Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 33

I. MỤC TIÊU:

- HS biết đượctruyền thống của nhân dân địa phường trong công cuộc xây dựng đất nước.

- Biết ơn và phát huy truyền thống của nhân dân mình.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Năm 1926, Yên Dũng Thượng đã có chi bộ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội sau đổi thành Đảng Tân Việt. Chỉ với 10 đảng viên, chi bộ này đã "hô" dân biểu tình buộc chính quyền thuộc địa phải đền bù 300 mẫu đất mà chúng cướp để làm sân bay quân sự. Ngày nay là cánh đồng Tàu Bay.

 Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập bên Hương Cảng vào ngày 3/2/1930 thì đúng hai tháng sau - ngày 3/4 năm đó, tại dăm Mụ Nuôi của làng, Chi bộ Cộng sản Yên Dũng Thượng cũng làm lễ "ra mắt". Ông Nguyễn Tiến Cuông một nông dân thuộc vào diện có học của làng được cử làm bí thư. Tiếng là chi bộ cộng sản nhưng toàn là trong làng, trong họ với nhau cả.

 

docx43 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chỉ trên tranh ảnh đã được sắp xếp sẵn. Bước 3 : - GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - Các nhóm trình bày kết quả. - GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của mỗi nhóm. * MT: Giúp học sinh bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau. ------------------------------------------------------------------------ TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA Y I. MỤC TIÊU: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y (1 dòng) P, K (1 dòng) viết đúng tên riêng Phú Yên (1 dòng) và câu ứng dụng: Yêu trẻ... để tuổi cho (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. - Có kĩ năng viết đúng, viết đều, viết đẹp. - Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ, giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Mẫu chữ viết hoa Y (P, K), các chữ Phú Yên và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ. - Nhận xét, đánh giá chung. - Giới thiệu bài mới : trực tiếp. 2. Các họat động chính: a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết bảng con (10 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng các con chữ, hiểu từ và câu ứng dụng. * Cách tiến hành: - Hát đầu tiết. - Viết bảng con. - Nhắc lại tên bài học. F Luyện viết chữ hoa. - Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài: P, K, Y. - Yêu cầu HS nhắc lại cách viết hoa chữ Y - Viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ: Y - Yêu cầu HS viết chữ Y, P, K bảng con. F Cho HS luyện viết từ ứng dụng. - Gọi HS đọc từ ứng dụng: Phú Yên - Giới thiệu: Phú Yên là tên một tỉnh ở ven biển miền Trung. - Yêu cầu HS viết vào bảng con. F Luyện viết câu ứng dụng. - Mời HS đọc câu ứng dụng. Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà. Kính già, già để tuổi cho. - Cho HS giải thích ý nghĩa câu tục ngữ - Giải thích câu ứng dụng: Câu tục ngữ khuyên người yêu trẻ, kính trọng người già và nói rộng ra là sống tốt với mọi người. Yêu trẻ thì sẽ được trẻ yêu. Trọng người già thì sẽ đựơc sống lâu như người già. Sống tốt với mọi người thì sẽ được đền đáp - Cho HS viết bảng con b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết (17 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết. * Cách tiến hành: - Nêu yêu cầu: + Viết chữ Y: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viết chữ P, K: 1 dòng + Viết chữ Phú Yên: 2 dòng cở nhỏ. + Viết câu ứng dụng 2 lần. - Yêu cầu HS viết vào vở - Theo dõi uốn nắn. - Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. - Thu 5 bài để chấm. - Nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Quan sát và nêu. - Phát biểu - Theo dõi - Viết vào bảng con. - 2 HS đọc tên riêng: Phú Yên. - Viết trên bảng con. - 2 HS đọc câu ứng dụng - 2 HS phát biểu - Viết trên bảng con các chữ: Yêu, kính. Phú Yên Phú Yên Yêu Kính Yêu Kính --------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC: LỊCH SỬ PHƯƠNG HƯNG DŨNG (T2) I. MỤC TIÊU: - HS biết đượctruyền thống của nhân dân địa phường trong công cuộc xây dựng đất nước. - Biết ơn và phát huy truyền thống của nhân dân mình. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Năm 1926, Yên Dũng Thượng đã có chi bộ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội sau đổi thành Đảng Tân Việt. Chỉ với 10 đảng viên, chi bộ này đã "hô" dân biểu tình buộc chính quyền thuộc địa phải đền bù 300 mẫu đất mà chúng cướp để làm sân bay quân sự. Ngày nay là cánh đồng Tàu Bay. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập bên Hương Cảng vào ngày 3/2/1930 thì đúng hai tháng sau - ngày 3/4 năm đó, tại dăm Mụ Nuôi của làng, Chi bộ Cộng sản Yên Dũng Thượng cũng làm lễ "ra mắt". Ông Nguyễn Tiến Cuông một nông dân thuộc vào diện có học của làng được cử làm bí thư. Tiếng là chi bộ cộng sản nhưng toàn là trong làng, trong họ với nhau cả.  Ngày 1/5/1930, khoảng 1.200 người dân kéo nhau ra Đình Trung rồi nhập với hàng ngàn nông dân của vùng hạ Nghi Lộc theo đường Mới Trang tiến về Nhà máy Trường Thi phối hợp với công nhân biểu tình đòi lợi quyền. Khi một công nhân đang cắm cờ búa liềm trên cột đèn bị tên giám binh Pháp bắn chết, thì khí thế căm hờn bọn thực dân từ hàng vạn người biểu tình sôi lên sùng sục. Đồng chí Nguyễn Đôn Nhoạn, người xóm Yên xông vào phá cổng nhà máy cũng gục ngã trước mũi súng kẻ thù. Trong cuộc biểu tình này 5 người bị giết hại, 18 người bị thương, 37 người bị địch bắt. Trong đó Yên Dũng Thượng có 2 người là ông Nhoạn và ông Nguyễn Đức Tiềng hy sinh. Máu các liệt sĩ thấm đỏ vùng đất Yên Dũng. Đây là sự kiện mở đầu cho cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh nổi tiếng. Sau đó ít ngày, để ủng hộ công nhân Trường Thi đình công, Bí thư Chi bộ Nguyễn Tiến Cuông và các đảng viên lại tổ chức một cuộc biểu tình tại dăm Mụ Nuôi. Tại đây, nghe theo lời kêu gọi của Ban cứu tế, dân Yên Dũng, công nhân Trường Thi kẻ ít người nhiều góp của, góp sức giúp gia đình những người bị nạn. Mặt khác, họ động viên nhau đoàn kết chống địch đàn áp.. Tháng 9 năm 1930, với sự chỉ đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ (đóng trong làng), những người Cộng sản Yên Dũng Thượng tổ chức cuộc mít tinh lớn lại Đình Trung. Trước khí thế của người Yên Dũng Thượng, lý trưởng, hào mục phải nộp con dấu, sổ sách. Một chính quyền mới, chính quyền Xô viết Chi bộ từ 12 đảng viên năm 1930 lên 30 đảng viên vào năm 1931. Các đoàn thể quần chúng thu hút được hầu hết nông dân tham gia. Đến tháng 8 năm 1945 thì với 7 đảng viên lãnh đạo, dân Yên Dũng Thượng cùng các nơi vùng lên cướp chính quyền. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, địa bàn Làng Đỏ có nhiều mục tiêu quân sự, chính trị nên giặc Mỹ đánh phá thường xuyên, ác liệt. Với 592 trận, 5674 quả bom, 104 quả Rốc két, 350 quả pháo hạm, máy bay B52 rải thảm toàn bộ nhà dân bị cháy sập. Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ nhân Hưng Dũng xây đắp trên 30 trận địa chiến đấu của bộ đội cao xạ, tên lửa và trận địa trực chiến. Đào hơn 3km giao thông hào nối liền các xóm, 270 hầm cất giấu xe pháo, vũ khí đạn dược cho bộ đội. Với tinh thần chiến đấu anh dũng, ngày 1/9/1967, dân quân trực chiến đã bắn rơi máy bay đầu tiên của Mỹ và sau đó rất nhiều máy bay Mỹ bị bắn rơi, nhiều giặc lái bị bắt. Năm 1969, quân và dân Hưng Dũng được tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong lớp lớp người Làng Đỏ, Yên Dũng Thượng, Hưng Dũng tham gia các phong trào Cách mạng có tới 19 liệt sĩ trong phong trào Xô Viết; có gần 250 liệt sĩ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Giờ đây, Làng Đỏ còn có những địa danh, những di tích lịch sử được xếp hạng như Dăm Mụ Nuôi - nơi này ngày 3/4/1930, thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên; Đình Trung nơi từng chứng kiến dân Yên Dũng Thượng nổi giận chống lại bọn thực dân, quan lại hà khắc; từng chứng kiến các cuộc biểu tình hồi "Xô viết" và các cuộc mít tinh, nổi dậy hồi Cách mạng Tháng Tám.. Đình Trung còn là địa điểm Đại hội Tỉnh Đảng bộ Nghệ An vào năm 1953. Đây là lần thứ hai, trong thời kỳ kháng Pháp, Yên Dũng Thượng được chọn làm nơi Đại hội Tỉnh Đảng bộ. Hay như Đình Văn Thánh, được xây dựng năm 1851, một năm sau thì hoàn thành. Là nơi tôn vinh các bậc học cao, biết rộng đỗ đạt trong làng, nay dấu tích chỉ còn tấm văn bia. Nhưng chuyện học hành đỗ đạt cao, người Làng Đỏ (Yên Dũng Thượng, Hưng Dũng) thời nào cũng có. Hiện nay, Hưng Dũng có 6/6 trường học được xây dựng khang trang, hàng năm Hưng Dũng có gần trăm em đỗ vào các trường đại học cao đẳng. Người Hưng Dũng còn lấy làm hãnh diện quê mình, đảng bộ mình "đúc" nên những Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Duy Hài và nhiều tiến sĩ, kỹ sư sau này. Riêng hai HTX tiểu thủ công nghiệp doanh số mỗi năm cũng đạt 2,8 tỷ đồng. Thu nhập bình quân lao động cũng đạt từ 1 đến 1,2 triệu/tháng. Biết là chưa cao nhưng thời buổi kinh tế thị trường, các mặt hàng phải cạnh tranh thế cũng là một kết quả rồi. Ngân sách thu hàng năm của cả phường từ năm 2005 đến 6 tháng đầu năm 2008 này cũng đạt 21.400 triệu đồng. Chiếm đến 65% chỉ tiêu cả 5 năm  (2005 - 2010). Cũng thời gian trên, toàn phường thực hiện đầu tư hơn 50 công trình lớn nhỏ nhằm phục vụ phát triển kinh tế, phúc lợi công cộng, tôn tạo di tích lịch sử... với tổng giá trị 19 tỷ đồng. Có thể kể đến như 3 nhà học cao tầng với 41 phòng học cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; trong đó cơ sở 2 trường đạt chuẩn quốc gia... Có đến 98% đường liên khối được bê tông hay nhựa hoá, 85% số hộ dân sử dụng nước máy. Nếu như năm 1945 cả Yên Dũng Thượng có tới 700 người chết đói thì nay số hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 3%. Đó là kết quả lãnh đạo toàn diện của một Đảng bộ nhiều năm qua liên tục đạt danh hiệu "trong sạch vững mạnh" như đảng bộ Hưng Dũng. Trong 20 chi bộ thì có 86% đạt danh hiệu "trong sạch vững mạnh", 87% số đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có 14,2% đảng viên được khen thưởng HĐ2: LIÊN HỆ - Là HS của phường Hưng Dũng con phải làm gì? - Cho HS hát bài hát về phường Hưng Dũng III. DẶN DÒ. ------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: ( Dạy bù nghỉ lễ 30/ 4- 1/5) Thứ 4 ngày 02 tháng 05 năm 2018 SHTT: -------------------------------------------- TOÁN : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 (TT) I. MỤC TIÊU: - Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 5. - Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: - Học sinh hát đầu tiết. - 3 em thực hiện. - Nhắc lại tên bài học. a. Hoạt động 1: So sánh (12 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách so sánh các số trong phạm vi 100 000. * Cách tiến hành: Bài 1: > < =? - Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 số với nhau. - Yêu cầu HS tự làm. - Mời 3 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Nhận xét, chốt lại 27469 99000 85100 > 85099; 80 000 + 10 000 < 99 000 30000=29 000 +1000; 90 000 + 9000 = 99000 Bài 2: Tìm số lớn nhất trong các số đã cho - Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Mời 2 HS lên bảng thi làm nhanh - Yêu cầu HS nêu cách chọn ra số lớn nhất - Nhận xét, chốt lại. a) 41590; 41800; 42360; 41785. b) 27898; 27989; 27899; 27998. b. Hoạt động 2: Xếp theo thứ tự (12 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách sắp xếp 1 dãy số theo thứ tự. * Cách tiến hành: Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn - Mời 1 HS yêu cầu đề bài. - Mời 1 HS lên bảng sửa bài. Cả lớp làm bài vào vở - Nhận xét, chốt lại Bài 4: Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé (dành cho học sinh khá, giỏi làm thêm) - Mời 1 HS yêu cầu đề bài. - Cách làm tương tự bài 3 Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng - Mời HS đọc yêu cầu đề bài. - Chia HS thành 2 đội cho các em chơi trò chơi “Ai nhanh” - Yêu cầu: 2 đội sẽ lên thi làm nhanh A. 2935; 3914; 2945. B. 6840; 8640; 4860. C. 8763; 8843; 8853. D. 3689; 3699; 3690. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - 2 HS nhắc lại cách so sánh 2 số. - Cả lớp làm bài vào vở - 3 HS lên bảng sửa bài. - Nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Hai HS lên bảng - Nhận xét bài của bạn. - Phát biểu a) Số lớn nhất là: 42360 b) Số lớn nhất là: 27998 - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài. 59 825; 67 925; 69 725; 70 100 - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 96 400; 94 600; 64 900; 46 900 - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - 2 đội thi làm bài nhanh Ba số ở dòng nào được viết theo thứ tự từ bé đến lớn? A. 2935; 3914; 2945. B. 6840; 8640; 4860. C. 8763; 8843; 8853. D. 3689; 3699; 3690. - Cả lớp nhận xét. ------------------------------------------------------ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: ( Dạy bù nghỉ lễ 30/4- 1/05) -------------------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 03 tháng 05 năm 2018 TOÁN: ÔN TẬP 4 PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100000 I. MỤC TIÊU: - Biết cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000. - Biết giải toán bằng hai cách. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3. - Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT DỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: - Học sinh hát đầu tiết. - 3 em thực hiện. - Nhắc lại tên bài học. a. Hoạt động 1: Ôn tập 4 phép tính (15 phút) * Mục tiêu: Củng cố cho học sinh cách về cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000. * Cách tiến hành: Bài 1: Tính nhẩm - Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Cho HS nhẩm rồi trả lời miệng - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Nhận xét, chốt lại a) 5000 + 2000 = 7000 8000 - 4000 = 40000 b) 25000 + 3000 = 28000 42000 - 2000 = 40000 Bài 2: Đặt tính rồi tính - Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Cả lớp làm bài vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo - Mời 4 HS lên bảng sửa bài và nêu cách tính - Nhận xét, chốt lại. b. Hoạt động 2: Ôn tập giải toán (15 phút) * Mục tiêu: Củng cố cho học sinh cách giải bài toán bằng các cách khác nhau. * Cách tiến hành: Bài 3: Toán giải - Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Mời 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài. Hai HS lên bảng giải, mỗi HS giải một cách. Bài giải Cách 1: Số bóng đèn đã chuyển đi tất cả là: 38 00 + 26 00 = 64 00 (bóng đèn) Số bóng đèn còn lại trong kho là: 80 000 – 64 000 = 16 000 (bóng đèn) Đáp số: 16 000 bóng đèn. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào - Nhận xét, chốt lại. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Trả lời miệng - Nhận xét. c) 20000 x 3 = 60000 60000: 2 = 30000 d) 12000 x 2 = 24000 36000: 6 = 6000 - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Làm bài vào vở - 4 HS lên bảng sửa bài. - Nhận xét bài của bạn. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Một HS tóm tắt bài toán. Hai HS lên bảng làm bài. Cách 2: Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần đầu là: 80 000 – 38 000 = 42 000 (bóng đèn) Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần hai là: 42 000 – 26 000 = 16 000 (bóng đèn) Đáp số: 16 000 bóng đèn. - Cả lớp làm bài vào - Nhận xét. -------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC: MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI I. MỤC TIÊU: - Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “Mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẽ đẹp đa dạng của rừng cọ. - Biết ngắt nhịp hợp lí ở các câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi câu thơ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - Nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1: Luyện đọc (8 phút). * Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới * Cách tiến hành: - Hát đầu tiết. - 3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Nêu lại tên bài học. - Đọc diễn cảm toàn bài. - Cho HS xem tranh trong SGK - Cho luyện đọc từng dòng thơ. - Cho HS chia khổ thơ - Cho luyện đọc từng khổ thơ trước lớp. - Cho HS giải thích các từ mới - Cho đọc nhóm đôi - Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 phút) * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài bài đọc. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ để trả lời các câu hỏi: + Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh nào? + Về mùa hè, rừng cọ có gì thú vị? - Yêu cầu HS đọc 2 đoạn còn lại để trả lời các câu hỏi: + Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời? - Chốt lại: Lá cọ có hình quạt, có gân lá xòe ra như các tia nắng nêun tác giả thấy giống như mặt trời. + Em có thích gọi lá cọ là “mặt trời xanh” không? Vì sao? + Bài thơ nói lên điều ǵ? @ Kết luận: Qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả. c. Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ (8 phút). * Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc lại toàn bài thơ. - Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ, bài thơ theo cách xoá dần bảng. - Cho HS thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ của bài thơ theo hình thức hái hoa dân chủ. - Nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút): - Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Lắng nghe. - Xem tranh. - Đọc tiếp nối từng dòng thơ - HS chia - Đọc từng khổ thơ trước lớp. - Giải thích. - Đọc theo nhóm đôi. - Cả lớp đọc ĐT bài thơ. - Đọc thầm bài thơ - Thảo luận nhóm đôi, đại diện các nhóm lên trình bày. - Học nhóm 4 - Đọc 2 đoạn còn lại - Phát biểu tự do - Phát biểu - 2 HS đọc - Đọc thuộc lòng theo hướng dẫn của GV - 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét. ----------------------------------------- THỦ CÔNG: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (T3) I. MỤC TIÊU: - Biết cách làm quạt giấy tròn. - Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn. - Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. * Riêng với học sinh khéo tay, làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: - Hát đầu tiết. - Học sinh để đề dùng ra bàn. - Nhắc lại tên bài học. a. Hoạt động 1: Thực hành (15 phút) * Mục tiêu: HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí. * Cách tiến hành: - Gọi học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn - Giáo viên quan sát, giáp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm b. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm (12 phút) * Mục tiêu: Biết cách trang trí và trưng bày sản phẩm. * Cách tiến hành: - GV gợi ý cho học sinh cách trang trí. - Trong khi HS thực hành, giáo viên đến các bàn quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hồn thành sản phẩm. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - GV khen ngợi, tuyên dương những sản phẩm làm đẹp. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau. - 1,2 học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn + Bước 1: Cắt giấy + Bước 2: Gấp , dán quạt. + Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt - Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn. - Học sinh trang trí theo gợi ý. - HS trưng bày sản phẩm và tự đánh giá. ------------------------------------------ GDKNS: TRÁCH NHIỆM CỦA EM KHI Ở TRƯỜNG I.MỤC TIÊU : Tọa hứng thú, làm mẫu một số hành động, biểu cảm để học sinh thích thú tham gia hoạt động “ Chúng mình cùng hat”, đồng thời chia sẻ về nội dung bài hát. Dẫn dắt học sinh cùng suy ngẫm, phân biệt tình huống thể hiện có trách nhiệm và thiếu trách nhiệm. Tạo cơ hội để học sinh được lắng nghe và chia sẻ ý kiến của mình về nội quy của lớp, của trường. Khuyến khích học sinh thể hiện và rèn luyện kỹ năng: lắng nghe, biểu cảm, chia sẻ thuyết minh, hợp tác và tự nhận thức. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động ôn bài: HĐ 1: Chúng mình cùng hát Bước 1: - Cả lớp lựa chọn và cùng hát một bài có nội dung liên quan đến chủ đề bài học ( Có thể chọn bài “ Em yêu trường em”, tác giả: Hoàng Vân). Lưu ý: Khi hát biểu cảm bằng hành động, gương mặt... Hỏi học sinh: Bài hát nói gì về trường học? Các em sẽ làm gì để thê hiện tình yêu với trường của mình? ( Giữ gìn bàn ghế sạch sẽ,...) Ghi tóm tắt nội dung trả lời của học sinh lên bảng. Bước 2: - Khuyến khích một số học sinh chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc trước lớp. Lưu ý: Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và thuyết trình. 2. Trách nhiệm và thiếu trách nhiệm Bước 1: - Mở nhạc không lời nhẹ nhàng Hướng dẫn hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng thảo luận về các tình huống ở trang 29 (SHS tập 2) Học sinh vẽ mặt cười nhỏ vào những tình huống thể hiện có trách nhiệm, mặt mếu vào tình huống thiếu trách nhiệm. Lưu ý: Rèn luyện kĩ năng hợp tác, biểu cám và tự nhận thức. Hướng dẫn học sinh ghi vào ô trống ở trang 29 Bước 2: - Khuyến khích một vài học sinh đứng lên chia sẻ về những tình huống thiếu trách nhiệm và nêu những hậu quả xấu có thể xẩy ra trong mỗi tình huống. Lưu ý: Rèn luyện kĩ năng thuyết trình. Bước 3: - Tổng kết hoạt động, kết nốt với giá trị Trách nhiệm. Viết lên bảng và cho cả lớp cùng đọc to thông điệm của bài học: Thể hiện trách nhiệm ở trường bằng những việc làm tốt đẹp. 3. Nội quy trường học Bước 1: Chia bảng thành hai cột, hướng dẫn học sinh nói về nội quy của lớp, của trường. Ghi tóm tắt nội dung trả lời của học sinh lên bảng. Lưu ý: + Khuyến khích học sinh bổ sung thêm những nội quy cần thiết để trường học đẹp hợn, thân thiện hơn, an toàn hơn... + Hướng dẫn học sinh cách sử dụng ngôn ngữ và tư duy tích cực. ( Ví dụ: Không nói là: “Cấm vứt rác ra hành lang” mà nói là: “Bỏ rác đúng nơi quy định”). + Chọn ghi tối đa 5 điều cho mỗi bảng nội quy. + Rèn luyện kĩ năng lắng nghe và hợp tác. Bước 2: Hỏi học sinh: Khi cố gắng thực hiện tốt những nội quy này em sẽ cảm thấy như thể nào? Hướng dẫn học sinh ghi 5 điều cho mỗi bảng nội quy trên bảng vào ô trống ở trang 30 Bước 3: - Tổng kết hoạt động, kết nốt với thông điệp bài học. 4. Kế hoạch của em - Nhắc học sinh cùng gia đình thực hiện hoạt động trải nghiệm này theo gợi ý ở trang 31 (SHS tập 2) - Nhắc học sinh xin chữ kĩ của gia đình 5. Chuận bị cho bài học sau 6. Hoạt động hồi tưởng và tổng kết sau bài học. --------------------------------------------------------------- LTVC: NHÂN HÓA I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, cách nhân hóa được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn ở Bài tập 1. - Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa ở Bài tập 2. - Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Bài cũ: Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước. - Nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài mới: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: - Hát đầu tiết. - 2 em thực hiện. - Nhắc lại tên bài học. a. Hoạt động 1: Nhận biết hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá (10 phút) * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết hiện tượng nhân hoá cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá đẹp. * Cách tiến hành: Bài tập 1: Đọc và trả lời câu hỏi: - Đọc yêu cầu của bài và đoạn văn trong bài tập: - Những sự vật nào được nhân hóa ? - Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng những cách nào ? - Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ? - Yêu cầu HS học theo nhóm 4 làm vào bảng học nhóm - Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của mình - Nhận xét, chốt lại b. Hoạt động 2: Viết đoạn văn sử dụng phép nhân hoá (15 phút) * Mục tiêu: HS biết dùng viết một đoạn văn ngắn có sử dụng hình ảnh nhân hóa. * Cách tiến hành Bài tập 2: Hãy viết 1 câu có sử dụng nhân hoá để miêu tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây - Cho HS đọc yêu cầu của bài. - Nhắc nhở HS: Sử dụng phép nhân hóa khi viết câu tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. - Yêu cầu cả lớp viết bài vào vở - Gọi vài HS đứng lên đọc câu của mình. - Nhận xét, chốt lại Ví dụ: Mỗi sáng, những cây hoa vẫy những chiếc lá, những cánh hoa chào đón tôi. Ví dụ 2: Mỗi sớm mai thức dậy, em cùng chị chạy lên đê để hít thở không khí trong lành của buổi sáng. Trên đê cao, em có thể nhìn thấy rõ cảnh vật xung quanh. Ông mặt trời từ từ ló cái đầu đỏ rực ra khỏi chăn mây. Những anh nắng đầu tiên tinh nghịch chui qua từng khe lá. Chị em nhà gió đuổi nhau vòng qua lũy tre rồi lại sà xuống v­ờn khắp mặt sông. *MT: HS viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. Qua đó giáo dục tình cảm gắn bó với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - Các nhóm trình bày ý kiến - Cả lớp nhận xét. - 1 HS đọc yêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 33.docx