I. MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong)
- Luyện thêm một số bài tập về một phần mấy của một số; giải toán có lời văn.
- Luyện thêm để củng cố về sinh về mở rộng vốn từ “địa phương”; so sánh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
64 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 14 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình minh hoạ trong Sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm về một số cơ quan của tỉnh, thành phố.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
Hát
2 em thực hiện
a. Hoạt động 1: Làm việc với Sách giáo khoa (8 phút)
* Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh, thành phố.
* Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm
- GV chia mỗi nhóm 4 HS và yêu cầâu các em quan sát các hình trong SGK trang 52, 53, 54 và nói về những gì các em quan sát được.
- GV có thể đi đến các nhóm và nêu câu hỏi gợi ý: Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh trong các hình.
+ Kết luận: Ở mỗi tỉnh ( thành phố) đều có các cơ quan: hành chính văn hoá, giáo dục, y tế để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ nhân dân.
b. Hoạt động 2: Nói về Thành phố Hồ Chí Minh (12 phút)
* Mục tiêu: HS hiểu biết về những cơ quan hành chính văn hoá.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế.
c. Hoạt động 3: Vẽ tranh (10 phút)
* Mục tiêu: biết vẽ và mô tả sơ lược về bức tranh toàn cảnh các cơ quan hành chính, y tế của tỉnh nơi em đang sống.
* Cách tiến hành:
- GV gợi ý cách thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá khuyến khích trí tưởng tượng của HS.
- Dán tất cả tranh vẽ lên tường, gọi một số HS mô tả tranh vẽ (hoặc bình luận tranh vẽ). Nếu có điều kiện thì khuyến khích các em bằng những phần thưởng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
- HS làm việc theo nhóm
- HS các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan.
HS khác bổ sung
- HS tập trung các tranh ảnh, bài báo, sau đó trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.
- HS có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về các cơ quan của tỉnh mình.
HS tiến hành vẽ.
------------------------------------------------------------------------
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA K
I. MỤC TIÊU:
-Viết đúng chữ hoa K (1 dòng), Kh, Y (1 dòng); viết đúng tên riêng Yết Kiêu (1 dòng) và câu ứng dụng: Khi đói ... chung một lòng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
-Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.
-Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa K, Y, Kh. Các chữ Yết Kiêu và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
2. Học sinh: Vở tập viết 3 tập một, bảng con, phấn, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động :
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ.
- Nhận xét, đánh giá chung.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các họat động chính :
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết bảng con (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS viết đúng các con chữ, hiểu từ và câu ứng dụng.
* Cách tiến hành:
Luyện viết chữ hoa
- GV cho HS tìm các chữ hoa có trong bài: Y, K.
- Cho HS nêu cách viết hoa 2 chữ trên
- Viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Gắn chữ mẫu lên bảng YC HS QS
- Yêu cầu HS viết chữ “Y, K” vào bảng con.
Cho HS luyện viết từ ứng dụng.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Yết Kiêu.
- Giới thiệu: Yết Kiêu là một tướng tài của Trần Hưng Đạo. Ông có tài bơi lặn như rái cá dưới nước nên đã đục thủng được nhiều chiếc thuyền chiến của giặc. Ông có nhiều chiến công trong thời nhà Trần.
- Gắn lên bảng từ ứng dụng cho học sinh quan sát.
- Yêu cầu HS viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng
- Mời HS đọc câu ứng dụng.
- Cho HS giải thích câu tục ngữ
- Chốt lại: Khuyên con người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ, khó khăn. Càng khó khăn, thiếu thốn thì càng phải đoàn kết, đùm bọc nhau.
- Cho HS viết bảng con
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết (15 phút).
* Mục tiêu: Giúp HS viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
* Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu: Viết như mẫu trong vở Tập viết
- Theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Thu 5 bài để chấm.
3. Củng cố, dặn dò:(3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu tiết.
- Viết bảng con.
Yết Kiêu
- Học cá nhân
- 2 HS nêu cách viết
- Quan sát, lắng nghe.
- QS chữ mẫu
- Viết các chữ vào bảng con.
- 1 HS đọc tên riêng Yết Kiêu.
- Lắng nghe
- Quan sát từ ứng dụng
- Viết trên bảng con Yết Kiêu
- 2 HS đọc câu ứng dụng
- 2 HS giải thích
- Viết trên bảng con: Khi.
Khi Khi Khi
Yết Kiêu Yết Kiêu
Kh Y Kh Y Kh Y Kh Y
Yết Kiêu Yết Kiêu Yết Kiêu yết Kiêu
Khi đói cùng chung một dạ
Khi chết cùng chung một lòng
----------------------------------------------------------------------
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP:
-------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong)
- Luyện thêm một số bài tập về một phần mấy của một số; giải toán có lời văn.
- Luyện thêm để củng cố về sinh về mở rộng vốn từ “địa phương”; so sánh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong
– GV chia học sinh theo nhóm môn học
2.HĐ2. Luyện tập:
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN:
Bài 1: Có 8 con gà trống và 40 con gà mái. Hỏi số gà trống bằng một phần mấy số gà mái?
Giải
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
Bài 2: Tính rồi điền kết quả vào ô trống
Số lớn
12
35
28
48
Số bé
4
5
7
8
Số lớn gấp mấy lần số bé ?
3
Số bé bằng một phần mấy số lớn ?
Bài 3: Có 8 con trâu, số bò nhiều hơn số trâu là 32 con. Hỏi số trâu bằng một phần mấy số bò?
Giải
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT:
Bài 1: Nối từ ở hai cột có nghĩa giống nhau thành từng câu:
1. hoa
a. chén
2. đình
b. li
3. bát
c. nhà việc
4. cốc
d. (hạt) mè
5. đậu phộng
đ. bông
6. (hạt) vừng
g. (hạt) lạc
Bài 2: Những từ gạch dưới trong các câu dưới đây có nghĩa là gì? Ghi nghĩa của từng từ vào ô trống:
a. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông
b. Ai vô Nam Bộ
Tiền Giang, Hậu Giang
Ai vô thành phố
Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng
- Ni.
- Tê.
- Vô
Bài 3: Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong 2 câu sau :
a) Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.
b) Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày,
- Các nhận xét,
- Giáo viên sửa bài.
Củng cố- dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
- Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài
Bài 1:
Giải
Số gà mái gấp số gà trống là:
40 : 8 = 5 (lần)
Vậy số gà trống bằng số gà mái.
Đáp số: số gà mái
Bài 2:
Số lớn
12
35
28
48
Số bé
4
5
7
8
Số lớn gấp mấy lần số bé ?
3
7
4
6
Số bé bằng một phần mấy số lớn ?
Bài 3:
Giải
Số con bò có là:
8 + 32 = 40 (con bò)
Số con bò gấp số con trâu số lần là:
40 : 8 = 5 (lần)
Vậy số con trâu bằng số con bò.
Đáp số: số con bò
Bài 1:
1-đ; 2-c; 3-a; 4-b; 5-g; 6-d.
Bài 2:
- Ni là này.
- Tê là kia.
- Vô là vào.
Bài 3:
a) Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.
b) Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Thứ 4 ngày 06 tháng 12 năm 2017
TOÁN : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Thuộc bảng chia 9 và vận dụng được trong giải bài toán (có một phép chia 9).
HS có ý thức rèn luyện tính cẩn thận khi làm toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: Bảng chia 9
-KT học thuộc lòng bảng chia 9 .
-Nhận xét.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài - Ghi tựa.
b/ Luyện tập:
Bài 1:
-GV hướng dẫn
9 x 6 = ?
54 : 9 = ?
- Yêu cầu HS tự làm 3 cột còn lại của phần a/
GV sửa bài – nhận xét
-Chia 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 cột phần b/
Gv nhận xét – tuyên dương
Bài 2:
Yêu cầu HS nêu cách tìm số bị chia, số chia, thương rồi làm bài.
Yêu cầu HS tự làm vào nháp
GV kiểm tra 1 số em – nhận xét
Bài 3:
-Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho ta biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán này giải bằng mấy phép tính?
- Phép tính thứ nhất đi tìm gì?
- Phép tính thứ hai đi tìm gì?
36 ngôi nhà
Đã xây còn phải xây?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải.
- GV chấm 5 vở – nhận xét
Bài 4:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hình a có tất cả bao nhiêu ô vuông?
- Muốn tìm số ô vuông có trong hình a ta phải làm thế nào?
- HD HS tô màu vào 2 ô vuông trong hình a
Tương tự HS nêu hình b.
GV nhận xét – nêu ý đúng.
4/ Củng cố :
+ Trong 1 tích nếu lấy tích chia cho 1 thừa số thì kết quả bằng gì?
- HS đọc lại bảng chia 9.
-GDHS áp dụng trong thực tế.
5/Dặn dò:
- Về nhà học bài và làm bài tập
-Nhận xét tiết học.
GV gọi 4 HS đọc bảng chia 9 trước lớp.
-1 HS làm BT 4/68
-bằng 54
-bằng 6
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con.
9 x 7 = 63 9 x 8 = 72 9 x 9 = 81
63 : 9 = 7 72 : 9 = 8 81 : 9 = 9
-4 HS đại diện 4 tổ lên bảng là
18: 9= 2 27: 9= 3 36 :9= 4 45: 9= 5
18: 2= 9 27: 3= 9 36: 4= 9 45: 5 = 9
HS trả lời:
Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với tìm số chia;
Muốn tìm tìm số chia ta lấy tìm số bị chia chia cho thương;
Muốn tìm thương ta lấy tìm số bị chia chia cho tìm số chia
- HS tự làm vào nháp sau đó đổi chéo vở nháp KT bài của nhau.
Số bị chia
27
27
27
63
63
63
Số chia
9
9
9
9
9
9
Thương
3
3
3
7
7
7
-1 HS đọc
- Số nhà phải xây là 36 ngôi nhà.
- Số nhà xây được là số nhà.
- Bài toán hỏi số nhà còn phải xây?
- 2 phép tính
-Tìm số nhà đã xây
-Số nhà còn phải xây tiếp nữa
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
Bài giải
Số ngôi nhà đã xây được là:
36 : 4 = 9 (nhà)
Số ngôi nhà còn phải xây là:
36 – 4 = 32 (nhà)
Đáp số: 32 ngôi
- Tìm số ô vuông có trong mỗi hình.
- Hình a/ có tất cả 18 ô vuông.
số ô vuông trong hình a/ là:
18 : 9 = 2 (ô vuông).
Hình b có tất cả 18 ô vuông.
số ô vuông của hình b là:
18 : 9 = 2 (ô vuông)
-Kết quả là thừa số kia
-2HS đọc lại
--------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC: NHỚ VIỆT BẮC
I.MỤC TIÊU:
Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc thơ lục bát
Hiểu ND: Ca ngợi đất nước và người việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi (Trả lời được các CH trong sgk; thuộc 10 dòng thơ đầu)
Cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đồ VN
Tranh minh họa bài TĐ, bảng phụ ghi phần luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về ND bài tập đọc Người liên lạc nhỏ.
- Nhận xét.
3/ Bài mới: Treo bản đồ Việt Nam.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi tựa.
Hoạt động 2: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng tha thiết, tình cảm. HD HS cách đọc.
- Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp.
-GV chia khổ 1 thành 2 phần
+Phần đầu: 4 câu đầu
+Phần 2: 6 câu cuối
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 khổ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ.
Hoạt động 3: HD tìm hiểu bài:
- GV gọi 1 HS đọc cả bài.
- Trong bài thơ tác giả có sử dụng cách xưng hô rất thân thiết là: “ta”, “mình”. Em hãy cho biết “ta” chỉ ai? “mình” chỉ những ai?
- Khi về xuôi, người cán bộ nhớ những ai?
-Hãy đọc thầm bài thơ và tìm những câu thơ nói lên:
a/ Vẻ đẹp của cảnh rừng Việt Bắc.
b/Việt Bắc đánh giặc giỏi?
- Em hãy tìm trong bài thơ những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc.
Bài thơ ca ngợi điều gì?
Hoạt động 4: HTL bài thơ:
- Cả lớp đọc bài thơ trên bảng.
- Xoá dần bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ, sau đó gọi HS đọc trước lớp.
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
4/ Củng cố :
+ Tình cảm của tác giả đối với con người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào?
-GDMT: yêu đất nước , yêu con người VN. Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước.
5/Dặn dò:
Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau: Hũ bạc của người cha.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- 2 HS lên bảng nối tiếp nhau kể 4 đoạn của bài và TLCH
+HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS quan sát
HS lắng nghe – nhắc lại tựa bài.
HS theo dõi, đọc thầm.
- Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài
- 2 HS đọc bài chú ý ngắt đúng nhịp thơ.
VD: Ta về,/ mình có nhớ ta/
Ta về / ta nhớ/ những hoa cùng người.//
Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh / dao gài thắt lưng.
- 1 HS đọc trước lớp. Cả lớp đọc thầm .
- HS đọc chú giải
-2 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài SGK.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc 1 khổ.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc ĐT.
- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK
- “ta” trong bài thơ là tác giả, người sẽ về dưới xuôi, còn “mình” chỉ người Việt Bắc, người ở lại.
- .. nhớ hoa, nhớ Việt Bắc.
- Các câu thơ:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi;
Ngày xanh mơ nở trắng rừng;
Ve kên rừng phách đổ vàng;
Rừng thu trăng dọi hòa bình.
- Những câu thơ là:
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi dăng thành luỹ sắt dày;
Rừng che bộ đội,rừng vây quân thù.
- Những câu thơ:
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Nhớngười đan nón chuốt từngsợi dang Nhớ cô em gái hái măng một mình
Nhơ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
* Nội dung: Ca ngợi đất nước, người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
- Cả lớp đọc bài
- HS đọc cá nhân.
- 2 – 3 HS thi đọc trước lớp cả bài.
- HS tự suy nghĩ trả lời.
- Lắng nghe ghi nhận.
----------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
I. MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong)
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về bảng nhân 9; giải toán có lời văn.
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt l/n; i/iê; nối tiếng tạo từ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong
– GV chia học sinh theo nhóm môn học
2.HĐ2. Luyện tập:
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN:
Bài 1: Tính nhẩm :
9 ´ 3 = .......
9 ´ 6 = ........
9 ´ 1 = ........
9 ´ 10 = ........
9 ´ 4 = .......
9 ´ 2 = ........
Bài 2: Tính :
9 x 5 + 9 =
=
9 x 2 x 3 =
=
Bài 3: Có năm con ngựa chở gạo. Con đầu đàn chở 10 bao gạo, 4 con còn lại mỗi con chở 9 bao gạo. Hỏi cả năm con ngựa chở bao nhiêu bao gạo?
Giải
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT:
Bài 1: Điền vào chỗ trống l hoặc n :
Bà em ở àng quê
ưng còng như dấu hỏi
Vẫn hay am hay àm
Chỉ o con cháu đói.
Bài 2: Điền vào chỗ nhiều chấm i hoặc iê:
Mùa thu xnh xắn
Trong ngần tng chm
Chú ếch lim dm
Ngủ quên trên lá.
Bài 3: Nối tiếng ở cột A với tiếng ở cột B để tạo thành từ ngữ thích hợp :
A
B
cấy
giáo
may
lúa
cày
áo
thầy
học
dạy
ruộng
. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
Củng cố- dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
- Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài
Bài 1:
9 ´ 3 = 27
9 ´ 6 = 54
9 ´ 1 = 9
9 ´ 10 = 90
9 ´ 4 = 36
9 ´ 2 = 18
Bài 2:
9 x 5 + 9 = 45 + 9
= 54
9 x 2 x 3 = 18 x 3
= 54
Bài 3:
Giải
Số bao gạo 4 con ngựa còn lại chở là:
9 x 4 = 36 (bao gạo)
Số bao gạo cả 5 con chở là:
10 + 36 = 46 (bao gạo)
Đáp số: 46 bao gạo
Bài 1:
Bà em ở làng quê
Lưng còng như dấu hỏi
Vẫn hay lam hay làm
Chỉ lo con cháu đói.
Bài 2:
Mùa thu xinh xắn
Trong ngần tiếng chim
Chú ếch lim dim
Ngủ quên trên lá.
Bài 3:
Nối tiếng :
cấy – lúa ;
may – áo ;
cày – ruộng ;
thầy – giáo ;
dạy – học
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài
Thứ 5 ngày 07 tháng 12 năm 2017
TOÁN: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I.MỤC TIÊU:
Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.
HS có ý thức cẩn thận khi làm toán.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng con, SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: Luyện tập
- Kiểm tra 3 HS
- Nhận xét phần bài cũ
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài - Ghi tựa.
a/ HD thực hiện phép chia:
* Phép chia 72 : 3.
-Viết lên bảng phép tính: 72 : 3 = ? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
-YC HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên.( Nếu HS tính được), Nếu HS không tính được thì GV nhắc lại để HS ghi nhớ, thực hiện như SGK.
-Chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị.
-7 chia 3 bằng mấy?
-Viết 2 vào đâu?
-Đây là thương của lần chia thứ nhất ta tìm số dư của lần chia này bằng cách lấy thương nhân với SC, sau đó lấy hàng chục của SBC trừ đi kết quả vừa tính được.
-2 nhân với 3 bằng mấy?
Ta viết 6 thẳng hàng với 7, 7 trừ 6 bằng mấy?
-1 là số dư của lần chia thứ nhất, sau đó hạ hàng đơn vị của số bị chia xuống.
-Hạ 2 được 12, 12 chia 3 bằng mấy?
-Viết 4 ở đâu?
-Tìm số dư trong lần chia thứ 2
-Vậy 72 chia 3 bằng mấy?
-Trong luợt chia cuối cùng ta tìm được số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 72 : 3 = 24 là phép chia hết.
- Yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.
* Phép chia 65 : 2
-Tiến hành các bước như với phép chia 72 : 3
-Giới thiệu về phép chia có dư.
c/ Luyện tập:
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Xác định yêu cầu của bài sau đó HS tự làm bài.
-Chữa bài, HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Yêu cầu HS nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.
- Yêu cầu HS nêu phép chia hết, phép chia có dư có trong bài.
-Cho HS so sánh số chia và số dư .
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS: nêu cách tìm của một số.
GV tổ chức cho HS thi đua giải
-Tóm tắt:
1 giờ: 60 phút
giờ: phút?
- GV nhận xét – tuyên dương
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề.
-GV: có tất cả bao nhiêu mét vải?
-May 1 bộ quần áo hết mấy mét?
-Muốn biết 31 m vải may được bao nhiêu bộ quần áo ta làm phép tính gì?
-Vậy có thể may được nhiều nhất là mấy bộ quần áo và còn thừa bao nhiêu mét?
-Tóm tắt:
3m: 1 bộ
31m: bộ? Thừa m ?
*Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV chấm 5 vở – nhận xét
4/ Củng cố:
- Khi chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta chia từ chữ số ở hàng nào?.
5/ Dặn dò:
-Về nhà luyện tập thêm các phép chia.
-Chuẩn bị bài sau: chia cho số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
-Nhận xét giờ học .
-3 HS làm bài trên bảng.
9 x 7 = 63 9 x 8 = 72 9 x 9 = 81
63 : 9 = 7 72 : 9 = 8 81 : 9 = 9
-1 HS lên bảng đặt tính, lớp làm bảng con.
72 3 * 7 chia 3 được 2 , viết 2 .
6 24 2 nhân 3 bắng 6, 7 trừ 6 .
12 bằng 1
12 * Hạ 2, được 12; 12 chia 3
0 bằng 4. 4 nhân 3 bằng 12,
12 trừ 12 , bằng 0.
-7 chia 3 bằng 2
-Viết 2 vào vị trí của thương.
-2 nhân 3 bằng 6
-7 trừ 6 bằng 1
-12 : 3 = 4
-Viết 4 vào thương, sau số 2.
-4 nhân 3 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0
-72 chia 3 bằng 24.
-HS nhắc lại cách thực hiện.
65 2
6 32
05
4
1
-Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia
- HS lên bảng làm bài, 3 phép tính của phần a/ làm bảng con, 3 HS làm 3 phép tính của phần b/, HS cả lớp làm nháp.
a/ 84 3 96 6 90 5
6 28 6 16 5 18
24 36 40
24 36 40
0 0 0
68 6 97 3 59 5
6 11 9 32 5 11
08 07 09
6 6 5
2 1 4
Dành cho HS khá giỏi
a/ 91 7 b/ 89 2
7 13 8 44
21 09
21 8
0 1
-1 HS đọc đề bài SGK
-ta lấy số đó chia cho 5.
HS thi đua giải
Bài giải
Số phút của giờ là:
60 : 5 = 12 (phút)
Đáp số: 12 phút
-1 HS đọc đề bài SGK.
-31 mét vải
-1 bộ hết 3 m
-Chia: 31 : 3 = 10 (dư 1)
-May được 10 bộ và còn thừa 1m
-1 HS lên giải bảng phụ, cả lớp làm vở
Bài giải
Ta có: 31 : 3 = 10 (dư 1)
Vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1m vải.
Đáp số:10 bộ quần áo,thừa 1m vải.
-HS nêu
-------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU : AI THẾ NÀO?
I.MỤC TIÊU:
Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ ( BT1)
Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào (BT2)
Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai ( con gì , cái gì ) ? thế nào ? ( BT3)
HS có ý thức cẩn thận khi viết văn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ kẻ sẵn ND bài tập 2
Sự vật A
Đặc điểm
Sự vật B
a
Tiếng suối
trong
tiếng hát
b
Ông
Bà
hiền
hiền
hạt gạo
suối trong
c
Giọt cam
vàng
mật ong
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định:
2/ KTBC:MRVT: Từ địa phương. Dấu chấm hỏi-chấm than
- Gọi 2 HS lên bảng làm miệng bài tập 3 của tiết luyện từ và câu hôm trước
-Kiểm tra vở 3HS
-Nhận xét.
3/ Bài mới:
a/ GTB:GV gt trực tiếp-Ghi tựa.
b/ Bài tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
-GV: Khi nói đến mỗi người, mỗi vật, mỗi hiện tượng,.. xung quanh chúng ta đều có thể nói kèm cả đặc điểm của chúng.
Ví dụ: đường ngọt, muối mặn, chanh chua, Các từ ngọt, mặn, chua, chính là các từ chỉ đặc điểm của các sự vật vừa nêu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và gạch chân các từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ.
-Chữa bài cho HS.
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS đọc câu thơ a/
- Trong câu thơ trên các sự vật nào được so sánh với nhau?
-Tiếng suối được so sánh với tiếng hát về đặc điểm nào?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm các phần còn lại.
-Nhận xét cho HS.
Bài 3: HS đọc yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS đọc câu a/ .
+ Ai nhanh trí và dũng cảm?
-HD HS tìm các bộ phận trả lời :Ai? Cái gì? Như thế nào?...
Gv chấm 5 vở – nhận xét.
4/ Củng cố :
-Gọi 1 vài HS đặt câu theo mẫu Ai(cái gì, con gì) như thế nào?
-GDHS: đặt câu đúng.
5/Dặn dò:
-Về nhà học bài, tìm thêm các từ chỉ đặc điểm của các vật, con vật ,. Xung quanh em và đặt câu với các từ đó.
-Nhận xét tiết học.
Hát
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
-HS nhắc lại
- 1 HS đọc yêu cầu – 1 HS đọc đoạn thơ.
- 1 HS lên bảng làm bài: Lớp làm vào VBT.
Các từ: xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt.
-1 HS nhắc lại các từ chỉ đặc điểm
HS đọc yêu cầu bài.
-1 HS đọc câu a/
-Tiếng suối được so sánh với tiếng hát.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
-2 HS lên bảng , lớp làm VBT.
-1 HS đọc đề
-1 HS đọc
- Anh Kim Đồng.
- HS làm bài vào vở
a/ Anh Kim Đồng/ rất dũng cảm.
(Ai?) ( như thế nào?)
b/Những hạt sớm/ long lanh pha lê.
(Cái gì?) (như thế nào?)
c/ Chợ hoa / trên đường người.
(cái gì?) (như thế nào?)
- 2HS thực hiện, lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe và thực hiện.
--------------------------------------------------------
THỦ CÔNG: CẮT , DÁN CHỮ H, U (T2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.
- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- Yêu thích cắt, dán hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Mẫu chữ H, U cắt đã dán và mẫu chữ H, U cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.
2. Học sinh: Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nên, kéo, hồ dán ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét chung.
- Giới thiệu bài: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 3. Thực hành (20 phút).
* Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
* Cách tiến hành:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các bước kẻ, cắt dán chữ H, U.
+ Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U theo tranh quy trình.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.
+ Trong khi học sinh thực hành, giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
b. Hoạt động 4. Trưng bày sản phẩm (10 phút)
* Mục tiêu: HS biết tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
* Cách tiến hành:
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày.
+ Lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá, bình chọn tổ (nhóm) thực hành đúng, nhanh, đẹp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 14.docx