Các bạn vừa thực hiện rất tốt phần tính nhẩm các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20. Đó chính là bài 1, bây giờ chúng ta cùng phát huy hơn nữa để làm bài tập 2 nhé.
GV ghi bảng: Bài 1: Tính nhẩm
Bài 2:
Lệnh: Các em hãy tự nghĩ ít nhất 2 phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, trong đó
+ 1 phép trừ số có 2 chữ số trừ đi số có 1 chữ số
+ 1 phép trừ số có 2 chữ số trừ đi số có 2 chữ số.
Sau đó đặt tính và tính vào bảng con.
Thời gian làm bài cho các em là 2’.
2’ bắt đầu.
(Vừa nêu vừa trình chiếu yêu cầu lên bảng)
GV ghi : Đặt tính rồi tính.
GV đi kiểm tra, xem lựa chọn bảng con để gắn chữa.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 2: Luyện tập (tiết 70), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
DẠT GIẢI NHẤT - NĂM HỌC: 2018-2019
TOÁN
LUYỆN TẬP (70)
I./ MỤC TIÊU:
- Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Vận dụng tìm thành phần chưa biết (số bị trừ, số hạng chưa biết); giải toán về ít hơn.
- Tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ, bút dạ.
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
* Cô xin tự giới thiệu cô là Nguyễn Thị Thu Phương, GV Trường TH Tái Sơn. Cô rất vui được cùng các em học tiết Toán hôm nay. Đến dự với tiết học của lớp mình, cô xin trân trọng giới thiệu có các thầy cô trong BGK cùng các thầy cô ở các trường trong huyện, đề nghị cả lớp nhiệt liệt chào đón các thầy cô.
1. Giới thiệu bài: 1’
Các em đã học xong bảng trừ và các dạng phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. Để củng cố bảng trừ, rèn kĩ năng tính và giải toán vận dụng phép trừ có nhớ, hôm nay, cô trò mình cùng thực hành qua tiết Luyện tập nhé.
GV ghi bảng: Luyện tập
1 HS nhắc lại
Bài 1: 8’
Để ôn lại các bảng trừ đã học, cô yêu cầu 2 bạn trong bàn nêu nối tiếp các phép tính bất kì trong bảng trừ cho nhau nghe.
Thời gian cho các em là 1’;
1’ bắt đầu
HS nói trong nhóm đôi 1’
Đã hết thời gian làm việc nhóm đôi.
Cô mời 1 bạn xung phong lên tổ chức cho cả lớp ôn lại bảng trừ trong thời gian 2’
HS điều khiển: 2’
+ Xin chào các bạn, chúng ta cùng ôn lại bảng trừ nhé. Nếu bạn nào trả lời đúng, mời cả lớp cho 1 tràng pháo tay.
+ Mời 1 bạn đọc lại bảng 17 trừ đi một số; (17-8=9; 17-9=8)
+ Mời 1 bạn đọc bảng 15 trừ đi một số (15-6=9; 15-7=8; 15-8=7; 15-9=6)
+ 11 – 3 bằng bao nhiêu?
+ 12 - 5= ? 13- 7=?
14 – mấy = 8?
Thời gian đã hết, cô mời em nhận xét
Qua hoạt động vừa rồi, tôi thấy các bạn rất tích cực và thuộc bảng trừ đấy.
Em xin kính mời cô giáo cho ý kiến.
GV nhận xét: Cô cảm ơn em, cô cũng đồng ý với ý kiến của bạn . Các bạn nắm chắc bảng trừ và rất hăng hái. Cô tuyên dương cả lớp mình.
(Nếu có HS chậm hoặc sai thì GV nhận xét thêm: Bên cạnh đó còn 1 số bạn chưa nhanh, các em sẽ cố gắng hơn nhé)
Slide 1:
Ô 1: 18 - 9 = Ô 2: 12 - 5 =
17 – 8 = 13 - = 7
Ô 3: 15 - . = 8 Ô 4: 16 – 8 =
- 6 = 8 16 - = 9
- 6 = 10
? Các em có thích chơi trò chơi không?
2’
Chúng mình cùng đến với trò chơi Ô cửa bí mật nhé. Có 4 ô cửa, mỗi ô cửa là điều bí mật mà các em cần khám phá?
Slide 1:
Ô 1: 18 - 9 = 9 Ô 2: 12 - 5 = 7
17 - 8 = 9 13 - 6 = 7
Ô 3: 15 - 7 = 8 Ô 4: 16 - 8 = 8
14 - 6 = 8 16 - 7 = 9
Chúng ta thích khám phá ô cửa nào? Cô mời em (thao tác nhanh)
? Mời em
(lần lượt mở theo ý thích của HS 3 ô đầu) ô cuối: chúng ta cùng mở ô số.
- HS nêu số cần điền (kết quả phép tính, số trừ hoặc SBT).
HS điền đúng – Lớp tuyên dương
+ GV nhận xét: Các em đã vận dụng tốt bảng trừ trong phạm vi 20 và chơi trò chơi rất nhanh, chính xác. Cô tuyên dương cả lớp mình.
Tổ chức cho HS nhận xét: 3’
? GV chỉ vào phép tính: Các em cùng quan sát phép tính 17-8=9
? Em trừ nhẩm phép tính này thế nào?
? Bạn nào còn cách nhẩm khác?
(Nếu HS không nêu được thì GV nêu)
- Em tách 8 thành 7 và 1, lấy 17-7=10, 10-1=9
- Em tách 17 thành 10 và 7, lấy 10-8=2, lấy 2 + 7 = 9.
GV chốt: Để trừ nhẩm, ta có thể có nhiều cách, các em cần vận dụng để nhẩm cho nhanh và chính xác nhé.
+ GV chỉ vào phép tính thứ 2 trong ô số 1 và hỏi: Em hãy so sánh SBT, ST và hiệu của phép trừ thứ hai với phép trừ thứ nhất.
- SBT và ST của phép trừ thứ hai đều giảm 1 đơn vị , Hiệu giống nhau
- GV chốt: (GV chỉ vào ô 1, ô 3): Khi SBT và ST cùng giảm đi 1 số đơn vị như nhau thì hiệu không thay đổi.
Chỉ sang ô số 2: Hay hiệu cũng không thay đổi khi SBT và ST cùng tăng 1 số đơn vị như nhau.
GV chỉ vào ô số 4: Em hãy nhận xét SBT, ST và hiệu của các phép trừ trong ô số 4?
SBT giống nhau, ST giảm 1 đơn vị, hiệu tăng 1 đơn vị
GV chốt: Trong phép trừ, SBT giữ nguyên, ST giảm bao nhiêu đơn vị thì hiệu tăng bấy nhiêu đơn vị.
Chuyển ý:
Các bạn vừa thực hiện rất tốt phần tính nhẩm các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20. Đó chính là bài 1, bây giờ chúng ta cùng phát huy hơn nữa để làm bài tập 2 nhé.
GV ghi bảng: Bài 1: Tính nhẩm
Bài 2:
Lệnh: Các em hãy tự nghĩ ít nhất 2 phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, trong đó
+ 1 phép trừ số có 2 chữ số trừ đi số có 1 chữ số
+ 1 phép trừ số có 2 chữ số trừ đi số có 2 chữ số.
Sau đó đặt tính và tính vào bảng con.
Thời gian làm bài cho các em là 2’.
2’ bắt đầu.
(Vừa nêu vừa trình chiếu yêu cầu lên bảng)
GV ghi : Đặt tính rồi tính.
HS thực hiện: 2’
Slide 2:
Lấy ít nhất 2 phép trừ có nhớ trong phạm vi 100:
+ Số có 2 chữ số trừ đi số có 1 chữ số
+ Số có 2 chữ số trừ đi số có 2 chữ số.
- Đặt tính và tính.
GV đi kiểm tra, xem lựa chọn bảng con để gắn chữa.
Hết thời gian, yêu cầu các em trong cùng bàn đổi chéo bảng kiểm tra
- HS kiểm tra chéo: 1’
? Cô mời 1 nhóm báo cáo kết quả kiểm tra
- 1 nhóm báo cáo: Thưa cô, nhóm em đã lấy đúng phép tính, đặt tính và thực hiện tính đúng rồi ạ.
? GV kiểm tra cả lớp: Các nhóm nào có kết quả đúng giơ tay?
HS cả lớp giơ tay
GV quan sát, nếu có nhóm nào sai thì hỏi xem sai ở khâu nào, đã sửa cho bạn chưa, sửa thế nào?
GV nhận xét, tuyên dương: Qua quan sát, cô thấy các bạn rất tích cực học tập. Cô thấy bạn .. lấy được 3 phép tính, bạn lấy được 4 phép tính.
Cả lớp tuyên dương các bạn nào!
GV lấy 1 bảng con của HS, gắn lên bảng, nói: Đây là kết quả bài làm của bạn . Các em nhận xét bài làm của bạn:
4’ nhận xét
- HS nhận xét bài ở trên bảng con:
+ Bạn đã lấy đúng 2 phép trừ có nhớ
+ Bạn đặt tính và tính đúng rồi ạ.
? Tại sao em biết 2 phép trừ này là có nhớ?
- Vì chữ số chỉ đơn vị của số bị trừ < chữ số chỉ đơn vị của số trừ.
? Khi đặt tính trong phép trừ ta chú ý điều gì?
- HS nêu:
Đặt số trừ dưới số bị trừ, sao cho đơn vị thẳng đơn vị, chục thẳng chục.
GV chốt cách đặt tính: (nếu HS không nêu được hoặc nêu chưa rõ)
? Mời 1 bạn Thực hiện lại phép trừ (thứ nhất (trừ đi số có 1 chữ số) VD: 32-7
- 1 HS nêu lại
? Em thực hiện phép trừ theo thứ tự nào?
- thực hiện phép trừ theo thứ tự từ phải sang trái
? Mời 1 bạn Thực hiện lại phép trừ (thứ hai (trừ đi số có 2 chữ số) VD: 45-28
1 HS nêu lại
? Vừa rồi bạn đã thực hiện nhớ 1 vào cột chục của số trừ. Ai còn cách thực hiện khác không?
? Em trừ 1 ở đâu?
HS nêu: 4 – 2 - 1
Trừ 1 (nhớ)
GV chốt: Khi thực hiện phép trừ có nhớ, ta có nhiều cách thực hiện nhưng các em chú ý thêm phần nhớ vào cột chục của số trừ để không bị nhầm nhé.
Chuyển ý bài 3: 8’
* Các em đã thực hiện rất tốt bài tập 2, chúng ta cùng chuyển sang bài 3 nhé.
GV chiếu bài 3.
Cả lớp quan sát, 1 HS đọc đề bài
GV ghi bảng: Bài 3: Tìm x
Đây chính là bài tập trong phiếu học tập mà cô đã phát cho các em. Các em lấy phiếu ra làm nhé.
GV đưa y/c: Các em làm phần a,b. Bạn nào xong suy nghĩ làm tiếp phần c.
Slide 3: Bài tập: Tìm x:
a) 8 + x = 42 b) x – 5 = 12
c) x – 10 – 5 = 15
- HS làm phiếu
GV phát bảng phụ cho 3 HS làm,
Bạn nào làm xong kiểm tra chéo trong nhóm đôi.
GV chấm, nhận xét phiếu.
Quan sát thấy HS làm xong bp thì cho HS dừng lại, gắn bp phần a,b lên bảng.
- 3 HS làm bảng phụ: HS1,2 : a,b
HS3: c,
? Cả lớp cùng quan sát, nhận xét bài của bạn nhé! a, b,
- HS nhận xét: cách trình bày, kết quả
Bạn trình bày đẹp, tính đúng kết quả.
? x là thành phần nào trong phép tính a)
- x là số hạng chưa biết
? Muốn tìm SH chưa biết, ta làm thế nào?
- Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
? x là thành phần nào trong phép tính b)
x là SBT
? Muốn tìm SBT, ta làm thế nào?
Muốn tìm SBT ta lấy hiệu cộng với ST
? Ai đã làm xong phần c,
HS giơ tay
Cô thấy có nhiều bạn làm được phần c, đồng thời gắn bp phần c, lên bảng ? Nhận xét bài làm của bạn?
HS nhận xét: trình bày, kết quả
x – 10 – 5 = 15
x – 10 = 15 + 5
x – 10 = 20
x = 20 + 10
x = 30
? Bạn nào có cách làm khác?
Vì sao x – 10 – 5
em lại viết được là x – 15?
HS không nêu được thì GV nêu nhanh: x – 10 – 5 chính là x – tổng của 10 và 5
x – 10 – 5 = 15
x – 15 = 15
x = 15 + 15
x = 30
HS nêu: Vì x – 10 – 5 chính là x trừ tất cả 15
Chúng ta cùng thử lại kết quả của bạn nhé:
HS thử lại : 30-10-5=15
* Khi tìm thành phần chưa biết trong phép tính, chúng ta thực hiện theo những bước nào?
Các em chú ý trình bày cho khoa học và sạch đẹp nhé.
Khi tìm thành phần chưa biết trong phép tính, chúng ta thực hiện theo 4 bước:
+ Bước 1: Xác định thành phần chưa biết
+ Bước 2: Xác định cách tìm
+ Bước 3: Thực hiện
+ Bước 4: Thử lại.
* Chuyển ý bài 4: 8’
Các em đã thực hiện tính toán rất giỏi, bây giờ chúng ta cùng thử sức với bài toán có lời văn nhé.
(Đưa lên màn hình)
Đây cũng chính là bài 4 trong phiếu học tập.
Các em đọc đề, thảo luận trong nhóm đôi để tìm hiểu đề rồi giải bài toán vào phiếu.
Slide 4:
Bài toán: Trong phong trào kế hoạch nhỏ của Trường Tiểu học Hưng Đạo, khối Ba thu được 45kg giấy vụn, khối Hai thu được ít hơn khối Ba 6kg giấy vụn. Hỏi khối Hai thu được bao nhiêu ki-lô-gam giấy vụn?
Sau khi HS đọc đề, tìm hiểu đề, GV phát bp cho 1 HS làm.
HS làm phiếu
1 HS làm bảng phụ
GV quan sát, giúp đỡ HS, chấm, nhận xét 1 số bài.
Giao tiếp nhiệm vụ: Bạn nào xong, suy nghĩ làm bài 5.
Thấy đa số HS làm xong, cho dừng lại. Nhận xét chung: Cô đi chấm bài, thấy các bạn làm bài rất tốt. Chúng ta cùng nhìn lên bảng (tay gắn bp bài giải). Đây là bài làm của bạn .
? Lớp nhận xét bài làm của bạn.
- HS nhận xét đ/s, sửa nếu sai:
Khối Hai thu được số ki-lô-gam giấy vụn là: 45-6=39 (kg)
ĐS: 39 kg giấy vụn
Chú ý câu lời giải, đáp số: ghi rõ giấy vụn.
? Qua bài giải, có bạn nào có ý kiến gì không?
- HS : Em có câu lời giải khác
? Em nêu câu lời giải của mình nào?
Số ki-lô-gam giấy vụn khối lớp Hai thu được là:
? Câu lời giải của bạn có đúng không?
GV chốt: Mỗi bài giải có thể có nhiều câu lời giải, chúng ta chú ý lựa chọn câu lời giải ngắn gọn, rõ ràng nhé.
? Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Bài toán về ít hơn
Bài toán về ít hơn ta làm phép tính gì?
- Làm tính trừ
* MR: Từ bài toán này, bạn nào có thể không dùng từ “ít hơn” mà bài toán vẫn giải bằng phép tính trừ.
HS nêu: Trong phong trào kế hoạch nhỏ của Trường Tiểu học Hưng Đạo, khối Ba thu được 45kg giấy vụn, khối Ba thu được nhiều hơn khối Hai 6kg giấy vụn. Hỏi khối Hai thu được bao nhiêu ki-lô-gam giấy vụn?
? Bạn nêu bài toán đúng chưa?
Lớp tuyên dương bạn.
Khi giải bài toán có lời văn, các em cần chú ý: Đọc kĩ đề, tìm hiểu bài toán; Xác định đúng dạng toán; Tìm cách giải; giải bài toán và Kiểm tra lại bài giải.
* Liên hệ, giáo dục:
? Thu gom giấy vụn có tác dụng gì?
- Bảo vệ môi trường, làm cho môi trường sạch đẹp hơn.
* GV: À, đúng rồi đấy các em ạ. Chúng ta cần tích cực tham gia phong trào kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn để vừa tiết kiệm nguồn nguyên liệu vừa làm cho môi trường sạch đẹp hơn.
Chuyển ý bài 5:
Chúng ta đã vận dụng thực hiện tính toán và giải toán rất tốt. Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang bài 5 nhé.
Slide 5: bài tập (sgk.)
Mời 1 bạn đọc đề.
1 HS đọc đề
? Em chọn đáp án nào? Vì sao?
HS nêu: Đáp án c) 9cm
Vì em đổi 1dm=10cm, em thấy đoạn thẳng MN ngắn hơn 10cm khoảng 1cm. Vậy nên đoạn thẳng MN dài khoảng 9cm.
GV: Khen HS
+ Phiếu học tập của các em để ở đầu bàn, cuối giờ cô giáo thu và chấm nhận xét.
* Củng cố-dặn dò: 2’
? Qua bài hôm nay, các em được củng cố kiến thức, kĩ năng gì?
- Vận dụng bảng trừ để tính và giải toán về ít hơn.
Cô thấy các em vận dụng tính và giải toán rất tốt. Cô thưởng cả lớp mình 1 tràng pháo tay.
Các em về xem và chuẩn bị bài: 100 trừ đi 1 số nhé.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luyen tap Trang 6_12501795.doc