Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tạo trúc bảng
a. Mục tiêu: HS biết các thao tác để hoàn thiện một cấu trúc bảng.
b. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn
c. Hình thức tổ chức hoạt động: GV thuyết trình, HS thảo luận nhóm trả lời và ghi nhớ.
d. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính và máy chiếu.
e. Sản phẩm: HS tạo được cấu trúc bảng cụ thể.
11 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 12 tiết 8, 9: Cấu trúc bảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§4. CẤU TRÚC BẢNG
Ngày soạn: 8/2018 Số tiết: 2 tiết
Tiết theo phân phối chương trình: 8, 9
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Sau bài học sinh đạt được:
Hiểu được các khái niệm chính trong cấu trúc bảng gồm: trường, bản ghi. kiểu dữ liệu.
Biết khái niệm khoá chính.
Biết các bước để tạo ra cửa sổ cấu trúc bảng và sửa cấu trúc bảng.
2. Kỹ năng:
Biết cách tạo, sửa và lưu cấu trúc bảng.
Thực hiện được việc chỉ định một trường làm khoá chính.
3. Thái độ:
HS hứng thú khi giải quyết một bài toán quản lý trong thực tế bằng một hệ QT CSDL
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Chuẩn bị giáo án, SGK, STK, SBT, máy tính, máy chiếu nếu cần
2. Chuẩn bị của HS:
Chuẩn bị trước bài học ở nhà
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định lớp: (1 phút) và Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
1. Nêu khái niệm Access? Các khả năng chính của Access?
2. Cách khởi động Access? có mấy đối tượng chính trong Access? Kể tên?
2. Đặt vấn đề: Bài trước các em được biết trong các đối tượng của Access Bảng được dùng để lưu trữ dữ liệu, Bảng gồm hàng và cột vậy hàng và cột trong Access được gọi là gì? Cách tạo một bảng để lưu trữ dữ liệu như thế nào?
3. Bài mới
Tiết 8: CẤU TRÚC BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm chính
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được các khái niệm Bản ghi, trường, kiểu dữ liệu, khóa.
b. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn
c. Hình thức tổ chức hoạt động: GV thuyết trình, HS thảo luận trả lời và ghi nhớ.
d. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính và máy chiếu.
e. Sản phẩm: HS nhận dạng được các đối tượng trong bảng với từng bảng cụ thể.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV thuyết trình và chiếu một bảng (Bảng HOC_SINH)như sau:
Stt
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
Điểm Văn
Điểm Toán
Điểm Lí
Điểm Hóa
Điểm Văn
Điểm Tin
1
Nguyển An
12/8/91
Nam
C
7.8
8.2
9.2
7.38.5
2
Trần Văn Giang
21/3/90
Nam
K
5.6
6.7
7.7
7.8
8.3
3
Lê Minh Châu
3/5/91
Nữ
C
9.3
8.5
8.4
6.7
9.1
4
Doãn Thu Cúc
14/2/90
Nữ
K
6.5
7.0
9.1
6.7
8.6
---
50
Hồ Minh hải
30/7/91
Nam
C
7.0
6.6
6,5
6.5
7.8
GV: Hãy nêu các thành phần trong bảng? nhìn vào từng thành phần đó ta biết được thông tin gì?
GV: Các em hãy đưa ra khái niệm về bản ghi và trường tương ứng với hàng và cột.
GV: yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhận dạng ra các trường và bản ghi trong bảng sau: (GV chiếu trên bảng)
GV Vậy các em quan sát trong bảng đó với các cột dữ liệu có giống nhau và chọn kiểu dữ liệu như thế nào cho phù hợp? GV kết hợp chiếu bảng kiểu dữ liệu cho HS quan sát.
GV: Ngoài các khái niệm trên khi làm việc với đối tượng bảng khái niệm khóa chính không thể bỏ qua. Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và cho biết khái niệm khóa chính và chọn khóa chính cho bảng sau:
HS quan sát bảng trên máy chiếu.
HS: suy nghĩ quan sát và trả lời
HS: thảo luận và trả lời
HS: đưa ra khái niệm
HS: Thảo luận và đưa ra câu trả lời theo nhóm.
HS: thảo luận nhóm và trả lời nhận dạng được kiểu dữ liệu thích hợp cho từng trường.
HS: thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời về khóa chính và nhận dạng được khóa chính trong bảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tạo trúc bảng
a. Mục tiêu: HS biết các thao tác để hoàn thiện một cấu trúc bảng.
b. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn
c. Hình thức tổ chức hoạt động: GV thuyết trình, HS thảo luận nhóm trả lời và ghi nhớ.
d. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính và máy chiếu.
e. Sản phẩm: HS tạo được cấu trúc bảng cụ thể.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV thuyết trình Chúng ta đã biết các cách tạo một đối tượng mới trong Access (có 3 cách tạo), song với bảng ta chỉ chủ yếu tạo bảng bằng cách tự thiết kế. (GV chiếu và thực hiện mẫu cho HS quan sát) đồng thời giới thiệu các thành phần trong cửa sổ cấu trúc bảng.
GV: Sau khi tạo xong các trường của bảng chúng ta chọn khóa chính cho bảng, GV chọn khóa chính cho bảng trên máy chiếu.
GV: Việc lưu cấu trúc bảng tương tự như lưu các tệp thông thường. yêu cầu một HS lên thao tác lưu bảng cho cả lớp quan sát.
HS: Quan sát SGK cho biết các bước tạo cấu trúc bảng và quan sát máy chiếu GV thực hiện.
HS: quan sát và ghi nhớ.
HS: suy nghĩ và thực hiện trên máy chiếu.
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức vừa học.
b. Phương pháp: giao nhiệm vụ HS tự nghiên cứu.
c. Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm và thực hiện trên máy chiếu.
d. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính và máy chiếu.
e. Sản phẩm: HS tạo được cấu trúc bảng cụ thể.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV: Chiếu bảng cụ thể để HS quan sát và thảo luận.
HS: suy nghĩ, thảo luận và thực hiện trên máy.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách sửa cấu trúc bảng khi cần thiết.
a. Mục tiêu: HS biết được có thể chỉnh sửa cá thành phần của cấu trúc bảng khi cần thiết và cách chỉnh sửa.
b. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn, trình chiếu, quan sát.
c. Hình thức tổ chức hoạt động: GV thuyết trình, HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận nhóm và ghi nhớ.
d. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính và máy chiếu.
e. Sản phẩm: HS có thể thay đổi được một số thành phần trong cấu trúc bảng cần thiết.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV: Sau khi thiết kế cấu trúc bảng, có trường hợp lại phát hiện thấy cấu trúc chưa hoàn toàn hợp lí, để phù hợp hơn với bài toán quản lí đang xét ta muốn thêm trường, xóa trường, thay đổi tên trường hoặc kiểu dữ liệu của trường, thay đổi lại thứ tự các trường tại thời điểm bất kì nào.
GV: Chia lớp thành các nhóm tự thảo luận và tìm hiểu về các thao tác Thay đổi thứ tự các trường, Thêm trường, Xóa trường, Thay đổi khóa chính.
GV: yêu cầu các nhóm thao tác trên máy theo yêu cầu.
GV: Sau khi tạo xong nếu bảng không dùng đến ta có thể xóa đi.
GV: hướng dẫn HS thao tác xóa bảng nhưng đặc biệt chú ý khi xóa phải cân nhắc thật kĩ trước khi xóa.
GV: Ta có thể đổi tên bảng sao cho phù hợp và dễ nhớ. GV thao tác trên máy và yêu cầu HS lên thao tác lại.
HS: Lắng nghe
HS thảo luận rồi đưa ra kết quả. Đồng thời thực hiện trực tiếp trên bảng theo yêu cầu của GV.
HS lắng nghe
HS quan sát và ghi nhớ
HS quan sát ghi nhớ và thực hiện theo yêu cầu.
Hoạt động 5: Vận dụng luyện tập
a. Mục tiêu: HS củng cố và luyện tập các kiến thức đã học.
b. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn, trình chiếu, quan sát.
c. Hình thức tổ chức hoạt động: GV thuyết trình, HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận nhóm và ghi nhớ.
d. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính và máy chiếu.
e. Sản phẩm: HS thao tác được thay đổi được một số thành phần trong cấu trúc bảng cần thiết.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV chọn một CSDL có sẵn và cho HS thực hiện các thao tác thay đổi theo yêu cầu theo các nhóm.
GV: quan sát nhận xét cách thực hiện.
HS quan sát, suy nghĩ thảo luận và thực hiện trên máy.
IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5 phút)
Tổng kết: .
- GV nhấn mạnh lại:
Khái niệm bảng (Bảng gồm các hàng và các cột, là thành phần cơ sở tạo nên CSDL. Các bảng chứa toàn bộ dữ liệu mà người dùng cần để khai thác), các thành phần của bảng;
Khái niệm khóa chính của bảng: là một số tối thiểu các trường, sao cho mỗi bộ giá trị của các trường trong khoá chính sẽ xác định duy nhất một bản ghi.
Các thao tác tạo và thay đổi cấu trúc bảng đền chỉ có thể thực hiện ở chế độ thiết kế bảng.
4.2. Hướng dẫn học tập:
- Các em về nhà học lại bài cũ, làm các bài tập 4, 5, 6 trang 13 trong SGK và đọc trước bài tập và thực hành 2.
NỘI DUNG CÂU HỎI, BÀI TẬP CHỦ ĐỀ BẢNG, TIN HỌC 12
Nội dung 1. Khái niệm chính
Câu ND1.ĐT.NB
Cho bảng dữ liệu sau: em hãy nhận biết các trường, bản ghi, Kiểu dữ liệu của các trường trong bảng, và xác định khóa chính cho bảng đó.
Câu ND1.ĐT.TH
Cho bảng Học sinh gồm các trường sau: SBD, hodem, ten, GT, Ngaysinh, Diachi, Toan, Li, Hoa, Van, Sinh. Em hãy tính ĐTB của mỗi Học sinh. ĐTB có phải trường trong bảng hay không?
Câu ND1. ĐT. VDT
Em hãy chọn kiểu dữ liệu phù hợp cho các trường sau:
Số điện thoại (VD 0975 535 678)
Tiền, đơn giá
Lớp học (VD 12A6)
Nội dung 2: Tạo cấu trúc bảng
Câu ND1.NB
Để tạo ra cửa sổ cấu trúc bảng ta phải thực hiện những công việc gì?
Câu ND2.TH
Sau khi có cửa sổ cấu trúc bảng ta có thể làm gì?
Câu ND2.VDT
Có thể chỉ định 2 trường không liền nhau làm khóa chính được không?
Nội dung 3: Sửa cấu trúc bảng
Câu ND3. NB
Khi nào cần thêm trường mới?
Khi nào cần xóa trường?
Khi nào cần thay đổi khóa chính?
Câu ND3.TH
Có thể xóa hết các trường của bảng được không?
Câu ND3.VDT
Sau khi thay đổi cấu trúc bảng một bạn học sinh vừa thực hiện thì bị mất điện vậy cấu trúc bảng mới cs được lưu hay không?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 4 Cau truc bang_12415182.doc