Giáo án tin học 12 - Bài tập chương II

15. Câu hỏi 4, sách giáo khoa, trang 68.

Thực hiện:

- Giáo viên: Giới thiệu bảng hoc_sinh trong cơ sở dữ liệu quanli_hs, yêu cầu học sinh lọc ra những học sinh nữ, sinh ngày 01/09/1991. Sau đó yêu cầu tạo mẫu hỏi chọn những học sinh thỏa mãn hai điều kiện trên.

- Học sinh: thực hiện theo yêu cầu.

- Giáo viên: Em hãy cho biết bộ lọc trong bảng khác điều kiện chọn trong mẫu hỏi như thế nào?

- Học sinh: Bộ lọc trong bảng là những hằng, điều kiện chọn trong mẫu hỏi là một biết thức logic, biểu thức quan hệ hoặc biểu thức số học.

- Giáo viên: Giới thiệu thêm một số bài toán tương tự.

Kết quả:

- Học sinh biết được một số khác nhau giữa bộ lọc trong bảng và điều kiện chọn trong mẫu hỏi; biết sử dụng đúng trong tình huống cụ thể.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 34988 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tin học 12 - Bài tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CHƯƠNG II I. MỤC TIÊU - Củng cố lại kiến thức đã học trong chương II cho học sinh thông qua việc trả lời các câu hỏi và làm bài tập. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập trong sách giáo khoa. - Máy tính, máy chiếu để thực hiện mẫu. III. MỘT SỐ GỢI Ý CỤ THỂ 1. Câu hỏi 1, 2, sách giáo khoa, trang 33. Thực hiện : - Giáo viên: Hãy kể tên các chức năng của Access và các loại đối tượng chính trong Access. - Học sinh: + Các chức năng: Thiết kế bảng, thiết lập mối liên kết giữa các bảng, lưu trữ, cập nhật và kết xuất thông tin. + Các đối tượng chính trong Access: Bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo. Kết quả: - Học sinh biết Access có các chức năng chính: tạo bảng, thiết lập liên kết giữa các bảng, lưu trữ, cập nhật và kết xuất thông tin; biết Access có các đối tượng bảng, mẫu hỏi, báo cáo. 2. Câu hỏi 3, sách giáo khoa, trang 33. Thực hiện: - Giáo viên: Trong Access, có những chế độ nào làm việc với các đối tượng. - Học sinh: Có hai chế độ: chế độ thiết kế, chế độ trang dữ liệu. Riêng biểu mẫu, có thêm chế độ biểu mẫu. 3. Câu hỏi 4, 5, sách giáo khoa, trang 33. Thực hiện: - Giáo viên: Hãy nêu các cách khởi động và kết thúc Access. - Giáo viên: Gọi học sinh thực hiện các cách khởi động và kết thúc trên máy. Sau đó tổng hợp lại cho cả lớp một số cách. - Học sinh: Thực hiện trên máy theo yêu cầu của giáo viên. Mỗi học sinh trình bày một cách. - Giáo viên: Hãy trình bày các cách tạo một đối tượng. Kết quả: - Học sinh biết được một số cách để khởi động, kết thúc Access; biết một số cách để tạo một đối tượng trong Access. Đồng thời thực hiện được một cách thông dụng nhất. 4. Câu hỏi 2, sách giáo khoa, trang 39. Thực hiện: - Giáo viên: Trong quản lí học sinh dự kì thi tốt nghiệp, theo em có thể khai báo kiểu dữ liệu gì cho mỗi thuộc tính sau đây. + Số báo danh + Họ và tên + Ngày sinh + Điểm số. - Học sinh: + Số báo danh: Number + Họ và tên: Text + Ngày sinh: Date/time + Điểm số: Number - Giáo viên : Thuộc tính Số báo danh, điểm số có thể chọn kiểu Text được không? - Học sinh: Có thể được. Kết quả: - Học sinh nhớ các kiểu dữ liệu trong Access và biết chọn kiểu dữ liệu phù hợp cho từng thuộc tính 5. Câu hỏi 3, sách giáo khoa, trang 39. Thực hiện - Giáo viên: Hãy nêu các bước chỉ định khóa chính cho bảng dữ liệu ở câu 2 - Học sinh: + Chọn trường Số báo danh. + Chọn lệnh Edit ® Primary Key. - Giáo viên: Chính xác hóa lại các bước cho cả lớp. Kết quả: - Học sinh biết các bước thực hiện, một số học sinh có thể thực hiện được trên máy 6. Câu hỏi 5, sách giáo khoa, trang 39. Thực hiện: - Giáo viên: Hãy liệt kê các thao tác có thể thực hiện trong chế độ thiết kế bảng. - Học sinh: Tạo cấu trúc bảng, thiết lập các tính chất của trường, chỉ định khóa chính, lưu cấu trúc bảng, thay đổi thứ tự của trường, thêm trường, xóa trường, thay đổi khóa chính, xóa bảng, đổi tên bảng. 7. Câu hỏi 1, sách giáo khoa, trang 47. Thực hiện: - Giáo viên: Hãy liệt kê các thao tác cơ bản khi làm việc với bảng. - Học sinh: + Cập nhật dữ liệu: thêm, chỉnh sửa nội dung bản ghi, xóa bản ghi. + Sắp xếp và lọc dữ liệu. + Tìm kiếm đơn giản. + In dữ liệu. 8. Câu hỏi 2, sách giáo khoa, trang 47. Thực hiện: - Giáo viên: Trong bảng hoc_sinh (sách giáo khoa, trang 42, hình 24), em hãy chỉ ra các bước để sắp xếp các bản ghi tăng dần theo trường To. - Giáo viên: Gọi học sinh lên thực hiện trên máy và tự nêu các bước thực hiện. - Học sinh: Thực hiện trên máy và nêu thứ tự các bước + Mở bảng. + Bấm chuột vào phía trên tiêu đề cột To. + Bấm chuột vào nút 9. Câu hỏi 3, sách giáo khoa, trang 47. Thực hiện: - Giáo viên: Trong bảng hoc_sinh (sách giáo khoa, trang 42, hình 24), em hãy chỉ ra các bước để lọc ra các học sinh nữ, sinh ngày 01/09/1991. - Giáo viên: Gọi học sinh lên thực hiện trên máy và tự nêu các bước thực hiện. - Học sinh: Thực hiện trên máy và nêu thứ tự các bước + Mở bảng. + Bấm chuột vào nút + Trong cửa sổ Filter by form, nhập "Nữ" trong cột GT và nhập >#01/09/1991# trong cột ngsinh. + Bấm chuột vào nút 10. Câu hỏi 1, sách giáo khoa, trang 54. Thực hiện: - Giáo viên: Em hãy phân biệt chế độ thiết kế và chế độ biểu mẫu của biểu mẫu. - Học sinh: + Chế độ biểu mẫu: cho phép nhập, xem, sửa bản ghi. + Chế độ thiết kế: cho phép tạo sửa cấu trúc của biểu mẫu. Kết quả : - Học sinh biết được: chế độ biểu mẫu cho phép ta làm việc với nội dung dữ liệu còn chế độ thiết kế cho phép ta làm việc với cấu trúc biểu mẫu. 11. Thực hiện câu hỏi 2, 3, sách giáo khoa, trang 54. Thực hiện: - Giáo viên: Hãy nêu thứ tự các bước tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ. - Giáo viên: Giới thiệu một cơ sở dữ liệu trong đó có một bảng học_sinh. Gọi học sinh lên thực hiện tạo biểu mẫu trên máy. - Học sinh: + Trong cửa sổ cơ sở dữ liệu chọn đối tượng form. + Bấm đúp chuột vào Creat form by using wizard. Chọn bảng hoc_sinh từ ô Tables/Queries. Chọn các trường đưa vào biểu mẫu từ ô Availble Fields. Bấm chuột next để tiếp tục. + Chọn bố cục columnar, kiểu dáng của biểu mẫu standard, nhập tên biểu mẫu: Thông Tin Học Sinh. + Chọn Modify the form's design để chuyển sang chế độ thiết kế. + Chọn nút Finish. - Giáo viên: Khái quát thành các bước. Kết quả: - Học sinh biết các bước tạo biểu mẫu cho bảng Hoc_sinh. Một số học sinh thực hiện được việc tạo biêu mẫu. 12. Câu hỏi 1, sách giáo khoa, trang 68. Thực hiện: - Giáo viên: Em biết gì về mẫu hỏi? Hãy nêu các ứng dụng của mẫu hỏi. - Học sinh : + Mẫu hỏi là một đối tượng trong Access dùng để sắp xếp, tìm kiếm dữ liệu từ nhiều bảng và mẫu hỏi khác. + Mẫu hỏi thường được sử dụng để: Sắp xếp các bản ghi; Chọn các bản ghi thỏa mãn các điều kiện cho trước; Chọn các trường để hiển thị; Thực hiện tính toán trên các trường; Tổng hợp, hiển thị thông tin từ nhiều bảng và mẫu hỏi. 13. Câu hỏi 2, sách giáo khoa, trang 68. Thực hiện: - Giáo viên: Em hãy liệt kê thứ tự các bước cần thực hiện khi tạo mẫu hỏi. - Giáo viên: Giới thiệu một cơ sở dữ liệu Hoc_sinh có một số bảng đã có dữ liệu. Yêu cầu học sinh tạo một mẫu hỏi trên các bảng của cơ sở dữ liệu. - Học sinh: + Chọn bảng, mẫu hỏi làm nguồn dữ liệu. + Tạo lập quan hệ giữa các bảng (hoặc mẫu hỏi). + Chọn các trường cần hiển thị. + Thêm các trường mới (nếu cần). + Đưa vào các trường dùng để sắp xếp các bản ghi trong mẫu hỏi. + Đưa vào các điều kiện tìm kiếm, lọc, gộp nhóm. 14. Câu hỏi 3, 5 sách giáo khoa, trang 68. Thực hiện: - Giáo viên: Em hãy cho một ví dụ về biểu thức trong Access. Chọn một ví dụ minh họa sự cần thiết của trường tính toán. - Học sinh: + Biểu thức số học cho các trường tính toán: TBC: ([toan]+ [li]+[hoa]+[van]+[tin])/5 + Biểu thức logic thiết lập điều kiện lọc: [gt]="Nữ" and [to] = 1. - Giáo viên: Yêu cầu học sinh thực hiện một mẫu hỏi có sự tính toán. - Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Kết quả : - Học sinh Biết một số biểu thức trong Access và thấy được sự cần thiết của trường tính toán. 15. Câu hỏi 4, sách giáo khoa, trang 68. Thực hiện: - Giáo viên: Giới thiệu bảng hoc_sinh trong cơ sở dữ liệu quanli_hs, yêu cầu học sinh lọc ra những học sinh nữ, sinh ngày 01/09/1991. Sau đó yêu cầu tạo mẫu hỏi chọn những học sinh thỏa mãn hai điều kiện trên. - Học sinh: thực hiện theo yêu cầu. - Giáo viên: Em hãy cho biết bộ lọc trong bảng khác điều kiện chọn trong mẫu hỏi như thế nào? - Học sinh: Bộ lọc trong bảng là những hằng, điều kiện chọn trong mẫu hỏi là một biết thức logic, biểu thức quan hệ hoặc biểu thức số học. - Giáo viên: Giới thiệu thêm một số bài toán tương tự. Kết quả: - Học sinh biết được một số khác nhau giữa bộ lọc trong bảng và điều kiện chọn trong mẫu hỏi; biết sử dụng đúng trong tình huống cụ thể. 16. Câu hỏi 1, sách giáo khoa, trang 74. Thực hiện: - Giáo viên: Em hãy nêu những ưu điểm của báo cáo. - Học sinh : + Có thể so sánh, tổng hợp và tính tổng theo nhóm các tập hợp dữ liệu lớn. + Có thể tạo được các mẫu in có tính thẩm mĩ cao. 17. Câu hỏi 2, sách giáo khoa, trang 74. Thực hiện: - Giáo viên: Với cơ sở dữ liệu quanli_hs, trước khi tạo báo cáo thống kê học sinh có điểm trung bình môn học từ 8,5 trở lên theo tổ, em hãy nêu các câu hỏi và câu trả lời tương ứng. - Giáo viên: Giới thiệu bảng câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi đó. Câu hỏi Trả lời Báo cáo tạo ra với mục đích gì? Thống kê học sinh có điểm trung bình môn Tin học >=8.5 Dữ liệu từ những bảng, mẫu hỏi nào sẽ được đưa vào báo cáo? Bảng Hoc_sinh, các trường: maso, hodem, ten, to, tin Chọn trường nào để gộp nhóm? Chọn trường To (phân nhóm theo đơn vị tổ học sinh) Sắp xếp dữ liệu theo trường nào? Sắp tăng hay giảm? Sắp xếp theo trường diem Sắp xếp giảm dần Bố trí các trường trong báo cáo như thế nào? Layout: Stepped Style: Compact BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT (Thực hành) I - Mục tiêu Đánh giá kĩ năng làm việc với hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS. Access. Làm căn cứ để điều chỉnh quá trình dạy học trong thời gian tiếp theo. Lấy điểm kiểm tra một tiết học kì I. II - Yêu cầu của đề - Học sinh khởi động và thoát được MS Access. - Học sinh tạo được cơ sở dữ liệu mới, lưu cơ sở dữ liệu. - Học sinh tạo được cấu trúc bảng, chọn được khóa chính, nhập được dữ liệu cho bảng. - Biết tìm kiếm đơn giản trên cơ sở dữ liệu. - Tạo được báo cáo đơn giản trên dữ liệu đã có. * Tiến hành sau khi học xong bài: Báo cáo (chương II) * Tổ chức thực hành trên phòng máy. III - Ma trận đề Biết Thông hiểu Vận dụng Khởi động Access Câu 1 Làm việc với cấu trúc bảng Câu 2 Các thao tác cơ bản trên bảng Câu 3 Câu 4 Câu 3 Câu 4 Làm việc với báo cáo Câu 5 Câu 5 IV - Đề bài Câu 1: (1 điểm) Hãy khởi động MS Access và tạo một cơ sở dữ liệu có tên là ban_hang.mdb Câu 2: (2 điểm) Tạo một bảng có cấu trúc được mô tả như sau để quản lý những mặt hàng trong kho. STT Tên trường Kiểu trường Độ rộng Mô tả 1 Maso Text Mã số 2 Tenmh Text Tên mặt hàng 3 Ngaynhap Date/time Ngày nhập 3 Soluong Number Số lượng 4 Gianhap Number Giá nhập 5 Giaxuat Number Giá xuất Chọn trường Mamh làm khóa chính Câu 3: (2 điểm) Nhập dữ liệu ít nhất 10 bản ghi. Câu 4: (3 điểm) Thực hiện các thống kê sau: a- Hiển thị danh sách các mặt hàng được nhập về trong một ngày nào đó. b- Mặt hàng nào có hiệu số Giá xuất - Giá nhập cao nhất. Câu 5: (2 điểm) Tạo báo cáo liệt kê tất cả tên và số lượng các mặt hàng còn có trong kho cùng với hiệu số Giá xuất - Giá nhập. Ví dụ về kết quả: THỐNG KÊ ĐỊNH KÌ Mã số Tên mặt hàng Số lượng Lãi thành phần M1 Xi măng 50 5000 M2 Sắt 30 20000 M3 Ngói 5000 300 M4 Gạch 2000 200 V - Hướng dẫn chấm Giáo viên ra đề và quy định thời gian hoàn thành đến câu 4a, câu 4b, và câu 5: Câu 4a (phút thứ 30); Câu 4b (phút thứ 35); Câu 5 (phút thứ 45) Giáo viên theo dõi và chấm bài học sinh trong suốt thời gian học sinh thực hành để đánh giá toàn bộ quá trình làm việc của học sinh. BÀI TẬP CHƯƠNG III 1. Câu hỏi 1, sách giáo khoa, trang 87. Thực hiện: - Giáo viên: Khi xét một mô hình dữ liệu ta cần quan tâm những yếu tố nào? - Học sinh: + Cấu trúc dữ liệu. + Các thao tác, các phép toán trên dữ liệu. + Các ràng buộc dữ liệu. 2. Câu hỏi 2, sách giáo khoa, trang 87. Thực hiện: - Giáo viên: Hãy nêu các khái niệm cơ bản mà em biết về cơ sở dữ liệu quan hệ. - Học sinh: + Cơ sở dữ liệu quan hệ + Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ + Khóa + Khóa chính + Liên kết. 3. Câu hỏi 3, sách giáo khoa, trang 87. Thực hiện: - Giáo viên: Những tiêu chí nào giúp ta chọn khóa chính của bảng? Hãy cho ví dụ và giải thích? - Học sinh: Phải thỏa mãn đồng thời cả hai tiêu chí: + Phải là khóa. + Có ít thuộc tính nhất. - Giáo viên: Giới thiệu một bảng có hai khóa, yêu cầu xác định khóa chính. 4. Câu hỏi 1, sách giáo khoa, trang 94. Thực hiện: - Giáo viên: Nêu một công việc có thể dùng máy tính để quản lí. - Học sinh: Công an cần cơ sở dữ liệu để quản lí hồ sơ đăng kí xe máy, ô tô để có thể nhanh chóng tìm ra chủ phương tiện khi cần thiết. - Giáo viên: Yêu cầu học sinh tìm thêm một số ví dụ khác. 5. Câu hỏi 2, sách giáo khoa, trang 94. Thực hiện: - Giáo viên: Trong bài toán trên, hãy cho biết đối tượng cần quản lí và thông tin cần lưu trữ. - Học sinh: + Đối tượng cần quản lí là hồ sơ đăng kí xe + Thông tin cần quản lí là: mã số thẻ, tên chủ xe, địa chỉ, số máy, số khung, nhãn hiệu, dung tích, loại xe, màu sơn, số người được phép chở, biển số đăng kí, ngày đăng kí. 6. Câu hỏi 3, 4, sách giáo khoa, trang 94. Thực hiện: - Giáo viên: Khi nào thông tin trong cơ sở dữ liệu nói trên được cập nhật? và cập nhật những gì? - Học sinh: Khi có người đăng kí sử dụng xe, chuyển đổi người sử dụng xe, thay đổi số xe... và tương ứng các thông tin được cập nhật: toàn bộ thông tin, thay đổi tên người sử dụng, thay đổi số xe sử dụng... - Giáo viên: Khi nào cần kết xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu trên và những thông tin nào được kết xuất. - Học sinh: Khi được báo tin mất xe, khi có tai nạn giao thông, khi cấp trên yêu cầu thống kê... Cho học sinh thảo luận để xây dựng các mẫu báo cáo tương ứng với các hoạt động kết xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu. - Giáo viên: Cho một số ví dụ về truy vấn phục vụ cho việc kết xuất thông tin. - Học sinh: Liệt kê những xe Yamaha nữ màu sơn đen bạc có 2 kí tự đầu trong số đăng kí là K5. BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT (Kiểm tra viết) I - Mục tiêu Đánh giá kiến thức của hoc sinh về hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Làm căn cứ để điều chỉnh quá trình dạy học trong thời gian tiếp theo. Lấy điểm kiểm tra một tiết của học kì II. II - Yêu cầu của đề - Học sinh biết các đặc trưng của mô hình quan hệ. - Học sinh biết các công việc cần thực hiện khi tạo một bảng trong cơ sở dữ liệu quan hệ. - Học sinh hiểu các đặc trưng của một quan hệ trong cơ sở dữ liệu. - Chỉ ra được các trường dùng để làm khóa chính của một quan hệ. * Tiến hành sau khi học xong chương III * Tổ chức kiểm tra tại phòng học. III - Ma trận đề Biết Thông hiểu Vận dụng Đặc trưng của mô hình quan hệ. Câu 1 Các thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ. Câu 2 Câu 3 Khóa Câu 4 Câu 5 IV - Đề bài Câu 1: (1,0 điểm) Hãy điền các thuật ngữ tương ứng với các thuật ngữ đã được học trong MS Access. Thuật ngữ trong MS Access Thuật ngữ trong Hệ QTCSDLQH Bảng Cột Dòng Câu 2: (2,0 điểm) Hãy nêu các công việc cần thực hiện khi tạo một bảng trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Câu 3:(3,0 điểm) Với các bảng được cho dưới đây. Hãy xác định bảng nào không phải là một quan hệ? giải thích? a - ms sách ngày mượn ngày trả TO-012 TN-102 02/02/90 03/02/90 05/02/90 08/02/90 TN-103 03/03/90 09/03/90 TN-101 04/03/90 06/03/90 ... ... ... b - ms sách ngày mượn ngày trả TO-012 02/02/90 06/03/90 TN-103 03/03/90 09/03/90 TN-101 03/03/90 06/03/90 ... ... ... c - ms sách Ngày mượn-trả ngày mượn ngày trả TO-012 02/02/90 05/02/90 TN-103 03/03/90 09/03/90 TN-101 04/03/90 06/03/90 ... ... ... Cầu 4: (2,0 điểm) Trong mô hình dữ liệu quan hệ, khóa là gì? Tại sao phải cần có khóa? Câu 5 (2,0 điểm) Với bảng được cho dưới đây, em chọn trường nào làm khóa? giải thích cho sự lựa chọn đó. Mã số Ngày nhập Ngày xuất XM 02/02/90 06/03/90 ST 03/03/90 09/03/90 NG 03/03/90 06/03/90 GA 02/02/90 09/03/90

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDownload Giáo án tin học 12, Đề kiểm tra 45 phút, soạn theo quan điểm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh.doc
Tài liệu liên quan