C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS:
1. Hãy cho biết điểm khác nhau giữa thủ tục vào và ra?
2. Nhắc lại hoạt động của read/readln; write/writeln?
3. Hãy cho ví dụ thủ tục vào, ra?
B2: Tổ chức hoạt động cá nhân
B3: HS báo cáo kết quả
B4: GV nhận xét và cho điểm
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 tiết 9: Thủ tục chuẩn vào/ ra đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn tuần: 11
Ngày soạn: 25/10/2018
Tiết PPCT: 09
THỦ TỤC CHUẨN VÀO/ RA ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Biết các lệnh vào ra đơn giản để nhập dữ liệu từ bàn phím hoặc đưa dữ liệu ra màn hình.
Kỹ năng:
Viết được một số lệnh vào/ ra đơn giản.
Tư duy và thái độ :
- Thái độ cẩn thận, chính xác.
d. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, thảo luận.
Năng lực tự hoc.
Năng lực hợp tác.
Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể.
Yêu cầu học sinh tập hợp kiến thức đã học. Cụ thể là bài 4, bài 5 và bài 6 của SGK lớp 11
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi
Kiến thức đã học ở lớp 11
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. Khởi động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức của bài học trước phép toán biểu thức câu lệnh gán
B1:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
(?) Viết biểu thức từ toán học sang biểu thức trong Pascal.
Ax4 + √5yz2cosx – lnx b. -b-b2-4|ac|2a≥ ex
(?) Viết câu lệnh gán giá trị cho biến a, b để giải quyết bài toán giải phương trình bậc nhất.
(?). Khi gán giá trị cụ thể bằng phép gán mỗi lần muốn thay đổi giá trị của biến làm thế nào?
B2: Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
B3: Báo cáo kết quả
B4: Giáo viên nhận xét cho điểm.
GVdẫn dắt: đưa ra câu hỏi có thể nhập vào thay đổi giá trị của biến a, b một cách nhanh chóng hơn không ? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta vào bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Các thủ tục chuẩn vào.
* Mục tiêu: Hiểu được thủ tục vào (nhập dữ liệu vào từ bàn phím).
B1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
(?) Khi giải một bài toán, những đại lượng đã biết phải nhập thông tin vào, như vậy khi lập trình ta nhập bằng cách nào?
(?) Làm thế nào nhập giá trị cho bàn phím?
(?) Thủ tục READ sau khi dọc xong giá trị con trỏ không xuống dòng còn READLN là xuống dòng.
(?) Thủ tục READLN không có tham số có chức năng làm gì? Thủ tục READLN không có tham số dừng chương trình.
B2: Hoạt động cá nhân, học sinh suy nghĩ, nghiên cứu, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
B3: Học sinh báo cáo kết quả
B4: GV nhận xét và chốt kiến thức
Trong pascal ta dùng thủ tục chuẩn sau:
Read(danh sách biến vào);hoặc
Readln(danh sách biến vào);
Ví dụ: Read(N); Readln(a,b,c);
Chú ý:
+ Khi nhập dữ liệu từ bàn phím READ, READLN, có ý nghĩa như nhau, thường hay dùng READLN hơn.
+ Khi nhập giá trị cho các biến thủ tục, những giá trị này được gõ cách nhau một dấu cách hoặc phím Enter.
2. Hoạt động 2: Các thủ tục chuẩn ra.
* Mục tiêu: Hiểu được thủ tục ra (đưa dữ liệu ra màn hình)
B1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: khi tính được nghiệm của phương trình thì in ra màn hình kết quả như thế nào?
(?)Dữ liệu kết quả nghiệm cần in ra thì làm thế nào?
(?) Trường hợp thủ tục WRITELN; không có tham số thì thì thủ tục có tác dụng để làm gì?
(?) Trường hợp thủ tục WRITELN; không có tham số thì thì thủ tục có tác dụng đưa con trỏ xuống dòng tiếp theo.
(?) Lệnh WRITE và WRITELN khác nhau ntn?
(?) Độ rộng, số chữ số thập phân là các hằng nguyên dương.
B2: Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu.
B3: Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- write();
hoặc writeln();
trong đó có thể tên biến đơn, biểu thức, hằng.
Ví dụ: write(‘Nap so N:’); Readln(N);
* Chú ý:
- writeln sau khi đưa kết quả ra con trỏ xuống dòng mới.
- Ngoài ra trong TPcó quy cách đưa thông tin ra nàm hình sau:
+ Kết quả thực:
::
+ Kết quả nguyên:
:
Ví dụ: Write(N:3); Writeln(‘X=’,x:8:2);
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS:
1. Hãy cho biết điểm khác nhau giữa thủ tục vào và ra?
2. Nhắc lại hoạt động của read/readln; write/writeln?
3. Hãy cho ví dụ thủ tục vào, ra?
B2: Tổ chức hoạt động cá nhân
B3: HS báo cáo kết quả
B4: GV nhận xét và cho điểm
SOẠN, DỊCH, HIỆU CHỈNH VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
a. Kiến thức:
Biết các bước: Soạn, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
b. Kỹ năng:
Soạn thảo chạy được 1 số chương trình đơn giản.
c. Tư duy và thái độ :
- Ham muốn tìm hiểu các biên soạn và thực hiện chương trình.
- Thái độ cẩn thận, chính xác.
d. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, thảo luận.
Năng lực tự hoc.
Năng lực hợp tác.
Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Bài giảng, máy chiếu, phòng máy
Chuẩn bị các bài toán đơn giản.
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi
Di chuyển lên phòng máy tính
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
* Mục tiêu: vận dụng được câu lệnh vào/ ra để viết chương trình
B1: Nhập 3 số nguyên bất kỳ từ bàn phím. Hiển thị giá trị 3 số vừa nhập ra màn hình
B2: Hoạt động nhóm, chia lớp 4 nhóm
B3: Báo cáo kết quả
B4: GV nhận xét và cho điểm
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động1 : Tìm hiểu cách soạn thảo, dịch, thực hiện, hiệu chỉnh chương trình .
* Mục tiêu: Hiểu được một số thao tác thường dùng trong Pascal
B1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh khi tính được nghiệm của phương trình thì in ra màn hình kết quả như thế nào?
(?) Khi soạn thảo muốn xuống dòng làm thế nào? (nhấn Enter).
(?) Ghi file vào đĩa như thế nào? ( F2)
(?) Mở file đã có như thế nào? ( F2)
(?) Biên dịch chương trình? ( Alt +F9)
(?) Chạy chương trình? (Ctrl + F9)
(?) Đóng cửa sổ chương trình? ( Alt + F3)
(?) Chạy chương trình ntn? (F9)
(?) Thoát khỏi phần mền: Alt + X
B2: Tổ chức hoạt động theo nhóm
B3: Báo cáo kết quả
B4: Nhận xét và chốt kiến thức
- Để thực hành trong Free Pascal ta khởi động bằng cách: Nháy dúp vào biểu tượng FreePascaltrên màn hình.
Trên máy cần có tệp:
Turbo.exe(file chạy)
Turbo.tpl(file thư viện)
Turbo.tph(file hướng dẫn)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
B1: - GV giao nhiệm vụ cho HS:
giao 1 số chương trình đơn giản như bài phần kiểm tra bài cũ cho học sinh soạn thảo thành 1 chương trình rồi thực hiện các thao tác cơ bản dịch, sửa lỗi, lưu
B2: Tổ chức hoạt động theo cá nhân
B3: Báo cáo kết quả
B4: GV nhận xét và chốt kiến thức
Viết, hiệu chỉnh chạy được một số chương trình hoàn chỉnh giải quyết các bài toán đơn giản như: Giải Phương trình bậc nhất, bậc hai, các bài toán tính diện tích các hình tam giác, hcn,
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về cách sử dụng các thủ tục chuẩn vào ra để soạn thảo được chương trình cơ bản, dịch hiệu chỉnh được.
B1: - GV giao nhiệm vụ cho HS: (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
- Cho VD sau: viết chương trình giải PTBH: ax2+bx+c=0 với a, b, c là ba số nguyên.
Gợi ý:
1. Viết một chương trình giải phương trình bậc hai ta cần khai báo những tên sau: a,b,c là ba tên dùng để lưu ba hệ số của phương trình đã biết nhập vào từ bàn phím.
- x1, x2 là hai tên dùng để lưu nghiệm ( nếu có).
- Delta là tên dùng để lưu giá trị của delta.
2. Viết chương trình bài toán tính diện tích hình tròn biết bán kính R được nhập từ bàn phím.
Về nhà làm bài tập trong sách trang 35,36.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tam Điệp, ngày 29 tháng 10 năm 2018
Người ký duyệt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 7 Cac thu tuc chuan vaora don gian_12477563.docx