Bài tập 2: Điền Đ(đúng) hoặc S(sai) cho các câu sau
a. Tam giác có hai góc bằng nhau là tam giác đều
b. Tam giác có hai góc bằng nhau là tam giác cân
c. Tam giác có hai cạnh bằng nhau là tam giác cân
d. Tam giác có một góc bằng 60olà tam giác đều
e. Tam giác cân có một góc bằng 60olà tam giác đều
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tam giác cân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6 Chương II : Tam giác cân
1
Môn: Hình học Lớp: 7
Bài 6 Chương II : Tam giác cân
I. Yêu cầu trọng tâm:
Nắm được định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều , tính
chất về góc của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
Biết vẽ một tam giác cân, một tam giác vuông cân. Biết chứng minh một
tam giác là tam giác cân, tam giác vuông, tam giác đều. Biết vận dụng các
tính chất của tam giác cân, tam giác vuông, tam giác đều để tính số đo góc,
để chứng minh các góc bằng nhau.
Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, tính toán và tập dượt chứng minh đơn giản.
II. Cơ sở vật chất.
Thước, kéo, compa,, bút, giấy A0, SGK
III. Tổ chức lớp:
Nhóm Công việc Công cụ
1 Gấp giấy Giấy, kéo, thước, compa
2 Suy luận Giấy, bút, thước, compa
3 Máy tính Máy tính
IV. Tiến trình tiết dạy:
Các hoạt động Thời
gian
Công việc
Giáo viên học sinh
10’
Định nghĩa Giới thiệu tam giác
cân (vẽ hình), giới thiệu
tam giác vuông cân
Nghe giảng, vẽ
hình, làm bài áp
dụng
8’
Tính chất tam
giác cân
Chia nhóm
Hướng dẫn học sinh
phát hiện tính chất của
tam giác cân, tam giác
vuông cân
Hoạt động nhóm
Suy ra tính chất
của tam giác cân và
tam giác vuông cân
10’
Tam giác đều Giới thiệu về tam giác
đều
Hướng dẫn học sinh
phát hiện ra tính chất
của tam giác đều
Ghi định nghĩa, vẽ
tam giác đều
Suy luận để đưa ra
tính chất của tam
giác đều
Làm bài tập
7’-8’
Chú ý Định lý : Dấu hiệu Suy luận
Bài 6 Chương II : Tam giác cân
2
nhận biết tam giác cân
Các dấu hiệu nhận biết
tam giác đều
Ghi bài
10’
Củng cố
Trắc nghiệm
Bài tập về nhà
Giao bài, chữa bài
BTVN : 51, 54
Liên hệ thực tế
Làm trắc nghiệm
Liên hệ thực tế
Nội dung bàI giảng
I - Bài mới :
1. Tam giác cân :
a. Định nghĩa :
- GV giới thiệu tam giác cân : Định nghĩa, các yếu tố : cạnh
đáy, cạnh bên, góc ở đáy, góc ở đỉnh- áp dụng : Tìm các tam giác cân
trong các hình vẽ sau :
b. Tam giác vuông cân: - Định nghĩa (SGK) - Vẽ hình
c. Cách vẽ tam giác cân : Cho học sinh nhận xét tam giác cân Cách vẽ
Ví dụ : Vẽ tam giác cân tại A biết AB=3 cm
+ Cách 1 :
- Vẽ cạnh BC
- Vẽ cung (B, 3cm) , vẽ cung (C, 3cm)
- Giao điểm của hai cung tròn là A
Bài 6 Chương II : Tam giác cân
3
+ Cách 2 :
- Vẽ một cung tròn (A, 3cm)
- Lấy hai điểm tuỳ ý trên cung tròn
- Nối các điểm Ta có tam giác cân
2. Tính chất tam giác cân : Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm
Tính chất : Tam giác ABC cân tại A góc B = góc C
Hệ quả : Tam giác ABC cân tại A, góc A = 900
góc B = góc C = 450
áp dụng : Tam giác ABC cân tại B, góc B=700, tính góc A và góc C
3. Tam giác đều :
a. Định nghĩa :SGK
b. Tính chất : Tam giác ABC đều góc A = góc B= góc C= 600
( suy luận)
c. Cách vẽ tam giác đều
4. Chú ý :
Dấu hiệu nhận biết tam giác cân : SGK
Dấu hiệu nhận biết tam giác đều : SGK
5. Bài tập trắc nghiệm
6. Liên hệ thực tế
7. Bài tập về nhà 51, 54 SGK
Bài 6 Chương II : Tam giác cân
4
Nhóm 1: gấp giấy
1. Nhiệm vụ:
Vẽ tam giác cân rồi gấp giấy
2. Công cụ, tài liệu:
Giấy, bút, compa
3. Các hoạt động:
hoạt động Thời gian
Hoạt động 5’
Hoạt động :
- Vẽ tam giác cân ABC, AB = AC = 4cm
- Gấp tam giác cân ABC sao cho 2 cạnh bên trùng nhau
- Nhận xét góc B và góc C có trùng nhau không ?
- Báo cáo nhận xét
Bài 6 Chương II : Tam giác cân
5
Nhóm 2: suy luận
1. Nhiệm vụ:
Suy luận góc B bằng góc C
2. Công cụ, tài liệu:
Giấy, bút, compa, thước
3. Các hoạt động:
hoạt động Thời gian
Hoạt động 5’
Hoạt động :
- Vẽ tam giác cân ABC. Vẽ đường phân giác của góc A là AD
- Góc B và góc C có bằng nhau không ? Vì sao ?
- Báo cáo nhận xét
Bài 6 Chương II : Tam giác cân
6
Nhóm 3: Làm trên máy tính
1. Nhiệm vụ:
Vẽ tam giác cân rồi kiểm tra hai góc ở đáy
2. Công cụ, tài liệu:
Máy tính
3. Các hoạt động:
hoạt động Thời gian
Hoạt động 5’
Hoạt động :
- Vẽ tam giác cân ABC.
- Đo 2 góc B và C Nhận xét
- Nếu góc ở đỉnh A là 900 góc B và C bằng bao nhiêu ?
- Báo cáo nhận xét
Bài 6 Chương II : Tam giác cân
7
Bài tập trắc nghiệm.
Bài tập 1 : trong các hình sau, hình nào là tam giác cân, tam giác đều, tam giác
vuông cân ?
70°
40°
70°
60°
40°
Bài tập 2 : Điền Đ(đúng) hoặc S(sai) cho các câu sau
a. Tam giác có hai góc bằng nhau là tam giác đều
b. Tam giác có hai góc bằng nhau là tam giác cân
c. Tam giác có hai cạnh bằng nhau là tam giác cân
d. Tam giác có một góc bằng 600 là tam giác đều
e. Tam giác cân có một góc bằng 600 là tam giác đều
Tiêu chuẩn đánh giá
Điểm
Nội dung
0 1 2
Trình bày Không biết trình bày
Được nhưng chưa
rõ ràng
Đúng, rõ ràng
Kiến thức Sai
Đạt nhưng còn sai
sót nhỏ
Đúng, rõ ràng, chính
xác
Kỹ năng
Không có kỹ năng
làm bài
Kỹ năng làm bài
chưa tốt
Kỹ năng làm bài tốt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- c2b6_tamgiaccan_5084..pdf