Giáo án tin học 12 - Bài kiểm tra học kì I và học kì II

6. Câu hỏi 4, sách giáo khoa, trang 106.

Thực hiện:

- Giáo viên: Em hãy nêu ví dụ để giải thích lí do cần phải thường xuyên thay đổi tham số của hệ thống bảo vệ.

- Học sinh:

+ Nếu không thay đổi tham số bảo vệ thì sớm hay muộn các thông tin của cơ sở dữ liệu cũng sẽ thành phổ biến và không còn có tác dụng bảo vệ. Chẳng hạn, khi người quản trị hệ thống chuyển qua đơn vị khác thì phải thay đổi toàn bộ mật khẩu của hệ thống.

+ Các chương trình tin tặc cũng có thể dò tìm mật khẩu bảo vệ. Việc thay đổi định kì sẽ làm cho việc dò tìm trở nên khó khăn hơn.

- Giáo viên: Đưa thêm một số ví dụ khác để học sinh hiểu thêm.

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 34646 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tin học 12 - Bài kiểm tra học kì I và học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I (Kiểm tra viết) I - Mục tiêu Đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi kết thúc học kì 1. Làm căn cứ để điều chỉnh quá trình dạy học trong thời gian tiếp theo. Lấy điểm thi kết thúc học kì I. II - Yêu cầu của đề - Học sinh biết khái niệm cơ sở dữ liệu, chọn được ví dụ minh họa. - Học sinh biết chọn được các chức năng chính của hệ quản trị cơ sở dữ liệu. - Học sinh biết tên một số đối tượng và chức năng của từng đối tượng. - Học sinh biết các thao tác làm việc với bảng - Học sinh nhật biết được chức năng của một số nút lệnh thường dùng. - Học sinh biết các bước thực hiện khi làm việc với liên kết * Tiến hành sau khi học xong chương II * Tổ chức kiểm tra tại phòng học. III - Ma trận đề Biết Thông hiểu Vận dụng Khái niệm cơ sở dữ liệu Câu 1 Câu 2 Câu 2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Câu 3 Câu 3 Các đối tượng trong Access Cấu 4 Câu 4 Cấu trúc bảng Câu 5 Cập nhật và khai thác dữ liệu Câu 6 Liên kết Câu 7 Câu 7 IV - Đề bài Câu 1: (1,5 điểm) Hãy cho biết cơ sở dữ liệu là gì? Lấy một ví dụ về một tổ chức, cơ quan có sử dụng cơ sở dữ liệu. Câu 2: (1,5 điểm) Dữ vào những mô tả tóm tắt, hãy điền các yêu cầu của hệ cơ sở dữ liệu: Mô tả Yêu cầu của CSDL Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc... CSDL phải được bảo vệ an toàn, ngăn chặn được những truy xuất trái phép... Dữ liệu trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định... Trong quá trình cập nhật dữ liệu nếu có sự cố, dữ liệu phải được đảm bảo đúng đắn... Dữ liệu trong CSDL không được trùng lặp, hoặc suy diễn được từ những dữ liệu đã có... Dữ liệu không phụ thuộc vào một số bài toán cụ thể, không phụ thuộc vào phương tiện lưu trữ... Câu 3: (1,0 điểm) Hãy nêu hai chức năng chính của hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Câu 4: (1,5 điểm) Chọn một chức năng chính để ghép một đối tượng trong MS Access. Đối tượng Chức năng a. Table b. Query c. Form d. Report 1. Giúp nhập thông tin thuận tiện. 2. Lưu dữ liệu. 3. Kết xuất thông tin từ Table và Query. 4. Là đối tượng cơ sở chứa thông tin về một chủ thể xác định. 5. Tạo bảng mới từ các bảng đã có. 6. Giúp hiển thị thông tin thuận tiện. 7. Định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra. Câu 5: (1,0 điểm) Điền các bước để thực hiện các thao tác sau: Tên thao tác Các bước thực hiện Trong một cơ sở dữ liệu, tạo cấu trúc một bảng mới. Bấm đúp chuột vào Creat Table in design view Lưu cấu trúc bảng Xóa bảng Câu 6: (1,5 điểm) Hãy điền các chức năng tương ứng với các nút lệnh dưới đây: TT Nút lệnh Chức năng 1 2 3 4 5 Câu 7: (2,0 điểm) Hãy điền tiếp các bước để hoàn thành các thao tác Tên thao tác Các bước để thực hiện Thiết lập liên kết Tool ® Relationship ... hoặc bấm chuột vào nút lệnh ... Chọn các bảng Chọn bảng và bấm chuột vào nút Add ... Sửa lại liên kết Bấm đúp chuột vào đường liên kết ... Lưu lại liên kết ... BÀI TẬP CHƯƠNG IV 1. Câu hỏi 1, sách giáo khoa, trang 102. Thực hiện: - Giáo viên: Hãy nêu sự khác nhau giữa hệ cơ sở dữ liệu tập trung và cơ sở dữ liệu phân tán. - Học sinh: hệ cơ sở dữ liệu tập trung thì dữ liệu được lưu trữ và quản trị tại một vị trí duy nhất, ngược lại là phân tán. 2. Câu hỏi 2, sách giáo khoa, trang 102. Thực hiện: - Giáo viên: Giải thích tại sao chi phí phần cứng trong hệ cơ sở dữ liệu khách-chủ giảm. - Học sinh: Vì không phải toàn bộ dung lượng dữ liệu được truyền đi mà đã được xử lí và trích chọn. Cả máy chủ và máy khách đều tham gia vào quá trình xử lí dữ liệu. 3. Câu hỏi 3, sách giáo khoa, trang 102. Thực hiện: - Giáo viên: Vì sao nói hiệu năng hệ thống của hệ cơ sở dữ liệu phân tán được nâng cao. - Học sinh: Vì các hệ cơ sở dữ liệu được phân tán trên các trạm có thể thực hiện song song nên tốc độ truy cập vào dữ liệu nhanh hơn so với hệ cơ sở dữ liệu tập trung. 4. Câu hỏi 1, 2, sách giáo khoa, trang 106. Thực hiện: - Giáo viên: Nêu các giải pháp bảo mật chủ yếu. - Học sinh: - Giáo viên: Với vị trí người dùng, em có thể làm gì để bảo vệ hệ thống khi khai thác cơ sở dữ liệu. - Học sinh: + Tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định bảo mật hệ thống và vận động người khác cùng thực hiện. + Tuân thủ các quy định bảo mật như: không lấy cắp mật khẩu, không phát tán virus, định kì đổi mật khẩu... 5. Câu hỏi 3, sách giáo khoa, trang 106. Thực hiện: - Giáo viên: Em hãy cho biết: biên bản hệ thống dùng để làm gì? - Học sinh: + Ghi lại số lần truy cập vào hệ thống. + Ghi lại thông tin về một số lần truy cập cuối cùng. + Mục đích nhằm truy lại khi cần thiết. - Giáo viên: Yêu cầu học sinh chỉ ra một số ví dụ thực tế về các hệ cơ sở dữ liệu có ghi biên bản hệ thống để giúp các em hiểu thêm về vấn đề. Kết quả: - Học sinh hiểu được ý nghĩa của biên bản hệ thống; biết được trong các hệ cơ sở dữ liệu quan trọng luôn tồn tại biên bản hệ thống. 6. Câu hỏi 4, sách giáo khoa, trang 106. Thực hiện: - Giáo viên: Em hãy nêu ví dụ để giải thích lí do cần phải thường xuyên thay đổi tham số của hệ thống bảo vệ. - Học sinh: + Nếu không thay đổi tham số bảo vệ thì sớm hay muộn các thông tin của cơ sở dữ liệu cũng sẽ thành phổ biến và không còn có tác dụng bảo vệ. Chẳng hạn, khi người quản trị hệ thống chuyển qua đơn vị khác thì phải thay đổi toàn bộ mật khẩu của hệ thống. + Các chương trình tin tặc cũng có thể dò tìm mật khẩu bảo vệ. Việc thay đổi định kì sẽ làm cho việc dò tìm trở nên khó khăn hơn. - Giáo viên: Đưa thêm một số ví dụ khác để học sinh hiểu thêm. ÔN TẬP CUỐI NĂM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được toàn bộ kiến thức đã được học: các khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu, hệ cơ sở dữ liệu quan hệ, hệ quản trị cơ sở dữ liệu MicroSoft Access, một số kiến trúc hệ cơ sở dữ liệu và bảo mật hệ cơ sở dữ liệu. 2. Kĩ năng: - Thao tác được trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Máy vi tính, máy chiếu để giới thiệu ví dụ minh họa, các bảng dữ liệu, các bảng mô tả cấu trúc table. - Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 1. Nhắc lại kiến thức đã được học. a. Mục tiêu: - Học sinh nắm chắc tất cả các kiến thức cơ bản đã được học. b. Các bước tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Đặt câu hỏi để giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã được học. - Kể tên các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức. - Trình bày khái niệm: cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, hệ cơ sở dữ liệu. - Kể tên các mức thể hiện của cơ sở dữ liệu. - Kể tên các yêu cầu cơ bản của hệ cơ sở dữ liệu. - Có những vai trò nào của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu. - Nêu các bước khi xây dựng cơ sở dữ liệu. - Trình bày khái niệm: mô hình dữ liệu, cơ sở dữ liệu quan hệ, hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. - Trình bày khái niệm về khóa trong cơ sở dữ liệu quan hệ. - Thế nào là hệ cơ sở dữ liệu tập trung, hệ cơ sở dữ liệu phân tán. - Có những giải pháp bảo mật thông tin nào? Theo em giải pháp nào cần quan tâm nhất? - Theo dõi các câu hỏi của giáo viên và suy nghĩ trả lời. + Tạo lập hồ sơ. + Cập nhật hồ sơ. + Khai thác hồ sơ. - Các khái niệm. + Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu về một tổ chức nào đó được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng. + Phần mềm cung cấp môi trường để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của cơ sở dữ liệu được gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu. + Hệ cơ sở dữ liệu là một cơ sở dữ liệu cùng với hệ quản trị cơ sở dữ liệu quản trị và khai thác cơ sở dữ liệu đó. - Các mức thể hiện: + Mức vật lí. + Mức khái niệm. + Mức khung nhìn. - Các yêu cầu cơ bản: + Tính cấu trúc. + Tính toàn vẹn. + Tính nhất quán. + Tính an toàn và bảo mật. + Tính độc lập. + Không dư thừa dữ liệu. - Ba vai trò. + Người quản trị cơ sở dữ liệu. + Người lập trình ứng dụng. + Người dùng. - Có thể chia thành 3 bước. + Khảo sát. + Thiết kế. + Kiểm thử. - Các khái niệm. + Mô hình dữ liệu là một tập khái niệm dùng để mô tả cấu trúc dữ liệu, các thao tác dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu của một cơ sở dữ liệu. + Cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên mô hình dữ liệu quan hệ được gọi là cơ sở dữ liệu quan hệ. + Hệ quản trị dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu quan hệ gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. - Khóa của một bảng là một tập ít nhất các thuộc tính sao cho không có hai bộ nào trên bảng có giá trị bằng nhau trên các thuộc tính đó. - Kiến trúc tập trung: toàn bộ dữ liệu được lưu trữ tập trung tại một máy hoặc một dàn máy. Người dùng có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu thông qua các phương tiện truyền thông dữ liệu - Kiến trúc phân tán: dữ liệu đặt ở nhiều nơi. Người dùng có thể truy cập dữ liệu từ xa. - Các giải pháp bảo mật: + Xây dựng các chính sách và ý thức. + Phân quyền truy cập. + Nhận dạng người dùng. + Mã hóa thông tin và nén dữ liệu. + Lưu biên bản hệ thống. 2. Rèn luyện kĩ năng thao tác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access. a. Mục tiêu: - Học sinh tạo được cơ sở dữ liệu, lập được bảng, nhập được dữ liệu, khai thác dữ liệu theo yêu cầu. b. Nội dung: 1- Trong MS Access, hãy tạo một bảng diem_tin dùng để lưu trữ và tính điểm môn tin học trong học kì 1 có cấu trúc như sau: Tên trường Kiểu trường Độ rộng khuôn dạng số chữ số tp Mahs Text 6 Hoten Text 35 kt_mieng number double fixed 0 heso1_1 number double fixed 0 heso1_2 number double fixed 0 heso2_1 number double fixed 0 heso2_2 number double fixed 0 kiemtrahk number double fixed 1 2- Nhập dữ liệu đủ 8 trường cho 5 học sinh. Mahs Họ tên Miệng HS1_1 HS1_2 HS2_1 HS2_2 KTHK 1 Lê Nam 8 8 9 7 6 9.0 2 Hoàng Hà 8 7 9 9 8 9.5 3 Trần Minh 6 7 8 9 8 7.0 4 Nguyễn Y 9 9 7 8 5 8.0 5 Lâm Yến 9 7 4 3 8 5.5 3- Trong chế độ thiết kế, hãy tạo mẫu hỏi Tong_ket có đủ 8 trường và thêm 2 trường sau: tbkiemtra:round(([kt_mieng]+[heso1_1]+[heso1_2]+([heso2_1]+[heso2_2])*2)/7,1) tbm_hk1:round(([tbkiemtra]*2+[kiemtrahk])/3,1) 4- Thực hiện mẫu hỏi Tong_ket và lưu kết quả. - Tạo báo cáo hiển thị tất cả các thông tin trên mẫu hỏi. c. Các bước tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Giới thiệu cấu trúc bảng diem_tin lên màn hình máy chiếu. - Nêu yêu cầu: Tạo bảng diem_tin - Giới thiệu dữ liệu cần nhập lên màn hình. - Yêu cầu học sinh nhập dữ liệu đúng như trên bảng để dễ dàng đối chiếu kết quả. - Yêu cầu học sinh tạo mẫu hỏi và thực hiện mẫu hỏi. - Lưu mẫu hỏi. - Thêm cột cho mẫu hỏi. - Thực hiện mẫu hỏi. - Chiếu kết quả cần đạt được lên màn hình, yêu cầu học sinh đối chiếu. - Kiểm tra kết quả của những học sinh hoàn thành. - Yêu cầu tạo báo cáo. - Lưu báo cáo. - Chiếu kết quả cần đạt được lên màn hình. - Yêu cầu học sinh sửa lại báo cáo để có giao diện tiếng Việt. - Yêu cầu học sinh thực hiện báo cáo và đối chiếu kết quả. - Đề nghị những học sinh đã có kết quả đúng giúp đỡ các học sinh chưa hoàn thành. - Yêu cầu thêm đối với học sinh đã hoàn thành: Kẻ khung cho báo cáo. - Quan sát cấu trúc để định hướng nhiệm vụ phải thực hiện. - Tạo bảng: + Khởi động MS Access + Chọn File → New... + Chọn BlankDatabase, xuất hiện của sổ, nhập tên cơ sở dữ liệu diem_tin + Chọn đối tượng Table. + Bấm đúp chuột vào Creat table in Design view. + Nhập tên trường, kiểu trường, độ rộng, khuôn dạng và số chữ số thập phân để có được như sau: + Bấm chuột nút , nhập tên bảng là diem_tin và chọn nút lệnh OK để lưu. - Nhập dữ liệu theo yêu cầu của giáo viên. + Bấm chuột vào công cụ để chuyển sang chế độ trang dữ liệu và thực hiện nhập số liệu. - Tạo mẫu hỏi. + Trên của sổ cơ sở dữ liệu, chọn đối tượng Queries. + Bấm đúp chuột vào Creat query by using wizard. + Bấm đúp chuột lần lượt vào tất cả tên từng trường ở mục Available Fields, chọn Next. Xuất hiện của sổ. + Chọn Detail, chọn Next. + Nhập tên cho mẫu hỏi là Diem_tin + Chọn Modify the query design. + Chọn Finish. + Đưa con trỏ về hai cột cuối và nhập hai công thức như đề bài. + Bấm chuột vào công cụ để thực hiện mẫu hỏi. + Thông báo kết quả và đối chứng kết quả. - Tạo báo cáo. + Chọn đối tượng Report trên cửa sổ cơ sở dữ liệu Diem_tin. + Bấm đúp chuột vào Creat report by using wizard. + Chọn query diem_tin ở mục Table/Queries. + Bấm đúp lần lượt vào tên tất cả các trường trong mục Available. + Chọn Next 5 lần. Xuất hiệ cửa sổ. + Nhập tên cho báo cáo: Re_diem_tin + Chọn Modify the report's design. + Chọn Finish. - Điều chỉnh báo cáo + Bấm chuột vào các label trên báo cáo và gõ lại bằng tiếng Việt. - Thực hiện báo cáo: + Bấm chuột vào công cụ + Đối chiếu với kết quả của giáo viên. BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM (Kiểm tra viết) I - Mục tiêu Đánh giá kiến thức kĩ năng của hoc sinh trong suốt năm học lớp 12. Lấy điểm kiểm tra học kì II để tổng kết điểm năm học. II - Yêu cầu của đề - Học sinh biết các chức năng của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. - Học sinh biết các bước thực hiện để sắp xếp dữ liệu của bảng trong MS Access. - Học sinh chọn đúng trường làm khóa, thiết lập được liên kết và trích rút được thông tin. - Học sinh biết một số ưu điểm cơ bản của kiến trúc phân tán. - Học sinh nhớ tên các giải pháp bảo mật và có thái độ đúng đắn khi sử dụng dữ liệu dùng chung. * Tiến hành sau khi học xong chương IV * Tổ chức kiểm tra tại phòng học. III - Ma trận đề Biết Thông hiểu Vận dụng Hệ QTCSDL Câu 1 Access Câu 2 Câu 2 Cơ sở dữ liệu quan hệ Câu 3 Câu 3 Kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu Câu 4 Bảo mật cơ sở dữ liệu Câu 5 Câu 5 IV - Đề bài Câu 1: (2,0 điểm) Hãy nêu các chức năng của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Câu 2: (2,0 điểm) Xét bảng HD_LOP được xậy dựng trong MS Access có dạng sau: TT Họ và tên Giới tính Ngày sinh 1 Đậu Thành Nam Nam 12/11/90 2 Lương Duy Bằng Nam 21/03/91 3 Nguyễn Y Vân Nữ 20/11/90 4 Vũ Như Cẩn Nam 22/12/90 5 Lê Khôi Đổng Nam 08/03/91 6 Nguyễn Thị Lan Hường Nữ 20/10/90 Hãy nêu các bước cần thực hiện để thu được bảng có dạng sau: TT Họ và tên Giới tính Ngày sinh 1 Đậu Thành Nam Nam 12/11/90 2 Lương Duy Bằng Nam 21/03/91 3 Nguyễn Y Vân Nữ 20/11/90 4 Vũ Như Cẩn Nam 22/12/90 5 Lê Khôi Đổng Nam 08/03/91 6 Nguyễn Thị Lan Hường Nữ 20/10/90 Câu 3: (2,0 điểm) Trong cơ sở dữ liệu quan hệ, cho ba quan hệ sau: Bảng Thi_sinh STT SBD Họ tên thí sinh Ngày sinh Trường 1 HA10 Đỗ Hà Anh 02/01/90 Lê Hồng Phong 2 HA11 Lê Như Bình 21/11/90 Phan Chu Trinh 3 HA12 Trần Thu Cúc 14/05/91 Phan Chu Trinh 4 HA14 Nguyễn Anh Quân 29/11/90 Lê Hồng Phong ... ... ... ... ... Bảng Danh_phach STT SBD Phách 1 HA10 s28 2 HA11 s27 3 HA12 s26 4 HA14 s25 ... ... ... Bảng Diem_thi STT Phách Điểm 1 HA10 9 2 HA11 6 3 HA12 8 4 HA14 10 ... ... ... Hãy chỉ ra tất cả các thông tin về các thí sinh có số báo danh HA10 và HA12. Câu 4: (2,0 điểm) Hãy trình bày những ưu điểm cơ bản của kiến trúc phân tán. Câu 5: (2,0 điểm) Kể tên các giải pháp bảo mật thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu. Trong khả năng của mình, em phải làm gì để bảo mật thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDownload Giáo án tin học 12, Đề kiểm tra học kì 1 và học kì 2, soạn theo quan điểm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh.doc