Giáo án tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần học 5

I. MỤC TIÊU

- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.

 - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.

-Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục: Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.

+ Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

HS: Vở bài tập đạo đức , tranh minh họa

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1: Củng cố việc Giữ lời hứa (5’)

- GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi :

- Tại sao phải giữ lời hứa với mọi người ?

- Giữ được những điều mình đã hứa với người khác có ý nghĩa gì?

- GV nhận xét

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn học khối lớp 3 - Tuần học 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý thức tự làm lấy việc của mình (10’) + Mục tiêu: HS có kĩ năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình. + Cách tiến hành: - GVnêu tình huống, HS xử lý tình huống. - HS thảo luận nêu cách giải quyết: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình. - GV cho HS liên hệ thực tế và giáo dục ý thức tự làm lấy những việc của mình mà bản thân mình có thể tự làm được. - Hỏi: Em hãy tự lập cho mình một kế hoạch để tự làm lấy công việc của bản thân? Hoạt động nối tiếp: (3’)- Về nhà: Tự làm lấy công việc của mình - Sưu tầm những câu chuyện, những tấm gương tự làm lấy việc của mình. THỰC HÀNH TOÁN: TUẦN 7 (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU : HS rèn luyện về - Ôn tập về bảng chia 7 và các bài toán liên quan. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: bảng nhóm HS: bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Củng cố kiến thức: Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (5’) - Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà . - HS nhận xét. GV tuyên dương. Hoạt động 2: Củng cố: Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số( có nhớ) 30’ Bài 1: -Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện . - Gọi học sinh làm miệng. HS khác nhận xét + Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh Bài 2, 3, 4, 5: - HS làm vào vở và đọc kết quả. - Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài - Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 6,7: - HS tự làm vào vở, đổi chéo kiểm tra bài bạn. Bài 8,9: HS làm bài trên bảng, HS nhận xét về vị trí của các thừa số và tích.HS khác nhận xét. GV nhận xét. Bài 10,11,12, 13 : HS làm vào vở và đọc kết quả. Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài - Giáo viên nhận xét đánh giá Hoạt động nối tiếp: 2’ *Nhận xét đánh giá tiết học – Dặn về nhà học và làm bài tập . TỰ NHIÊN XÃ HỘI PHÒNG BỆNH TIM MẠCH I. MỤC TIÊU - Kể về tên một số bệnh về tim mạch. Biết nguyên nhân của bệnh thấp tim. - Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em. Có ý thức phòng bệnh thấp tim .Một số KNS cần GD: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc để phòng bệnh thấp tim. *GD môi trường: Biết một số hdđ của con ngườiđã gây ơ nhiễm bầu khơng khí, có hại đối với cơ quan hơ hấp, tuần hoàn -HS biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe II. ĐỒ DUNG DẠY- HỌC Giáo viên : Tranh SGK trang 20, 21 III.CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt dộng 1: Củng cố bài cơ quan tuần hoàn. (5’) - GV gọi 1HS lên trả lời câu hỏi:+ tên những loại thức ăn giúp bảo vệ tim mạch. - GV nhận xét – tuyên dương.. Hoạt động 2: Động não. (10’) Kể tên một vài bệnh về tim mạch. Cách tiến hành. GV yêu cầu mỗi HS kể tên một vài bệnh về tim mạch mà các em biết. Ví dụ như: bệnh thấp tim, bệnh cao huyết áp, bệnh xơ vỡ động mạch, bệnh nhồi máu cơ tim. * Hoạt động 3: Đóng vai. (10’) HS nêu sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em. Các bước tiến hành. Bước 1 : Làm việc cá nhân. - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 SGK trang 20 và đọc các lời hỏi đáp của từng nhân vật trong các hình. Bước 2: Làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi Bước 3: Làm việc cả lớp. - GV yêu cầu các nhóm xung phong đóng vai dựa theo các nhân vật. Mỗi nhóm đóng một cảnh. GV chốt lại. * Hoạt động 4: Thảo luận. (10’) Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim. Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo cặp. - GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6 trang 21, chỉ vào hình và nói về nội dung, ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc đề phòng bệnh thấp tim. Bước 2: Làm việc cả lớp. GV gọi một số cặp lên trình bày-GV chốt lại: - GV cho 2 HS đọc bài học Hoạt động nối tiếp : (5’) Nhaän xeùt tieát hoïc tuyeân döông HS tích cöïc phaùt bieåu. Thứ ba ngày 09 tháng 10 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Củng cố thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (Có nhớ). - Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút. - HS làm các bài tập 1cột 1,2; bài 2a,b; bài 3,4 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Mô hình đồng hồ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)(5’) - GV gọi 3 HS lên bảng làm bài (đặt tính) - lớp làm vào vở nháp. - HS nhận xét , nêu cách làm. GV nhận xét - Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2: Củng cố kĩ năng đặt tính và tính(15’) Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập: Tính. - HS thực hiện cá nhân vào vở nháp - 3 HS lên bảng chữa bài - HS, GV nhận xét chốt lại kết quả đúng - GV yêu cầu 1 số HS nêu lại cách thực hiện phép nhân. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập: Đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu HS tự thực hiện tính. GV theo dõi và giúp đỡ HS làm chưa tốt. - GV gọi 3HS lên bảng chữa bài. Lớp và GV nhận xét. - Gv củng cố cách đặt tính rồi tính. Hoạt động 3: Củng cố kĩ năng giải toán(15’) Bài 3: Bài toán. - 2 HS đọc đề bài,HS tự phân tích đề, tóm tắt và làm bài vào vở nháp - 1 HS lên bảng chữa bài. GV gọi 1 HS nêu lại cách làm bài. - Lớp và GV nhận xét. GV củng cố giải toán có lời văn có phép nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số. Bài 4: GV cho HS quan sát trên mô hình đồng hồ. - HS nêu yêu cầu bài tập: quay kim để đồng hồ chỉ: 3 giờ 10 phút; 8 giờ 20 phút; 6 giờ 45 phút ; 11 giờ 35 phút. - GV nêu yêu cầu. - HS thực hiện trên mô hình đồng hồ. - Một số HS nhìn đồng hồ để đọc giờ. GV nhận xét. Hoạt động nối tiếp: (3’) Nhận xét tiết học CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM I. MỤC TIÊU - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết không mắc quá 5 lỗi. - Làm đúng bài tập 2 a/b . - Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố đọc 19 chữ cáI đã học tuần 1 và tuần 3(5’) - 2, 3 HS đọc thuộc lòng 19 chữ cái đã học ở tuần 1,3. - GV nhận xét Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết bài Người lính dũng cảm(20’) a. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung. + Một HS đọc đoạn văn . Lớp đọc thầm b. Hướng dẫn HS nhận xét chính tả và cách trình bày. + Đoạn văn trên có mấy câu? (6 câu) + Những câu nào trong đoạn văn được viết hoa? (Các chữ cái đầu câu và tên riêng) + Lời nhân vật được đánh dấu bằng những dấu gì? (Lời các nhân vật được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng ) + Viết bảng con những chữ khó: Quả quyết, sững lại, vườn trường, khoát tay. c. GV đọc cho HS viết bài vào vở. -GV lưu ý chữ khó viết và các em viết còn chậm. d. Chấm, chữa bài: - GV chấm một số bài, nhận xét từng bài. - GV đánh giá rút kinh nghiệm. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.(5’) Bài tập 2: HS nêu yêu cầu bài tập: Điền vào chỗ trống: - Học sinh làm bài vào vở BT - 2 HS lên bảng chữa bài GV yêu cầu một số HS đọc lại bài. Bài tập 3: GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài: Chép vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau: Cả lớp làm vào vở BT . - 9 HS nối tiếp nhau điền đủ 9 chữ và tên chữ . - Nhiều HS nhìn bảng đọc 9 chữ và tên chữ đã điền đầy đủ. - GV khuyến khích HS , học thuộc lòng ngay tại lớp thứ tự 9 chữ cái vừa học. - Một HS đọc thuộc thứ tự 28 chữ cái đã học Hoạt động nối tiếp: (3’) Dặn HS về nhà học thuộc 28 chữ cái đã học THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TUẦN 5 (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS nắm vững những từ ngữ nói về tình cảm của những người trong gia đình. - Vận dụng những điều đã học để viết hoặc tìm bộ phận trả lời câu Ai là gì? II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở BT trắc nghiệm và tự luận trang 15, 16 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Củng cố từ ngữ về gia đình - GV yêu cầu HS mở vở bài tập trang 15-16 Bài 11: Viết tiếp những từ nói về tình cảm của những người trong gia đình - Ông bà đối với con cháu: thương yêu, chăm chút, chăm sóc, nâng niu, chiều chuộng, quý mến, - Con cháu đối với ông bà, cha mẹ: kính trọng, hiếu thảo, lễ phép, phụng dưỡng, Bài tập làm thêm: Chọn từ thích hợp trong các từ: ông bà, anh em, cha anh, cha chú để điền vào chỗ chấm. a) Ông ấy là bậc . .. của tôi. b) .như chân với tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. c) Chủ nhật tới, cả nhà về quê thăm.. d) Thế hệ trẻ kế tục sự nghiệp của Hoạt động 2: Củng cố về câu Ai là gì? Bài 12: HS đọc nội dung bài tập. - HS tự làm bài. - Đáp án đúng là: Nha Trang là thành phố biển rất đẹp. Bài tập làm thêm: Điền vào chỗ chấm từ chỉ địa danh thích hợp a)là thủ đô của nước ta. b)là thành phố hoa phượng đỏ. c) .là thành phố nghỉ mát nổi tiếng trên cao nguyên. d)..là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ. - HS làm bài xong GV củng cố câu Ai là gì? Bài tập chính tả: HS có thể làm bài 16, 17 nếu còn thời gian. Hoạt động nối tiếp: Về nhà tiếp tục ôn câu Ai là gì? vận dụng để viết văn. Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2018 TOÁN BẢNG CHIA 6 I. MỤC TIÊU - Bước đầu thuộc bảng chia 6. -Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6) - HS làm bài tập 1,2,3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV, HS: - Các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố bảng nhân 6 (5’) - GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6. - HS nêu kết quả của phép tính: 6 x 2 = 12 (tìm kết quả phép chia 12 : 6 và 12 : 2) - Gv nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lập bảng chia 6.(15’) - GV hướng dẫn HS dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6. - HS dùng các tấm bìa (mỗi tấm có 6 chấm tròn) để lập công thức của bảng nhân rồi chuyển các công thức nhân thành các công thức chia 6 tương ứng. VD : + HS lấy 1 tấm bìa (có 6 chấm tròn) thành lập công thức 6 x 1 = 6. - GV hỏi: 6 chấm tròn chia thành mấy nhóm , mỗi nhóm có 6 chấm tròn (1 nhóm) Vậy 6 : 6 = 1 +Tương tự với các công thức còn lại: 6 x 2 = 12 12 : 6 = 2 + HS tự lập bảng chia 6 từ bảng nhân 6. + HS đọc cá nhân, đồng thanh bảng chia 6 và thi đọc thuộc lòng trước lớp. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành.(15’) Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập: Tính nhẩm - Cho HS tính nhẩm rồi nêu miệng kết quả. GV ghi nhanh kết quả lên bảng. - Lớp và GV nhận xét. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập: Tính nhẩm . - GV yêu cầu HS thực hiện vào vở ô li (2 cột) và tổ chức HS chữa bài theo hình thức thi tiếp sức. - Lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. - GV hướng dẫn HS nêu được mối quan hệ của phép nhân và phép chia (Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia) Bài 3: Bài toán: GV củng cố cho HS cách giải bài toán có lời văn liên quan đến phép chia. - Một số HS đọc bài toán, 1 HS nêu tóm tắt. Lớp làm bài vào vở nháp. - GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài GV hướng dẫn HS nêu nhận xét đặc điểm của bài toán: chia thành 6 phần bằng nhau. Hoạt động nối tiếp: (3’) GV yêu cầu 1 số HS đọc bảng chia 6. TẬP ĐỌC CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT I. MỤC TIÊU - Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu nội dung: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. HS trả lời được các câu hỏi trong bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh, Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố đọc thành tiếng và đọc hiểu bài Người lính dũng cảm(5’) - GV gọi 2HS đọc bài: Người lính dũng cảm. - GVgọi 1 HS nêu nội dung bài tập đọc Người lính dũng cảm. - GV nhận xét GV Giới thiệu trực tiếp . Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài Cuộc họp của chữ viết(15’) a. GVđọc mẫu toàn bài: - Giọng người dẫn chuyện: hóm hỉnh - Giọng bác chữ A: to, dõng dạc. - Giọng dấu chấm: rõ ràng, rành mạch. - Giọng đám đông: khi ngạc nhiên, (Thế nghĩa là gì nhỉ?), khi phàn nàn (ẩu thế nhỉ!) GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ SGK b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: + Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài - GV kết hợp hướng dẫn phát âm từ khó: mũ sắt, chỗ (HS đọc cá nhân, đồng thanh) - HS đọc nối tiếp bài lần 2. - GV nhận xét. + Đọc từng đoạn trước lớp - Đoạn 1:Từ đầu đến...Đi đôi dày da trên trán lấm tấm mồ hôi - Đoạn 2 :Từ có tiếng xì xào đến ...Trên trán lấm tấm mồ hôi. - Đoạn 3: Có tiếng cười rộ lên đến....ẩu thế. - Đoạn 4: Còn lại. * Lượt 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài GV hướng dẫn HS cách đọc các kiểu câu: + Câu hỏi: “ Thế nghĩa là gì nhỉ” (giọng ngạc nhiên); + Câu cảm: “ẩu thế nhỉ”(giọng chê bai, phàn nàn) - GV gọi 2 HS nêu cách đọc. - HS đọc cá nhân. *Lượt 2: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài + Đọc từng đoạn trong nhóm. + HS đọc theo nhóm và tự sửa lỗi trong nhóm. + GV theo dõi và hướng dẫn các nhóm đọc đúng. + Bốn HS nối tiếp nhau thi đọc 4 đoạn. + Một HS đọc toàn bài. - Gv cùng hs nhận xét Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:(8’) * HS đọc các đoạn trong bài và trả lời câu hỏi SGK nêu được : Câu 1: HS đọc đoạn 1. + Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc. Câu 2: HS đọc các đoạn còn lại. + Cuộc họp đã đề ra các biện pháp để giúp đỡ Hoàng: giao cho anh dấu chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu. Câu 3: GV cho các nhóm thảo luận, sau đó từng nhóm nêu kết quả của nhóm mình vào bảng phụ để dán lên bảng về diễn biến của cuộc họp + HS nhận xét, GV chốt lại ý đúng + Nhiều học sinh nêu lại cách tổ chức cuộc họp Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện đọc lại:(5’) - HS tự phân vai để đọc theo nhóm. - Mỗi nhóm 4 em: người dẫn chuyện, bác chữ A, đám đông, dấu chấm) đọc lại truyện. - Các nhóm thi đọc truyện. - Lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm đọc hay. Hoạt động nối tiếp: (3’) - Nhấn mạnh vai trò của dấu chấm . - Về nhà đọc lại đoạn văn. LUYỆN TỪ VÀ CÂU SO SÁNH I. MỤC TIÊU - Nắm được một kiểu so sánh mới, so sánh hơn kém (Bài tập 1) - Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở bài tập 2. - Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh, Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố bộ phận câu Ai – là gì?(5’) Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi là gì? a)Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo với bà. b)Bà mẹ là người rất yêu thương con. - GV, HS nhận xét - GVgiới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2: Củng cố các hình ảnh so sánh(10’) Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu bài tập: Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau: - Lớp đọc thầm từng khổ thơ, làm bài vào vở nháp. - GV gọi 3 HS lên bảng làm bài. - Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GVgiúp - HS phân biệt 2 loại so sánh, so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém Hoạt động 3: Củng cố cách tìm từ so sánh và viết thêm hình ảnh so sánh (20’) Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu của bài : Ghi lại các từ so sánh trong những khổ thơ trên. - 3 HS làm bài vào bảng phụ. HS cả lớp làm vào vở BT. - HS nhận xét, GV chốt lại ý đúng: Câu a) Hơn - là- là Câu b) Hơn. Câu c) Chẳng bằng, là. - Làm thế nào để phân biệt so sánh bằng và so sánh hơn kém? Cách so sánh Cháu khỏe hơn ông và Ông là buổi trời chiều có gì khác nhau? Hai sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu là ngang bằng nhau hay hơn kém nhau? - Câu Cháu khỏe hơn ông hai sự vật được so sánh với nhau là ông và cháu. Hai sự vật này không ngang bằng nhau mà có sự chênh lệch hơn kém. Cháu hơn ông - Câu Ông là buổi trời chiều. Hai sự vật được so sánh với nhau là ông và buổi trời chiều có sự ngang bằng nhau. - GV hỏi: Sự khác nhau về cách so sánh của hai câu này do đâu tạo nên? (Do có từ so sánh khác nhau tạo nên. Từ hơn chỉ sự hơn kém; từ là chỉ sự ngang bằng) - Gv hỏi: Xếp các hình ảnh so sánh trong bài tập 1 thành 2 nhóm: So sánh bằng và so sánh hơn kém. - HS nêu lên. GV chốt lại: Ông là buổi trời chiều/ Cháu là ngày rạng sáng/ Mẹ là ngọn gió. Bài tập 3: - Học sinh đọc thầm lại các câu thơ để tìm hình ảnh so sánh . - Một HS lên bảng gạch dưới sự vật được so sánh . Lớp làm vào vở nháp. - Lớp và GV nhận xét. -HS chữa bài vào vở bài tập. - Các hình ảnh so sánh trong bài tập 3 khác gì so với cách so sánh ở bài tập 1, 2. (Chúng được nối với nhau bởi dấu gạch ngang (-). - Gv củng cố chốt lại. Bài tập 4: Tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh - Một HS nêu yêu cầu của bài, đọc cả mẫu. Hãy tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3. - GV nhắc HS tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay thế cho dấu gạch ngang. - HS làm vào vở BT - HS lên điền các từ so sánh ; cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. VD : Quả dừa / là, như, tựa như, như là, tựa, như thể / đàn lợn con nằm trên cao Tàu dừa/ như, là, như là, tựa, tựa như, tựa như là, như thế.... Hoạt động nối tiếp: (3’) - HS nhắc lại những nội dung tiết vừa học.Chuẩn bị bài sau TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 10: HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. MỤC TIÊU - Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ. - HS chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh, Ứng dụng CNTT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn(5’) - Nêu tên cơ quan có chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài, cơ quan có chức năng vận chuyển máu đi khắp cơ thể. (cơ quan hô hấp và cơ quan tuần hoàn) - Cơ quan nào trong cơ thể tạo ra nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài? (cơ quan bài tiết nước tiểu) Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ quan bài tiết nước tiểu(15’) * Mục tiêu: - Nêu được tên các cơ quan bài tiết nước tiểu và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. * Cách tiến hành: Bước 1: làm việc theo cặp. - GV yêu cầu 2 HS cùng quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu Bước 2: Làm việc cả lớp . - GV treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to, yêu cầu HS lên chỉ và nói tên của các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. * HS nêu kết luận : Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Nhiều HS nhắc lại. Hoạt động 3 : Tìm hiểu hoạt động của cơ quan bài tiết nước(15’) - GV yêu cầu HS quan sát hình, đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn trong hình 2 trang 23. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm - GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm tập đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi có liên quan đến chức năng của từng bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu. * GV hướng dẫn HS nêu kết luận. * Gv yêu cầu HS lên bảng chỉ vào sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu, nêu tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu. Hoạt động nối tiếp: (3’) GV nhận xét tiết học. THỦ CÔNG GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO VÀNG NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG I. MỤC TIÊU - Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Mẫu ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công. - Tranh quy trình, giấy thủ công, kéo. 2. Học sinh: giấy thủ công, giấy nháp, kéo. III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố cách gấp con ếch và kiểm tra sự chuẩn bị của HS(5’) - GV yêu cầu 1 HS nêu lại quy trình gấp con ếch - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS . - Giới thiệu bài trực tiếp. Họat động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. (15’) - Giáo viên giới thiệu mẫu và đặt câu hỏi để học sinh quan sát nhận xét. - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng Họat động 3: Giáo viên hướng dẫn mẫu. (15’) - GV đưa tranh quy trình gấp, cắt ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. - HS nhắc lại quy trình thực hiện gấp, cắt ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. + Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao 5 cánh. GV cho HS nhìn theo tranh quy trình để gấp, cắt. + Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh + Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh - Học sinh thực hành: Gấp, cắt dán ngôi sao vàng (HS thực hiện cá nhân vào giấy nháp) GV đi từng bàn giúp đỡ học sinh còn lúng túng chậm chạp. - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng thao tác lại. - GV yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét. - Giáo viên cho học sinh tập gấp, cắt ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng bằng giấy Hoạt động nối tiếp: (3’) - GV yêu cầu học sinh nhặt giấy vụn trong lớp. - Dặn HS: Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau thực hành, hoàn thành sản phẩm. THỰC HÀNH TOÁN TUẦN 7 (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS về nhân số có hai chữ số và cách tìm thành phần chưa biết. - Củng cố giải toán có lời văn liên quan đến phép nhân số có hai chữ số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV và HS có vở BT trắc nghiệm và tự luận, chuẩn bị từ bài 14 đến 20 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Củng cố cách nhân số có hai chữ số và tìm thành phần chưa biết (25’) Bài 14: - GV yêu cầu HS làm vào vở. - GV gọi 2 HS nêu lại cách thực hiện nhân số có hai chữ số. Bài 15:HS nhẩm tính rồi điền đúng sai Bài 16: HS đọc to đề bài, sau đó suy nghĩ cách giải để chọn đáp án đúng. Bài 17: - HS đọc yêu cầu và tự làm bài. GV củng cố cho HS cách tìm số bị chia. Bài 18: Nối phép tínhcó cùng kết quả + GV yêu cầu HS tự làm bài vào giấy nháp rồi nối kết quả đúng vào vở. - GV gọi HS nêu lại cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số ( Nhân từ phải sang trái). Bài 19: Viết tiếp vào chỗ chấm - Các phép nhân có tích bằng 24 là : 12 x 2 = 24; 2 x 12 = 24; 8 x3 = 24; 3 x 8 = 24; . Hoạt động 2: Củng cố giải toán có lời văn(10’) Bài 20: GV yêu cầu HS đọc to đề bài. - Suy nghĩ cách làm. - HS giải vào giấy nháp. HS viết vào vở. Hoạt động nối tiếp(5’): HS làm thêm một số phép nhân Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Biết nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 6, bảng chia 6. - Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6) - Biết xác định của một hình đơn giản. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố bảng nhân 6(5’) - 4 HS đọc thuộc lòng bảng nhân, chia 6. - HS, GV nhận xét - GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2: Củng cố tính nhâm (15’) Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập: Tính nhẩm. - HS tự nhẩm sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả phép tính (mỗi em 2 phép tính) - GV hướng dẫn HS nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia: Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập: Tính nhẩm - GV cho HS làm bài vào vở. - HS thực hiện xong có thể lên chữa bài theo yêu cầu của giáo viên. - Lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng của từng phép tính. Hoạt động 3: Củng cố giải toán có lời văn liên quan đến phép chia(15’) Bài 3: HS đọc đề toán, nêu tóm tắt rồi tự làm bài. - GV theo dõi giúp đỡ HS thực hiện chưa thành thạo. - GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài. - Lớp và GV nhận xét. - GV khuyến khích HS nêu các lời giải khác. Bài 4: HS nêu yêu cầu bài tập: Đã tô màu vào hình nào? - HS tự làm bài, một số em trình bày ý kiến. Lớp và GV nhận xét (hình 2 và 3) - GV yêu cầu HS giải thích vì sao em biết hình 2 và 3 đã tô màu (hình 2 và 3 được chia thành 6 phần bằng nhau, được tô màu 1 phần) Hoạt động nối tiếp: (2’) - Dặn HS học thuộc bảng nhân, chia 6 CHÍNH TẢ TẬP CHÉP: MÙA THU CỦA EM I. MỤC TIÊU - Chép và trình bày đúng bài chính tả. Bài viết không mắc quá 5 lỗi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oam (Bài tập 2) - Làm đúng bài tập 3 a/b. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố phân biệt dấu hỏi và dấu ngã ch/tr(5’) - 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con các từ sau: chen chúc, lơ đãng. - 2HS đọc thuộc lòng 28 chữ cái đã học. - GV nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép:(15’) a. Hướng dẫn chuẩn bị - GV đọc bài thơ trên bảng, 2HS nhìn bảng đọc lại. - HD học sinh nhận xét chính tả + Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? (4chữ) + Tên bài bài thơ viết ở vị trí nào? (Giữa trang vở) + Những chữ trong bài viết hoa? (Các chữ đầu dòng – tên riêng ) + Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào? (Cách lề 3 ô li) b. HS chép bài vào vở ( HS nhìn SGK chép bài.) c. Chấm chữa bài: GV chấm 5, 7 bài, nhận xét. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:(15’) Bài tập 2: HS nêu yêu cầu của bài : Tìm tiếng có vần oam thích hợp với chỗ trống. Cả lớp làm vào vở nháp. 1 HS lên bảng chữa bài. HS nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng : Câu a :Sóng vỗ oàm oạp Câu b: Mèo ngoạm miếng thịt. Câu c: Đừng nhai nhồm nhoàm. GV yêu cầu 1 số HS đọc lại bài và giải thích câu c. Bài tập 3: HS nêu yêu cầu bài tập: Tìm các từ: a- Chứa tiếng bắt đầu bằng i hoặc n có nghĩa như sau... b- Chứa tiếng có vần en hoặc eng có nghĩa như sau... - HS thực hiện cá nhân vào vở bài tập - HS nối tiếp nhau trình bày bài. - Lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng (nắm - lắm - gạo nếp; kèn - kẻng - chén.) Hoạt động nối tiếp: (3’) - Nhận xét tiết học. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TUẦN 5 (TIẾT 3) I. MỤC TIÊU: - Củng có cho HS viết đoạn văn kể về gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập trắc nghiệm và tự luận Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: GV hướng dẫn cho HS nhớ lại cách viết vào giấy tờ in sẵn - GV hỏi điền vào giấy tờ in sẵn tức là chúng ta phải làm thế nào? - HS nêu lên tương tự cách viết đơn xin phép nghỉ học. - Hỏi: Cần phải viết điện báo khi nào? ( Báo tin cho người thân). Bài 20: Giả sử bố mẹ đi công tác xa. Em cần báo tin ông (hoặc bà)bị ốm nặng. Hãy điền vào bức điện báo sau đây họ tên, địa chỉ người nhận và nội dung tin nhắn. - HS nêu những điều cần viết trong Điện báo. Hoạt động 2: Thực hành - HS viết bức điện báo vào vở bài tập, - GV theo dõi và giúp đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 5 Lop 3_12432817.doc
Tài liệu liên quan