Giáo án Toán 2 tiết 120: Giờ, phút

Hoạt động 2: Hướng dẫn xem giờ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6 (12 phút)

* Mục tiêu:

- HS nhận biết đ¬ược 1 giờ có 60 phút.

- Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút

- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 12, số 3 và số 6.

* Cách tiến hành:

- Chiếu slide hình ảnh đồng hồ, giới thiệu: Đây là chiếc đồng hồ, kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. Mỗi lần kim ngắn nhích qua 1 số là trôi qua 5 phút. Vậy, các em hãy tính xem 1 giờ có bao nhiêu phút ? Nếu HS không trả lời được, GV nói: 1 giờ có 60 phút.

- Viết lên bảng 1 giờ = 60 phút

- Gọi 2 – 3 HS nhắc lại, trình chiếu.

- Chỉ trên mặt đồng hồ và nói: Trên đồng hồ, khi kim phút quay được 1 vòng là được 60 phút.

- GV yêu cầu: Em hãy chỉ trên đồng hồ biểu thị của kim phút chỉ 1 giờ.

- Quay kim đồng hồ đến vị trí 8 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ ?

 

docx5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 2 tiết 120: Giờ, phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Ngày soạn: 21/02/2019 Tiết: 120 Ngày dạy: 28/02/2019 TOÁN GIỜ, PHÚT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS nhận biết được 1 giờ có 60 phút. - Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút. 2. Kĩ năng: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 12, số 3 và số 6. - Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, tích cực trong các hoạt động nhóm và tự giác làm bài tập. - Giáo dục học sinh biết cách sắp xếp thời gian hợp lí trong đời sống thực tế để làm việc đúng giờ và biết quý trọng thời gian. 4. Năng lực cần hướng cho học sinh: Kĩ năng trình bày, hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm. 5. Kiến thức tích hợp: Đạo đức: Học tập, sinh hoạt đúng giờ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: SGK, Giáo án PowerPoint, giáo án word, mô hình đồng hồ bằng bìa cứng, bảng phụ, phiếu bài tập bài 3, hoa học tập. 2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) * Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức cũ, và giới thiệu bài mới. * Tiến hành: - HS múa trên nền bài hát Chicken dance. - Trò chơi: “Đi tìm bức tranh bí ẩn” Chọn ngẫu nhiên HS lên chọn ô số bí ẩn. Câu 1: Nêu quy tắc tìm một thừa số trong một phép nhân. Câu 2: Hình nào đã màu tô 15 số ô vuông ? A. B. C. D. -GV hỏi: vì sao em chọn đáp án B ? - GV nhận xét. - GV hỏi: Đây là hình ảnh gì? - Giới thiệu bài: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm một đơn vị đo thời gian nữa qua bài: “Giờ, phút”. Hoạt động 2: Hướng dẫn xem giờ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6 (12 phút) * Mục tiêu: - HS nhận biết được 1 giờ có 60 phút. - Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 12, số 3 và số 6. * Cách tiến hành: - Chiếu slide hình ảnh đồng hồ, giới thiệu: Đây là chiếc đồng hồ, kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. Mỗi lần kim ngắn nhích qua 1 số là trôi qua 5 phút. Vậy, các em hãy tính xem 1 giờ có bao nhiêu phút ? Nếu HS không trả lời được, GV nói: 1 giờ có 60 phút. - Viết lên bảng 1 giờ = 60 phút - Gọi 2 – 3 HS nhắc lại, trình chiếu. - Chỉ trên mặt đồng hồ và nói: Trên đồng hồ, khi kim phút quay được 1 vòng là được 60 phút. - GV yêu cầu: Em hãy chỉ trên đồng hồ biểu thị của kim phút chỉ 1 giờ. - Quay kim đồng hồ đến vị trí 8 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ ? - Tiếp tục quay kim đồng hồ đến vị trí 8 giờ 15 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Nếu HS trả lời được thì GV khẳng định lại và ghi giờ lên bảng, sau đó yêu cầu HS đọc giờ, nếu HS không trả lời được thì GV giới thiệu: Đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút. - Hãy nêu vị trí của kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút. - Gọi 2 HS nhắc lại. * GV kết luận: Khi kim phút chỉ số 3 ta đọc là 15 phút. - Tiếp tục quay kim đồng hồ đến vị trí 8 giờ 30 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Nếu HS trả lời được thì GV khẳng định lại và ghi giờ lên bảng, sau đó yêu cầu HS đọc giờ, nếu HS không trả lời được thì GV giới thiệu: Đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay còn gọi là 8 giờ rưỡi. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về vị trí của kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút? * GV kết luận: Khi kim ngắn chỉ phút chỉ số 6 ta đọc là 30 phút. 8 giờ 30 phút người ta còn gọi là 8 giờ rưỡi. - Em có nhận xét gì về kim ngắn chỉ giờ khi kim dài chỉ số 3 ? - Tương tự, yêu cầu HS nhận xét kim ngắn khi kim phút chỉ số 6. - GV: Khi kim dài chỉ giờ hơn thì kim ngắn cũng thay đổi vị trí, vì thế, các em cần lưu ý khi xem giờ để tránh đọc nhầm giờ. - Mở rộng cho HS khi đồng hồ chỉ 12 giờ, 3 giờ 15 phút, 6 giờ 30 phút. - GV chuyển ý: Để vận dụng kiến thức vừa mới học vào bài tập, cô và các em cùng nhau làm các bài tập sau đây. Hoạt động 3: Thực hành (15 phút) * Mục tiêu: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 12, số 3 và số 6. - Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian. * Cách tiến hành: Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ ? * Áp dụng kĩ thuật ổ bi 7 3 3 1 2 5 2 5 12 9 4 4 11 10 8 1 6 4 6 7 3 3 1 2 5 2 5 12 9 4 4 11 10 8 1 6 4 6 A B 7 3 3 1 2 5 2 5 12 9 4 4 11 10 8 1 6 4 6 7 3 3 1 2 5 2 5 12 9 4 4 11 10 8 1 6 4 6 C D - Gọi HS đọc tựa bài, phân tích. - HS làm bài nhóm đôi (ổ bi). (3 phút). - HS trình bày, GV đặt câu hỏi chất vấn nhau. - GV nhận xét. * GV kết luận: Các em đã biết cách xem giờ khi kim phút chỉ số 12, 3, 6. - GV chuyển ý. Bài 2: Mỗi tranh vẽ ứng với đồng hồ nào? (Nhóm 4) - HS đọc tựa bài, phân tích. - HS làm nhóm 4, nhóm nào làm xong thì treo bài của mình lên bảng. - HS sửa bài, đặt câu hỏi chất vấn nhóm khác. - GV nhận xét. * GD KNS: Thời gian là một thứ vô cùng rất quý giá, mỗi giây phút trôi qua không thể trở lại được. Trong việc học cũng vậy, các em nên sắp xếp thời gian hợp lí, đừng vì ham vui quá mà bỏ phí thời gian học tập. Biết sắp xếp công việc phù hợp thì mọi việc sẽ hoàn thành nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất. - GV chuyển ý. Bài 3: Tính (theo mẫu) (Cá nhân, phiếu bài tập) a) 1 giờ + 2 giờ = 3 giờ 5 giờ + 2 giờ = 4 giờ + 6 giờ = 8 giờ + 7 giờ = b) 5 giờ - 2 giờ = 3 giờ 9 giờ - 3 giờ = 12 giờ - 8 giờ = 16 giờ - 10 giờ = - HS đọc tựa bài. - GV hướng dẫn mẫu, lưu ý HS viết đơn vị “giờ” vào kết quả phép tính. - HS làm vào phiếu bài tập, 1 HS làm bảng phụ. - GV quan sát, chấm 3 – 5 phiếu bài tập. - Đổi PBT chấm chéo, nhận xét bảng phụ. - GV nhận xét. * GV kết luận: Khi thực hiện tính có kèm đơn vị thời gian, chúng ta lưu ý viết đơn vị sau kết quả đã tính được. - GV chuyển ý: Để củng cố bài học hôm nay, cô có một trò chơi. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (4 phút) * Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học. * Cách tiến hành: 1. Củng cố: (2 phút) Trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng? (Nếu còn thời gian) - 6 nhóm xoay mô hình đồng hồ theo thời gian GV yêu cầu. Nhóm nào xoay nhanh và đúng nhiều sẽ chiến thắng. - Nhận xét, tuyên dương. 2. Dặn dò: (1 phút) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà làm bài trong vở bài tập toán và xem trước bài: “Thực hành xem đồng hồ”. - HS múa. - Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia. - Cả lớp dùng bông hoa học tập chọn đáp án đúng. Đáp án: B - HS trả lời: Vì có 10 ô vuông chia làm 5 phần bằng nhau, mỗi phần có 2 ô vuông. Vậy 15 là 2 ô vuông. - Chiếc đồng hồ. - HS lắng nghe. - HS nêu. - 1 giờ có 60 phút. - HS nhắc lại. - 1 - 2 HS lên thực hiện quay kim phút trên đồng hồ. - Đồng hồ chỉ 8 giờ. - Đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút. - Khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút, kim phút chỉ số 3. - 2 HS nhắc lại. - Đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút. - Khi đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút thì kim phút chỉ số 6. - Khi kim dài chỉ số 3 thì kim ngắn sẽ nhích qua 1 chút. - Khi kim dài chỉ số 6 thì kim ngắn ở giữa số 8 và số 9. - Thảo luận nhóm đôi (3 phút). Đáp án: A: Đồng hồ chỉ 7 giờ 15 phút B: Đồng hồ chỉ 2 giờ 30 phút C: Đồng hồ chỉ 11 giờ 30 phút D: Đồng hồ chỉ 3 giờ - 1 HS đọc tựa bài. - HS chia sẻ ý kiến cho nhau theo hình thức ổ bi. - HS trình bày, đặt câu hỏi cho nhau. Đáp án: - Bạn Mai ngủ dậy lúc 6 giờ: Đồng hồ C. - Bạn Mai ăn sáng lúc 6 giờ 5 phút: Đồng hồ D. - Bạn Mai đến trường lúc 7 giờ 15 phút: Đồng hồ B. - Bạn Mai tan học về lúc 11 giờ 30 phút: Đồng hồ A. - HS đọc tựa bài. - Cá nhóm làm bài. - Đại diện nhóm trình bày bài, nhóm khác đặt câu hỏi chất vấn. - Nhận xét. Đáp án: a) 5 giờ + 2 giờ = 7 giờ 4 giờ + 6 giờ = 10 giờ 8 giờ + 7 giờ = 15 giờ b) 9 giờ - 3 giờ = 6 giờ 12 giờ - 8 giờ = 4 giờ 16 giờ - 10 giờ = 6 giờ - HS đọc tựa bài. - HS lắng nghe. - HS làm bài. - HS sửa bài. - HS tham gia chơi. * Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGio phut_12538613.docx
Tài liệu liên quan