Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 6

I. MỤC TIÊU

- Viết đúng chữ hoa Ch (1 dòng Ch), V, A (1 dòng); viết đúng tên riêng : Chu Văn An (1 dòng) và từ rảnh rang, dễ nghe (1 dòng)

- Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ( Kiểu chữ đứng và nghiêng)

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.

- Chữ viết rõ ràng,đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở tập viết

- Tên riêng : Chu Văn An và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô ly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động1: Củng có các chữ hoa Ch; V; A ; N, trên bảng con. (15’)

a. Luyện viết chữ hoa.

 

doc32 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. Hoạt động nối tiếp (3’) Dặn HS chú ý giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. Thứ ba, ngày 16 tháng 10 năm 2018 TOÁN CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU - Biết làm tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia). - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số. - HS làm được các bài tập 1,2a,3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS:Vở BT II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(5’) - GV gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện phép tính. Lớp làm vào vở nháp. 15 x 3 = ? 54 x 2 = ? - GV nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách thực hiện phép chia(15’) - GV viết phép chia 96 : 3 =? - Hướng dẫn HS nêu nhận xét: Đây là phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số, GV khuyến khích HS nêu cách đặt tính. HS đặt tính vào vở nháp * Cách tính- GV nêu cách tính Vậy 96 : 3 = 32 - GV yêu cầu một số HS nêu miệng lại cách chia (Thực hiện chia đủ ba bước: chia , nhân, trừ) - GV yêu cầu HS tự thực hiện phép chia 48 : 2 vào bảng con. - Một HS lên bảng chữa bài - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng - GV yêu cầu cả lớp nêu lại cách chia Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn HS luyện tập:(15’) Bài 1: Đặt tính rồi tính HS nêu yêu cầu bài tập. - HS thực hiện cá nhân vào vở . - 4 HS lên bảng chữa bài, HS nhận xét, GV chốt lại kết quả đúng - GV gọi 2 HS nêu lại cách tính cụ thể ở một phép tính Bài 2a: HS nêu yêu cầu bài tập: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số - GV giao nhiệm vụ cho thực hành theo yêu cầu. - GV gọi 4 học sinh lên chữa bài, nhận xét, chốt lại kết quả đúng. - GV củng cố lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. (HS nhắc lại cách làm) Bài 3: 1HS đọc đề bài, phân tích đề, tự tóm tắt đề bài vào vở nháp. - HS làm cá nhân vào vở - Một HS lên bảng chữa bài - Lớp và GV nhận xét. - Một HS nêu dạng toán: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số Học sinh làm bài xong có thể làm bài còn lại Hoạt động nối tiếp (3’)- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục thực hiện cách chia. CHÍNH TẢ NGHE VIẾT : BÀI TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết không mắc quá 5 lỗi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo / oeo (bài tập 2)- Làm đúng bài tập 3a. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ viết bài tập 2, bài tập 3a III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố cách phân biệt một số tiếng có vân oam(5’) - GV gọi 3 HS viết bảng lớp 3 tiếng có vần oam, HS viết vào vở nháp. - GV nhận xét - GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tảL20’) a, Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung. - GV đọc thong thả, rõ ràng nội dung tóm tắt bài tập làm văn. - GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài. - Đoạn viết này muốn nói với chúng ta điều gì? b. Hướng dẫn Hs viết chữ khó viết và cách trình bày - HS tìm tên riêng trong bài và nêu các viết tên riêng đó. - HS viết những chữ khó hoặc dễ lẫn vào vở nháp: Cô – li – a; giặt quần áo. c. GV đọc cho HS viết bài: + GV lưu ý uốn nắn tư thế ngồi của HS. + HS viết còn sai chính tả. d. Chấm, chữa bài. - GV đọc HS đổi vở soát bài, ghi số lỗi ra lề. - Chấm 15- 18 bài nhận xét lỗi từng bài yêu cầu HS rút kinh nghiệm - Tuyên dương số bài viết và trình bày bài đẹp Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tảL5’) Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống...- HS thực hiện theo cặp. - Gọi 3 HS lên bảng thi điền đúng, điền nhanh. - Sau đó đọc kết quả, lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng. - Cả lớp chữa bài vào vở bài tập( khoeo chân, người lẻo khoẻo, ngoéo tay) - GV yêu cầu 1 số HS đọc lại bài. Bài tập 3a: HS nêu yêu cầu bài tập: Điền vào chỗ trống s hay x... - Cả lớp làm bài cá nhân vào vở bài tập. - GV gọi 1HS chữa bài trên bảng. - Lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.(siêng, sáng) - HS đọc lại kết quả và chữa bài vào vở bài tập Tiếng Việt nếu sai. Hoạt động nối tiếp (3’).Nhắc HS viết chưa đẹp về viết lại HĐGDNGLL ĐI XE ĐẠP TRÊN ĐƯỜNG AN TOÀN I.MỤC TIÊU - Giúp HS biết các bộ phận chính của chiếc xe đạp, cách bảo quản, sử dụng một chiếc xe đạp an toàn; biết đi xe trên đường phố theo đúng qui định của Luật Giao thông. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - Hình chiếc xe đạp ( hoặc xe đạp thật) - Tranh ảnh cảnh HS đi xe đạp trên đường III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Chiếc xe đạp bảo dảm an toàn. 1. Quan sát chiếc xe đạp và thảo luận. GV treo tranh hình chiếc xe đạp ( hoặc quan sát 1 chiếc xe đạp thật), nêu câu hỏi để HS thảo luận, nói tên các bộ phận và cho biết như thế nào là bảo đảm an toàn giao thông và chưa an toàn? GV đặt câu hỏi : Các em hãy quan sát các bộ phận của chiếc xe đạp. Em có thể nói tên các bộ phận chính của chiếc xe đạp. Em cho biết thế nào là chiếc xe đạp đảm bảo an toàn? 2. GV tóm tắt, chỉ vào từng bộ phận của xe, nói rõ các điều kiện bảo đảm an toàn của các bộ phận trong chiếc xe đạp như sau: Khung xe chắc chắn, không có mỗi hàn nào bị rạn nứt hay gẫy. ( Lắc xe thấy không kêu lọc xọc hoặc lỏng lẻo ở một chỗ nào đó). Tay lái phải gắn chắc vào cổ xe, không có vết nứt Có đủ 2 tay phanh ( thắng), miếng đệm phanh (gôm) phải còn tốt, không quá mòn, ốc vít dây phanh phải chặt, không bị lỏng. Nếu xe có phanh bẳng ổ trục, phải cẩm bàn đạp quay thử ngược chiều khi đạp xe, thấy cứng không quay được là phanh còn tốt. Lốp xe (vỏ) xe, sắm xe (ruột) xe còn tốt, không quá mòn; lốp xe được bơm hơi đủ độ căng (đầy hơi), căng quá dễ bị nổ khi đi giữa trời nắng, nếu mềm quá (non hơi) phải bơm cho đủ hơi. Xích xe (sên) không quá cũ (dão), xích không quá căng, không quá trùng, cẩm bàn đạp quay ngược chiều khi đi dễ dàng, nghe có tiếng kêu lách cách của “ cá” ở líp là xe tốt. Cọc yên xe và yên xe được gắn chắc chắn vào thân xe Có đèn cheieus sáng và đèn phản quang màu đỏ phí sau xe Có chuông hoặc còi. Xe phải vừa tầm với chiều cao của em. Ngồi trên yên xe đặt được chân chạm đất mới an toàn – điều này rất cần thiết. GV giải thích thêm: Xe đạp dành cho trẻ em là loại vành bánh xe có đường kính nhỏ hơn xe của người lớn, do vậy chiều cao cũng thấp hơn. Hoạt động 2: Chiếc xe đạp không an toàn; các sự cố kĩ thuật xảy ra khi đi xe và cách xử lí 1. GV: Xe đạp sau một thời gian sử dụng, sẽ có nhưng bộ phận bị hỏng hóc không bảo đảm an toàn trước khi đi xe, nếu không kiểm tra kĩ, trên đường có thể sẽ có các sự cố xảy ra. Em nào đã gặp phải? Cách xử lí của em như thế nào? Ví dụ khi xảy ra các tình huống sau, em sẽ xử lí ra sao? * Đang đi, phanh (thắng) xe bị lỏng ốc vít hoặc má phanh mòn, bóp phanh không “ăn”. - Tình huống này rất nguy hiểm, phải đi từ từ, dừng xe lại, xem có thể tìm cách khắc phục tạm thời không, để đi tiếp đến nơi sửa chữa. Nếu không khắc phục được thì hãy đi bộ dắt xe về. Nếu nhà còn xa, có thể đạp đi chậm, gặp tình huống nguy hiểm phải thả chân xuống đất để kìm xe lại, nếu có đoạn đường dốc, hoặc đoạn đường có nhiều xe chạy phải xuống xe. * Đang đi xe bị đinh đâm thủng lốp hoặc nổ lốp xe. Bánh xe bị xẹp hơi. - Phải dừng xe, e xuống xe dắt đem đến nơi sửa chữa, nhớ phải nâng bánh xe bị hỏng lên để khỏi nắt săm xe. * Đang đi bị tuột xích? - Không đạp nữa, dừng xe ngay, em xuống xe lắp lại xích. Nếu xích quá cũ hoặc bị đứt, phải dắt xe đến nơi sửa chữa. * Đang đi thấy tay lái bị lỏng? - Tình huống này càng nguy hiểm hơn, nhất thiết em phải xuống đi bộ, dắt xe. Nếu đi tiếp sẽ rất nguy hiểm vì bánh trước của xe không còn theo sự điều khiển của người lái nữa. * Đang đi bánh xe bị lệch sang một bên, sát vào khung xe không đi được? - Phải xuống xe, e dùng chân đạp mạnh vào bánh xe chỗ sát với khung xe. Nếu bánh xe không trở lại vị trí cũ, em phải dắt xe đến nơi sửa chữa. người ta có dụng cụ vặn ốc ổ trục bánh xe để điều chỉnh lại. * Đi trời tối, nơi không có đèn chiếu sáng trên đường, đèn của xe bị hỏng? - Nếu đang đi trên đoạn đường xấu vào những ngày cuối tháng không có ánh trăng, em phải xuống đi bộ dắt xe để tránh tai nạn. Nếu đường tương đối tốt, vào ngày sáng trời, em có thể đi chậm, nếu thấy có người hoặc xe đi trên đường phải luôn bấm chuông để mọi người tránh. 2. GV kết luận: Trong mọi tình huống khi có sự cố về xe đạp, đều phải lái xe về bên tay phải, bình tĩnh dừng xe rồi xuống xe tìm cách khắc phục. Nếu hấp tấp nhảy ra khỏi xe, sẽ gây tai nạn cho người đang đi phía sau hoặc bên cạnh. Nếu xe hỏng, dắt đi bộ, phải đi sát lề đường về bên phải hướng đi của mình. Hoạt động nối tiếp (5’). - Đi xe đạp an toàn trên đường THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TUẦN (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU - Viết đúng chữ hoa Ch (1 dòng Ch), V, A (1 dòng); viết đúng tên riêng : Chu Văn An (1 dòng) và từ rảnh rang, dễ nghe (1 dòng) - Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ( Kiểu chữ đứng và nghiêng) Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe. - Chữ viết rõ ràng,đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở tập viết - Tên riêng : Chu Văn An và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô ly. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động1: Củng có các chữ hoa Ch; V; A ; N, trên bảng con. (15’) a. Luyện viết chữ hoa. - Học sinh tìm các có chữ hoa trong bài: Ch; V; A ; N . - HS tập viết chữ Ch; V, A trên bảng con b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng) - HS đọc từ ứng dụng: Chu Văn An c. Viết câu ứng dụng - HS đọc câu ứng dụng : Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe. - GVgiúp HS hiểu lời khuyên của câu tục ngữ: con người phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết: (20’) - GV nêu yêu cầu viết: + Viết chữ hoa Ch (1 dòng), V, A (1 dòng); viết Chu Văn An (1 dòng) và từ rảnh rang, dễ nghe (1 dòng) - Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ ( Kiểu chữ đứng và nghiêng) Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe. - HS viết bài - GV hướng dẫn HS viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ, lưu ý HS viết thanh đậm. - GV nhận xét từng bài. Hoạt động nối tiếp (3’) - Giáo viên nhắc HS hoàn thành bài viết nếu chưa xong. Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Biết làm tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia) - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số và vận dụng trong giải toán. - Học sinh làm được các bài tập: 1, 2, 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCCHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số(5’) - GV gọi 3 học sinh lên bảng đặt tính và thực hiện phép chia. HS dưới lớp 3 dãy làm theo 3 bài của 3 bạn. 84 : 4; 69 :3; 24 : 2; - GV gọi 1 HS nêu lại cách tính - HS, GV nhận xét Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia)(15’) Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập: Đặt tính rồi tính . a. HS tự làm bài vào vở. GV theo dõi và giúp HS còn lúng túng. - GV gọi ba học sinh lên bảng chữa bài. - Lớp nhận xét, giáo viên chốt lại kết quả đúng. - GV gọi 1 HS nêu lại cách chia. b. HS thực hiện theo mẫu: HS quan sát mẫu, 1 HS lên bảng làm mẫu. - GV yêu cầu HS dựa theo mẫu để thực hiện bài còn lại. 54: 6; 48:6; 35:5; 27: 3 - GV gọi HS lên bảng thực hiện. - Lớp và GV nhận xét. Hoạt động 3: Củng cố cho HS kĩ năng tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải toán.(15’) Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập: Tìm của 20 cm, 40 km, 80 kg - HS tự làm bài vào vở sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả. GV cho HS đổi vở kiểm tra chéo nhau. - GV yêu cầu HS nêu lại cách tìm một phần mấy của một số? (Ta lấy số đó chia cho số phần). Bài 3: Bài toán GV yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt bằng sơ đồ. - HS tự giải ra giấy nháp. - GV giúp đỡ các em còn non trả lời câu lời giải. - 1HS lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. - GV khuyến khích HS nêu lời giải khác. Ví dụ: My đã đọc số trang truyện là... Hoạt động nối tiếp (3’). HS về tự luyện thêm các phép chia cho thành thạo. TÂP ĐỌC NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I. MỤC TIÊU - Đọc đúng, rành mạch. - Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học.(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). HS thuộc một đoạn văn em thích. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh, ƯDCNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng kể chuyện câu chuyện: Bài tập làm văn(5’) - Hai HS mỗi em kể một đoạn câu chuyện “Bài tập làm văn”. - Giáo viên nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài Nhớ lại buổi đầu đi học: (20’) a, GVđọc diễn cảm toàn bài: Giọng hồi tưởng, nhẹ nhàng, tình cảm. b, Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu : + HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài + GV hướng dẫn HS luyện đọc những tiếng, từ khó: tựu trường, bỡ ngỡ, quãng trời rộng... (HS đọc cá nhân, đồng thanh) HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. GV nhận xét. - Đọc từng đoạn trước lớp : GV nêu phương án chia đoạn (3đoạn ) mỗi lần xuống dòng là một đoạn. + HS đọc từng đoạn trước lớp 3 lượt . * Lượt 1:HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn GVkết hợp nhắc nhở HS cách ngắt nghỉ từng câu, từng đoạn. - HS nêu lại cách đọc. *Lượt 2,3: HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. GV theo dõi kết hợp giúp HS hiểu nghĩa của các từ mới. - HS đọc SGK: náo nức, mơn man, bỡ ngỡ, ngập ngừng, tựu trường. - Đọc từng đoạn trong nhóm : HS đọc theo cặp, GV theo dõi, giúp đỡ HS đọc còn nhỏ. - Ba nhóm nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn. Lớp và GV nhận xét. - Một HS đọc lại toàn bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:(5’) *HS đọc thầm từng đoạn, cả bài văn trả lời câu hỏi SGKvà nêu được: Câu1: (HS đọc đoạn 1) - Điều gợi cho tác giả nhớ những kỷ niệm về buổi tựu trường:(lá ngoài đường rụng nhiều vào cuối thu) Câu2: (HS đọc đoạn 2) - Trong ngày đến trường đầu tiên tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn (Vì cậu bé trở thành học trò.) Câu3: (HS đọc đoạn 3) - Những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ rụt rè của đám học trò mới tựu trường (Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân,) - GV nêu câu hỏi liên hệ thực tế: Em hãy kể lại một kỉ niệm mà em nhớ nhất trong những năm học vừa qua? + Một HS đọc toàn bài. - GV yêu cầu HS nêu nội dung của bài tập đọc: Bài nói về những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học. - GV gọi 2 - 3 HS nhắc lại. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện đọc lại:(5’) + GV đọc mẫu đoạn 1(Đã chuẩn bị trên bảng phụ) + HS nhận xét nêu cách đọc (Giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, đầy cảm xúc,) + GV gọi 3 tổ 3 HS thi đọc đoạn văn + Cả lớp và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt và hay đoạn văn nhất. Hoạt động nối tiếp (3’) - Nhắc HS nhớ lại buổi đầu đi học của mình để kể lại trong tiết TLV tới. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC. DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU - Tìm được một số từ ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ (bài tập 1) - Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (bài tập 2) II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV : 3 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn ô chữ ở BT1. ƯDCNTT HS: Vở Bài tập Tiếng Việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố về so sánh(5’) - GV ghi bảng: Cháu khỏe hơn ông nhiều. Ông là buổi trời chiều. - Hãy tìm các sự vật được so sánh với nhau? - Hãy nêu về sự khác nhau về cách so sánh của hai câu này. - Hai HS nêu lên. HS, GV nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm được một số từ ngữ về trường học (16’) Bài tập 1: - HS nối tiếp đọc toàn văn yêu cầu của BT: Giải ô chữ. Biết rằng các từ ở cột được in màu có nghĩa là “Buổi lễ mở đầu năm học mới”. - Cả lớp đọc thầm, quan sát ô chữ và chữ điền mẫu (Lên lớp) - GV chỉ bảng nhắc lại từng bước thực hiện bài tập: + Bước 1: Dựa theo lời gợi ý, các em phải phán đoán từ đó là từ gì. VD: Được học tiếp lên lớp trên (Gồm 2 tiếng bắt đầu bằng chữ L) – LÊN LỚP + Bước 2: Ghi từ vào các ô trống theo hàng ngang (Viết chữ in hoa), mỗi ô trống ghi 1 chữ cái (xem mẫu). Nếu từ tìm được vừa có ý nghĩa như gợi ý vừa có số chữ các khớp với số ô trống trên từng dòng thì chắc là em đã tìm đúng. + Bước 3: Sau khi điền đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột được tô màu là từ nào. Bài tập đã gợi ý từ đó có nghĩa là buổi lễ mở đầu năm học mới. - Học sinh trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm - GV dán lên bảng lớp 2 tờ phiếu, mời 3 nhóm HS ( mỗi nhóm 10 em) thi tiếp sức (Mỗi em điền thật nhanh 1 từ vào ô trống). - Sau thời gian quy định, đại diện mỗi nhóm đọc kết quả của mình, đọc từ mới xuất hiện ở cột tô màu. Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa, kết luận nhóm thắng cuộc Hoạt động 3: Hướng dẫn HS biết điền đúng dấu phẩy (12’) Bài tập 2: Điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn - GV gọi một HS đọc yêu cầu của bài . - Cả lớp đọc thầm từng câu văn làm bài vào vở VBT - GV mời 3 HS lên bảng (đã viết 3 câu văn), điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp - Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. Câu a: Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ. Câu b: Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi. Câu c: Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo điều lệ đội và giữ gìn danh dự đội. - GV yêu cầu 1 số HS đọc lại các câu về điền để theo dõi việc ngắt câu. Hoạt động nối tiếp (3’) Chuẩn bị cho tiết sau. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CƠ QUAN THẦN KINH I. MỤC TIÊU - Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ -Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục: Giao tiếp. Lắng nghe tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Hình cơ quan thần kinh phóng to. HS: Vở bài tập TN - XH. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố về ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu(5’) - Hãy nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? - Hãy kể những việc nên làm để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh (15’) Mục tiêu: Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình . Cách tiến hành . Bước 1: Làm việc theo nhóm 4 học sinh - Các nhóm tự cử nhóm trưởng , các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh ở hình 1và hình 2 trả lời các câu hỏi theo gợi ý SGK. - Sau khi chỉ trên sơ đồ xong, các nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình tự chỉ vị trí của não, tủy sống ở cơ thể mình và cơ thể bạn. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV treo sơ đồ cơ quan thần kinh phóng to, yêu cầu các nhóm cử đại diện lên bảng chỉ vị trí của não , tủy sống và các dây thần kinh. - HS và GV nhận xét, chốt lại ý đúng và nêu kết luận : - Một số em nêu lại. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan(15’) Mục tiêu: Nêu được vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan. Cách tiến hành: Bước 1: Chơi trò chơi. - GV cho HS chơi trò chơi “phản ứng nhanh.” - Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS nêu được các giác quan đã sử dụng khi chơi. Bước 2: Thảo luận nhóm: - Các nhóm tự thảo luận và nêu được vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - HS nhận xét , - GV chốt lại ý đúng và nêu kết luận: Hoạt động nối tiếp (3’)- Về nhà hoàn thành trong vở bài tập. THỦ CÔNG GẤP CẮT DÁN NGÔI SAO 5 NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG I. MỤC TIÊU - HS gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối. - HS gấp, cắt dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối. - Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu ngôi sao vàng 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công - Giấy thủ công màu đỏ, màu vàng, giấy nháp, kéo, kéo, hồ dán, bút chì thước kẻ. làm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động1: Củng cố quy trình gấp(5’) - GV đưa tranh quy trình qấp cât, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. - HS nhắc lại qui trình thực hiện gấp, cắt ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. + Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh + Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh + Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành (25’) - Học sinh thực hành: Gấp, cắt dán ngôi sao vàng. - HS thực hiện cá nhân. GV lưu ý cho HS dựa theo quy trình để gấp, cắt, dán. - GV đi từng bàn giúp đỡ học sinh còn lúng túng chậm chạp. - GV lưu ý HS : + Lấy một tờ giấy thủ công màu đỏ có chiều dài 21 ô, chiều rộng 14 ô để làm lá cờ. + Đánh dấu điểm giữa hình bằng cách đếm ô hay gấp tư tờ giấy. + Đánh dấu vị trí dán ngôi sao. + Bôi hồ vào mặt sau của ngôi sao. Đặt ngôi sao vào đúng vị trí đã đánh dấu trên tờ giấy màu đỏ dán cho phẳng. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm (5’) - Trưng bày sản phẩm theo tổ. - GV và HS nhận xét và bình chọn sản phẩm đẹp. - Tuyên dương làm tốt đúng mẫu. - Nhắc nhở HS gấp, cắt ngôi sao cánh chưa đều. Hoạt động nối tiếp (3’) - HS nhặt giấy bỏ vào thùng rác, dọn vệ sinh lớp học. - Chuẩn bị bài tiết sau. THỰC HÀNH TOÁN TUẦN 6 (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU - Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - Củng cố nhân số có hai chữ số với số có một chữ số và giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập trắc nghiệm trang 15, 16 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Bài 9: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng của 20 giờ là 20 : 4 = 5 giờ (HS chọn ý B) Bài 11: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng - GV hỏi HS Anh có bao nhiêu cái kẹo? (40 cái kẹo) - Anh cho em: só kẹo. Anh cho em bao nhiêu cái kẹo? (20 cái kẹo) - GV yêu cầu HS nêu cách tìm số kẹo anh cho em? 40 : 2 = 20 (cái kẹo) Bài 12: Viết số thích hợp vào chỗ chấm a) của 18 kg là 6 kg b) của 54 dm là 9 dm - GV củng cố lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Hoạt động 2: Củng cố nhân số có hai chữ số với số có một chữ số và giải toán. Bài 13: Viết số thích hợp vào ô trống - HS đọc yêu cầu. - GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện. - HS tự làm bài. GV chữa bài. Ví dụ: HS lấy 6 x 9 = 54 viết 4 nhớ 5. 6 nhân 1 bằng 6 viết 6. Kết quả là 19 x 6 = 654 Bài 20: Giải toán - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS tìm cách giải. - GV cho HS tự giải vào vở + HS tìm và nêu lên số tròn chục lớn nhất có hai chữ số là 90. + Số học sinh đó được xếp thành 6 hàng. + Vậy một hàng có bao nhiêu bạn? - GV hướng dẫn từ phép nhân để có thể chuyển sang phép chia (đối với HS giỏi) + Số nào nhân với 6 để được 90? (15) - GV củng cố và chốt lại cách nhân số có hai chữ số.. Hoạt động nối tiếp (5’). - Hoàn thành các bài tập tuần 5 Thứ năm, ngày 18 tháng 10 năm 2018 TOÁN Tiết 29: PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ I. MỤC TIÊU - Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư. - Biết số dư bé hơn số chia. - HS làm được bài tập 1,2,3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Các tấm bìa có chấm tròn (Như hình vẽ SGK) HS : Vở nháp, que tính, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố chia số có hai chữ số cho số có một chữ số(5’) - 2 HS lên bảng thực hiện phép chia : 36 : 3 64 : 2 , - Cả lớp làm vào vở nháp. - GV nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhận biết phép chia hết và phêp chia có dư.(15’) - GV nêu bài toán: Có 8 chấm tròn, chia đều thành 2 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy chấm tròn? - GV gắn số chấm tròn lên bảng. - HS nêu câu trả lời - GV chốt lại: - GV viết lên bảng phép chia: - Tương tự như trên HS thực hiện phép chia 9: 2 - 2 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện một phép tính, vừa viết ,vừa nói . - Lớp chú ý theo dõi từng phép chia và nhận ra được phép chia 8 : 2 = 4 - HS tự kiểm tra bằng que tính . - GV lưu ý HS: Trong phép chia có dư số dư bao giờ cũng bé hơn số chia. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành luyện tập. (15’) Bài 1 : HS nêu yêu cầu bài tập: Tính rồi viết theo mẫu - Hai HS lên bảng thực hiện 2 bài mẫu . - HS dựa vào bài mẫu thực hiện cá nhân vào vở nháp. - 3 HS lên bảng chữa bài . Lớp và GV nhận xét. - HS đổi chéo vở kiểm tra, một số cặp báo cáo kết quả. Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài tập: Điền đúng(Đ) ,sai(S) vào ô trống . - GV chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 làm câu a, nhóm 2 làm câu b. - Đại diện nhóm lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. - GV yêu cầu 1 số HS giải thích: Bài 3: - Cho học sinh nêu yêu cầu của bài tập: Đã khoanh vào số ô tô trong hình nào? - HS nối tiếp nhau nêu kết quả (đã khoanh vào số ô tô của hình a.) Hoạt động nối tiếp (2’) HS Chuẩn bị bài sau CHÍNH TẢ NGHE - VIẾT: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I. MỤC TIÊU - Nghe – viết đúng bài chính tả: trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết không mắc quá 5 lỗi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo/ oeo (bài tập 1) - Làm đúng bài tập (3) a. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ viết bài tập 2; III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố phân biệt s/ x(5’) - GV gọi 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con theo lời đọc của GV những từ ngữ sau : xanh xao, giếng sâu. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết bài Nhớ lại buổi đầu đi học(20’) a. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung - GV đọc một lần đoạn văn. - 2 HS đọc lại. - GV hỏi: Hãy tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 6 Lop 3_12439015.doc
Tài liệu liên quan