Bài toán: Tìm ra số thứ tự và chiều cao của bạn cao nhất trong lớp học của mình.
* Xác định bài toán:
- Input: Sỉ số lớp (n) và chiều cao các bạn trong lớp: a1, a2, , an.
- Output: he(a1, a2, , an).
* Thuật toán:
- B1: Nhập n và chiều cao các bạn trong lớp: a1, a2, , an.
- B2: he:= a1; i := 2;
- B3: Nếu i > n thì đưa ra bạn cao nhất (he) rồi kết thúc;
- B4:
- Nếu ai > he thì he:= ai;
- i := i + 1 rồi quay lại B3.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 tiết 19: Hoạt động ngoại khóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 Ngày soạn: 05/12/2018
Tiết: 19 Ngày dạy: 17/12–22/12/2018
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Biết một số khái niệm về lập trình, những đặc điểm chủ yếu của ngôn ngữ bậc cao.
Biết vai trò và phân loại chương trình dịch, khái niệm thông dịch và biên dịch.
Biết các thành phần và các quy định về các thành phần trong ngôn ngữ lập trình như: tên, hằng, biến,
Biết phân biệt giữa hằng có đặt tên và biến.
Biết cách khai báo biến, hằng, cách tạo biểu thức trong Pascal.
Biết cách sử dụng câu lệnh gán.
Biết các thủ tục vào ra đơn giản để viết chương trình.
Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán.
Hiểu cấu trúc lặp với số lần biết trước for – do.
Hiểu cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước while – do.
2. Về kĩ năng
Viết hằng và tên đúng trong ngôn ngữ lập trình.
Thực hiện đúng các thao tác: khai báo biến, hằng, viết biểu thức, viết chương trình.
Viết được các lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản.
Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích một bài toán.
Rèn luyện kĩ năng vận dụng linh hoạt trong việc lựa chọn cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp phù hợp để giải quyết yêu cầu bài toán đặt ra.
3. Về thái độ
Tự giác, tích cực và chủ động trong trải nghiệm.
4. Năng lực hướng tới
Tư duy, sáng tạo
II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Tiến trình bài học
3.1. Hoạt động khởi động.
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có mong muốn ôn lại các kiến thức đã học.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh thích thú trong việc hệ thống lại các kiến thức đã học thông qua sơ đồ tư duy.
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung trình bày
(?) Treo sơ đồ tư duy mà các nhóm đã chuẩn bị ở nhà.
- Gọi các nhóm nhận xét sen kẽ.
- Nhận xét, cộng điểm cho các nhóm làm tốt.
- Dẵn dắt vào hoạt động.
- Treo sơ đồ tư duy.
- Nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
CHỦ ĐỀ I
CHỦ ĐỀ II
CHỦ ĐỀ III
3.2. Hình thành kiến thức
3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có mong muốn tự xây dựng được thuật toán và viết chương trình cho bài toán.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Nêu và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm, cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh xây dựng được thuật toán và viết chương trình cho bài toán.
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung trình bày
(?) Chiếu nội dung bài tập.
(?) Gợi ý để học sinh chỉ ra cách tìm ra bạn học sinh cao nhất lớp:
+ Bước 1: Nắm sỉ số lớp.
+ Bước 2: Các nhóm thu thập và ghi nhận lại chiều cao của các bạn trong nhóm.
+ Bước 3: Các nhóm tập hợp lại số liệu chiều cao của tất cả các bạn trong lớp theo thứ tự tăng dần(từ a->z).
+ Bước 4: Các thảo luận và đưa ra cách giải quyết bài toán (lưu ý: Phải chạy chương trình thử chương trình trên máy tính).
- Quan sát và giúp đỡ các nhóm khi cần thiết.
- Tóm tắt, nhận xét các hoạt động của học sinh.
- Xem nội dung bài toán, thảo luận nhóm.
- Các nhóm dựa vào gợi ý của giáo viên thảo luận và lần lượt đưa ra cách để tìm ra bạn cao nhất (Minh họa cụ thể)
- Hoàn thành nhiệm vụ dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Bài toán: Tìm ra số thứ tự và chiều cao của bạn cao nhất trong lớp học của mình.
* Xác định bài toán:
- Input: Sỉ số lớp (n) và chiều cao các bạn trong lớp: a1, a2, , an.
- Output: he(a1, a2, , an).
* Thuật toán:
- B1: Nhập n và chiều cao các bạn trong lớp: a1, a2, , an.
- B2: he:= a1; i := 2;
- B3: Nếu i > n thì đưa ra bạn cao nhất (he) rồi kết thúc;
- B4:
Nếu ai > he thì he:= ai;
i := i + 1 rồi quay lại B3.
* Chương trình
Var a: array[1..50] of integer;
n, i, he, vthe: integer;
Begin
Write(‘Nhap si so lop: ’);
Readln(n);
For i:=1 to n do
Begin
Write(‘nhap chieu cao cua hs thu ‘, i, ‘ : ’);
Readln(a[i]);
End;
he:=a[1]; vthe:=1;
For i:=2 to n do
If a[i] > he then
Begin
he:= a[i];
vthe := i;
End;
writeln(‘chieu cao lon nhat la: ’, he);
writeln(‘so thu la: ’, vthe);
Readln;
End.
3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học.
(4) Phương tiện: SGK, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế.
Nội dung hoạt động
Bạn Nam muốn thể hiện tình cảm với bạn gái trong ngày Valentine, ngoài việc gửi tặng hoa hồng, socola bạn ấy muốn gửi đến bạn gái dòng chữ ‘I LOVE YOU FOREVER’ 99 lần. Bạn hãy sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để viết chương trình giúp bạn Nam làm điều đó.
DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN SOẠN
Lê Thị Lịnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HOAT DONG TRAI NGHIEM_12531786.doc