I/ MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Biết tính Sxq, Stp của HHCN và HLP.
- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các HHCN và HLP .
- Cho HS liên hệ đến việc tính Sxq, Stp của một số HHCN và HLP đơn giản.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(1) Giới thiệu bài : Gv nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ2(36) Thực hành.
Bài 1: Rèn kĩ năng tính Sxq và Stp của HHCN.
- 1HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi.
- 1HS nhắc lại qui tắc tính Sxq và Stp của HHCN.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm(GV quan tâm HS còn lúng túng)
- HS và GV nhận xét
38 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài: HS 1 đọc phần lệnh và truyện, HS 2đọc các câu hỏi trắc nghiệm.
- Cả lớp suy nghĩ, sau đó trình bày miệng trước lớp.
- Lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
HĐ3 (3’): - HS nêu ND bài. GV nhận xét tiết học.
Thứ 4 ngày 27 tháng 1 năm 2016
Toán (108)
luyện tập
I/ Mục tiêu Giúp HS :
- Biết tính Sxq và Stp của hình lập phương.
- Vận dụng công thức tính Sxq và Stp của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(4’) Bài cũ : 2 HS nối tiếp nhau nêu quy tắc tính S xq và Stp của hình lập phương. Lớp nhận xét, GV nhận xét.
HĐ2(1’) Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ3(32’)Thực hành.
Bài 1: Củng cố công thức tính Sxq và Stp của hình lập phương.
- 1HS đọc yêu cầu bài 1. cả lớp theo dõi
- HS làm việc cá nhân, (GVquan tâm HS còn lúng túng) 1 HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
GVđàm thoại củng cố cách tính S xung quanh và Stp của hình lập phương.
Bài 2:
- 1HS đọc yêu cầu bài 2
- HS thảo luân nhóm đôi. Đại diên nóm trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Kết quả : Hình 3
Bài 3: - 1HS đọc yêu cầu bài 3. cả lớp theo dõi.(HS nêu cách làm)
- HS làm việc cá nhân ,1 HS lên bảng làm
- HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng.
GV củng cố rèn kĩ năng tính cạnh của hình lập phương vận dụng để giải toán .
HĐ 4 (3’): Củng cố dặn dò
GV đàm thoại để củng cố nội dung của bài.
GV nhận xét tiết học.
Lịch sử
bến tre đồng khởi
I/ Mục tiêu : Giúp HS biết:
- Biết cuối năm 1959 đầu năm 1960 phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để trình bày sư kiện.
- GD HS lòng cảm phục đối với người dân miền Nam
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam.(để xác định vị trí tỉnh Bến Tre);
- Phiếu học tập của HS.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1 (4’) Bài cũ :Nêu tình hình đất nướcta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ?
Ví sao đất nước ta,nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt ?
- 2 HS trả lời. Lớp nhận xét.
HĐ2 (1’) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ3(12’): Hoàn cảnh bùng nổ phong trào “ Đồng khởi” Bến Tre.
-1 HS đọc SGK, cả lớp đọc thầm.
? Phong trào“ Đồng khởi” Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào? ( HS : Mĩ- Diệm thi hành chính sách “Tố cộng”, “ Diệt cộng” Đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam)
? Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu? ( HS : Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre)
HĐ4(13’): Phong trào “Đồng khởi” của nhân dân tỉnh Bến Tre
HS đọc SGK làm việc theo nhóm 5 thuật lại phong trào “đồng khởi” ở Bến Tre( GV giúp đỡ các nhóm )
Câu hỏi gợi ý cho HS định hướng nội dung:
? Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả cuả phong trào “đồng khởi” ở Bến Tre? ( HS : Nhanh chóng lan ra các huyện khác.Trong 1 tuần lễ ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, ...)
? Phong trào “đồng khởi” ở Bến Tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào? (HS : Trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ...)
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét- kết luận (như SGK)( HS nhắc lại.)
- Gọi 2,3 HS đọc phần bài học SGK.
HĐ5 (5’): Củng cố dặn dò
- Hệ thống kiến thức toàn bài.1-2 HS nhắc lại ND bài học trong SGK.
Kĩ thuật :
Lắp xe cần cẩu (tiết 1)
I - Mục tiêu: HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
- Biết các lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II - Đồ dùng dạy học
- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III- Các hoạt động dạy – học
Tiết 1
HĐ1(1')Giới thiệu bài :- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
HĐ2(8') Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi: Để lắp xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên cac bộ phận đó. (Cần lắp 5 bộ phận: Giá đỡ cần cẩu; cần cẩu; ròng rọc; dâu tời; trục bánh xe).
HĐ3(25') Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a)Hướng dẫn chọn các chi tiết
-GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào lắp hộp theo từng loại chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp giá đỡ cẩu (H.2-SGK)
- GV nêu câu hỏi: Để lắp giá đỡ cẩu, em phải chọn những chi tiết nào?
-Yêu cầu HS quan sát hình 2 (SGK). Sau đó, GV gọi 1 HS trả lời lên bảng chọn các chi tiết để lắp.
- HS quan sát GV lắp 4 thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ.
- GV đặt câu hỏi tiếp: Phải lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào hàng lỗ thứ mấy của thanh thẳng 7 lỗ? (lỗ thứ tư).
- GV hứơng dẫn lắp các thanh thẳng 5 lỗ vào các thanh thẳng 7 lỗ.
* Lắp cần cẩu (H.3-SGK)
- Gọi1 HS lên lắp hình 3a (nhắc HS lưu ý vào vị trí các lỗ lắp của các thanh thẳng)
- Gọi 1 HS khác lên lắp hình 3b (nhắc HS lưu ý vị trí các lỗ lắp và phân biệt mặt phải, mặt trái cần cẩu để sử dụng vít).
- GV hướng dẫn lắp hình 3c.
* Lắp các bộ phận khác (H.4-SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 để trả lời câu hỏi trong SGK.
- Gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi và lắp hình 4a, 4b, 4c. Đây là 3 bộ phận đơn giản các em đã học ở lớp 4.
- Toàn lớp quan sát và nhận xét.
-GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành bước lắp.
c) Lắp ráp xe cần cẩu (H.1-SGK)
- GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong SGK.
- Kiểm tra hoạt động của cần cẩu (quay tay quay, dây tời quấn vào nhả ra dễ dàng),
d) Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp gọn vào hộp
HĐ 4 :(1’) GV nhận xét tiết học
Thứ 5 ngày 28 tháng 1 năm 2016
Toán (T109)
luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tính Sxq, Stp của HHCN và HLP.
- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các HHCN và HLP .
- Cho HS liên hệ đến việc tính Sxq, Stp của một số HHCN và HLP đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(1’) Giới thiệu bài : Gv nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ2(36’) Thực hành.
Bài 1: Rèn kĩ năng tính Sxq và Stp của HHCN.
- 1HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi.
- 1HS nhắc lại qui tắc tính Sxq và Stp của HHCN.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm(GV quan tâm HS còn lúng túng)
- HS và GV nhận xét
Kết quả : a) Sxq : 3,6 m2 ; Stp : 9,1 m2
b) Sxq : 810dm2 ; Stp : 1710dm2
GV đàm thoại củng cố kĩ năng tính Sxq và Stp của HHCN.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài 3, cả lớp theo dõi.
- HS làm việc theo nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày kết quả .
- HS và GV nhận xét.
Đáp số : Gấp 5 lần
GV đàm thoại củng cố kĩ năng tính Sxq, Stp của HLP.
HĐ3(3’)Củng cố dặn dò
- GVcùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
- GV nhận xét tiết học.
T.h.toán
luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Nắm vững cách tính Sxq, Stp của HHCN và HLP.
- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các HHCN và HLP .
- Cho HS liên hệ đến việc tính Sxq, Stp của một số HHCN và HLP đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(1’) Giới thiệu bài : Gv nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ2(36’) Thực hành.
Bài 1: Củng cố kĩ năng tính Sxq và Stp của HHCN.
- 1HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi.
- 1HS nhắc lại qui tắc tính Sxq và Stp của HHCN.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm(GV quan tâm HS yếu)
- HS và GV nhận xét
GV đàm thoại củng cố kĩ năng tính Sxq và Stp của HHCN.
Bài2: Củng cố kĩ năng tính Sxq,Stp,Chu vi đáy ,chiều rộng,chiều dài của hình HCN
HS đọc yêu cầu,thảo luận nhóm đôi.
- GV quan sát giúp đỡ.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài 2, cả lớp theo dõi.
- HS làm việc theo nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày kết quả .
- HS và GV nhận xét.
Đáp số : Gấp 16 lần
GV đàm thoại củng cố kĩ năng tính Sxq, Stp của HLP.
HĐ3(3’)Củng cố dặn dò
- GVcùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
- GV nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu :
nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I/ Mục tiêu : Giúp HS
Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.(ND ghi nhớ)
Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1 mục III) thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản ; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ ủa mỗi vế câu trong BT3
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ ghi sẵn bài 1, bài tập 3 phần luyện tập.
III/ Các hoạt động dạy học
HĐ1(4’) Bài cũ:G V đưa bảng phụ, 2 HS lên bảng điền quan hệ từ chỉ điều kiện- kết quả(giả thiết- kết quả) - Lớp theo dõi nhận xét.
HĐ2(1’) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề
* Phần nhận xét (giảm tải không dạy)
* Phần ghi nhớ (giảm tải không dạy)
HĐ3(33’) Luyện tập
Bài tập 1:Củng cố kĩ năng nhận biết chủ ngữ, vị ngữ trong các vế câu ghép.
- Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi , 2 HS làm trên băng giấy (GV quan tâm HS lúng túng).
- Cả lớp và GV nhận xét kết luận chốt lời giải đúng.
Bài tập 2: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản.
- HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân , 2 HS lên bảng làm (GV quan tâm HS lúng túng).
- HS và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài tập 3: Tìm chủ ngữ vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẫu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu ?
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. Cả lớp theo dõi.
-HS làm bài cá nhân rồi nêu nêu kết quả .GV quan tâm HS lúng túng).
- HS và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- GV hỏi HS về tính khôi hài của mẫu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu ?
HĐ4 (3’)Củng cố dặn dò: .
GV nhận xét tiết học.
Chính tả
(nghe- viết) hà nội
I/ Mục Tiêu: Giúp HS :
- Nghe- viết đúng chính tả trích đoạn bài thơ : “Hà Nội” ; trình bày đúng hình thức thể thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.
- Biết tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam. (BT2); viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu BT3.
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ viết qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Bảng nhóm để HS làm bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1 (5’) Bài cũ: GV đọc cho HS viết các từ : rì rầm, dạo nhạc, bao giờ, hình dáng ....
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp. Tổ chức nhận xét.
HĐ2(1’): Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học và ghi tựa đề.
HĐ3(24’): Hướng dẫn HS nghe- viết.
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
+ Gọi 1-2 HS đọc bài : Hà Nội
? Đọc khổ thơ 1 và cho biết cái chong chóng trong đoạn thơ thực ra là cái gì?( HS: Cái quạt thông gió)
? Nội dung đoạn thơ nói lên điều gì? (HS: Bạn nhỏ mới đến Hà Nội nên thấy cái gì cũng lạ, Hà Nội có rất nhiều cảnh đẹp ).
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
+ Yêu cầu HS nêu các từ khó viết: Nổi gió, chong chóng, Hồ Gươm, Tháp Bút, chùa Một Cột,...
+ Yêu cầu HS đọc và viết các từ đó.
c/ Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV.(HS :đổi vở soát lỗi cho nhau)
d/ Thu, chấm bài : 6-7 bài.
HĐ4(8’): Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
Bài tập 1 :Củng cố về danh từ riêng và quy tắc viết danh từ riêng.
- Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi.
- HS phát biểu ý kiến.(HS : có một danh từ riêng là tên người ( Nhụ), có 2 danh từ riêng là tên địa lí Việt Nam (Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu)
- 1HS nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
- GV treo bảng phụ Gọi HS lên bảng gạch chân các DT riêng theo YC của bài tập . (HS nhìn đọc lại quy tắc: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.)
Bài tập 2 : Củng cố về cách viết danh từ riêng.
- Một HS đọc yêu cầu và nội dung của BT. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài tập theo nhóm 4 vào bảng nhóm
- Đại diện HS trình bày kết quả
- HS và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
HĐ5 (2’) - HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
GV nhận xét tiết học .
Khoa học
sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy
(Tích hợp GD kĩ năng sống cho HS Tiểu học)
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Nêu VD về sử dụng năng lượng giáo và năng lượng nước chảy trong đời sống sản xuất.
- Sử dụng năng lượng gió : điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió.
- Sử dụng năng lượng nước chảy : quay guồng nước, chạy máy phát điện.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được GD trong bài :
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khai thác sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.
- Kĩ năng đánh giá về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lựơng khác nhau
III/ Đồ dùng dạy học
GV: Hình trang 90, 91 SGK.; Mô hình tua- bin hoặc bánh xe nước
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(4’) Bài cũ: Nêu công dụng của chất đốt ? Bạn và gia đình bạn có thể làm gì để tránh lãng phí chất đốt ?
- 1 HS trả lời. Lớp và GV nhận xét.
HĐ2(1’): Giới thiệu bài : Gv nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ3(13’): Năng lượng gió
+ Mục tiêu: - HS trình bày tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.
- HS kể được những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việc theo nhóm 4 quan sát hình minh họa trong SGK trang 90 và thảo luận trả lời câu hỏi:
? Tại sao có gió?
? Năng lượng gió có tác dụng g
? ở địa phơng em con người đã sử dụng năng lượng của gió trong những việc gì?
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung
GVKL: (như SGK)
HĐ4(14’): Năng lượng nước chảy
+ Mục tiêu: - HS trình bày được tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
- HS kể được những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng nước chảy.
+ Cách tiến hành:
- HS làm việcđồng loạt YC cả lớp quan sát hình trang 91 SGK và liên hệ thực tế ở địa phương mình, trả lời miệng các câu hỏi sau:
? Năng lượng nước chảy trong tự nhiên có tác dụng gì?
? Con người đã sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì?
? Em biết nhà máy thủy điện nào ở nước ta?
GV gọi lần lượt HS trả lời .
- HS và GV nhận xét
GVkết luận: Như SGK
- 3- 4HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 91
HĐ 5 (3’)- HS nhắc laị nội dung bài.
Thứ 6 ngày 29 tháng 1 năm 2016
Toán (T110)
tHể tích của một hình
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của 2 hình trong một số tình huống đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Các hình lập phương có kích thước khác nhau trong bộ ĐDDH.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 (1’) Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề
HĐ2(13’) Giới thiệu về thể tích của một hình.
a/ Ví dụ 1:
- GV đưa ra một hình hộp chữ nhật, sau đó thả hình lập phương 1cm x 1cm x 1cm vào bên trong hình hộp chữ nhật yêu cầu HS quan sát mô hình (HS quan sát)
Cho HS rút ra nhận xét : Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
b/ Ví dụ 2:
- GV dùng các hình lập phương kích thước 1cm x 1cm x 1cm để xếp thành các hình như hình c và d trong SGK (HS quan sát).
? Hình c gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại?(HS: 4 hình)
? Hình d gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại?(HS: 4 hình)
GVKL :
c/ Ví dụ 3:
- GV tiếp tục dùng các hình lập phương1cm x 1cm x 1cm xếp thành hình p
? Hình p gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại?(HS: 6 hình)
GV: cô tách hình p thành 2 hình m và n(HS quan sát)
? Hình m gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại?(HS: 4 hình)
? Hình n gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại?(HS: 2 hình)
? Có nhận xét gì về số hình lập phương tạo thành hình p và số hình lập phương tạo thành của hình m, hình n?(HS: ta có 6 = 4 + 2)
GVnêu: Ta nói thể tích của hình p bằng tổng thể tích các hình m và n.
HĐ3(23’): Thực hành.
Bài 1: Củng cố về biểu tượng về thể tích một hình.
- 1HS đọc yêu cầu bài 1, thảo luận nhóm đôi .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả .
- HS và GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
Bài 2 : Rèn kĩ năng so sánh thể tích của 2 hình
- 1HS đọc yêu cầu bài 2, cả lớp theo dõi và quan sát hình trong bài toán.
- HS làm việc cá nhân , trình bày miệng trước lớp (GV quan tâm HS lúng túng)
- HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HĐ4 (3’)
GV cùng HS hệ thống kiến thức toàn bài.
Tập làm văn :
kể chuyện ( kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu
Viết được một bài văn kể chuyện dựa theo gợi ý trong SGK; bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa, lời kể tự nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ ghi tên một số truyện đã học, một vài truyện cổ tích.
III/ Các hoạt động dạy học.
HĐ1(1’)Dạy bài mới: Giới thiệu bài
HĐ2(6’): Hướng dẵn HS làm bài.
- Gọi 1 HS đọc 3 đề bài trong SGK. 1HS cấu trúc một bài văn kể chuyện .
- GV nhận xét và nhắc HS :
+ Phần mở đầu : Giới thiệu câu truyện sẽ kể theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Phần diễn biến: Mỗi sự việc nên viết thành một đoạn văn. Các câu trong đoạn phải lo-gic, khi kể nên xen kẽ tả ngoại hình, hoạt động, lời nói của nhân vật.
+ Phần kết thúc: Nêu ý nghĩa của câu truyện hoặc suy nghĩ của em về câu truyện.
- GV lưu ý HS Đề 3 : Yêu cầu các em kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích . Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện cho đúng.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên đề bài các em sẽ chọn.
- GV giải đáp những thắc mắc của các em. ( nếu có)
HĐ3(30’): HS làm bài. (GV quan tâm giúp đỡ HS lúng túng)
HĐ4 (3’)Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Địa lí
châu âu
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Mô tả được vị trí địa lí, giới hạn, lãnh thổ của châu Âu, đọc tên một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của châu Âu; đặc điểm địa hình châu Âu.
- Nắm được đặc điểm thiên nhiên của châu Âu.
- Nhận biết đặc điểm dân cư và H.Động Ktế chủ yếu của người dân châu Âu.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu
Bản đồ tự nhiên châu Âu, bản đồ các nước châu Âu
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1(4’)Bài cũ : 1 HS đọc bài học bài các nước láng giềng của Việt Nam.
- Lớp nhận xét.
HĐ2(1’): Giới thiệu bài
HĐ3(9’)Vị trí địa lí và giới hạn
- GV treo bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu lên
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời miệng lần lượt các câu hỏi sau:
? Tìm và nêu vị trí của châu Âu
? Các phía Đông, Bắc, Tây, Nam giáp những gì?
? Xem bảng thống kê diện tích SGK trang 103 so sánh diện tích của châu âu với các châu lục khác.
? Châu âu nằm trong vùng khí hậu nào?
GVKL chung.
HĐ4(10’) Đặc điểm tự nhiên.
- GV treo lược đồ tự nhiên châu âu yêu cầu HS quan sát lược đồ và hoàn thành bảng thống kê về đặc điểm địa hình và đặc điểm châu âu vào phiếu bài tập .
GV cho HS thảo luận theo cặp đôi để làm BT.
- GV theo dõi, HD HS làm bài tập, quan tâm giúp đỡ .
- Yêu cầu một số HS trình bày.
- Yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê mô tả đặc điểm tiêu biểu về địa hình, thiên nhiên của từng khu vực.
? Vì sao mùa đông tuyết phủ trắng gần hết châu âu chỉ trừ dải đất phía Nam GVKL: Châu âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hòa.
HĐ5(8’) Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu âu
- GV cho HS nhận xét số liệu ở bài 17 về dân số châu âu, quan sát hình 3 để nhận bết nét khác biệt của người dân châu âu với người dân châu á
- Cho HS quan sát hình 4, kể tên những hoạt động sản xuất, kinh tế của người châu âu.
GVKL chung.
- Vài HS đọc kết luận trong SGK
HĐ6 (3’)- GV cùng HS hệ thống bài.1-2 HS đọc ND bài học trong SGK.
Thể dục : Bà 43
nhảy dây - phối hợp mang vác
Trò chơi “trồng nụ, trồng hoa”
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 -3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Tập bật cao, tập phối hợp chạy – mang vác. Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”.
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để học sinh tập luyện, vật chuẩn treo trên cao để tập bật cao (bóng hoặc khăn). Kẻ vạch giới hạn.
III- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu 8‘phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Lớp chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
- Chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng hoặc trò chơi do giáo viên chọn
Hoạt động 2:( 17’)
Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người.
Các tổ tập theo khu vực đã quy định, dưới sự chỉ huy chung của tổ trưởng, học sinh ôn lại tung và bắt tóng bằng hai tay, tập tung bắt bóng theo nhóm 3 người, phương pháp tổ chức tương tự như bài 42.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau:
Phương pháp tổ chức tập luyện theo từng nhóm hoặc từng cặp. Lần cuối có thể tổ chức thi đua giữa các nhóm hoặc các cặp theo cách hoặc là nhảy tính số lần hoặc là cùng bắt đầu nhảy trong một thời gian nhất định xem ai nhảy được nhiều lần hơn.
- Tập bật cao và tập chạy – mang vác.
Tập bật cao theo tổ. Giáo viên làm mẫu cách bật nhảy với tay lên cao chạm vào vật chuẩn, sau đó cho học sinh bật nhảy thử một số lần, rồi mới bật chính thức theo lệnh của giáo viên. Tập phối hợp chạy – mang vác theo từng nhóm 3 người: 1 – 2 lần x 6 – 8m. Giáo viên làm mẫu 1 lần, sau đó học sinh làm theo.
* Thi bật nhảy cao theo cách với tay cao lên chạm vật chuẩn: 1 -2 lần.
Hoạt động 3: (5’)
Chơi trò chơi “trồng nụ, trồng hoa”. Giáo viên nêu trò chơi, yêu cầu học sinh nhắc lại cách chơi và quy định chơi. Cho các đội thi đấu xem đội nào có nhiều người nhảy qua ở mức cao nhất.
Hoạt động nối tiếp: Kết thúc 5 phút
- Thực hiện động tác thả lỏng, hít thở sâu tích cực.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
Thể dục : Bài 44
nhảy dây - di chuyển tung bắt bóng
I- Mục tiêu: Giúp HS ;
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 -3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Ôn bật cao, tập phối hợp chạy – nhảy - mang vác. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để học sinh tập luyện. Chuẩn bị dụng cụ cho bài tập chạy – nhảy – mang vác.
III- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu 8 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Cả lớp chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
- Chơi trò chơi “Con cóc là cậu Ông Trời” hoặc trò chơi do giáo viên chọn
Hoạt động 2: (17’)
Ôn di chuyển tung và bắt bóng:
Tập di chuyển ngang không bóng trước, sau đó mới tập di chuyển và tung bắt bóng theo nhóm 2 người. Các tổ có thể tập dưới sự chỉ huy của tổ trưởng, tập di chuyển tung bắt bóng theo nhóm 2 người, phương pháp tổ chức tương tự như bài 42.
Hoạt động 3: (5’) Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau:
Các tổ tập theo khu vực đã quy định. Lần cuối có thể tổ chức thi nhảy vừa tình số lần, vừa tính thời gian xem ai nhảy được nhiều lần hơn.
- Tập bật cao, chạy – mang vác:
Các tổ tập theo khu vực đã quy định. Phương pháp tổ chức tập luyện như bài 43.
* Thi bật nhảy cao theo cách với tay cao lên chạm vật chuẩn:
Hoạt động nối tiếp: Kết thúc 5 phút
- Đi lại thả lỏng, hít thở sâu tích cực.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu : Giúp HS :
- Tự nhận xét được những ưu điểm, khuyết điểm mà bản thân các em và các bạn thực hiện được trong tuần 22.
- Đề ra được những biện pháp để thực hiện tốt nề nếp học tập trong tuần tới.
II. Nội dung sinh hoạt :
GV giới thiệu nội dung sinh hoạt lớp :
Các tổ sinh hoạt, bình xét kết quả quả hạnh kiểm của tựng bạn trong tuần vừa qua :
Tổ trưởng điều khiển tổ sinh hoạt : Nhận xét nề nếp học tập của các bạn trong tổ.
+ Tuyên dương những bạn có nhiều thành tích trong học tập, chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ, học bài cũ đầy đủ.
+ Tuyên dương những em tích cực phát biểu xây dựng bài trên lớp.
+ Trong tổ tự xếp loại hạnh kiểm trong tuần của tổ mình.
Báo cáo kết quả sinh hoạt của tổ trước lớp :
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
Tổ trưởng báo cáo kết quả trước lớp .
- Lớp nhận xét, bổ sung kết quả xếp loại của từng tổ.
3. GV phát biểu ý kiến :
- GV nhận xét tình hình của lớp.
- Bổ sung ý kiến xếp loại của các tổ.
4. Thống nhất ý kiến :
- GV cùng cả lớp thống nhất ý kiến
5. Phương hướng nhiệm vụ tuần tới :
- Cả lớp chuẩn bị bài đầy đủ, học bài cũ đầy đủ trước khi đến lớp.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ngay ngắn trước khi vào lớp và ra về.
Mĩ thuật: (Bài 22):
Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm.
- HS xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
II- Đồ dùng dạy học :
GV : Một số tranh minh hoạ.
III- Các hoạt động dạy - học:
HĐ1 (1’)- Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề.
HĐ2(3’): Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu một số kiểu chữ khác nhau và gợi ý HS nhận xét.
+ Sự khác nhau và giống nhau của các kiểu chữ.
+ Đặc điểm riêng của từng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GAtuan 22.doc