Chiều thứ 2
THỰC HÀNH TOÁN : LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích, giải bài toán có liên quan.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1 ( 5 phút) KTBC : Củng cố bảng đơn vị đo diện tích.
- 2 HS đọc xuôi, ngược bảng đơn vị đo diện tích. Tổ chức nhận xét, ghi điểm.
HĐ2 ( 1 phút ) GTB ; GV nêu mục tiêu bài học
HĐ3 ( 31 phút) Làm bài tập
Bài 1 : Củng cố viết số đo dưới dạng số đo có đơn vị là m2 , cm2 ( theo mẫu)
Mẫu : 3m2 56dm2 = 3m 2 + dm2 = 6m2
- HS làm việc cá nhân, 2 em lên bảng làm. Tổ chức lớp nhận xét.
- GV củng cố cách đổi đơn vị đo.
34 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựa trên các đường trục
- Vẽ nét chi tiết
- Vẽ màu vào hoạ tiết theo ý thích (các phần của hoạ tiết đối xứng nhau qua trục cần đựoc vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt).
HĐ4:(23’) Thực hành
GV có thể cho HS thực hành một trong số các dạng bài sau:
+ Vẽ hoạ tiết đối xứng có dạng hình vuông hoặc hình tròn,...
+ Vẽ hoạ tiét tự do đối xứng qua trục ngang hoặc trục dọc
- Trong khi HS làm bài , GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung. Gợi ý cụ thể hơn đối với HS chưa nắm vững cách vẽ
- Nhắc HS chọn, vẽ hoạ tiết đơn giản để có thể hoàn thành được bài tập ở lớp
- Với HS khá, GV gợi ý để các em tạo đựơc hạo tiết đẹp và phong phú hơn.
HĐ5: (5’)Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành để cả lớp nhận xét và xếp loại
- GV chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt yêu cầu của từng bài
- Nhận xét chung tiết học và xếp loại
Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về An toàn giao thông.
Chiều thứ 2
Thực hành Toán : luyện tập
I- mục tiêu : Giúp HS :
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích, giải bài toán có liên quan.
II- Các hoạt động dạy học
HĐ1 ( 5 phút) KTBC : Củng cố bảng đơn vị đo diện tích.
- 2 HS đọc xuôi, ngược bảng đơn vị đo diện tích. Tổ chức nhận xét, ghi điểm.
HĐ2 ( 1 phút ) GTB ; GV nêu mục tiêu bài học
HĐ3 ( 31 phút) Làm bài tập
Bài 1 : Củng cố viết số đo dưới dạng số đo có đơn vị là m2 , cm2 ( theo mẫu)
Mẫu : 3m2 56dm2 = 3m 2 + dm2 = 6m2
- HS làm việc cá nhân, 2 em lên bảng làm. Tổ chức lớp nhận xét.
- GV củng cố cách đổi đơn vị đo.
Bài 2 : Củng cố so sánh số đo diện tích .
- HS đọc yêu cầu, tự làm vào vở, 2 HS lên bảng điền kết quả .
GV theo dõi chấm bài. Yêu cầu HS nêu cách so sánh. Tổ chức lớp nhận xét.
Bài 3 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- HS làm việc theo cặp, 1 nhóm lên khoanh vào đáp án và giải thích cách làm. Tổ chức nhận xét, củng cố cách làm .
Bài 4 : Rèn kỹ năng giải toán .
HS đọc thầm đề, nêu tóm tắt.
- Cả lớp làm bài vào vở BT, 1 HS lên bản làm. Tổ chức nhận xét. Gv kết luận.
Đáp số: 32m2
HĐ3: HĐ nối tiếp (3 phút ) Củng cố bảng đơn vị đo diện tích .
1- 2 HS nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích .
GV nhận xét giờ học .
địa lý :
đất và rừng
(Mức độ tích hợp GDBVMT: toàn phần)
I - mục tiêu : Giúp HS :
- Biết các loại đất chính của nước ta : Đất phe- ra lít và đất phù sa
- Nêu được đặ điểm của đất phù sa và đất phe ra lít
Chỉ được trên bản đồ, (lược đồ) vùng phân bố của đất phe ra lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Phân biệt được rừng rậm nhiết đới và rừng ngập mặn
- Biết vai trò của đất rừng đối với đời sống con người.
- GD HS thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý.
II- đồ dùng dạy học:
GV : Bản đồ địa lý tự nhiên
III- các hoạt động dạy học :
HĐ1 ( 4 phút ) KTBC : Củng cố đặc điểm và vai trò của biển nước ta.
Gọi 2, 3 HS nêu . Tổ chức nhận xét, ghi điểm.
HĐ2 ( 1 phút) GTB : GV nêu mục tiêu bài học .
1 . Đất ở nước ta :
HĐ3 ( 10 phút ) Làm việc với SGK :
MT: HS nêu được tên các loại đất chủ yếu ở nước ta và chỉ đúng vùng phân bố trên bản đồ, lược đồ .
- HS thực hiện nhóm đôi, hoàn thành bảng trong SGK - Vài HS chỉ trên bản đồ VN.
- Tổ chức nhận xét, hoàn thiện phần trình bày .
-HS nối tiếp nêu miệng biện pháp cải tạo đất ở địa phương, nhận định loại đất ở địa phương mình.
2 . Rừng ở nước ta:
HĐ4: (10phút ) Làm việc cá nhân:
MT: HS chỉ và nêu tên một số loài rừng phổ biến ở nước ta và hiểu biết sơ lược về các phương án bảo vệ rừng .
- HS quan sát H1, 2 ,3 và đọc thông tin trong SGK - Làm bài tập theo yêu cầu.
- 1 số HS trình bày trước lớp + chỉ trên lược đồ ( nếu có) .
- Tổ chức nhận xét, kết luận.
3. Vai trò của rừng :
HĐ5 ( 10 phút ) Thảo luận cả lớp
MT: HS nêu được vai trò của rừng đối với đời sống.
Vấn đáp- HS xem SGK, kết hợp hiểu biết thực tế .
Tổ chức nhận xét, kết luận.
Liên hệ : Để bảo vệ đất và rừng chúng ta phải làm gì ?
HS nêu các biện pháp bảo vệ đất và rừng. Cho nhận xét, bổ sung.
HĐ6 : (5 phút) Củng cố vai trò của đất rừng .
Vài HS nêu- Đọc ghi nhớ SGK .
GV nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - hợp tác
I - Mục tiêu : Giúp HS :
1. Hiểu được nghĩa của các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2 . Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ. tục ngữ ở BT3.
II- Đồ dùng dạy - học
- GV : Bảng phụ cho BT 1, 2.
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ 1 (5 phút )KTBC : Củng cố về từ đồng âm
- 2 HS nêu ghi nhớ, lấy VD . Tổ chức nhận xét ghi điểm .
HĐ2 ( 1 phút ) -Giới thiệu bài : GV nêu MT của tiết học và ghi tựa đề
HĐ3 . Hướng dẫn học sinh làm bài tập. ( 30 phút )
Bài tập 1,2 : Hệ thống hoá vốn từ theo chủ đề
- HS làm việc theo cặp : đại diện 1 cặp làm bài vào bảng phụ . Trình bày đáp án. Tổ chức nhận xét .
- GV chốt ý đúng và giải nghĩa một số từ .
Bài tập 2 : Xếp các từ có tiếng “hợp” thành 2 nhóm
Cách thực hiện tương tự BT1. Lời giải:
a) Hợp tác, hợp nhất, hợp lực
b) Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lý, thích hợp
Bài tập 3 :Tích cực hoá vốn từ theo chủ đề
MT: HS đặt câu với từ ở bài tập 1, 2.
- HS đọc yêu cầu BT. Khuyến khích HS đặt câu với các từ ở BT1 và2
- HS hoạt động cá nhân
- Nhắc HS: mỗi em ít nhất đặt 2 câu (khuyến khích đặt nhiều hơn), 1 câu với 1 từ ở BT1, 1 câu với 1 từ ở BT 2.
- HS viết vào vở, vài HS lên bảng ghi , 1 số HS đọc những câu đã viết. GV cùng cả lớp góp ý, sửa chữa.
* HS khá giỏi làm đầy đủ các thành ngữ, tục ngữ ở BT3.
Bài tập 4: Tích cực hoá vốn từ
MT; HS đặt câu với thành ngữ về chủ đề .
- HS đọc yêu cầu, thảo luận cả lớp về nội dung các câu thành ngữ .
-HS hoạt động cá nhân -3 HS trình bày trên bảng - HS khác nx -GV chốt ý đúng.
- GV giúp HS hiểu nội dung 3 thành ngữ.
+ Bốn biển một nhà: người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình: thống nhất về một mối.
+ Kề vai sát cánh: sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng.
+ Chung lưng đấu sức: tương tự kề vai sát cánh
- HS nối tiếp nhau đặt câu . Tổ chức nhận xét.
HĐ4 : ( 4 phút ) Củng cố các từ tìm được ở BT1, 2.
- 1 HS đọc lại các từ.
- GV khen ngợi những HS, nhóm HS làm việc tốt. Dặn HS ghi nhớ những từ mới học; HTL 3 thành ngữ. Chuẩn bị bài sau.
Thực hành luyện viết : Bài 7
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Viết đúng, trình bày đúng, đẹp bài luyện viết theo hình thức thơ.
- Trình bày đúng kiểu chữ đứng và chữ nghiêng.
II/ Đồ dùng dạy học :
- GV : Bảng phụ để ghi bài luyện viết.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HĐ1 (1’) Giới thiệu bài .
HĐ2(5’) Tìm hiểu nội dung bài luyện viết
- 1 HS đọc toàn bài luyện viết .
- GV nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết.
- HS viết vào bảng con các chữ viết hoa : B , T, H, theo hai kiểu chữ đứng và chữ nghiêng
HĐ3(7’) Hướng dẫn HS viết chữ viết hoa đầu câu :Bình, Tay, Hai theo kiểu chữ nghiêng .
2-3 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
GV nhận xét.
HĐ4 (25’) Luyện viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở, GV theo dõi uốn nắn.
- Chấm chữa 10 bài; nhận xét chung bài viết.
Hoạt động nối tiếp (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS viết chưa đẹp về nhà viết lại.
Khoa học :
Bài 11: dùng thuốc an toàn
i_Mục tiêu : Giúp HS :
- Xác định khi nào nên dùng thuốc.
- Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
- Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.
- HS liên hệ và thực hành dùng thuúoc an toàn trong cuộc sống.
II- đồ dùng dạy - học
- Hình trang 24, 25 SGK
II.Hoạt động dạy - học
HĐ 1: KTBC : (3 phút ) Củng cố thực hành nói không với các chất gây nghiện.
1 HS nêu tên các chất gây nghiện và trả lời câu hỏi của GV (gq tình huống )
- Tổ chức nhận xét .
HĐ2 ( 1 phút ) GTB : GV nêu mục tiêu bài học.
HĐ3 ( 5 phút ) Làm việc theo cặp
* Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của HS về một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để hỏi và trả lời câu hỏi sau:
+ Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào?
- GV gọi một số cặp lên bảng để hỏi và trả lời nhau trớc lớp.
GV nhận xét chung, kết hợp GThiệu 1 số loại thuốc kháng sinh.
HĐ4: (10 phút) thực hành làm bài tập trong SGK.
* Mục tiêu: Giúp HS :
- Xác định được khi nào nên dùng thuốc.
- Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
- Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không dúng cách và không đúng liều lượng.
* Cách tiến hành:
- HS làm việc cá nhân. TLCH bài tập 2 SGK .
-1 số HS trình bày kết quả. Tổ chức nhận xét .
1-d; 2-c; 3-a; 4-b.
GV kết luận như mục bạn cần biết SGK trang 25.
- 1- 2 HS đọc hướng dẫn sử dụng thuốc do GV chuẩn bị.
HĐ5 (6 phút): trò chơi “ai nhanh, ai đúng?”.
* Mục tiêu: Giúp HS không chỉ biết cách sử dụng thuốc an toàn mà còn biết cách tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật.
Cách tiến hành:
-HS thực hiện thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi ttrong SGK .
- Đại diện nhóm trình bày, tổ chức nhận xét, kết luận.
- 1 số HS liên hệ trong thực tế .
HĐ nối tiếp :( 4 phút) : Củng cố cách dùng thuốc an toàn
- GV yêu cầu một vài HS trả lời 4 câu hỏi trong mục Thực hành trang 24 SGK để củng cố lại những kiến thức đã học trong bài. Đồng thời, GV dặn dò HS về nhà nói với bố mẹ những gì đã học trong bài.
Khoa học : Bài 12: phòng bệnh sốt rét.
I. Mục tiêu : Giúp HS sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận biết một số dấu hiệu của bệnh sốt rét.
- Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét .
- Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi.
- Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt màn đã được tẩm chất phòng muỗi ), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II.đồ dùng dạy – học
- Gv: phiếu thảo luận nhóm(HĐ3 ) hoặc bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận
III.Hoạt động dạy – học
HĐ1 (3 phút) Khởi động : HS chơi trò " Diệt con vật có hại " (GV làm gnười quản trò ), liên hệ giới thiệu ngoài bài .
HĐ 2 :(15 phút ) làm việc với SGK.
* Mục tiêu:
-HS nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
- HS nêu được tác nhân, đường lây truyền của bệnh sốt rét.
* Cách tiến hành:
GV chia nhóm ( nhóm 4) và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 26 SGK.
- Trả lời các câu hỏi:
1. Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
2. bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
3. Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
4. Bệnh sốt rét lây truyền nh thế nào?
- Các nhóm thảo luận. Đại diện từng nhóm trình bày kết qủa làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt ý kiến đúng :Dấu hiệu... ,nguy hiểm... , tác nhân gây bệnh... , đường lây truyền...
HĐ3 (12 phút ) Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Giúp HS :
-Biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi
- Biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt màn dã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu thảo luận cho nhóm 4( hoặc treo bảng phụ ghi câu hỏi - y/ cầu thảo luận nhóm đôi)
1. Muỗi a – nô -phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà và xung quanh nhà?
2, Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người?
3. Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành?
4. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản?
5. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người?
Các nhóm thảo luận, GV yêu cầu đại diện của một nhóm trả lời 1, 2 câu hỏi . Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
GV nhận xét,kết luận chung kết hợp h/ dẫn HS quan sát hình vẽ, tranh ảnh 3,4,5, trongSGK - Liên hệ thực tế ở gia đình .
HĐ nối tiếp ( 5 phút) : Củng cố hiểu biết về bệnh sốt rét .
HS đọc mục Bạn cần biết trang 27 SGK.
GV nhận xét giờ học. Dặn HS phòng bệnh sốt rét .
Chuẩn bị tiết học sau.
Thứ 4 ngày 29 tháng 9 năm 2010
Tập đọc Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.
I-Mục tiêu ; Giúp HS :
1.Đọc đúng các tên riêng (Si-le, Pa-ri, Hít-le..)Biết đọc diễn cảm bài văn.
2. Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan hống hách một bài học sâu sắc.
II- Đồ dùng dạy - học
- GV : Bảng phụ ghi các tên nước ngoài (HĐ 3 )
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ1: ( 5 phút ) KTBC Kiểm tra đọc hiểu bài: " Sự sụp đổ của chế độ A - pác - thai"
- 2 HS đọc bài Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai, trả lời các câu hỏi sau bài đọc.
Tổ chức nhận xét, ghi điểm.
HĐ2 (1 phút) GTB : GV cho HS quan sát , nêu nội dung tranh, GV giới thiệu bài .
HĐ3. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 32 phút )
Luyện đọc
MT : Đọc đúng các tên nước ngoài, các từ khó: cuốn sách, ngạc nhiên
- Một, hai HS khá, giỏi tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- GV treo bảng phụ ghi tiếng nước ngoài, HS nối tiếp nhau đọc .
. - Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài . GV kết hợp sửa sai.
(đoạn 1: từ đầu đến “chào ngài”; đoạn 2: “điềm đạm trả lời”; đoạn 3: còn lại);
HD HS giải nghĩa các từ được chú giải.
- HS đọc theo cặp. 1 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
B) Tìm hiểu bài :
MT : HS trả lời đúng các câu hỏi cuối bài .
- HS đọc thầm đoạn 1 và cho biết:
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu?
HS trả lời, nhận xét .( Kh- khích HS yếu trả lời )
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1, 2 SGK:
+ Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
+ Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào?
(Cụ già đánh giá Si-le là một nhà văn quốc tế)
- GV vấn đáp - HS trả lời câu hỏi 3, 4
+ Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
GV gợi ý: Không đáp lời tên sĩ quan phát xít bằng tiếng Đức, có phải ông cụ ghét tiếng Đức không? Ông cụ có căm ghét người Đức không?
Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
HS trả lời, tổ chức nhận xét.
(Si-le xem các người là kẻ cướp/ Các người là bọn kẻ cướp/ Các người không xứng đáng với Si-le..)
- GV kết luận.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- 3 HS đọc nối tiếp lại 3 đoạn bài văn .
-HS luyện đọc luyện đọcdiễn cảm đoạn 3 (theo nhóm đôi )
- HS lần lượt thi đọc diễn cảm trước lớp.
Tổ chức nhận xét, ghi điểm .
- HS thảo luận nhóm đôi, nêu ý nghĩa câu chuyện .
HĐ4: HĐ nối tiếp( 2 phút )
- GV mời 1 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại hoặc đọc lại truyện trên cho người thân. Chuẩn bị bài “Những người ban tốt”.
Tập làm văn Luyện tập làm đơn
I - Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết cách viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết , trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng.
II- Đồ dùng dạy - học
- GV : in mẫu đơn. Bảng lớp viết những điều cần chú ý (SGK, tr.60)
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ1 ( 5 phút) kTBC: Củng cố kỹ năng viết đoạn văn tả cảnh.
2 HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh từ ở nhà tiết trước .
Tổ chức nhận xét, củng cố cách làm.
HĐ2 : (1 phút ) Giới thiệu bài :GV nêu MT của tiết học
HĐ3 . Hướng dẫn học sinh luyện tập (32 phút )
Bài tập1: Đọc hiểu bài"Thần chết mang tên 7 sắc cầu vồng "
MT: HS trả lời đúng các câu hỏi cuối bài SGK
- 1 HS đọc bài Thần Chết mang tên bảy sắc cầu vồng, cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm đôi trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả ( Kh- Khích HS giới thiệu về những hình ảnh bị nhiễm chất độc màu da cam mà em biết )
Đáp án trả lời các câu hỏi :
+ Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì với con người?(.... )
+ Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?
(Chúng ta cần thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam/Sáng tác truyện, thơ, bài hát, tranh, ảnh..thể hiện sự cảm thông với các nạn nhân; vận động mọi người giúp đỡ cô bác và những bạn nhỏ bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam/ Lao động công ích gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam nói riêng, nạn nhân chiến tranh nói chung/..)
Bài tập 2: Thực hành kỹ năng viết đơn.
MT : HS biết viết một lá đơn thể hiện được nội dung chính là: xin gia nhập đội tình nguỵện giúp nạn nhân chất độc màu da cam .
- HS đọc yêu cầu của BT 2 và những điểm cần chú ý về thể thức đơn.
- HS viết đơn, tiếp nối nhau đọc đơn. Cả lớp và GV nhận xét: Đơn viết có đúng thể thức không? Trình bày có sáng không? Lí do, nguyện vọng viết có rõ không?
- GV chấm điểm một số đơn, nhận xét về kỹ năng viết đơn của HS.
HĐ4 : HĐ nối tiếp (2 phút ) Củng cố kỹ năng viét đơn từ .
- GV vấn đáp- Vài HS nêu
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đơn đúng thể thức; yêu cầu những HS viết đơn chưa đạt về nhà hoàn thiện lá đơn.
- Dặn HS về nhà tiếp tục quan sát cảnh sông nước và ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị cho tiết TLV Luyện tập tả cảnh sông nước.
Luyện từ và câu tiết 12) Dùng từ đồng âm để chơi chữ
I - Mục tiêu : Giúp HS :
1.Bước đầu biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ (ND ghi nhớ).
2. Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ qua một số ví dụ cụ thể (BT1 mục III) đặt câu với một cặp từ đồng âm theo yêu cầu của BT2 II- Đồ dùng dạy - học
GV: Bảng phụ viết 2 cách hiểu câu Hổ mang bò lên núi
(Rắn) hổ mang (đang) bò lên núi
Hổ mang bò lên núi
(Con) hổ (đang) mang (con) bò lên núi
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ1( 5 phút) KTBC: Củng cố khái niệm từ đồng âm. Lấy VD .
1, 2 HS trả lời theo yêu cầu của GV , lấy VD. Tổ chức nhận xét, ghi điểm .
HĐ2 (1 phút) Giới thiệu bài: GV nêu MT của tiết học
HĐ3. Phần nhận xét ( 10 phút )
MT: HS hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ .
- HS đọc câu “Hổ mang bò lên núi " , GV ghi bảng
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi SGK , 1 số HS trình bày ý kiến trước lớp GV viết lên bảng 2 cách hiểu câu văn.
- Khắc sâu nhận xét, rút ra ghi nhớ.
-Vậy thế nào là từ đồng âm ?
HĐ 4. Phần ghi nhớ (3 phút )
Nhiều HS đọc và nói lại nội dung ghi nhớ
HĐ5. Phần luyện tập ( 19 phút )
Bài tập 1: Luyện tìm từ đồng âm trong câu văn:
- HS trao đổi theo cặp, tìm các từ đồng âm trong mỗi câu-Sau đó đại diện nhóm trình bày miệng -HS khác NX - GVchốt đúng lời giải đúng .
- HS khá giỏi đặt được 2-3 cặp từ đồng âm .
GV: Dùng từ đồng âm để chơi chữ trong thơ văn và trong lời nói hàng ngày tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người nghe.
Bài tập 2 : Rèn kỹ năng dùng từ đồng âm nhằm phân biệt từ đồng âm.
-HS tự làm bài cá nhân đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ đồng âm (như M: mẹ em rán đậu. Thuyền đậu san sát bên sông), cũng có thể đặt 1 câu chứa 2 từ đồng âm (như Bác bác trứng, tôi tôi vôi).
- HS nối tiếp nhau thi đặt câu ( miệng ) , 1 số HS viết bảng.Tổ chức nhận xét, GV chấm điểm 1 số bài .
- GV chốt đặt câu đúng .
- GV khuyến khích HS đặt những câu dùng từ đồng âm để chơi chữ. VD: Chín người ngồi ăn nồi cơm chín; Đừng vội bác ý kiến của bác.
HĐ6 :HĐnối tiếp ( 2 phút ) Củng cố cách dùng từ đồng âm khác nghĩa
-2 HS nói lại tác dụng của cách dùng từ đồng âm để chơi chữ.
- GV nhận xét tiết học . Dặn HS hoàn thiện bài tập, chuẩn bị bài sau.
Chính tả (tuần 6) Nhớ viết :Ê- mi -li, con...
(Từ Ê -mi- li con ôi... đến hết)
I - Mục tiêu : Giúp HS :
1. Nhớ – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thơ tự do.
2.Nhận biết được các tiếng chứa ươ, ưa và cách đánh dấu thanh theo yêu cầu BT2 ; tìm được các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ thích hợp trong 2 câu thành ngữ theo yêu cầu BT3,4.
II- Đồ dùng dạy - học
- GV : Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ 1 ( 5 phút )KTBC: Củng cố viết những tiếng có nguyên âm đôi uô, ua (VD: suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa..) và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó.
- GV đọc -HS viết nháp, 2 HS viết bảng. Tổ chức nhận xét .
HĐ2 ( 1 phút ) Giới thiệu bài. GV nêu MT của tiết học
HĐ3 . Hướng dẫn học sinh viết chính tả (nhớ - viết) ( 22 phút )
MT: HS nhớ lại và viét đúng khổ thơ 3, 4 của bài Ê- mi -li, con...
- Một, hai HS đọc thuộc lòng trước lớp khổ thơ 3, 4. Cả lớp đọc thầm lại, chú ý các dấu câu, tên riêng.
- HS nhớ lại 2 khổ thơ, tự viết bài: GV theo dõi chấm, chữa, nêu nhận xét.
HĐ4 . Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 10phút )
Bài tập 2: Củng cố nhận biết các từ, tiếng có chứa nguyên âm đôi.
- HS đọc yêu cầu, tự gạch chân tiếng tìm được. 1 HS nêu đáp án . Tổ chức nhận xét . GV chốt ý đúng:
- Các tiếng chứa ưa, ươ: lưa, thưa, mưa, giữa; tưởng, nước, tươi, ngược.
- HS nhận xét cách ghi dấu thanh:
+ Trong tiếng giữa (không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng lưa, thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
+ Trong các tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính. Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
Bài tập 3: Thực hành dùng tiếng có chứa ươ,ưa...phù hợp với câu văn .
-HSđọc YC BT
- HS hoạt động nhóm đôi.-1 nhóm ghi bảng phụ -nhóm khác nhận xét- GV kiểm tra kq đúng của cả lớp bằng giơ tay.
- GV giúp HS hoàn thành BT và hiểu nội dung các thành ngữ, tục ngữ:
+ cầu được ước thấy: đạt được đúng điều mình thường mong mỏi, ao ước.
+ Năm nắng mười mưa: trải qua nhiều vất vả, khó khăn.
+ Nước chảy đá mòn: kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.
+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người.
+ HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục
* HS khá giỏi đặt được 2-3 câu với 2-3 thành ngữ. ngữ
HĐ5 :HĐ nối tiếp (2 phút ) Củng cố cách ghi dấu thanh.
- 1, 2 HS nhắc lại .
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà HTL, các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3
Tập làm văn(tuần 6) luyện tập tả cảnh
I. mục tiêu : Giúp HS :
1. Nhận biết cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích BT1.
2. Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước cụ thể.
II- Đồ dùng dạy -
GV : Bảng phụ làm bài tập 1 ,2.
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ1 (5 phút ) : KTBC :
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này (quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước - yêu cầu của BT4, tiết Tập làm văn cuối tuần 5)
- GV kiểm tra cùng các tổ trưởng - Nhận xét chung .
HĐ2 (1 phút ) Giới thiệu bài : GV nêu MT của tiết học
HĐ3 . Hướng dẫn học sinh làm bài tập (32 phút )
Bài tập 1: Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi SGK
MT: HS nhận biết cách miêu tả : thời điểm, cách quan sát chọn chi tiết nổi bật của sự vật hiện tượng và những liên tưởng thú vị khi miêu tả .
- HS đọc yêu cầu bài tập- GV khắc sâu yêu cầu .
- HS làm việc theo cặp, đọc và trả lời câu hỏi .
2 cặp ghi kết quả thảo luận vào bảng phụ( mỗi ý 1 bảng )
- Đại diện nhóm trình bày KQ thảo luận - nhóm khác NX bổ sung và hoàn thiện câu trả lời - GV chốt ý đúng .
GV bình luận: a) liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi với con người hơnHS nêu tác dụng của những liên tưởng trên: giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
Bài tập 2: Luyện tập lập dàn ý miêu tả một cảnh sông nước ( vùng biển, một dòng sông)
-HS đọc yêu cầu của BT .
-HS xác định yêu cầu BT.
-HS hoạt động cá nhân - GV chấm 1 số bài.
- Gv củng cố về bố cục bài văn tả cảnh.
HĐ4:HĐ nối tiếp (2 phút ) : Củng cố cấu tạo bài văn miêu tả , cách quan sát của văn miêu tảvà biện pháp liên tưởng so sánh.
- GV vấn đáp - Vài HS nêu .
- GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của lớp
- YC HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước. Chuẩn
bị bài sau.
Lịch sử: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
I. Mục tiêu : Giúp HS biết :
- Biết ngay 5-6 -1911 tại Bến Nhà Rồng (TPHCMvới lòng yêu nước thương dân sâu sắc, ) Nguyễn Tất Thành (Tên của Bác Hồ lúc đó )ra đi tìm đường cứu nước.
- GD HS lòng kính yêu Bác Hồ, kính yêu Đảng .
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ địa danh Thành phố Hồ Chí Minh)
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
HĐ1 (4 phút) KTBC : Củng cố ghi nhớ về Phan Bội Châu và phong trào Đông du - 2 Hs đọc ghi nhớ, tổ chức nhận xét, ghi điểm.
HĐ2(3 phút) GTB : GV nêu mục tiêu bài học .
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Tìm hiểu về gia đình, quê hương của Nguyễn Tất Thành.
+ Mục đích ra đi nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
+ Quyết tâm của Nguyễn Tất Thành muốn ra nước ngoài để tìm đường cứu nước được biểu hiện ra sao?
HĐ3:( 8 phút ) Tìm hiểu về Nguyễn Tất Thành thời niên thiếu .b
MT: HS nêu được những hiểu biết về cuộc đời của Nguyễn Tất Thành(Bác Hồ với những nét sơ lược .: ngày sinh, quê quán ...
- HS đọc thầm phần đầu, kết hợp vốn hiểu biết thực tế, giới thiệu cho lớp cùng nghe (2, 3 HS thực hiện)
- GV bổ sung ( nếu cần ).
- HS đọc SGK đoạn: “Nguyễn Tất Thành khâm phục ... không thể thực hiện được” và trả lời câu hỏi: Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì?
HĐ4 (11 phút )Tìm hiểu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự dịnh đi nước ngoài.
MT: HS nêu được những khó khăn mà NTT gặp phải khi đi ra nước ngoài .
- GV tổ chức cho HS thảo luận các nhiệm vụ 2,3 thông qua các câu hỏi
+ Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GA tuan 5.doc