I. MỤC TIÊU:
- Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.
- Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
- Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
62 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 20 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động 2: Những việc cần làm.
MT: Quan tâm và giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài, thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị
* Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế
- Yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu bài tập.
Yêu cầu HS chia thành đội (xanh – đỏ). Mỗi đội xanh, đỏ cứ 6 HS tham gia trò chơi tiếp sức lên điền kết quả làm bài tập. (2 đội xanh – đỏ cử 6 bạn lần lượt lên điền kết quả vào bài tập).
-GV kết luận: Chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài. Như thế mới thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới.
Hoạt động 3: Giới thiệu những bài hát, bài thơ của thiếu nhi Việt Nam và thế giới.
MT: Tạo cơ hội cho HS thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè.
-Giới thiệu với HS bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên), bài hát: Trái đất là của chúng mình (Định Hải).
Yêu cầu HS chia thành tổ 1 và 2 hát những bài này.
-Giới thiệu bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa (Bài: Gửi bạn Chi – Lê)
4. Củng cố :
-Gọi HS nêu bài học.
5. Dặn dò:
- Về nhà tiếp tục viết một vài bức thư ngắn để kết bạn với bạn nước ngoài.
-Nhận xét tiết học.
-HS báo cáo sự chuẩn bị bài của tổ.
-HS lắng nghe.
-Lắng nghe giới thiệu.
Nói về cảm xúc của mình.
-5 đến 6 HS trình bày. Các HS khác bổ sung hoặc nhận xét về nội dung.
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
-HS nghe
-Thảo luận
- HS bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên), bài hát: Trái đất là của chúng mình (Định Hải).
-HS lắng nghe.
-2 HS nêu ghi nhớ.
-HS lắng nghe
-------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong)
- Luyện thêm một số bài tập về các số có 4 chữ số; viết thành tổng.
- Luyện thêm để củng cố về sinh về nhân hóa; trả lời câu hỏi “Khi nào?”; so sánh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong
– GV chia học sinh theo nhóm môn học
2.HĐ2. Luyện tập:
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN:
Bài 1: Số?
a) 6452 ; 6453 ; 6454 ; .. ; .. ; 6457 ; ..
b) 2730 ; 2731 ; .. ; .. ; .. ; .. ; ..
c) 5000 ; 6000 ; 7000 ; .. ; .. ; .. ;
Bài 2: Viết (theo mẫu):
Mẫu: 3752 = 3000 + 700 + 50 + 2
2345 = .
3750 = .
1908 = .
6020 = .
Bài 3: Viết số liền trước, số liền sau của mỗi số:
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
999
1234
2009
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT:
Bài 1 : Gạch dưới hình ảnh so sánh trong câu sau:
“Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp lớp cây rừng, bừng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.”
Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?
a. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân ta đã thắng lớn ở Điện Biên Phủ.
b. Đêm hôm ấy, chị Bưởi phải vượt sông Kinh Thầy để chuyển công văn từ xã lên huyện.
c. Năm mười bốn tuổi, Hoà xin mẹ cho được đi đánh giặc.
Bài 3: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi :
“ Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê!
Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ;
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió;
Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.”
a) Những con vật nào đã được nhân hoá?
Trả lời: Những con vật đã được nhân hoá:
b) Chúng được nhân hoá bằng các từ ngữ nào?
Trả lời: Chúng được nhân hoá bằng các từ ngữ:
Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày,
- Các nhận xét,
- Giáo viên sửa bài.
Củng cố- dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
- Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài
Bài 1:
a) 6452 ; 6453 ; 6454 ; 6455 ; 6456; 6457 ; 6458.
b) 2730 ; 2731 ; 2732; 2733; 2734; 2735; 2736.
c) 5000 ; 6000 ; 7000 ; 8000; 9000; 10000.
Bài 2:
2345 = 2000 + 300 + 40 + 5
3750 = 3000 + 7000 + 50
1908 = 1000 + 9000 + 8
6020 = 6000 + 20
Bài 3: Viết số liền trước, số liền sau của mỗi số:
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
998
999
1000
1233
1234
1235
2008
2009
2010
Bài 1:
“Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp lớp cây rừng, bừng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.”
Bài 2:
a. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân ta đã thắng lớn ở Điện Biên Phủ.
b. Đêm hôm ấy, chị Bưởi phải vượt sông Kinh Thầy để chuyển công văn từ xã lên huyện.
c. Năm mười bốn tuổi, Hoà xin mẹ cho được đi đánh giặc.
Bài 3:
a) Những con vật đã được nhân hoá: con nhện, con sáo, con kiến.
b) Chúng được nhân hoá bằng các từ ngữ: bắc cầu, qua, sang sông, qua ngòi.
Thứ 5 ngày 11 tháng 01 năm 2018
TOÁN : SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000
I. MỤC TIÊU:
Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
Biết so sánh các đại lượng cùng loại.
HS rèn tính cẩn thận khi so sánh các số trong phạm vi 10 000
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Luyện tập
-GV kiểm tra bài tiết trước:
+Gọi HS nêu các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng .
+Yêu cầu HS xác định trung điểm của đoạn dây AB dài 30 cm
Nhận xét chung bài cũ.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi tựa lên bảng.
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: HD HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000.
*So sánh hai số có số chữ số khác nhau:
-GV viết lên bảng: 999 .... 1000 em hãy điền dấu (, =) thích hợp vào chỗ chấm.
-Vì sao em chọn dấu (<)?
-GV cho HS chọn 1 trong các dấu hiệu. Dấu hiệu nào dễ nhận biết nhất. Cuối cùng HD chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi SS các chữ số đó: 999 có 3 chữ số, 1000 có 4 chữ số, mà ba chữ số ít hơn bốn chữ số, vậy 999 < 1000.
-Vậy em có nhận xét gì khi so sánh hai số có số chữ số khác nhau?
*So sánh 2 số có số chữ số bằng nhau:
-GV viết lên bảng số 9000 với số 8999, yêu cầu HS tự nêu cách so sánh.
-Tiếp tục số 6579 với số 6580 yêu cầu HS tự nêu cách so sánh.
-GV giảng thêm: Đối với hai số có cùng số chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái, nếu chúng bằng nhau (ở đây chúng đều là 6) thì so sánh cặp chữ số tiếp theo (ở đây chúng đều là 5), do đó ta so sánh cặp chữ số ở hàng chục, ở đây 7 < 8 nên 6579 < 6580.
-Gọi HS nêu lại các nhận xét chung như SGK.
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Yêu cầu nêu cách so sánh từng cặp số làm bài vào bảng con
(HS khá giỏi làm thêm cột b)
- GV sửa bài nhận xét
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
GV chấm 5 vở - nhận xét
*Bài 3: Dành cho HS khá giỏi
4. Củng cố :
-Gọi HS nêu cách so sánh cac số trong phạm vi 10 000.
5.Dặn dò:
- Về nhà luyện tập thêm về cách so sánh các số có nhiều chữ số. Chuẩn bị bài “ Luyện tập”
-2 HS lên bảng thực hiện.
+Bước 1: Đo độ dài cả đoạn thẳng +Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng làm 2 phần bằng nhau
+Bước 3: Xác định trung điểm của đoạn thẳng
+AM =AB (AM = 15cm)
-Nghe giới thiệu và nhắc lại.
-HS điền: 999 < 1000
-HS giải thích nhiều cách:
Vì 999 thêm 1 thì được 1000, hoặc 999 ứng với vạch đứng trước vạch ứng 1000 trên tia số, hoặc vì 999 có ít chữ số hơn 1000,...
-HS so sánh: 10 000 > 9999
-Khi so sánh hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
-HS: số 9000 > 8999, vì ta so sánh chữ số hàng nghìn của hai số ta thấy 9 > 8 nên 9000 > 8999.
-HS tự nêu theo sự quan sát và suy nghĩ. Lớp nhận xét.
-Lắng nghe.
-3 HS nêu các nhận xét như SGK.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập
HS làm bảng con +1em làm bảng lớp
a/1942 > 998 *b/ 9650 < 9651
1999 6951
6742 > 6722. 1965 > 1956
900 + 9 < 9009 6591 = 6591
HS đọc yêu cầu bài
-HS làm bài vào vở + 1em làm bảng phụ.
a. 1km > 985m b. 60 phút = 1giờ
600cm = 6m 50 phút < 1giờ
797mm 1giờ
- HS nhận xét bài bạn.
-Câu a: Khoanh vào số lớn nhất.
4375; 4735; 4537; 4753
-Câu b: Khoanh vào số bé nhất
6091; 6190; 6910; 6019
-3 HS nêu
--------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC: CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU:
Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mội dòng thơ, khổ thơ .
Hiểu ND: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc ( Trả lời được các CH trong SGK ; thuộc bài thơ )
-GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; Kiềm chế cảm xúc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh MH bài TĐ, bảng phụ ghi bài thơ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Ở lại với chiến khu
- Yêu cầu HS kể và trả lời câu hỏi về ND bài tập đọc.
-Nhận xét ghi điểm.
-Nhận xét chung bài cũ
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài – ghi tựa
b/Phát triển bài:
*Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng tha thiết, tình cảm. HD HS cách đọc.
-Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
-HD đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ trước lớp. GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 khổ.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ.
*HD tìm hiểu bài:
-GV gọi 1 HS đọc cả bài.
+Những câu thơ nào cho thấy bé Nga rất mong nhớ chú?
+Khi Nga nhắc đến chú thái độ của ba và mẹ ra sao?
-GV: Chú đã hi sinh, ba, mẹ không muốn nói với Nga rằng chú đã hi sinh, không thể trở về. Ba giải thích với bé Nga: Chú ở bên Bác Hồ.
-Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?
-Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi?
GV chốt: Nhân dân, người thân luôn nhớ mãi những chiến sĩ vì họ đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
*Học thuộc lòng bài thơ:
-Cả lớp đọc bài thơ trên bảng.
-Xoá dần bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ, sau đó gọi HS đọc trước lớp.
-Nhận xét tuyên dương.
4/ Củng cố :
-Bài thơ ca ngợi điều gì?
-GDHS: Biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc
5/Dặn dò:
-Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị nội dung BT2 (tiết LTVC – trang 17) và chuẩn bị cho ND để kể ngắn về các vị anh hùng dân tộc. Bài sau:Ông tổ nghề thêu.
-Nhận xét tiết học.
-3HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS lắng nghe – nhắc lại tựa bài.
-HS theo dõi, đọc thầm.
-Mỗi em đọc 1 câu HS đọc đúng các từ khó.
-Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.
-Đọc từng khổ thơ trong bài theo HD của GV.
-3 HS đọc bài chú ý ngắt đúng nhịp thơ.
VD: Khổ 1:
Chú Nga đi bộ đội /
Sao lâu quá là lâu !//
Nhớ chú,/ Nga thường nhắc://
Chú bây giờ ở đâu? //
-1 HS đọc chú giải trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
-3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài SGK.
Thảo luận nhóm
-Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc 1 khổ.
-2 nhóm thi đọc nối tiếp.
-Cả lớp đọc ĐT.
- Hỏi đáp trước lớp
-1 HS đọc cả, lớp theo dõi SGK
+Sao lâu quá là lâu! Chú bây giờ ở đâu? Chú ở đâu, ở đâu?
+Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú, ngước lên bàn thờ.
-Lắng nghe.
- Trình bày ý kiến cá nhân
-HS trao đổi nhóm đôi: Chú đã hi sinh, Bác Hồ đã mất. Chú ở bên Bác Hồ trên thế giới của những người đã khuất.
-HS phát biểu ý kiến riêng của mình.
-Lắng nghe.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
-HS đọc cá nhân.
-2 – 3 HS thi đọc cả bài trước lớp.
-Bài thơ ca ngợi tình cảm thương nhớ, biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với người đã hi sinh vì Tổ quốc.
- Lắng nghe ghi nhận.
-----------------------------------------
THỦ CÔNG: CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN (T2)
MỤC TIÊU:
- Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
- Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học.
- Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh.
- Nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- Học sinh để đề dùng ra bàn.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: thực hành (17 phút)
* Mục tiêu: Yêu cầu HS cắt, dán 3 chứ cái trong các chữ đã học ở chương II.
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu cụ thể: Học sinh sẽ thực hiện cắt, dán chữ V, U, E.
- Cho HS nêu lại qui trình kẻ, cắt dán chữ V, U, E.
- Sau khi học sinh hiểu rõ mục đích yêu cầu GV tổ chức cho HS thực hành.
- Trong quá trình HS thực hành, GV đến từng nhóm để quan sát. uốn nắn,giúp đỡ những HS còn yếu hoặc lúng túng, để các em hoàn thành bài thực hành của mình.
- GV quan sát, gợi ý cho những em còn yếu.
b. Hoạt động 2: Đánh giá (10 phút)
* Mục tiêu: Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
* Cách tiến hành:
- GV đánh giá theo ba mức độ:
+ Hoàn thành (A): Thực hiện đúng qui trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước.
+ Hoàn thành tốt (A+): Sản phẩm đã hoàn thành, trình bày đẹp, trang trí có sáng tạo.
+ Chưa hoàn thành (B): Không kẻ, cắt được hai chữ đã học.
- Đánh giá sản phẩm của học sinh.
3. Củng cố, dặn dò:(3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau.
- HS lắng nghe.
- 3 HS nêu lại qui trình cắt, dán chữ V, U, E.
- HS thực hành trên giấy thủ công.
- HS lắng nghe.
- Từng nhóm trưng bày sản phẩm.
-------------------------------------
HĐNGLL: LÀM BƯU THIẾP CHÚC TẾT, LÀM HOA GIẤY
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Hướng dẫn HS biết làm bưu thiếp chúc Tết (hoặc làm hoa giấy) để chúc,tặng bạn bè,người thân..nhân dịp năm mới
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
-Tổ chức theo quy mô lớp
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Bìa màu khổ A4 hoặc giấy trắng loại mỏng
-Giấy thủ công các màu,kéo,hồ dán,dây thép,que làm cành
-Giấy vẽ,bút màu,bút viết
-Các loại bưu thiếp cũ
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Bước 1:Chuẩn bị
Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS
-Giờ sinh hoạt tuần tới lớp ta làm bưu thiếp chúc Tết để chúc mừng bạn bè , người thân.Mỗi HS cần chuẩn bị :
+Bìa màu khổ A4 hoặc giấy trắng loại mỏng
+Giấy thủ công các màu,kéo,hồ dán,dây thép,que làm cành
+Giấy vẽ,bút màu,bút viết
+Các loại bưu thiếp cũ để học cách trình bày, trang trí
Bước 2: GV cùng HS làm bưu thiếp và hoa giấy
GV chia HS ngồi theo nhóm
*Phần 1: làm bưu thiếp chúc Tết
-Chọn kích cỡ bưu thiếp theo ý thích
-Trình bày trang đầu bưu thiếp : Dùng bút màu trang trí đừơng diềm có thể tự vẽ,tô màu,cắt xé dán bằng giấy màu hay những hình ảnh mình thích,viết chữ
-Trang giữa tờ bưu thiếp viết những lời chúc mừng
HS trong nhóm giúp nhau hoàn thành sản phẩm và tập nói lời khi trao tặng bưu thiếp
*Phần 2: Làm hoa giấy tặng ngày Tết
-HS cắt các cánh hoa dưới sự giúp đỡ của các bạn,GV
-Làm từng lớp hoa:
+ Dùng que đũa(cán bút) vuốt nhẹ vào cánh hoa làm cánh hoa cong lên
+Làm bông hoa: Đặt và dán các lớp cánh hoa chồng lên nhau(2-3 lớp)
+ Làm nhị hoa:lấy giấy trắng hoặc vàng cắt nhị hoa
+ Làm đài hoa: Cắt 1 bông hoa 5 cánh màu xanh để làm đài hoa,dán đài hoa vào bông hoa
+Cột hoa vào cành:Luồn sợi dây vào tâm của hoa.Thắt nút đầu dây cho dây không bị tuột.Dán nhị lên che nút thắt.Sợi dây này để cột bông hoa vào cành(que).Cắt tờ giấy màu xanh rộng 1 ô để dán, quấn vào que tạo thành cành hoa
-Cắt 2-3 lá cây màu xanh,dán vào cành
Bước 3:Trưng bày sản phẩm
-HS đặt sản phẩm lên bàn,GV chọn 1 số sản phẩm đẹp cho cả lớp quan sát.
Bước 4 :Nhận xét-đánh giá
-GV khen ngợi HS có bàn tay kheó léo.Khuyến khích HS làm hoa,bưu thiếp tặng bạn bè,người thân
---------------------------------------------------------------
LTVC: TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC. DẤU PHẨY
I.MỤC TIÊU:
Nắm được một số nghĩa của từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1)
Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2)
Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT 3)
HS biết sử dụng dấu phẩy của mình trong làm văn
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng từ viết sẵn bài tập 1 trên bảng.
3 bảng phụ viết 3 câu in nghiêng trong BT3.
Tóm tắt tiểu sử 13 vị anh hùng được nêu trong BT2 để có thể nói ngắn gọn một vài câu, bổ sung cho ý kiến của HS.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
+Những con vật nào trong bài Anh Đom Đóm được nhân hoá?
+Đặt một câu trong đó có phép nhân hoá?
Nhận xét bài cũ
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài - Ghi tựa.
b.HD làm bài tập:
Bài tập 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nhắc lại yêu cầu và HD: Bài tập cho 3 câu a, b, c. Nhiệm vụ của các em là: chọn những từ đã cho ở đầu bài xếp vào các nhóm sao cho đúng.
-Cho HS làm bài.
-HS làm bài thi (làm trên bảng phụ đã chuẩn bị trước).
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
+Câu a: Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc
+Câu b:Những từ cùng nghĩa với bảo vệ
+Câu c: Những từ cùng nghĩa với xây dựng
-Nhận xét tuyên dương và yêu cầu
Bài tập 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nhắc: Các em cần kể ngắn gọn, rõ ràng những điều em biết về một trong 13 vị anh hùng dân tộc.
-Cho HS thi kể
-GV nghe, sau đó kể thêm cho HS biết tiểu sử của 13 vị anh hùng dân tộc để HS nắm kĩ hơn.
-Nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất.
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Bài tập yêu cầu gì?
GV nhắc thêm:Trong đoạn văn Lê Lai cứu chúa có 3 câu in nghiêng. Các em đặt dấu phẩy vào 3 câu in nghiêng đó sao cho đúng.
Chia lớp thành 6 nhóm làm bài vào bảng phụ đã viết sẵn 3 câu in nghiêng.
Cho HS thi làm bài
-Gv nhận xét - tuyên dương
4/ Củng cố:
Nêu những từ cùng nghĩa với Tổ quốc?
GDHS: kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
5/Dặn dò:
- Về nhà tìm hiểu thêm về 13 vị anh hùng dân tộc đã nêu tên ở BT2 để có thể viết tốt bài văn kể về một anh hùng chống ngoại xâm. Chuẩn bị bài: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
-Nhận xét tiết học.
-2 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
+Con đom đóm, con cò bợ, con vạc (Anh đom đóm, chị cò bợ, thím vạc).
+VD: Thím Vạc đi kiếm ăn. / Bác Vịt đang bơi.
-Nghe giới thiệu bài - nhắc lại tựa
-2 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS làm bài cá nhân.
-3 HS lên bảng thi làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
-Đáp án:
Đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
Giữ gìn, gìn giữ.
Dựng xây, kiến thiết.
HS sửa bài theo lời giải đúng
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-HS thi kể trước lớp – cả lớp theo dõi nhận xét.
-VD: Hồ Chí Minh: Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, được UNESCO phong danh hiệu: Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn.
.......
1 HS đọc yêu cầu của bài tập
Đặt thêm dấu phẩy vào 3 câu in nghiêng.
1 HS đọc đoạn văn.
-HS 3 nhóm thi đua làm bài - sau đó đính lên bảng. Lớp quan sát nhận xét.
Câu 1: Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa.
Câu 2: Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây.
Câu 3: Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi.
2 HS nêu – HS khác nhận xét
----------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
I. MỤC TIÊU:
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong)
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc, viết càc số có 4 chữ số; số liền trước, số liền sau
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt âc/ât; uôc/uôt; s/x.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong
– GV chia học sinh theo nhóm môn học
2.HĐ2. Luyện tập:
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN:
Bài 1: Viết :
a) Các số tròn nghìn từ 1000 đến 7000:
..........................................................................
b) Các số tròn trăm từ 3400 đến 3900:
..........................................................................
c) Các số tròn chục từ 5550 đến 5590:
..........................................................................
d) Các số từ 9996 đến 10000 :
..........................................................................
Bài 2: Viết số, biết số đó gồm :
a) Bốn nghìn, bốn trăm, bốn chục, bốn đơn vị : ..
b) Bốn nghìn, bốn trăm:
c) Bốn nghìn, bốn đơn vị : .............
Bài 3: Viết số liền trước, số liền sau của mỗi số:
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
2345
6279
2010
NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT:
Bài 1: Điền vào chỗ trống âc hoặc ât :
a) Cau đứng làm thước
Đo tháng đo ngày
Từng n, từng n
Vòng đều thân cây.
b) Giọt m đặt vào mắt ngọt lịm
Ngọt m đặt vào môi thơm lừng
Bầu ong chắc như bầu sữa mẹ
Mẹ địu chiều lưng nương.
Bài 2: Điền vào chỗ nhiều chấm uôc hoặc uôt:
a) Ngọn đ bập bùng cháy trong đêm đông giá b
b) Mùa hè, tiếng chim c kêu vang vọng s ngày.
Bài 3: Điền vào chỗ nhiều chấm s hoặc x:
a) Linh ay ưa nghe bà kể chuyện ngày xửa ngày ưa.
b) Đàn chim gáy à uống cánh đồng phía a.
3. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
Củng cố- dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
- Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài
Bài 1:
a) Các số tròn nghìn từ 1000 đến 7000:
1000; 2000; 3000; 4000; 5000; 6000; 7000.
b) Các số tròn trăm từ 3400 đến 3900:
3400; 3500; 3600; 3700; 3800; 3900.
c) Các số tròn chục từ 5550 đến 5590:
5550; 5560; 5570; 5580; 5590.
d) Các số từ 9996 đến 10000 :
9996; 9997; 9998; 9999; 10000.
Bài 2:
a) Bốn nghìn, bốn trăm, bốn chục, bốn đơn vị : 4444
b) Bốn nghìn, bốn trăm : 4400.
c) Bốn nghìn, bốn đơn vị : 4004
Bài 3:
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
2344
2345
2346
6278
6279
6280
2009
2010
2011
Bài 1:
a ,Cau đứng làm thước
Đo tháng đo ngày
Từng nấc, từng nấc
Vòng đều thân cây.
b) Giọt mật đặt vào mắt ngọt lịm
Ngọt mật đặt vào môi thơm lừng
Bầu ong chắc như bầu sữa mẹ
Mẹ địu chiều lưng nương.
Bài 2:
a) Ngọn đuốc bập bùng cháy trong đêm đông giá buốt.
b) Mùa hè, tiếng chim cuốc kêu vang vọng suốt ngày.
Bài 3:
a) Linh say sưa nghe bà kể chuyện ngày xửa ngày xưa.
b) Đàn chim gáy sà xuống cánh đồng phía xa.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài
Thứ 6 ngày 19 tháng 01 năm 2018
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng.
HS có ý thức rèn tính cẩn thận khi so sánh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ vẽ tia số.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: So sánh các số trong phạm vi 10 000
-Gọi HS lên bảng làm bài tập
Nêu cách so sánh các số trong phạm vi 10000
-Nhận xét bài cũ.
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi tựa bài.
b. Luyện tập:
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
GV treo bảng phụ tổ chức cho HS thi đua .
- Nhận xét tuyên dương
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Chia lớp 2 dãy thi làm bài nhanh
- Nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc
Bài 3:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở+ 1HS lên bảng phụ
- GV chấm 5 vở - nhận xét
Bài 4:
Gọi HS đọc yêu cầu bài
Cho HS thi “ Ai nhanh nhất”
-Yêu cầu HS xác định trung điểm của đoạn thẳng rồi nêu số thích hợp ứng với trung điểm đó nêu trước lớp.
Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
-GV nhận xét – tuyên dương
4/ Củng cố:
-Gọi HS nêu cách so sánh các số trong phạm vi 10 000
5/Dặn dò:
-Về nhà ôn lại các bài toán về so sánh các số đã học, cách sắp xếp các số lớn dần và ngược lại. Chuẩn bị tiết sau: “Phép cộng các số trong phạm vi 10 000”
-Nhận xét tiết học.
-3 học sinh lên bảng làm bài.
So sánh (, =):
7698 o 7688
4032 o 4023
9999 o 10 000.
-HS nhận xét.
-Nghe giới thiệu và nhắc lại tựa.
-1 HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS 2 đội thi tiếp sức
a. 7766 > 7676 b. 1000g = 1kg
8453 > 8435 950g < 1kg
9102 < 9120 1km < 1200m
5005 > 4905 100 phút > 1giờ 30 phút
-1 HS nêu
-Chia thành 2 dãy, thi làm bài nhanh
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn:
4028; 4208; 4280; 4802.
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé:
4802; 4280; 4208; 4028.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS cả lớp làm bài vào vở + 1HS làm bảng phụ
a. Số bé nhất có ba chữ số là:100
b. Số bé nhất có bốn chữ số là: 1000
c. Số lớn nhất có ba chữ số là: 999
d. Số lớn nhất có bốn chữ số là: 9999
- HS đọc yêu cầu bài
- Làm bài theo sự hướng dẫn của GV.
a: trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số 300
A M B
0 100 600
200 400 500
300
b/ Dành cho HS khá giỏi
- Trung điểm của đoạn thẳng CD ứng với số 2000.
C D
0 1000 5000
3000 4000 6000
2000
-3 HS nêu
-------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng về phong phú của thực vật. Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây.
- Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 2 em lên kiểm tra bài cũ.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên (20 phút)
* Mục tiêu : Nêu được những điểm giống nhau và khác nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 20.docx