Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2

I. MỤC TIÊU:

- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P (1 dòng) Ph, B (1 dòng); viết đúng tên riêng: Phan Bội Châu (1 dòng) và viết câu ứng dụng: Phá Tam Giang. vào nam (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

- Có kĩ năng viết đúng, viết đều, viết đẹp.

- Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ, giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.

* MT: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua câu ca dao : Phá Tam Giang nối đường ra Bắc . Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam (trực tiếp).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ. Mẫu chữ viết hoa P (Ph, B), các chữ Phan Bội Châu và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

 

docx57 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Hưng Dũng 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hoa chữ: Ph,T,V - Viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ. - Yêu cầu HS viết chữ Ph, T, V vào bảng con. F Luyện viết từ ứng dụng: - Gọi HS đọc từ ứng dụng: Phan Bội Châu - Cho HS nói về Phan Bội Châu - Giới thiệu: Phan Bội Châu (1867 – 1940) là một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước. - Yêu cầu HS viết bảng con: Phan Bội Châu F Luyện viết câu ứng dụng: Gọi HS đọc câu ứng dụng. Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của câu ca dao - Giải thích câu ca dao: Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên – Huế dài khoảng 60km, rộng từ 1 đến 6km. Đèo Hải Vân ở gần bờ biển, giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Đà Nẵng, cao 1444m, dài 20km, cách Huế 71,6km. * MT: Các em phải biết yêu quê hương đất nước, giữ gìn, xây dựng đất nước ngày thêm giàu, đẹp. - Cho HS viết bảng con b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết (17 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết. * Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu: + Viết chữ P: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viết chữ Ph, B: 1 dòng. + Viết chữ Phan Bội Châu: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viết câu ca dao 1 lần. - Cho HS viết vào vở - Theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. - Thu 7 bài để chấm. - Nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp. - Hướng dẫn HS sửa lỗi sai 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Tìm và phát biểu - Quan sát. - Học sinh nhắc lại. - Theo dõi GV viết mẫu - Viết các chữ vào bảng con. - 1 HS đọc: tên riêng - 1 HS phát biểu - Viết trên bảng con. - 1 HS đọc câu ứng dụng - 3 HS nêu - Lắng nghe - Lắng nghe - Viết bảng con: Phá Tam Giang. Phan Bội Châu Phá Tam Giang . - Sửa lỗi ----------------------------------------- ĐẠO ĐỨC: ÔN LUYỆN VỀ CÁC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC ( TIẾT 2) I. MỤC TIÊU : - Học sinh biết thể hiện các hành vi phù hợp . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ôn tập :*GV nêu lần lượt từng câu hỏi - Em hãy kể những việc em đã làm để chia sẻ vui, buồn cùng bạn? Việc làm đó mang lại điều gì? - Em đã tham gia những việc lớp , việc trường nào ? Việc làm đó mang lại điều gì? - Em đã làm những việc làm gì để thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng? - Em cảm thấy thế nào khi làm được các việc đó ? - Em đã làm những việc làm gì để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ? - - Em cảm thấy thế nào khi làm được các việc đó ? * HS liên hệ bản thân và nêu ý kiến. - Hs tự liên hệ đến bản thân và trả lời trước lớp. - Hs tự liên hệ bản thân , lần lượt nói trước lớp. - HS nêu ý kiến. . - Hs tự liên hệ đến bản thân và trả lời trước lớp. - Cả lớp theo dõi và nhận xét ý kiến của bạn. ------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: MỤC TIÊU: - Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong) - Luyện thêm một số bài tập về trung điểm, điểm ở giữa của đoạn thẳng; thực hiện phép tính; giải toán có lời văn bằng hai phép tính - Luyện thêm để củng cố về sinh về nhân hóa; trả lời câu hỏi “khi nào?”, “ở đâu?”. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong – GV chia học sinh theo nhóm môn học 2.HĐ2. Luyện tập: NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN: Bài 1: Tính nhẩm: 2000 + 3000 = . 6000 – 2000 = . 4000 + 500 = . 4500 – 300 = . 700 + 1000 = . 3100 – 1000 = . Bài 2: Đặt tính rồi tính: 3142 + 2345 4627 – 2014 .. .. .. .. .. .. 5146 + 338 3182 – 730 .. .. .. .. .. .. Bài 3: Một bể chứa 4850 l dầu. Lần đầu người ta lấy ra 1280 l dầu, lần sau lấy ra 1320 l dầu. Hỏi trong bể còn lại bao nhiêu lít dầu? Giải .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT: Bài 1 : Điền tiếp bộ phận câu trả lời câu hỏi Như thế nào? để các dòng sau thành câu: a. Mảnh vườn nhà bà em .............. b. Khi gặp địch, anh Kim Đồng đã xử trí................................................ c. Đêm rằm, mặt trăng ....... d. Qua câu chuyện Đất quý, đất yêu ta thấy người dân Ê - ti - ô - pi - a......... Bài 2: Gạch dưới các từ ngữ được nhân hóa trong đoạn thơ sau: Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi Bài 3: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu? a. Các em nhỏ chơi đá bóng ở bãi cỏ sau đình. b. Ngoài vườn, hoa hồng và hoa loa kèn đang nở rộ. c. Bầy chim sẻ đang ríu rít trò chuyện trong vòm lá. d. Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít. e. Hai bên bờ sông, những bãi ngô đã bắt đầu xanh tốt. g. Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng. h. Vào ngày giáp tết ở các chợ hoa đông nghịt người. i. Nghỉ hè, em thường được đi chơi ở công viên. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, - Các nhận xét, - Giáo viên sửa bài. Củng cố- dặn dò: Gv nhận xét tiết học - Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài Bài 1: 2000 + 3000 = 5000 6000 – 2000 = 4000 4000 + 500 = 4500 4500 – 300 = 4200 700 + 1000 = 1700 3100 – 1000 = 2100 Bài 2: Hs thực hiện Bài 3: Bài giải: Số lít dầu đã lấy ra 2 lần là: 1280 + 1320 = 2600 (l) Số lít dầu còn lại trong bể là: 4850 - 2600 = 2250 (l) Đáp số: 2250 lít dầu Bài 1: a. Mảnh vườn nhà bà em rất xanh tươi. b. Khi gặp địch, anh Kim Đồng đã xử trí rất thông minh. c. Đêm rằm, mặt trăng rất sáng. d. Qua câu chuyện Đất quý, đất yêu ta thấy người dân Ê - ti - ô - pi - a rất yêu quê hương của mình. Bài 2: Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi Bài 3: a.Các em nhỏ chơi đá bóng ở bãi cỏ sau đình. b. Ngoài vườn, hoa hồng và hoa loa kèn đang nở rộ. c. Bầy chim sẻ đang ríu rít trò chuyện trong vòm lá. d. Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít. e. Hai bên bờ sông, những bãi ngô đã bắt đầu xanh tốt. g. Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng. h. Vào ngày giáp tết ở các chợ hoa đông nghịt người. i. Nghỉ hè, em thường được đi chơi ở công viên. Thứ 4 ngày 31 tháng 01 năm 2018 SHTT: -------------------------------------------- TOÁN : LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Biết cách so sánh các số trong phạm vi 10000 và so sánh các đại lượng cùng loại. Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 10000 Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. Giải bài toán bằng hai phép tính. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. - Bảng con. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: -Cho HS lên vẽ hình tròn có: a/ Tâm O, bán kính 5 cm. b/ Tâm I, bán kính 6 cm. -Nhận xét ghi điểm. NXC. 3/ Bài mới: a.Giới thiệu bài - Ghi tựa. b. Luyện tập thực hành Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng a/ Bốn số nào được viết theo thứ tự từ bé đến lớn? A. 6854; 6584; 6845; 6548. B. 6548; 6584; 6845; 8654. C. 8654; 8564; 8546; 8645. D. 5684; 5846; 5648; 5864. b/ Trong các độ dài 200m, 200cm, 2000cm, 2km, độ dài lớn nhất là: A.200m B. 200cm C. 2000cm D. 2km - Cho HS nêu miệng - Cho HS nhận xét Bài 2: Đặt tính rồi tính: a/ 5369 + 1917 b/ 9600 -588 736 + 1358 9090 – 898 - Cho HS làm bảng con - Cho HS nhận xét. Bài 3: Tìm x - Cho học sinh làm nháp. Bài 4: Một thư viện có 960 cuốn truyện tranh, sau đó mua thêm được bằng số truyện tranh đã có. Hỏi thư viện có tất cả bao nhiêu cuốn truyện tranh? - Cho học sinh làm bài vào vở. - Chấm 5 bài- nhận xét 4.Củng cố: Nêu lại cách cộng trừ. GD: Vận dụng cộng trừ đúng cách. 5.Dặn dò: – Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số”. -Nhận xét chung tiết học. Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính -2 học sinh lên vẽ. -Học sinh nhận xét – bổ sung. -Học sinh nhắc tựa. a/Khoanh B b/ Khoanh D - HS nhận xét HS lên bảng làm bài. a/ b/ - HS nhận xét a/ x + 285 = 2094 x = 2094 – 285 x = 1809 b/ x – 45 = 5605 x = 5605 + 45 x = 5650 - HS nhận xét 1 HS làm bảng phụ Bài giải Số truyện tranh mua thêm là: 960 : 6 = 160(cuốn) Số truyện tranh thư viện có tất cả là: 960 + 160 = 1120 (cuốn) Đáp số: 1120 cuốn truyện - HS nhận xét. -HS trả lời. ------------------------------------------------------ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: I. MỤC TIÊU: - Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp ( Nếu chưa xong) - Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về thực hiện phép tính; giải toán có lời văn bằng hai phép tính; xem lịch. - Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt r/d/gi; tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong – GV chia học sinh theo nhóm môn học 2.HĐ2. Luyện tập: NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN: Bài 1: Tìm x : a) x + 1728 = 2010 . . b) 7351 – x = 951 . . Bài 2: . Đặt tính rồi tính: 2050 + 3628 5619 - 2237 .. .. .. .. .. .. Bài 3: Một cửa hàng buổi sáng bán được 125 thùng mì sợi, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu thùng mì sợi? Giải .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... .................................................................... NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT: Bài 1: Điền vào chỗ trống r/d hoặc gi : Khung tre ấy trắng Bố phất nên iều iều chao cánh nắng Lên cùng ......ó eo. Bài 2: Điền vào chỗ trống tr hoặc ch rồi giải câu đố : ân đen, mình ắng Đứng nắng giữa đồng Làm bạn nhà nông Thích mò tôm cá. Là con Bài 3: Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã thích hợp vào các chữ in đậm rồi giải câu đố : Cái gì hai lươi không răng Mà nhai giấy vai băng băng lạ kì ? Là cái 3. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - Giáo viên chốt đúng - sai. Củng cố- dặn dò: Gv nhận xét tiết học 2050 3628 5678 + - Ngồi theo nhóm các môn học và hoàn thành bài Bài 1: a) x + 1728 = 2010 x = 2010 - 1728 x = 282 b) 7351 – x = 951 x = 7351 - 951 x = 6400 Bài 2: Hs thực hiện Bài 3: Giải Số thùng mì buổi chiều bán được là: 125 x 2 = 250 (thùng) Số thùng mì cả hai buổi bán được là: 125 + 250 = 375 (thùng) Đáp số: 375 thùng Bài 1: Khung tre giấy trắng Bố phất nên diều Diều chao cánh nắng Lên cùng gió reo Bài 2: Chân đen, mình trắng Đứng nắng giữa đồng Làm bạn nhà nông Thích mò tôm cá. Là con cò Bài 3: Cái gì hai lưỡi không răng Mà nhai giấy vải băng băng lạ kì ? Là cái kéo - Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp. - Học sinh nhận xét, sửa bài -------------------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 01 tháng 02 năm 2018 TOÁN: NHÂN SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ I.MỤC TIÊU: - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần). - Giải bài toán gắn với phép nhân. - GDHS tính cẩn thận,chính xác. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ - SGK - III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: -Gọi 2 HS lên bảng -Nhận xét chung bài cũ. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài - Ghi tựa. b.Phát triển bài: GT phép nhân không nhớ. -1043 x 2 = ? -Gọi học sinh nêu cách thực hiện phép nhân vừa nói vừa viết như sgk. 1043 x 2 -Yêu cầu HS tính nhân lần lượt từ phải sang trái như SGK và tương tự như cách nhân số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số để tìm kết quả. GV ghi bảng. -Viết: 1043 x 2 = 2086 * Trường hợp nhân có nhớ 1 lần. -Cách tiến hành tương tự như trên. Lưu ý: Lượt nhân nào có kết quả > hoặc = 10 thì phần nhớ được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo. Nhân rồi mới cộng phần nhớ của hàng liền trước nó. -Giáo viên nhận xét, củng cố lại. c. HD Luyện tập: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Bài tập yêu cầu gì? - GV yêu cầu HS lên bảng làm bài + cả lớp làm bảng con -Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính. -GV theo dõi – sửa bài Bài 2:b (Dành cho HS khá, giỏi) Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Bài tập yêu cầu gì? Gv tổ chức cho HS thi đua nhóm cặp (Cột b dành cho HS khá, giỏi) GV nhận xét – tuyên dương Bài 3: Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài. -Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS giải vào vở + 1 em giải vào bảng phụ -GV chấm 5 vở, nhận xét. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Bài tập yêu cầu gì? - Yêu cầu HS đứng lên tính nhẩm miệng. (Cột b dành cho HS khá, giỏi) -GV theo dõi – sửa bài 4.Củng cố: -Nêu cách thực hiện phép nhân số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số? 5.Dặn dò: – Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Luyện tập. -Nhận xét chung tiết học Hát Luyện tập - 2 học sinh làm bài. - HS nhận xét - HS nhắc lại tựa - 1 HS trả lời: Thực hiện theo 2 bước: +Bước 1: Đặt tính dọc +Bước 2: tính từ phải sang trái -3 học sinh nhắc lại. -HS thực hiện vào bảng con. -2 học sinh làm bảng lớp. -HS ở lớp làm bảng con. 1 HS nêu yêu cầu bài Tính - 1HS lên bang làm bài + cả lớp làm bảng con -1 HS nêu yêu cầu bài - Đặt tính và tính - 2 HS lên bảng thi đua a. * b. 1 HS nêu yêu cầu bài -Cho biết xây 1 bức tường hết 1015 viên gạch. - Hỏi xây 4 bức tường như thế hết bao nhiêu viên gạch? - HS giải vào vở + 1 em giải vào bảng phụ Bài giải Số viên gạch xây 4 bức tường là: 1015 x 4 = 4060 (viên) Đáp số: 4060 viên gạch -HS đọc yêu cầu của bài. - Tính nhẩm - HS tính nhẩm nêu miệng kết quả a. 2000 x 2= 4000 * b.20 x 5= 100 4000 x 2 = 8000 200 x 5=1000 3000 x 2= 6000 2000 x 5=10000 - 2HS trả lời. -------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC: CÁI CẦU I.MỤC TIÊU: - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu ND: bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất (Trả lời được các CH trong SGK thuộc được khổ thơ em thích). II.ĐỒ DUNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài thơ phóng to (nếu có). III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/Ổn định: 2/ Bài cũ: “Nhà bác học và bà cụ” -HS kể chuyện vàTLCH nội dung đọan - Nhận xét chung bài cũ. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài - Ghi tựa. b. Hướng dẫn luyện đọc: *Giáo viên đọc mẫu lần 1.(Giọng vui tươi, hồn nhiên, diễn tả niềm vui sướng, hớn hở bạn nhỏ trong bài) -HD học sinh đọc 1 lần 2 câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. -Theo dõi, nhận xét, sửa sai. *HD đọc từng khổ thơ và kết hợp giải nghĩa từ khó. -Hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc. Lưu ý học sinh đọc 4 câu thơ cuối. -Yêu cầu học sinh đọc theo nhóm: Mỗi nhóm thực hiện đọc từng lượt (thi đua). *Đọc đồng thanh: Đọc theo nhóm. c.Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc Khổ thơ 1. - Người cha trong bài làm nghề gì ? -Người cha gởi cho con hình ảnh chiếc cầu nào được bắc qua sông nào? Yêu cầu HS đọc Khổ thơ 2, 3, 4 - Từ chiếc cầu cha làm bạn nhỏ liên tưởng đến những gì? -Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? Vì sao? - Qua bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với cha như thế nào ? d.Luyện học thuộc lòng: -Xoá dần nội dung bài thơ trên bảng và yêu cầu HS đọc bài.Thi đua theo nhóm học thuộc lòng. -Nhận xét, tuyên dương những học sinh có tiến bộ, những học sinh thuộc bài tại lớp -Giáo viên nhận xét, tuyên dương Tổng kết: Bài thơ nói lên niềm vui, niềm tự hào của người con về người cha, về công việc làm nên những cái cầu, qua đó ta càng biết ơn những thành quả lao động do những con người chân chính làm ra. 4.Củng cố: -Đọc lại bài thơ, nêu nội dung. -GDTT: Biết ơn những người công nhân, kĩ sư làm ra những sản phẩm, những công trình xây dựng trên đất nước ta. 5.Dặn dò: -Học thuộc bài thơ, TLCH và xem trước bài “Nhà ảo thuật”. - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS. Hát -3 học sinh lên bảng -Học sinh nhận xét. -HS nhắc lại tựa. -HS theo dõi. -HS đọc nối tiếp hai câu cho đến hết bài (hai lượt). -1 HS đọc 1 khổ thơ, nối tiếp nhau đến hết, giải nghĩa từ khó -HS tìm hiểu từ theo SGK. -Mỗi nhóm đọc từng đoạn, hết bài (3 học sinh). -Nhóm khác nhận xét. -1 nhóm đọc 1 lượt (3 khổ thơ). -2 nhóm (hai lượt). -1 HS đọc, cả lớp đọc thầm khổ thơ 1. -Kĩ sư xây dựng cầu. -Cầu hàm Rồng bắc qua sông Mã (Thanh Hóa) -1 học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm. .cầu của con nhện, cầu của con kiến, cầu tre sang nhà bà ngoại, cầu ao mẹ thường đãi đỗ -1 học sinh đọc lại toàn bài. -Chiếc cầu trong tấm ảnh cầu Hàm Rồng. Vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm nên. -Bạn yêu cha, tự hào về cha.Vì vậy bạn thấy yêu nhất chiếc cầu do cha mình làm ra. -Đọc từng khổ thơ. -Đọc 2 khổ thơ. -Đọc toàn bài. -Thi đua đọc hay. -Lắng nghe và ghi nhận. -1 HS nêu: bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. ----------------------------------------- THỦ CÔNG: ĐAN NONG MỐT ( TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: - Biết cách đan nong mốt. - Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau. Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. - Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: - Hát đầu tiết. - Học sinh để đề dùng ra bàn. - Nhắc lại tên bài học. a. Hoạt động 1: Thực hành (20 phút). * Mục tiêu: HS thực hành đan nong mốt theo đúng quy trình, kỹ thuật. * Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu một số em nhắc lại quy trình đan nong mốt. + Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt. + Sau khi học sinh nắm được quy trình thực hiện, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành. Trong khi học sinh thực hành giáo viên quan sát, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. +Giáo viên tổ chức cách trang trí. + Giáo viên chọn vài tấm đan đẹp nhất khen ngợi học sinh đó. + Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh. b. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm (10 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách trang trí và trưng bày sản phẩm. * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm. - HS trưng bày theo từng nhóm. - GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của học sinh. - Tuyên dương những sản phẩm làm đẹp, đúng quy trình. - Yêu cầu các nhóm dọn dẹp vệ sinh. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau. Học sinh thực hành đan nong mốt. - Bước 1: kẻ, cắt các nan đan. - Bước 2: đan nong mốt bằng giấy bìa ( theo cách đan nhấc một nan, đè một nan; đan xong mỗi nan ngang cần dồn cho khít). - Bước 3: dán nẹp nan xung quanh tấm đan. + Học sinh thực hành. + Học sinh cắt nan cần thẳng đúng ô (kĩ thuật). + Học sinh trang trí, trưng bày sản phẩm. - Từng nhóm trưng bày sản phẩm. - Dọn dẹp vệ sinh. ------------------------------------- HĐNGLL: KỂ CHUYỆN MÓN ĂN NGÀY TẾT QUÊ EM I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - HS biết 1 số món ăn truyền thống trong ngày Tết cổ truyền dân tộc ,giới thiệu món ăn ngày Tết ở địa phương mình - HS tự hào về các món ăn truyền thống trong ngày Tết của quê hương của dân tộc . II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG: -Tổ chức theo quy mô lớp III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Hình ảnh về các món ăn truyền thống trong ngày Tết - Ảnh chụp quang cảnh trường - Bánh kẹo,món ăn ngày Tết (do GV,HS mang đến) IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: Bước 1:Chuẩn bị Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS - Buổi đầu tiên sau ngày nghỉ Tết ,lớp sẽ tổ chức gặp mặt đầu xuân.Trong ngày họp mặt đó mỗi bạn sẽ giới thiệu cho nhau 1 món ăn ngày Tết mà mình yêu thích.Bạn nào có điều kiện mang quà Tết đến góp vui liên hoan - Phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ - Cử bạn điều khiển chương trình Bước 2:Họp mặt đầu xuân - Cán bộ lớp,tổ hướng dẫn các bạn kê bàn ghế - GV mang quà tặng cho lớp - Tập trung toàn bộ quà chia đều ra các bàn trong lớp - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do - Văn nghệ chúc mừng năm mới - Người dẫn chương mời GV lên chúc mừng năm mới - Đại diện cán bộ lớp chúc Tết GV và các bạn - Liên hoan - Kể chuyện món ăn ngày Tết - HS giới thiệu những món mình được ăn trong ngày Tết - GV giới thiệu thêm 1 số món ăn truyền thống nếu HS chưa kể hết - GV KL Bước 3:NX giờ học --------------------------------------------------------------- LTVC: TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO DẤU PHẨY - DẤU CHẤM - CHẤM HỎI I.MỤC TIÊU: - Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đ học ( BT1) - Đặt được dấu phẩy vào chổ thích hợp trong câu ( BT2a, b / c hoặc a /b / d ) - Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài ( BT3) - HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT2.. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu, hoặc ghi giấy nội dung bài tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: - Yêu cầu HS thực hiện bài tập 3. - GV chấm vở một số em Nhận xét chung bài cũ . 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài - Ghi tựa. b. Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1: Từ ngữ về sáng tạo : Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài. Bài tập yêu cầu gì? -Yêu cầu các nhóm dựa vào các bài tập đọc đã học ở tuần 21, 22 để làm. - Các nhóm sẽ tìm và viết vào phiếu. - GV nhận xét, ghi điểm. -GV tổng kết nhóm nào thực hiện nhanh và tìm được nhiều từ sẽ được tuyên dương ghi điểm tốt. - Tìm thêm 1 số từ ngữ về chủ đề sáng tạo ? Hoạt động 2: Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi: Bài tập 2: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2. -Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở . (HS khá giỏi làm thêm ý c, d) - GV chấm 5 vở – nhận xét -Giáo viên tổng kết: Sau mỗi bộ phận phụ của câu chỉ về nơi chốn, ta sử dụng dấu phẩy. Bài 3: -Yêu cầu HS đọc truyện vui “Điện” GV giảng từ “Phát minh”: Tìm ra những điều mới và cái mới có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống. -GV treo bảng phụ tổ chức cho HS thi “Tiếp sức”. - Nhận xét tuyên dương. - Truyện này gây cười ở chỗ nào? 4.Củng cố: -Nhắc lại 1 số từ ngữ nói về sáng tạo ? GDTT: Nhớ và học thuộc các từ ngữ, biết xác định các bộ phận câu và biết dùng dấu phẩy để ngắt đúng các cụm từ, sau thành phần phụ trạng ngữ. 5.Dặn dò: -Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. -Nhận xét chung tiết học Hát -Nhân hóa-Ôn cách đặt và TLCH ở đâu? -3 học sinh làm miệng. -HS nhắc lại tựa. - HS đọc yêu cầu bài. - HS tự nêu -Học sinh thảo luận nhóm tìm và nêu theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm dán nhanh lên bảng. Chỉ tri thức Chỉ HĐ tri thức Nhà bác học, nhà nghiên cứu, tiến sĩ Nghiên cứu khoa học Bác sĩ, dược sĩ Chữa bệnh, chế thuốc Thầy giáo, cô giáo Dạy học Nhà văn, nhà thơ Sáng tác. -HS thi đua tìm -Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. -2 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 ý. -Học sinh cả lớp làm bài vào vở. a.Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim. b.Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng. c.Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. d. Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít. -Lắng nghe. -Học sinh đọc yêu cầu bài. -HS 2 nhóm thi “Tiếp sức” “- Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì? - Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chua phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến . -Không có điện làm sao có ti vi để xem. -2HS nhắc lại. ---------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: I. MỤC TIÊU: - Hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập ở lớp Nếu chưa xong) - HS luyện đọc bài đọc thêm ( Nếu còn thời gian) - Củng cố về thực hiện phép tính; giải toán có lời văn bằng hai phép tính. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1HĐ1: Hs tự hoàn thành bài tập còn chưa xong – GV chia học sinh theo nhóm môn học 2.HĐ2. Luyện tập: NHÓM YÊU THÍCH MÔN TIẾNG VIỆT: - Luyện đọc bài giảm tải tuần 22 - HS luyện đọc theo các hình thức : + Luyện đọc đoạn + Luyện đọc theo nhóm bàn + Luyện đọc cá nhân - Gv chú ý những em đọc còn yếu 1. Nông dân tưới cho ruộng nương vất vả như thế nào? 2. Ác- si mét nghĩ ra cách gì để giúp nông dân 3. Hãy tả lại chiếc máy bơm của Ác – si – mét. NHÓM YÊU THÍCH MÔN TOÁN: Bài 1: Tìm x : a) x - 785 = 3506 . . b) 2051 + x = 3951 . . Bài 2: Đặt tính rồi tính: 6650 + 2828 7219 - 837 .. .. .. .. .. .. Bài 3: Một kho có 2470kg gạo tẻ và gạo nếp nhiều hơn gạo tẻ 225kg. Hỏi kho đó có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Giải .................................................................... .................................................................... ..............................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 22.docx
Tài liệu liên quan