Gv: các công cụ như thước kẻ, bút, compa giúp em vẽ được các hình toán học chính xác trên giấy, hỗ trợ em trong quá trình giải toán; máy tính cá nhân giúp em làm nhanh các tính toán phức tạp. Một phép tính hay một hình vẽ do các công cụ trên tạo ra chưa phải là một đối tượng toán học mà chúng ta sẽ được học trong phần mềm geogebra. Phép tính, con số, điểm, góc, đoạn thẳng trong geogebra sẽ là những đối tượng toán học theo nghĩa chúng sẽ có các tính chất, thuộc tính và có thể chuyển động được.
Gv: em có hình dung như thế nào về một đối tượng toán học? Hãy trình bày theo sự tưởng tượng của mình.
A. Một cái gì rất kín, không nhìn thấy được, khó hiểu.
B. Một điều gì đó rất cao siêu, kì dị, có nhiều phép lạ.
C. Một cái gì có thể quan sát, sờ, chạm vào được
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Bài 8: Học toán với geogebra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
Tuần dạy:
15
8
Ngày soạn:
Ngày dạy:
210 10/ 2017
12/10/2017
Lớp dạy:
6A5
Bài 8: HỌC TOÁN VỚI GEOGEBRA
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết thao tác với phần mềm Geogebra, hiểu được một số khái niệm ban đầu về đối tượng toán học động.
1.2. Kỹ năng:
- HS biết giải một số bài toán cơ bản số học trong chương trình toán lớp 6.
1.3. Thái độ:
- HS nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: Giáo án, bài giảng actispire, bảng tương tác.
2.2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức:
3.2. Kiểm tra bài cũ: không.
3.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Dẫn dắt (5’)
Gv: các công cụ như thước kẻ, bút, compa giúp em vẽ được các hình toán học chính xác trên giấy, hỗ trợ em trong quá trình giải toán; máy tính cá nhân giúp em làm nhanh các tính toán phức tạp. Một phép tính hay một hình vẽ do các công cụ trên tạo ra chưa phải là một đối tượng toán học mà chúng ta sẽ được học trong phần mềm geogebra. Phép tính, con số, điểm, góc, đoạn thẳng trong geogebra sẽ là những đối tượng toán học theo nghĩa chúng sẽ có các tính chất, thuộc tính và có thể chuyển động được.
Gv: em có hình dung như thế nào về một đối tượng toán học? Hãy trình bày theo sự tưởng tượng của mình.
Một cái gì rất kín, không nhìn thấy được, khó hiểu.
Một điều gì đó rất cao siêu, kì dị, có nhiều phép lạ.
Một cái gì có thể quan sát, sờ, chạm vào được.
Hoạt động 2: Tìm hiểu giao diện của geogebra (10’)
Gv: nhấn đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm geogebra để khởi động. Giao diện chính của phần mềm có dạng: (khởi động)
Gv: màn hình của phần mềm có ba cửa sổ làm việc là: danh sách đối tượng, CAS và vùng làm việc chính.
Gv: em có thể cho ẩn/hiện các cửa sổ bằng cách chọn lệnh tương ứng trong bảng chọn hiển thị.
Lưu ý: chọn lệnh Optionsàlanguageàvietnamese để chuyển sang giao diện tiếng việt.
1. Giao diện của Geogebra
Màn hình của phần mềm có ba cửa sổ làm việc là: danh sách đối tượng, CAS và vùng làm việc chính.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách thiết lập đối tượng (12’)
Gv: em hãy thực hiện chính xác các bước sau đây:
B1: thiết lập giao diện phần mềm với ba cửa sổ làm việc như mục 1. nháy chuột lên cửa sổ CAS để kích hoạt, nháy nút lệnh = để thiết lập chế độ tính toán chính xác và nhập đối tượng toán học.
B2: từ dòng lệnh cửa cửa sổ CAS gõ lệnh a:=1 (lệnh định nghĩa một đối tượng số) và nhấn phím enter. Đối tượng a nhận giá trị ban đầu bằng 1 và xuất hiện như hình sau: (minh họa)
Gv: như vậy một đối tượng có tên a đã được tạo và xuất hiện ở cửa sổ danh sách đối tượng.
Gv: lưu ý: lệnh gán được viết bằng kí hiệu :=
(giữa hai kí tự không có dấu cách).
B3: nháy chuột lên nút tròn trắng bên cạnh đối tượng a để hiển thị đối tượng này trên vùng làm việc.
Gv: mỗi đối tượng số sẽ xuất hiện trong vùng làm việc như một thanh trượt. Em có thể kéo thả chuột để di chuyển nút chuột sang trái hoặc phải,em sẽ thấy giá trị của a thay đổi trong cửa sổ CAS và cửa sổ danh sách đối tượng.
Gv: đối tượng a có thể thay đổi giá trị, thuộc tính. Đây chính là ý nghĩa của khái niệm đối tượng chuyển động hay đối tượng toán học động của geogebra.
B4: nhập tiếp từ dòng lệnh của cửa sổ CAS: a^3, tức là lấy lũy thừa 3 của a. Kết quả được thể hiện ngay trên dòng lệnh. Ta thấy rằng kết quả này sẽ không xuất hiện trong cửa sổ danh sách đối tượng.
2. Thiết lập đối tượng toán học.
Đối tượng số nhập từ cửa sổ CAS được thể hiện như một thanh trượt trên vùng làm việc. Mỗi đối tượng toán học sẽ có một tên riêng. Giá trị của đối tượng số có thể thay đổi trực tiếp trên thanh trượt.
Đó là các đối tượng toán học động của geogebra.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách tính toán với số tự nhiên (13’)
Gv: chúng ta sẽ thực hiện các phép tính toán học trong geogebra.
Gv: cách 1: sử dụng nút lệnh:
Nhập trực tiếp trên dòng lệnh của cửa sổ CAS một số tự nhiên, chẳng hạn 124, sau đó nháy chuột lên nút lệnh , kết quả hiện ra là phân tích số 124 ra tích các thừa số nguyên tố. ( gv làm mẫu-hs quan sát)
Gv: cách 2: sử dụng hàm (lệnh) có sẵn trong phần mềm.
Cú pháp tổng quát của một hàm là:
[,,...,]
Gv: lệnh phân tích ra thừa số [m] hoặc factor[m] dùng để phân tích một số tự nhiên m thành tích các thừa số nguyên tố. Em nhập trực tiếp lệnh trên dòng lệnh của cửa sổ CAS.
Gv: một số hàm tính toán trực tiếp với các số tự nhiên (minh họa)
3. Tính toán với số tự nhiên.
Cách 1: sử dụng nút lệnh:
Cách 2: sử dụng hàm (lệnh) có sẵn trong phần mềm.
Cú pháp tổng quát của một hàm là:
[,,...,]
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
4.1. Tổng kết: (3’)
- Khái niệm đối tượng toán học.
- Khởi tạo và thao tác với một vài đối tượng toán học cơ bản.
4.2. Hướng dẫn tự học: (2’)
Đối với bài học ở tiết học này:
- Ghi nhớ các kiến thức đã học
- Làm bài tập 1 SGK.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị trước phần còn lại của bài.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15.doc