Giáo án Toán 11 - Tiết 4, 5: Phép thử và biến cố

Sau khi học xong bài học này, học sinh có thể:

1. Về kiến thức:

[1] Nhắc lại được định nghĩa phép thử và không gian mẫu.

[2] Nhắc lại được định nghĩa biến cố.

2. Về kỹ năng:

[3] Xác định được phép thử và lập không gian mẫu của phép thử đó.

[4] Xác định được số phần tử của không gian mẫu và biến cố.

[5] Xác định được phép toán trên các biến cố.

3. Về thái độ:

[6] Chú ý lắng nghe

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên (GV): Giáo án giảng dạy, tài liệu dạy học, giáo án điện tử.

- Học sinh (HS): Dụng cụ học tập, tài liệu học tập.

 

doc7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 11 - Tiết 4, 5: Phép thử và biến cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN BUỔI HỌC Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2018 b&a Giáo sinh soạn: Huỳnh Thị Yến Nhi MSSV: 1511211 Phân môn: Đại số Khối lớp: 11B10 Tên bài học: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ Thời gian: 90 phút Tiết: 4 - 5 I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, học sinh có thể: 1. Về kiến thức: [1] Nhắc lại được định nghĩa phép thử và không gian mẫu. [2] Nhắc lại được định nghĩa biến cố. 2. Về kỹ năng: [3] Xác định được phép thử và lập không gian mẫu của phép thử đó. [4] Xác định được số phần tử của không gian mẫu và biến cố. [5] Xác định được phép toán trên các biến cố. 3. Về thái độ: [6] Chú ý lắng nghe II. Chuẩn bị: - Giáo viên (GV): Giáo án giảng dạy, tài liệu dạy học, giáo án điện tử. - Học sinh (HS): Dụng cụ học tập, tài liệu học tập. II. Quá trình giảng dạy: Thời lượng Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Phương pháp 2 phút - GV ổn định lớp, ghi thông tin bài học. - HS ổn định 15 phút I. Phép thử, không gian mẫu: 1. Phép thử: - GV đặt câu hỏi gợi mở: Câu hỏi 1 - GV: Nếu xoay 1 lần vòng xoay này ta có thể biết trước được kim quay dừng lại ở số nào hay không? - GV: Tuy nhiên ta có thể biết trước những kết quả nào có thể xảy ra hay không? - GV dẫn dắt HS đi đến khái niệm phép thử Phép thử ngẫu nhiên là phép thử mà ta không đoán trước được kết quả của nó, mặc dù đã biết tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử đó. 2. Không gian mẫu: - GV: Tập hợp các kết quả có thể xảy ra của một phép thử được gọi là không gian mẫu của phép thử và kí hiệu là . - GV gọi vài HS xác định không gian mẫu của phép thử ở câu hỏi 1. - GV đưa ra đáp án đúng và so sánh với kết quả của các HS Ví dụ: Phép thử gieo một đồng xu hai lần hãy mô tả không gian mẫu của phép thử. - GV gọi HS trả lời - GV đưa ra đáp án đúng - HS: Không - HS: Có - HS chú ý lắng nghe - HS trả lời - HS trả lời Thuyết giảng chủ động 8 phút II. Biến cố: - GV: Với phép thử ở câu hỏi 1, gọi A là sự kiện: “Mũi tên dừng lại ở ô số lẻ.” Vậy có những kết quả nào có thể xảy ra? - GV: Với phép thử ở câu hỏi 1, gọi B là sự kiện: “Mũi tên dừng lại ở ô số 200.” Vậy có những kết quả nào có thể xảy ra? - GV: Với phép thử ở câu hỏi 1, gọi C là sự kiện: “Mũi tên dừng lại ở ô số nhỏ hơn hoặc bằng 100.” Vậy có những kết quả nào có thể xảy ra? - GV: Tập hợp có là tập hợp con của không? - GV tổng kết: Biến cố là một tập con của không gian mẫu. Tập được gọi là biến cố không thể, tập được gọi là biến cố chắc chắn. - GV: Vậy B được gọi là biến cố không thể, C được gọi là biến cố chắc chắn. - HS: - HS: Không có kết quả nào có thể xảy ra - HS: Tất cả các kết quả - HS: Có - HS chú ý lắng nghe Thuyết giảng chủ động 7 phút III. Phép toán trên các biến cố: Giả sử A là một biến cố liên quan đến một phép thử, tập được gọi là biến cố đối của biến cố A, kí hiệu Ví dụ: Với phép thử ở câu hỏi 1, gọi A là biến cố: “Mũi tên dừng lại ở ô số lẻ.” Vậy biến cố đối của A là biến cố nào? Tập là hợp của các biến cố A và B, xảy ra khi và chỉ khi A xảy ra hoặc B xảy ra. Tập là giao của các biến cố A và B, xảy ra khi và chỉ khi A và B đồng thời xảy ra. Nếu thì ta nói A và B xung khắc khi và chỉ chi chúng không khi nào cùng xảy ra. - HS: Biến cố đối của A là : “Mũi tên dừng lại ở ô số chẵn.” Thuyết giảng 10 phút - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài Bài tập 1: Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất a) Mô tả không gian mẫu b) Xác định các biến cố sau: A: “Số chấm trên mặt xuất hiện là số lẻ.” B: “Xuất hiện mặt có số chấm lơn hơn 4.” C: “Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 3.” - GV nhận xét và sửa bài. - HS lên bảng làm bài - Bài làm mong muốn ở HS: a) Không gian mẫu: b) A: “Số chấm trên mặt xuất hiện là số lẻ.” B: “Xuất hiện mặt có số chấm lơn hơn 4.” C: “Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 3.” - HS sửa bài vào vở Bài tập vận dụng 5 phút - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài Bài tập 2: Gieo lần lượt hai đồng xu cân đối và đồng chất a) Mô tả không gian mẫu b) Xác định các biến cố sau: A: “Xuất hiện mặt sấp ở lần gieo đầu tiên.” B: “Kết quả ở hai lần gieo giống nhau.” - GV nhận xét và sửa bài. - HS lên bảng làm bài - Bài làm mong muốn ở HS: a) Không gian mẫu: b) A: “Xuất hiện mặt sấp ở lần gieo đầu tiên.” B: “Kết quả ở hai lần gieo giống nhau.” - HS sửa bài vào vở Bài tập vận dụng 10 phút - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài Bài tập 3: Trong một hộp có 5 quả cầu được đánh số từ 1 đến 5. Lấy ngẫu nhiên từ hộp đó 2 quả cầu. a) Mô tả và xác định số phần tử của không gian mẫu. b) Phát biểu biến cố sau dưới dạng mệnh đề c) Xác định các biến cố sau: B: “Tổng hai số trên hai quả cầu không vượt quá 5.” C: “Hai quả cầu đều là số nguyên tố.” - GV nhận xét và sửa bài - HS lên bảng làm bài - Bài làm mong muốn ở HS: a) Không gian mẫu: b) A: “Hai quả cầu đều được đánh số lẻ.” c) B: “Tổng hai số trên hai quả cầu không vượt quá 5.” C: “Hai quả cầu đều là số nguyên tố.” - HS chú ý lắng nghe và sửa bài vào vở. Bài tập vận dụng 25 phút - GV chia lớp thành 4 nhóm - GV tổ chức trò chơi cho HS bằng những câu hỏi trắc nghiệm vận dụng bài vừa học. - GV phổ biến thể lệ trò chơi: + Bắt đầu trò chơi mỗi nhóm sẽ có 50 điểm. + Mỗi nhóm có 3 lượt trả lời câu hỏi. + Nếu nhóm trả lời đúng sẽ được quay vòng xoay may mắn số điểm trên vòng xoay chính là số điểm nhóm đạt được. + Nếu nhóm trả lời sai thì không bị trừ điểm tuy nhiên các nhóm còn lại được giành quyền trả lời bằng cách giơ tay. Nếu nhóm trả lời đúng sẽ được quay vòng xoay may mắn, nếu trả lời sai sẽ bị trừ 10 điểm. + Trong ba lượt câu hỏi mỗi nhóm sẽ được đặt cược 1 lần tối đa số điểm nhóm đang có, nếu nhóm trả lời đúng câu hỏi đặt cược sẽ được cộng số điểm mà nhóm đặt cược và số điểm quay được từ vòng xoay may mắn. Nếu nhóm trả lời sai thì sẽ bị trừ số điểm đã đặt cược. Nếu nhóm khác giành quyền trả lời đúng thì nhóm đó được cộng số điểm nhóm đặt cược đã đặt và số điểm quay được từ vòng xoay may mắn. Danh sách câu hỏi Câu hỏi 1: Một hộp chứa 4 cái thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ. Không gian mẫu là: A. B. C. D. Câu hỏi 2: Gieo một con súc sắc hai lần. Phát biểu biến cố dưới dạng mệnh đề: A. Tổng số chấm ở hai lần gieo là số chẵn. B. Tổng số chấm ở hai lần gieo không vượt quá 8. C. Tổng số chấm ở hai lần gieo bằng 8. D. Tổng số chấm ở hai lần gieo là số nguyên. Câu hỏi 3: Một bộ bài tú khơ lơ có 52 quân bài, xét phép thử lấy ngẫu nhiên 2 quân bài. Hỏi số phần tử của không gian mẫu? A. B. C. D. Câu hỏi 4: Từ một hộp chứa 10 cái thẻ, trong đó các thẻ đánh số 1, 2, 3, 4, 5 màu đỏ, thẻ đánh số 6 màu xanh và các thẻ đánh số 7, 8, 9, 10 màu trắng. Bạn Linh lấy ngẫu nhiên một thẻ. Gọi A: “Lấy được thẻ màu đỏ”. Chọn đáp án đúng: A. B. C. D. Câu hỏi 5: Gieo một đồng tiền xu ba lần. Xác định biến cố A: “Lần đầu xuất hiện mặt sấp”: A. B. C. D. Câu hỏi 6: Từ một hộp chứa 10 cái thẻ, trong đó các thẻ đánh số 1, 2, 3, 4, 5 màu đỏ, thẻ đánh số 6 màu xanh và các thẻ đánh số 7, 8, 9, 10 màu trắng. Bạn Linh lấy ngẫu nhiên một thẻ. Gọi A: “Lấy được thẻ màu trắng có số chẵn”. Chọn đáp án đúng: A. B. C. D. Câu hỏi 7: Gieo một lần hai đồng xu, không gian mẫu gồm bao nhiêu phần tử? A. B. C. D. Câu hỏi 8: Gieo một đồng tiền xu ba lần. Gọi biến cố A: “Mặt ngửa xuất hiện ít nhất một lần”. Biến cố đối của A là: A. : “Mặt ngửa xuất hiện lớn hơn hoặc bằng 1 lần” B. : “Mặt ngửa xuất hiện nhiều nhất ba lần” C. : “Mặt ngửa không xuất hiện lần nào” D. : “Mặt ngửa xuất hiện hai hoặc ba lần” Câu hỏi 9: Hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Gọi A: “Người thứ nhất bắn trúng” B: “Người thứ hai bắn trúng” Gọi C: “Cả hai người đều bắn trúng”. Chọn mệnh đề đúng: A. B. C. D. Câu hỏi 10: Hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Gọi A: “Người thứ nhất bắn trúng” B: “Người thứ hai bắn trúng” Gọi D: “Có ít nhất một người bắn trúng”. Chọn mệnh đề đúng: A. B. C. D. Câu hỏi 11: Gieo một lần hai con súc sắc. Biến cố nào sau đây là biến cố không thể? A. M: “Tổng số chấm trên hai con súc sắc là số lẻ” B. N: “Tổng số chấm trên hai con súc sắc là số chẵn” C. P: “Tổng số chấm trên hai con súc sắc bằng 13” D. Q: “Tổng số chấm trên hai con súc sắc nhỏ hơn hoặc bằng 12” Câu hỏi 12: Gieo một lần hai con súc sắc. Biến cố nào sau đây là biến cố chắc chắn? A. M: “Tổng số chấm trên hai con súc sắc là số lẻ” B. N: “Tổng số chấm trên hai con súc sắc là số chẵn” C. P: “Tổng số chấm trên hai con súc sắc bằng 13” D. Q: “Tổng số chấm trên hai con súc sắc nhỏ hơn hoặc bằng 12” - GV tổng kết và trao phần thưởng cho nhóm cao điểm nhất. - HS chú ý lắng nghe - HS tham gia trò chơi Trò chơi giáo dục 3 phút - GV dặn dò HS - BTVN: Bài 2,3/63, bài 4,6,7/64 SGK - HS chú ý lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong II 4 Phep thu va bien co_12516914.doc