Giáo án Tin học khối 3, 4, 5 - Tuần 26

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Học sinh biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey.

- Học sinh biết cách gõ các từ có mang dấu: ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ và dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, dấu hỏi, dấu ngã.

 2. Kĩ năng:

- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.

- Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản.

- Biết cách sửa lỗi khi gõ sai từ.

 3. Thái độ:

- Giáo dục tính cẩn thận, chăm chỉ, hứng thú học môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, bài tập thực hành.

- Học sinh: kiến thức của các bài đã được học, đủ dụng cụ học tập.

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 3, 4, 5 - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 27 Khối Môn Tên bài 3 Tin học Ch V – Bài 5: Dấu hỏi, dấu ngã 4 Tin học Ch V - Bài 7: Thực hành tổng hợp 5 Tin học Ch VI – Bài 3: Thủ tục trong Logo (tiếp) LỚP 3 BÀI 5: DẤU HỎI, DẤU NGÃ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết cách gõ các từ có dấu hỏi, dấu ngã. - Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word và phần mềm Unikey. - Giáo dục tính chăm chỉ, tạo hứng thú cho môn học. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, phòng máy. Học sinh: đủ dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Để soạn thảo văn bản em dùng phần mềm gì? - Cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word. - Nhận xét – ghi điểm 2. Bài mới: - Giới thiệu bài mới. 3. Các hoạt động: a. Hoạt động 1:: - Học sinh quan sát bàn phím sau đó bảo 2 học sinh tìm trên bàn phím các chữ có mang dấu hỏi và dấu ngã. - Gọi học sinh liệt kê vài từ khác của tiếng Việt có dấu hỏi, dấu ngã. b. Hoạt động 2: * Gõ dấu hỏi, dấu ngã: Muốn gõ các chữ có mang dấu hỏi, dấu ngã em gõ theo quy tắc sau: “Gõ chữ trước, gõ dấu sau” có nghĩa là: gõ hết các chữ trong từ và gõ dấu ở cuối mỗi từ. Để có dấu Telex Vni Hỏi R 3 Ngã X 4 - Ví dụ - Gọi học sinh lên bảng viết kết quả những từ đã liệt kê trước đó. c. Hoạt động 3: - Hoạt động cá nhân: viết vào vở cách gõ các từ theo cả hai kiểu gõ vừa học: Thẳng thắn, Anh dũng, Giải thưởng, Bãi biển, Tuổi trẻ, Cầu thủ, Trò giỏi, Sữa chua, Đẹp đẽ, Dã ngoại. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách bỏ dấu hỏi, dấu ngã - Là phần mềm Word. - Nhắp 2 lần chuột lên biều tượng của Word trên màn hình. - Nhận xét. - Lắng nghe. - Học sinh không tìm thấy. - Thảo luận – trả lời, ghi vở những từ liệt kê. - Ghi vở. - Xem – ghi ví dụ. - 3 học sinh lên bảng, các học sinh còn lại thì viết bảng con. -Làm bài vào vở. - Lắng nghe. LỚP 3 BÀI 5: DẤU HỎI, DẤU NGÃ (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey. - Học sinh biết cách gõ các từ có mang dấu: ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ và dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, dấu hỏi, dấu ngã.. 2. Kĩ năng: - Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay. - Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản. - Biết cách sửa lỗi khi gõ sai từ. 3. Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, chăm chỉ, hứng thú học môn học. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, phòng máy, bài tập thực hành. - Học sinh: kiến thức của các bài đã được học, đủ dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Bố trí vị trí thực hành. - GV phân công vị trí thực hành cho từng học sinh và yêu cầu các em ngồi đúng vị trí thực hành. 2. Bài mới: Để đánh giá khả năng tiếp thu bài của các em trong quá trình học tập, hôm nay chúng ta sẽ có một buổi ôn tập thực hành về các dấu mà chúng ta đã học, cách viết hoa, sữa lỗi khi viết sai từ. 3. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: * Yêu cầu học sinh: - Nhắc lại các phím dùng để viết hoa. - Nhắc lại các phím xóa. - Nhắc lại các chữ có dấu và các dấu đã được học. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành: - Cho một số bài tập thực hành, yêu cầu học sinh thực hành. - Quan sát thao tác của học sinh để kịp thời khắc phục các thao tác sai. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách bỏ các dấu đã học. - Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào. - Ngồi đúng vị trí do giáo viên chỉ định. - Lắng nghe. - Caps Lock, Shift. - Backspace, Delete. - ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ, dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, dấu hỏi, dấu ngã. - Thực hành. - Lắng nghe. LỚP 4 BÀI 7: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: - Luyện tập kĩ năng gõ văn bản bằng 10 ngón. - Vận dụng kết hợp các kiến thức và kĩ năng đã học để trình bày văn bản - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án, phòng máy tính, bài thực hành. - HS: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ: - Gọi HS lên thực sao chép một đoạn văn bản mẫu thành 2 đoạn giống nhau. - Nhận xét – ghi điểm. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài mới. 3. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: Hỏi – đáp: - Hỏi: Có mấy cách căn lề? Kể tên các cách căn lề và trình bày cách để căn lề một đoạn văn bản? - Gọi hs trả lời. - Nhận xét câu trả lời của hs – ghi điểm. - Hỏi: Trình bày cách thay đổi cỡ chữ và phông chữ? - Nhận xét câu trả lời của hs – ghi điểm. b. Hoạt động 2: Thực hành. MT: Cho HS nhớ lại những thao tác đã được học. - Gv nêu ra câu hỏi để sao chép văn bản thì em phải làm sao? - Gọi HS lên thực hiện. - Nhận xét. - Gv nêu ra câu hỏi để trình bày chữ đậm, nghiêng, gạch dưới thì em phải làm sao?. - Gọi HS lên thực hiện. - Nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét quá trình thực hành của HS. - Yêu cầu hs phải nắm được các kiến thức của chương. - Về nhà ôn tập lại những phần chưa hiểu rõ. - HS lên thực hành cho lớp xem. - Nhận xét. - Chú ý lắng nghe. - Có 4 cách căn lề: căn lề trái, phải, giữa và căn đều 2 bên. - Cách căn lề: Nhắp chuột vào đoạn văn bản cần căn lề, chọn một trong 4 nút cần căn lề. - Chú ý lắng nghe rút kinh nghiệm - HS tả lời. + Chọn cỡ chữ: Nhắp chuột vào mũi tên bên phải ô cỡ chữ. Chọn cỡ chữ mà em muốn chọn. + Chọn phông chữ: Nhắp chuột vào mũi tên bên phải ô phông chữ. Chọn phông chữ mà em muốn. - Hs trả lời các câu hỏi. - 4 HS lên máy thực hiện. - Nhận xét. - Hs trả lời các câu hỏi. - 4 HS lên máy thực hiện. - Nhận xét. - Chú ý lắng nghe. LỚP 4 BÀI 7: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: - Luyện tập kĩ năng gõ văn bản bằng 10 ngón. - Vận dụng kết hợp các kiến thức và kĩ năng đã học để trình bày văn bản - Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án, phòng máy tính, bài thực hành. HS: tập, bút. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ: - Gọi HS lên thực hành thay đổi kích thước chữ, tạo chữ đậm, nghiêng cho văn bản mẫu. - Nhận xét – ghi điểm. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài mới 3. Các hoạt động: a. Hoạt động 1: Nhắc lại: MT: Cho HS nhớ lại những thao tác đã được học. - Hỏi: Có mấy cách căn lề? Kể tên các cách căn lề và trình bày cách để căn lề một đoạn văn bản? - Gọi hs trả lời. - Hỏi: Trình bày cách thay đổi cỡ chữ và phông chữ? - Gọi hs trả lời. - Gv nêu ra câu hỏi để sao chép văn bản thì em phải làm sao? - Gọi hs trả lời. - Gv nêu ra câu hỏi để trình bày chữ đậm, nghiêng, gạch dưới thì em phải làm sao?. - Gọi hs trả lời. b. Hoạt động 2: Thực hành. - Yêu cầu HS gõ và trình bày bài thơ "Dòng sông mặc áo" (SGK Cùng học tin học Q2 -Trang 89). - Y/C HS vận dụng những kiến thức đã học như cách gõ mười ngón, cách căn lề, thay đổi cỡ chữ và phông chữ, cách trình bày chữ đậm và nghiêng. - Hướng dẫn HS thực hành. - Theo dõi quá trình thực hành và yêu cầu HS sữa những lỗi khi gõ sai. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét quá trình thực hành của HS. - Yêu cầu hs phải nắm được các kiến thức của chương. - Về nhà ôn tập lại những phần chưa hiểu rõ. - Lên thực hành cho lớp xem. - Nhận xét.- Chú ý lắng nghe. - Có 4 cách căn lề: căn lề trái, phải, giữa và căn đều 2 bên. - Cách căn lề: Nhắp chuột vào đoạn văn bản cần căn lề, chọn một trong 4 nút cần căn lề. - HS tả lời. + Chọn cỡ chữ: Nhắp chuột vào mũi tên bên phải ô cỡ chữ. Chọn cỡ chữ mà em muốn chọn. + Chọn phông chữ: Nhắp chuột vào mũi tên bên phải ô phông chữ. Chọn phông chữ mà em muốn. - Hs trả lời các câu hỏi. - Hs trả lời các câu hỏi. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của gv. - Thực hành và sữa lỗi khi gõ sai. - Chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm. LỚP 5 BÀI 3: THỦ TỤC TRONG LOGO (TIẾP) I.Mục tiêu - HS biết gọi lại các thủ tục trong cửa sổ lệnh, nhờ thao tác này bắt đầu thấy lợi ích của thủ tục - HS biết lưu lại các thủ tục thành một tệp - Biết nạp các tệp đã lưu khi làm việc II. Chuẩn bị GV: máy vi tính, hình minh họa HS: Sách vở, bút ghi III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ - Em hãy nêu cách viết một thủ tục trong Logo và thực hiện trên máy tính một thủ tục? - nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới - Giới thiệu bài mới. 3. Các hoạt động a. Hoạt động 1: Thực hiện một thủ tục. - Thảo luận nhóm cách thực hiện một thủ tục trongLogo? - Mời đại diện nhóm lên trình bày. - Nhận xét, đánh giá. => Kết luận: Sau khi đã viết và lưu lại thủ tục trong bộ nhớ, em có thể thực hiện thủ tục này bằng cách gõ tên thủ tục trong ngăn gõ lệnh. - Thực hiện ví dụ trên máy. - Mời một vài học sinh lên thực hiện lại. b. Hoạt động 2: Lưu lại các thủ tục. - Mời một vài học sinh đọc các bước thực hiện để lưu các thủ tục trong sách. - GV thực hiện lại các bước trên máy chiếu. - Mời một vài học sinh lên thực hiện trên máy chiếu. - Nhận xét, đánh giá. c. Hoạt động 3: Nạp một tệp. Các bước: Nháy chuột trong ngăn gõ lệnh. Nhớ lại tên tệp muốn nạp. Gõ lệnh LOAD “ten.lgo và nhấn phím enter. -GV thực hiện trên máy chiếu. d. Hoạt động 4: Thực hành - Chia nhóm cho học sinh thực hành các bài thực hành T1, T2, T3, T4, T5 trong Sgk. - Quan sát, sửa sai kịp thời cho học sinh trong quá tình thực hành. 4. Củng cố, dặn dò: - Mời một vài học sinh lên thực hiện lại các hoạt động - Về nhà các em học bài cũ, chuẩn bị cho bài học tiếp theo. - HS lên bảng thực hiện -Hs lắng nghe. -Thảo luận. -Trình bày. -Lắng nghe. -Quan sát. -Lên thực hiện. -2 Hs đọc. -Quan sát. -Quan sát. -Lắng nghe. -Lắng nghe. -Quan sát. -Thực hành. -Quan sát. -Lắng nghe.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 26.doc
Tài liệu liên quan