Theo em tại sao một số loại dữ liệu lại được biểu diễn dưới dạng biểu đồ?
+ Suy nghĩ trả lời: Tại vì khi biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ dữ liệu được biểu diễn dữ liệu trực quan, dễ hiểu, dễ so sánh, dự đoán xu thế tăng-giảm của dữ liệu.
? Trong chương trình phổ thông em đã được học các loại biểu đồ nào? Em có biết tác dụng riêng của mỗi loại biểu đồ ấy không?
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên
2 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Bài 58 - Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT
58
Ngày soạn:
29/03/2015
Tuần dạy
30
Lớp dạy:
7A3, 7A4,7A5
BÀI 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ.
- Một số dạng biểu đồ thông thường.
1.2. Kỹ năng:
- Thực hiện thành thạo các thao tác với biểu đồ.
1.3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: Giáo án, SGK, laptop, máy chiếu.
2.2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức: 1’
3.2. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Minh họa số liệu bằng biểu đồ.
- Theo em tại sao một số loại dữ liệu lại được biểu diễn dưới dạng biểu đồ?
+ Suy nghĩ trả lời: Tại vì khi biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ dữ liệu được biểu diễn dữ liệu trực quan, dễ hiểu, dễ so sánh, dự đoán xu thế tăng-giảm của dữ liệu.
? Trong chương trình phổ thông em đã được học các loại biểu đồ nào? Em có biết tác dụng riêng của mỗi loại biểu đồ ấy không?
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên
1. Minh học số liệu bằng biểu đồ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dạng biểu đồ
S- Với chương trình bảng tính ta có thể tạo các biểu đồ có hình dạng khác nhau để biểu diễn dữ liệu.
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
? Em hãy nêu một số dạng biểu đồ.
+ Học sinh suy nghĩ và trả lời. Có ba dạng biểu đồ cơ bàn:
- Biểu đồ cột
- Biểu đồ đường gấp khúc
- Biểu đồ hình tròn.
- Giáo viên giải thích tác dụng của từng dạng biểu đồ.
Biểu đồ cột: Rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột.
Biểu đồ đường gấp khúc: dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.
Biểu đồ hình tròn: Thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
+ Học sinh chú ý lắng nghe => nghi nhớ kiến thức.
2. Một số dạng biểu đồ:
Biểu đồ cột: Rất thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột.
Biểu đồ đường gấp khúc: dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu.
Biểu đồ hình tròn: Thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
4.1. Tổng kết: (1’)
- GV chốt lại các nội dung chính của bài thực hành.
- Tuyên dương các em có tinh thần xây dựng bài tốt, phê bình một số em còn chưa chú ý trong bài học.
4.2. Hướng dẫn tự học: (3’)
Đối với bài học ở tiết học này:
Học sinh tự thực hành thêm ở nhà.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Học sinh chuẩn bị trước phần còn lại của bài.
5. PHỤ LỤC:
Phòng máy tính đã được cài đặt phần mềm Excel, chuẩn bị sẵn máy chiếu, ti vi thông minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 58.doc