Giáo án Toán 7 - Cộng trừ đa thức một biến

I.MỤC TIÊU

+Kiến thức: HS biết cộng trừ đa thức theo 2 cách: Hàng dọc và hàng ngang.

+Kĩ năng: HS được rèn luyện các kỹ năng cộng, trừ đa thức 1 biến, bỏ ngoặc, thu

gọn, sắp xếp theo một thứ tự.

+Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình, tính toán.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5514 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Cộng trừ đa thức một biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN I.MỤC TIÊU +Kiến thức: HS biết cộng trừ đa thức theo 2 cách: Hàng dọc và hàng ngang. +Kĩ năng: HS được rèn luyện các kỹ năng cộng, trừ đa thức 1 biến, bỏ ngoặc, thu gọn, sắp xếp theo một thứ tự. +Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình, tính toán. II.CHUẨN BỊ 1.Giáo viên. -Bảng phụ, thước thẳng. 2.Học sinh. -Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới ở nhà III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Ổn định tổ chức. -Kiểm tra sĩ số : 7A: /37. Vắng: .................................................................................................................................... .... 7B: /38. Vắng: .................................................................................................................................... .... 2.Kiểm tra. HS1.Cho đa thức Q(x) = x2 + 2x4 - 5x6 + 3x2 - 4x – 1 -Sắp xếp theo lũy thừa giảm dần của biến -Chỉ ra các hệ số khác 0 của biến Q(x) và tìm bậc của Q(x) Nhận xét, cho điểm HS. HS1.Lên bảng trình bày. HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. 3.Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1. Công hai đa thức 1 biến. Cho 2 đa thức P(x) = 2x5 + 5x4 - 3x3 + x2 - x + 1 Q(x) = -x4 + x3 + 5x + 2 Tính P(x) + Q(x) Hướng dẫn HS tính theo cách thứ hai. +Chú ý các hạng tử đồng dạng viết cùng một cột. 1.Công hai đa thức 1 biến. P(x) = 2x5 + 5x4 - x3 + x2 - x - 1 Q(x) = -x4 + x3 + 5x + 2 Thực hiện phép tính. Cách 1: P(x) + Q(x) = (2x5 + 5x4 – x3 + x2 – x - 1) + ( – x4 + x3 + 5x + 2) = 2x5 + (5x4 - x4) + (– x3 + x3) + x2 + (-x + 5x) + (-1 + 2) = 2x5 + 4x4 + x2 + 4x + 1. Cách 2: P(x) = 2x5 + 5x4 - x3 + x2 - x - 1 Q(x) = -x4 + x3 + 5x + 2 P(x) + Q(x) = 2x5 + 4x4 + x2 + 4x + 1 Hoạt động 2. Trừ hai đa thức 1 biến. -Để cộng 2 đa thức có mấy cách ? -Để trừ hai đa thức chúng ta cũng 2.Trừ hai đa thức 1 biến. HS: Có 2 cách. Cách 1: P(x) - Q(x) = (2x5 + 5x4 – x3 + x2 – x + có 2 cách tương tự như cộng hai đa thức. +Ví dụ: Tính P(x) – Q(x) với P(x) và Q(x) như ở phần 1. Cho HS đọc chú ý SGK. - 1) - (– x4 + x3 + 5x + 2) = 2x5 + (5x4 + x4) + (– x3 - x3) + x2 + (-x - 5x) + (-1 - 2) = 2x5 + 6x4 – 2x3 + x2 - 6x - 3 Cách 2: P(x) = 2x5 + 5x4 - x3 + x2 - x - 1 Q(x) = - x4 + x3 + 5x + 2 P(x) - Q(x) = 2x5 + 6x4 – 2x3 + x2 - 6x – 3 Cho HS làm ?1 HS tính M(x) + N(x) và M(x) – N(x) Cách 1: M(x) + N(x) = 5,05 234  xxxx 4 2 4 3 23 5 2,5 4 5 6 3x x x x x x        Cách 2: M(x) = 5,05 234  xxxx N(x) = 43x - 5,25 2  xx M(x) + N(x) = 3654 234  xxx - + Cho 2 đa thức: M(x) = 5,05 234  xxxx N(x) = 5,253 24  xxx Tính M(x) – N(x) Cách 1: Tự làm Cách 2: M(x) = 5,05 234  xxxx N(x) = 43x 5,25 2  xx M(x) - N(x) = 22452 234  xxxx 4.Củng cố. -Muốn cộng hay trừ các đa thức 1 biến ta làm thế nào? -Áp dụng làm bài tập 44.SGK.Tr.45. HS trả lời … Làm bài tập, hai HS lên bảng thực hiện. P(x) + Q(x) = 9x4 - 7x3 + 2x2 – 5x – 1 - Nhận xét, chữa bài cho HS. P(x) - Q(x) = 7x4 – 3x3 + 5x + 1 3 ) HS lớp nhận xét, bổ sung. 5.Hướng dẫn. -Làm bài số 45 đến 52.Tr.45,46.SGK. -Học thuộc cách ký hiệu, tìm bậc của đa thức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf44_8138..pdf
Tài liệu liên quan