Bài 2: Đặt tính rồi tính
Củng cố phép trừ có nhớ, tính theo hàng dọc - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào bài
- Gọi 2 HS đọc bài
- Gọi HS nhận xét bài của bạn , cách đặt tính , cách thực hiện các phép tính .
- Nêu cách tính nhẩm 16 – 7; 17 – 9.
- GV nhận xét – chốt chuyển : Qua bài tập số 2 các con cần lưu ý trình bày thẳng hàng các số với nhau , hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị , hàng chục thẳng hàng chục . Chúng ta thực hiện tính từ hàng đơn vị sang .
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 2: Luyện tập ( tr70 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN BÀI DẠY: LUYỆN TẬP ( Tr70 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
- Biết vận dụng bảng trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100, giải toán về ít hơn.
- Biết tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được các phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Tìm được số bị trừ, hạng chưa biết .
- Giải được bài toán về ít hơn
3. Thái độ: Yêu thích môn toán
II. ĐỒ DÙNG:
Máy chiếu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
I. Kiểm tra bài cũ
- Nêu yêu cầu:
+ Chữa bài tập 1, 2 ( tr 69 )
+ Đọc bảng trừ 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
+Nêu thứ tự thực hiện phép tính khi giải dãy tính.
- Nhận xét
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra bài cũ.
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích của tiết học: Trong tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập về các phép trừ hai số có nhớ.
- GV ghi bảng
- HS ghi vở
2. Luyện tập
8’
Bài 1: Tính nhẩm củng cố các công thức trừ có nhớ
- GV tổ chức cho HS tự làm rồi chữa bài
- Cho 2 HS làm bài vào giấy a3
- Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình
- HS khác nêu nhận xét
- Gọi 1- 2 HS trả lời : Để làm tốt bài tập này ta cần lưu ý điều gì ?
- GV nhận xét , chốt chuyển : Chúng ta đã hoàn thành xong bài tập số 1 cô thấy lớp mình tính nhẩm rất là tốt , để làm dạng bài tập này các con cần học thuộc các bảng trừ chúng ta đã được học ở tiết trước
- HS làm bài, lần lượt 4 HS chữa bài
- 2 HS làm bài ra giấy a3
-HS đọc bài làm của mình
- HS khác nêu nhận xét .
- 1-2 HS trả lời : Để làm tốt bài tập này chúng ta cần học thuộc các bảng trừ đã được học ở tiết trước để áp dụng làm hoàn thành bài tập 1 cách nhanh nhất .
7’
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Củng cố phép trừ có nhớ, tính theo hàng dọc
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào bài
- Gọi 2 HS đọc bài
- Gọi HS nhận xét bài của bạn , cách đặt tính , cách thực hiện các phép tính .
- Nêu cách tính nhẩm 16 – 7; 17 – 9.
- GV nhận xét – chốt chuyển : Qua bài tập số 2 các con cần lưu ý trình bày thẳng hàng các số với nhau , hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị , hàng chục thẳng hàng chục . Chúng ta thực hiện tính từ hàng đơn vị sang .
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài.
- Lớp đổi vở chữa bài. 2 HS đọc bài chữa.
- HS nhận xét bài của bạn .
-HS nêu cách tính nhẩm
-HS lắng nghe
7’
Bài 3: Tìm x
Củng cố cách tìm SH, SBT chưa biết
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- x là gì trong ý a ? x là gì trong ý c ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Muốn tìm số hạng chưa biết trong một tổng ta làm thế nào ?
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng , cách tìm số bị trừ chưa biết trong phép trừ .
- GV nhận xét , chốt chuyển : Vừa rồi cô và cả lớp đã cùng ôn tập lại cách tìm số hạng chưa biết và cách tìm số bị trừ biết , cô thấy mình rất nhớ bài và làm rất đúng .
- 1HS đọc đề bài.
- Tìm x
- x là số hạng trong phép cộng , x ở câu c là số bị trừ trong phép trừ
- HS làm bài, 2 HS lên bảng làm .
- Bài bạn làm đúng / sai.
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Lấy hiệu cộng với số trừ
- HS trả lời : Muốn tìm số hạng chưa biết trong phép cộng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết .
Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta lấy hiệu cộng với số trừ đã biết .
7’
Bài 4: Giải toán
Củng cố giải bài toán về ít hơn
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
45kg
-Tóm tắt :
6kg
Thùng to :
? kg
Thùng bé :
- Yêu cầu HS tự giải bài toán.
- HS nhận xét bài làm của bạn
- Bài toán này thuộc dạng toán gì ?
- Ai có cách làm lời giải khác bạn không ?
- GV nhận xét , chốt chuyển : Để làm được bài toán này chúng ta cần lưu ý đọc kĩ đề bài .
- 1HS đọc yêu cầu.
-Thùng to có 45kg đường , thùng bé có ít hơn thùng to 6kg đường
- Thùng bé có bao nhiêu kg đường ?
- HS làm bài, 1HS lên bảng làm.
Bài giải :
Thùng bé có số ki lô gam đường là :
45 – 6 = 39 (kg)
Đ/S : 39 kg
- Bài toán về ít hơn.
- HS lên bảng làm bài trả lời
5’
Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Củng cố ước lượng độ dài đoạn thẳng
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Vẽ hình lên bảng
- Hỏi : Đoạn thẳng thứ nhất dài bao nhiêu đề xi mét ?
- Vậy chúng ta phải so sánh đoạn MN với độ dài nào ?
- 1 dm bằng bao nhiêu cm ?
- Đoạn MN ngắn hơn hay dài hơn 10 cm ?
- Đoạn MN dài bao nhiêu ta phải làm gì ?
- Yêu cầu HS ước lượng và số đo phần hơn ?
- Vậy đoạn thẳng MN dài khoảng bao nhiêu cm ?
- Yêu cầu HS dùng thước kiểm tra phép ước lượng của mình .
- Yêu cầu HS khoanh vào kết quả
- GV nhận xét , chốt chuyển : Câu trả lời đúng : C, khoảng 9 cm .
- 1 HS đọc
- HS QS
- 1 dm
- độ dài 1 dm
- 1 dm = 10 cm
- Ngắn hơn 10 cm
- Ta phải ước lượng độ dài phần hơn của 10 cm so với MN trước , sau đó lấy 10 cm trừ đi phần hơn .
- Khoảng 1 cm
10 cm – 1 cm = 9 cm
MN dài khoảng 9 cm
- Dùng thước đo
-C . Khoảng 9 cm
2’
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò HS.
Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luyen tap trang 70_12494856.docx