ minh họa và yêu cầu HS lên bảng cho ví dụ tương tự.
- Gọi HS khác nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá.
- Cho các em xem đoạn phim “Tây Du Ký” về sự biến hóa của Tôn Ngộ Không và (?) Biến là gì?
- Nhận xét, chốt nội dung.
(?) Cho ví dụ về biến?
- Nhận xét.
- Tóm tắt nội dung phần 5. b) và dẫn dắt vào phần 5. c).
- Tham khảo SGK và trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Cho ví dụ
- Nhận xét.
- Lắng nghe, ghi chú.
- Xem phim và suy nghĩ trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Cho ví dụ.
- Lắng nghe, ghi chú.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
b) Hằng và biến
F Hằng: Là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
+ Hằng số học: Là các số nguyên hoặc số thực có hoặc không có dấu.
+ Hằng lôgic: Là các giá trị True hoặc False.
+ Hằng xâu: Là chuỗi kí tự bất kì, được viết trong cặp dấu nháy.
Ví dụ:
+ Hằng số học: 2 -5.7
+ Hằng lôgic: True hoặc False
+ Hằng xâu: ‘Tin hoc 11’.
F Biến:
Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi được trong quá trình thực hiện chương trình.
Ví dụ: cv, x1, x2, dt là các biến.
3.2.4. Một số khái niệm. b) Chú thích
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách chú thích khi lập trình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết cách chú thích khi lập trình.
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung trình bày
- Cho HS xem một sơ đồ tỷ lệ sinh nam nữ của Việt Nam trong năm 2016 và (?) Nhìn vào sơ đồ làm thế nào chúng ta biết được tỷ lệ nào của nam, của nữ?
- Gọi HS khác nhận xét.
- Nhận xét và dẫn dắt vào phần chú thích khi lập trình.
(?) Trong Pascal phần chú thích được viết như thế nào?
- Nhận xét, chốt nội dung.
- Cho ví dụ minh họa.
- Tóm tắt nội dung phần 5. c).
- Xem sơ đồ và trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhớ., viết bài.
- Tham khảo SGK và trả lời.
- Lắng nghe, ghi bài.
- Quan sát.
c) Chú thích
Trong khi viết chương trình có thể viết chú thích cho chương trình, chú thích không làm ảnh hưởng đến chương trình. Trong Pascal chú thích đặt giữa cặp dấu { } và (* *).
3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản; một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa), tên do người lập trình đặt; phân biệt được hằng và biến, biết đặt tên đúng.
.(2) Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Nội dung hoạt động
3.3.1. Hoạt động luyện tập
- Biết ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản.
- Biết một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa), hằng và biến.
- Phân biệt được tên, hằng, biến.
- Biết đặt tên đúng.
3.3.2. Hoạt động vận dụng
Câu 1: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình là
A. Cú pháp và ngữ nghĩa B. Cú pháp
C. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa D. Bảng chữ cái và ngữ nghĩa
Câu 2: Chọn cách đặt tên đúng của Pascal.
A. bt2_ B. ?bt2 C. 2bt D. bt 2
Câu 3: Chọn cách đặt tên sai của Pascal.
A. bt2_ B. ?bt2 C. _bt D. bt_2
Câu 4: Hằng được định nghĩa như sau.
A. Là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
B. Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi được trong khi thực hiện chương trình.
C. Là đại lượng số nguyên có giá trị không đổi khi thực hiện chương trình.
D. Là đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Câu 5: Biến được định nghĩa như sau.
A. Là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
B. Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi.được trong khi thực hiện chương trình.
C. Là đại lượng số nguyên có giá trị không đổi khi thực hiện chương trình.
D. Là đại lượng có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình;
Câu 6: Trong Pascal, các đoạn chú thích được đặt trong cặp dấu:
A. { và } B. / và / C. [ và ] D. ( và )
Câu 7: Trong Pascal, phát biểu nào sau đây sai?
A. “TIN HOC” là hằng xâu B. 15 47 -13 là các hằng nguyên
C. 4.0 3.0E-7 0.523 là các hằng thực D. ‘TIN HOC’ là hằng xâu
Câu 8: Có mấy loại hằng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học.
(4) Phương tiện: SGK, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế.
Nội dung hoạt động
HS về nhà học bài, đọc xem trả lời các câu hỏi và bài tập trang 13.
DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN SOẠN
Lê Thị Lịnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 2 Cac thanh phan cua ngon ngu lap trinh_12403016.doc