ĐỀ BÀI:
Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống ( ) để được câu hoàn chỉnh:
a, Màn hình máy tính có cấu tạo và hình dáng giống như
b, Người ta coi là bộ não của máy tính.
c, Kết quả hoạt động của máy tính hiện ra trên
d, Em điều khiển máy tính bằng
Bài 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
a, Khi xem phim hoạt hình em nhận được thông tin dạng và dạng
b, Truyện tranh cho em thông tin dạng .và dạng .
c, Tiếng hát cho em thông tin dạng
8 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 3 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn: 9/9/2010
Tiết 7 Ngày dạy:
ôn tập và kiểm tra bài số 1
Mục tiêu:
Giúp học sinh nhớ được các kiến thức đã học:
Các công dụng của máy tính.
Phân loại và cấu tạo máy tính.
Một số yêu cầu khi làm việc với máy tính
Nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản.
Thực hành các thao tác sử dụng chuột và gõ phím.
CHUẩN Bị:
Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, máy tính.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
TIếN TRìNH TIếT DạY:
ổn định tổ chức lớp:
Lớp 3A:..
Lớp 3B:..
Lớp 3C:..
Lớp 3D:..
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy kể tên những thiết bị có gắn bộ xử lí mà em biết?
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV: Máy tính sẽ giúp các em làm những gì?
- GV: Có mấy loại máy tính?
- GV: Các bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn?
GV nêu lại cấu tạo và công dụng của từng bộ phận.
- GV: Tư thế ngồi đúng khi em ngồi làm việc với máy tính?
- GV: Có mấy loại thông tin chính?
- GV yêu cầu HS tìm khu vực chính của bàn phím và tìm hàng phím cơ sở? Hai phím có gai là hai phím nào?
- GV yêu cầu HS mở phần mềm Pianito để tập gõ bàn phím và tập sủ dụng chuột.
- HS trả lời: Máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Máy tính sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích.
- HS trả lời: có hai lọai em thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay.
- HS trả lời: có 4 bộ phận quan trọng nhất: + Màn hình
+ Thân máy
+ Bàn phím
+ Chuột.
- HS trả lời: Ngồi thẳng lưng, tư thế thoải mái sao cho không phải ngẩng cổ hay ngước mắt khi nhìn màn hình. Tay đặt ngang tầm bàn phím và không phải vươn xa. Chuột đặt bên tay phải. Và khoảng cách giữa mắt và màn hình từ 50 cm đến 80 cm
- HS trả lời: có 3 loại:
+ Thông tin dạng văn bản.
+ Thông tin dạng âm thanh.
+ Thông tin dạng hình ảnh.
- Hàng cơ sỏ là hàng thứ 3 từ dưới lên. Hai phím có gai là phím F và phím J .
- HS làm theo hướng dẫn của GV
IV. củng cố:
GV nhận xét phần thực hành của HS và rút ra ưu và nhược điểm.
V. hướng dẫn về nhà:
Về nhà các em học bài cũ.
Trường Tiểu học ứng Hòe
Họ và tên:
Lớp:
Bài kiểm tra số 1
Môn: Tin học
Thời gian:
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề bài:
Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống () để được câu hoàn chỉnh:
a, Màn hình máy tính có cấu tạo và hình dáng giống như
b, Người ta coi là bộ não của máy tính.
c, Kết quả hoạt động của máy tính hiện ra trên
d, Em điều khiển máy tính bằng
Bài 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
a, Khi xem phim hoạt hình em nhận được thông tin dạng và dạng
b, Truyện tranh cho em thông tin dạng..và dạng.
c, Tiếng hát cho em thông tin dạng
Bài 3: Điền các chữ cái vào ô tương ứng, em sẽ nhận ra người bạn của mình.
a b c d e g h
a, Phím chữ cuối cùng của hàng phím dưới.
b, Phím chữ đầu tiên của hàng cơ sở.
c, Phím thứ sáu của hàng phím trên.
d, Phím nằm giữa các phím R và Y.
e, Phím thứ ba của hàng phím trên tính từ bên phải.
g, Phím chữ thứ hai của hàng phím dưới tính từ bên phải.
h, Phím chữ nằm giữa hai phím có gai và cạnh phím có gai bên phải.
đáp án:
Bài 1:
a, Màn hình máy tính có cấu tạo và hình dạng giống như màn hình ti vi.
b, Người ta coi bộ xử lí là bộ não của máy tính.
c, Kết quả hoạt động của máy tính hiện ra trên màn hình.
d, Em điều khiển máy tính bằng chuột.
Bài 2:
a, Khi em xem phim hoạt hình em nhận được thông tin dạng âm thanh và dạng hình ảnh.
b, Truyện tranh cho em thông tin dạng văn bản và dạng hình ảnh.
c, Tiếng hát cho em thông tin dạng âm thanh.
Bài 3:
a b c d e g h
M
A
Y
T
I
N
H
---------------------------------------------------
Tuần 4 Ngày soạn: 9/9/2010
Tiết 8 Ngày giảng:
Chương 6: Học cùng máy tính
Bài 1: Học toán với phần mềm cùng học toán 3
I. Mục tiêu:
- Sử dụng phần mềm để học và ôn luyện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các số nguyên.
- Sử dụng phần mềm để tự làm bài kiểm tra trên máy tính có đánh giá.
- Sử dụng các thao tác với bàn phím và chuột để giao tiếp với máy tính.
II. CHUẩN Bị:
1. Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIếN TRìNH TIếT DạY:
ổn định tổ chức lớp:
Lớp 3A:..
Lớp 3B:..
Lớp 3C:..
Lớp 3C:..
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần mềm Cùng học toán 3 sẽ giúp em học và luyện tập môn toán với các phép toán cộng, trừ, nhân chia dành cho học sinh lớp 3. Em có thể sử dụng phần mềm để kiểm tra bài cũ, học bài mới trên lớp hay luyện tập ở nhà.
Phần mềm còn giúp em luyện tập các thao tác sử dụng chuột và bàn phím.
1. Khởi động phần mềm:
- Em hãy nêu cách khởi động phần mềm Cùng học toán 3?
- Màn hình khởi động của phần mềm như hình 99- SGK trang 94.
Yêu cầu HS quan sát hình 99 – SGK trang 94.
- Em nháy chuột tại dòng chữ Bắt đầu trên cánh cổng để luyện tập toán với màn hình Cầu vồng (H.100).
Yêu cầu HS quan sát hình 100-SGK trang 94.
- Trên màn hình Cầu vồng có các biểu tượng nhỏ, ứng với các nội dung môn toán lớp 3. Khi di chuyển con trỏ chuột vào một biểu tượng, em sẽ thấy nội dung kiến thức hiện ra trong khung chữ nhật phía dưới.
- Em hãy đếm xem có tất cả bao nhiêu biểu tượng nhỏ trên màn hình Cầu vồng?
- Chú ý:
+ Tám biểu tượng toán nằm trên cầu vồng giúp em luyện tập nội dung học kì một.
+ Tám biểu tượng toán còn lại giúp em luyện tập nội dung học kì hai.
2. Cách luyện tập:
Để luyện tập, em hãy nháy chuột vào một trong các biểu tượng trên màn hình Cầu vồng. Màn hình luyện tập có thể như hình 101 (nhân số có ba chữ số với số có một chữ số) hoặc hình 103 (viết và đọc số có bốn chữ số).
Khi làm toán, em sẽ điền các số, dấu phép toán và chữ.
- Để điền số, em nháy chuột vào các nút số ở góc phía dưới bên phải màn hình hoặc gõ phím số tương ứng trên bàn phím. Khi nhập xong một chữ số, phần mềm tự động chuyển sang vị trí của chữ số tiếp theo (H101).
- Để điền dấu phép toán (), em nháy chuột lên dấu tương ứng trên màn hình hoặc gõ phím dấu đó trên bàn phím (H.102).
- Với những bài toán điền chữ vào ô, em gõ chữ tiếng Việt theo kiểu Telex (H.103).
Trên màn hình em sẽ thấy một con trỏ nhấp nháy, đó chính là vị trí cân điền số, dấu phép toán hoặc chữ.
Em có thể thay đổi vị trí này bằng cách dùng các phím mũi tên hoặc nháy chuột tại vị trí khác.
- Các nút lệnh trên màn hình luyện tập có ý nghĩa như sau:
+ Nếu không làm được phép tính, em có thể hỏi máy tính bằng cách nháy chuột lên nút Trợ giúp. Máy tính sẽ cho em biết chữ số tiếp theo cần điền.
Chú ý: Mỗi lần yêu cầu trợ giúp, máy sẽ trừ 1 điểm.
+ Sau khi làm xong một phép tính, em hãy nháy chuột lên nút Kiểm tra để xem kết quả đúng hay sai.
Nếu làm sai, máy tính sẽ cho em biết cách làm đúng và có một hình nhắc nhở em (H.104).
GV yêu cầu nếu HS làm sai thì phải dừng lại so sánh với kết quả làm đúng xem mình sai ở chỗ nào để rút kinh nghiệm.
Nếu làm đúng, em được cộng 5 điểm vào điểm của bài làm và được khen (H.105).
+ Nếu muốn làm lại phép tính từ đầu, em hãy nháy chuột lên nút Làm lại.
+ Nháy chuột lên nút Tiếp tục để chuyển sang câu tiếp theo.
+ Nút Thoát dùng để dừng làm bài và quay về màn hình Cầu vồng.
- Chú ý: Mỗi lần chọn lại một nội dung luyện tập mới trong màn hình Cầu vồng, điểm số sẽ được tính lại từ 0.
- Với bài toán điền chữ, trên màn hình có hai nút lệnh mới sau:
+ Nháy chuột lên nút Đọc số để nghe cách đọc số từ loa của máy tính. Để nghe được, máy tính của em cần có loa.
+ Nháy chuột lên nút Viết số để hiển thị cách đọc số bằng chữ tại ô Đọc số. Giống như nút Trợ giúp, khi chọn nút này máy tính sẽ trừ 1 điểm của em.
- Đối với mỗi dạng toán, sau khi làm được năm câu, phần mềm sẽ hỏi em câu có tiếp tục luyện dạng toán này nữa hay không (H.106).
Nếu có muốn tiếp tục, em hãy nháy chuột lên nút Có. Ngược lại, em nháy chuột lên nút Không để chuyển sang dạng khác.
3. Thoát khỏi phần mềm:
Để thoát khỏi phần mềm, em nháy chuột lên nút Thoát ở góc trên bên phải màn hình.
HS chú ý lắng nghe.
1. Khởi động phần mềm:
- HS trả lời: Nháy đúp chuột lên biểu tượng phần mềm Cùng học toán 3.
- HS quan sát.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đếm rồi trả lời: có tất cả 16 biểu tượng
- HS chú ý lắng nghe.
2. Cách luyện tập:
- HS chú ý lắng nghe.
HS quan sát hình 101 – SGK trang 95.
HS quan sát hình 103 – SGK trang 96.
- HS chú ý lắng nghe.
HS quan sát hình 101 – SGK trang 95.
HS quan sát hình 102 – SGK trang 96.
HS quan sát hình 103 – SGK trang 95.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
HS quan sát hình 104 – SGK trang 97.
HS quan sát hình 105 – SGK trang 98.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
HS quan sát hình 106 – SGK trang 99.
3. Thoát khỏi phần mềm:
HS chú ý lắng nghe.
IV. Củng cố:
Yêu cầu HS nháy chuột vào một nội dung toán mà em đã học rồi thực hành giải toán.
V. Hướng dẫn về nhà:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 4 - lop 3.doc