Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Đồn Đạc - Tuần 1 năm 2014

TIẾT 1: ÔN TẬP KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ

 I. Mục tiêu:

 - Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc, viết phân số. Ôn tập về cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.

 - HS giỏi biết vận dụng làm được cả 4 BT trong SGK.

 - HS yếu tùy theo mức độ cho làm từ 2 đến 3 bài.

 - Rèn ý thức HT bộ môn toán cho HS.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Các tấm bìa cắt vẽ như trong sách giáo khoa.

 - HS có đủ SGK, vở học toán.

 III. Phương pháp:

 

doc31 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Đồn Đạc - Tuần 1 năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp với hướng dẫn: + Cùng đọc đoạn văn. + Thay đổi vị trí, các từ in đậm trong từng đoạn văn. + đọc lại đoạn văn sau khi đã thay đổi vị trí các từ đồng nghĩa. - Gọi HS phát biểu ý kiến trước lớp, yêu cầu các HS khác theo dõi, bổ sung ý kiến. - 1 HS đọc thành tiếng. Các HS khác suy nghĩ, tìm hiểu nghĩa của từ. - Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: + Xây dựng: làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định. + kiến thiết: xây dựng theo quy mô lớn. + vàng xuộm: màu vàng đậm. + vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi, ánh lên. + vàng lịm: màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt. - 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung ý kiến và thống nhất. + Từ xây dựng, kiến thiết cùng chỉ một hoạt động là tạo ra 1hay nhiều công trình kiến trúc. + Từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cùng chỉ một màu vàng nhưng sắc thái màu vàng khác nhau. - Lắng nghe - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS ngồi cùng bàn cùng thực hiện theo hướng dẫn và trao đổi ý kiến. - 2 HS tiếp nối nhau phát biểu về từng đoạn, cả lớp nhận xét và thống nhất: + Đoạn a: từ kiến thiết và xây dựng có thể thay đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau. + Đoạn b: các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay đổi vị trí cho nhau vì như vậy không miêu tả đúng đặc điểm của sự vật. - Kết luận: + Các từ xây dựng, kiến thiết có thể thay đổi được vị trí cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn. + Các từ chỉ màu vàng: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn. Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa đã chín. Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên. Vàng lịm là màu vàng của quả chín, gợi cảm giác có vị ngọt gọi là từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Rút ra ghi nhớ. 2. Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. - Kết luận: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Những từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay được cho nhau trong lời núi. Với những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, khi dựng những từ này, ta phải cõn nhắc để lựa chọn cho đỳng 3. Luyện tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Gọi HS đọc những từ in đậm trong đoạn văn, GV ghi nhanh lên bảng. - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. Gọi 1 HS lên bảng làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. ? Tại sao em lại xếp các từ: nước nhà, non sông vào một nhóm? ? Từ hoàn cầu, năm châu có nghĩa chung là gì? Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Chia HS thành các nhóm. Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm và yêu cầu làm bài theo nhóm. - Gọi nhóm làm song trước dán phiếu, đọc phiếu của mình, yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung. GV ghi nhanh phần bổ sung lên bảng để có 1 phiếu hoàn chỉnh. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của BT - Yêu cầu HS tự làm bài. (Nhắc HS: Mỗi HS đặt 2 câu có cặp từ đồng nghĩa. Nếu đặt 1 câu mà có từ chứa 1 cặp từ đồng nghĩa là rất tốt). - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 1 HS đọc: nước nhà - hoàn cầu – non sông – năm châu. - Lời giải đúng. + nước nhà - non sông. + hoàn cầu – năm châu + Vì các từ này đều có nghĩa chung là vùng đất nước mình, có nhiều người cùng chung sống. + Từ hoàn cầu, năm châu cùng có nghĩa là khắp mọi nơi, khắp thế giới. -Lời giải đúng. + đẹp: xinh, đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh xắn, xinh tươi, xinh đẹp, tươi đẹp, mĩ lệ, tráng lệ. + to lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ... + học tập: học, học hành, học hỏi.... - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - HS làm bài vào vở. - 3 đến 5 HS tiếp nối nhau nêu câu của mình, HS nhận xét câu của bạn. Ví dụ: + Bé Nga rất xinh xắn với chiếc nơ hông xinh xinh trên đầu. + Quang cảnh nơi đây thật mĩ lệ. Những ngôi nhà dãy phố xinh xắn bên hàng cây tươi tắn trong nắng chiều vàng dịu. + Chúng em thi đua học tập. Học hành là nhiệm vụ chính của học sinh. + Chú Nam nhà ưm cao, lớn như ngời nước ngoài. Đôi cánh tay chú to như tay người khổng lồ. C. Củng cố – dặn dò: : 4p ? Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn? cho ví dụ? - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hiểu bài, tìm được nhiều từ đồng nghĩa. - Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, làm bài tập và chuẩn bị bài sau. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Toán TIẾT 2: ÔN TẬP TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ I. Mục tiêu: - Nhận xét tính chất cơ bản của phân số. - Áp dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số. - Giáo dục ý thức HT bộ môn toán cho HS. II. Chuẩn bị: - GV bảng phụ. -HS SGK, vở ghi toán III. Phương pháp dạy học: - Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, học nhóm. IV. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh là bài 2,3 ( SKG ) - Nx, cho điểm. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn tập tính chất cơ bản của phân số. * Ví dụ 1: GV viết VD1 lên bảng và yếu cầu học sinh tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống. - Nx bảng – gọi một số học sinh dưới lớp đọc bài của mình. ? Khi nhân cả tử số và mẫu của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác không thì ta được gì? 3. Ưng dụng tính chất cơ bản của phân số: * Rút gọn phân số: ? Thể nào là rút gọn phân số? - GV ghi phân số lên bảng, gọi học sinh làm. - Nx chữa. ? Khi rút gọn phân số ta phải chú ý điều gì ? - Hai cách trên cách nào rút nhanh hơn? * KL: Có nhiều cách rút gọn phân số nhưng cách nhanh nhất là ta tìm được số lớn nhất mà tử số và mẫu số đều chia hết cho số đó. * Quy đồng mẫu số các phân số: VD1: ? Thế nào là quy đồng mẫu số các phân số? - Gọi học sinh lên làm và NX VD2: Hướng dẫn tương tự ví dụ 1. ? Cách quy đồng mẫu số ở 2 ví dụ trên có gì khác nhau *KL: Nên chọn MSC là số lớn nhất cùng chia hết cho các mẫu số. 4. Thực hành: - Hs nêu y/c, làm cá nhân, Nx chữa. - Củng cố cách rút gọn phân số. - HS nêu y/c, làm cá nhân, chữa. Y/c hs giải thích lại phần b, củng cố cách quy đồng mẫu số các phân số. - Cho HS về nhà làm (không bắt buộc) - Hs nêu yêu cầu, làm vở. - Một hs lên bảng làm bài. - Nx, Y/c hs giải thích tại sao chúng bằng nhau. 5. Củng cố dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài: Rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, tính chất của phân số. - hs làm bài - 1 hs lên làm, lớp làm vở ghi toán. = = - Ta được 1 phân số bằng với phân số đã cho - Chia cả tử số và mẫu số với cựng 1 số tự nhiên khỏc 0 ta được 1 phân số mới bằng phân số đó cho. - Tìm một phân số = với phân số đã cho nhưng có tử số và mẫu số nhỏ hơn. 2 hs lên bảng làm, lớp làm vở ghi. = = = = hoặc = = - Phải rút gọn cho đến phân số tối giản. - Cách 2 nhanh hơn. *= = ; = = - Lấy MS của 2 phân số nhân với nhau ta được MSC Vì 10: 2 = 5, ta chọn MSC là 10, ta có = = , giữ nguyên - VD1: MSC là tính mẫu của 2 phân số. - VD2: MSC chính là một trong 2 mẫu số của phân số. Bài 1 ( 6 - sgk ) = = ; = = = = Bài 2 ( 6 - sgk ) a, và ; = = ; = = b,và ; = = ; giữ nguyên Bài 3 ( 6 - sgk ): Bài tập không bắt buộc. Ta có: = = ; = = = = ; = = Vậy ==; == *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Tập làm văn BÀI 1: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH I. Mục tiêu. - Hiểu được cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm: mở bài, thân bài, kết bài và yêu cầu của từng phần. - Phân tích được cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể. Bước đầu biết cách quan sát một cảnh vật. - Giáo dục tích hợp BVMT: HS hiểu biết thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam. II. Đồ dùng dạy – học - Giấy khổ to, bút dạ. Phần ghi nhớ viết sẵn vào bảng phụ. III. Các phương pháp dạy học: - Thuyết trình, đàm thoại, học nhóm. IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu A. Mở bài: 1p - Phân môn Tập làm văn lớp 5 rèn luyện cho các em kỹ năng nói, viết thành đoạn văn, bài văn tả cảnh. Tiết học đầu tiên sẽ cung cấp cho các em kiến thức về cấu tạo của bài văn tả cảnh. Các em đã học ở lớp 4: tả cây cối, con vật... Bài văn tả cảnh có thể là tả lại một quảng cảnh thiên nhiên trong đó có cả con người, loài vật, cây cối. B. Dạy – học bài mới: 35p 1. Giới thiệu bài. ? Theo em bài văn tả cảnh gồm có mấy phần? Là những phần nào? - Giới thiệu: Bài văn tả cảnh có cấu tạo giống hay khác bài văn chúng ta đã học? Mỗi phần của bài văn tả cảnh có nhiệm vụ gì? Các em cùng tìm hiểu ví dụ. 2. Tìm hiểu ví dụ. Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của BT. ? Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày? - Giới thiệu: Sông Hương là dòng sông thơ mộng, hiền hoà chảy qua thành phố Huế. - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm - GV mời 1 nhóm trình bày kết qủa thảo luận, yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - Nhận xét, kết luậnu lời giải đúng. ? Em có nhận xét gì về phần thân bài của bài văn “Hoàng hôn trên sông Hương”? Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm - Gọi nhóm làm xong trước lên bảng trình bày kết qủa, các nhóm nhận xét, bổ sung. - HS nêu theo suy nghĩ: Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần là mở bài, thân bài, kết bài. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Hoàng hôn là thời gian cuối buổi chiều, khi mặt trời mới lặn. - Lắng nghe. - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm trao đổi, thảo luận, viết câu trả lời ra giấy. Bài văn có 3 phần: + Mở bài (đoạn 1): Cuối buổi chiều ... yên tĩnh này: Lúc hoàng hôn, Huế đặc biệt yên tĩnh. + Thân bài (đoạn 2,3): Mùa thu chấm dứt: Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn. + Kết bài: Huế thức dậy... ban đầu của nó: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. - HS nêu: Đoạn thân bài của bài văn có 2 đoạn . Đó là: Đoạn 2: Mùa thu... hai hàng cây: Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn. Đoạn 3: Phía bên sông... chấm dứt: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn. - 4 HS cùng trao đổi, thảo luận, viết câu trả lời vào vở. - 1 nhóm HS trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến. + Giống nhau: Cùng nêu nhận xét, giới thiệu chung về cảnh vật rồi miêu tả cho nhận xét ấy. + Khác nhau: Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh theo thứ tự: * Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng. * Tả các màu vàng rất khác nhau cảu cảnh, của vật. * Tả thời tiết, hoạt động của con người. Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian với thứ tự: * Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn. * Tả sự thay đổi màu sắc và sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn. * Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến khi thành phố lên đèn. * Tả sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. ? Bài văn tả cảnh gồm có những phần nào? ? Nhiệm vụ chính của từng phần trong bài văn tả cảnh là gì? 3. Ghi nhớ: SGK - Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ. 4. Luyện tập - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của BT. - Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp với hướng dẫn sau: + Đọc kĩ bài văn Nắng trưa. + Xác định từng phần của bài văn. + Tìm nội dung chính của từng phần. + Xác đình trình tự miêu tả của bài văn. + Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. + Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian để minh hoạ cho nhận xét ở mở bài. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết. - HS tiếp nối đọc thành tiếng bài văn Nắng trưa. - 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung ý kiến và thống nhất bài giải: - Kết luận: Bài văn Nắng trưa gồm có 3 phần: + Mở bài: Nắng cứ như ... xuống mặt đất: Nêu nhận xét chung về nắng trưa. + Thân bài: Buổi trưa ngồi trong nhà ... thửa ruộng chưa xong: Cảnh vật trong nắng trưa. Thân bài có 4 đoạn. Đoạn 1: Buổi trưa ngồi trong nhà ... bốc lên mãi: Hơi đất trong nắng trưa dữ dội. Đoạn 2: Tiếng gì xa vắng thế ... mi mắt khép lại: Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa, Đoạn 3: Con gà nào ... cũng lặng im: Cây cối và con vật trong nắng trưa. Đoạn 4: ấy thế mà ... chưa xong: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa. + Kết bài: Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!: Cảm nghĩ về người mẹ. C. Củng cố - dặn dò: 4p ? Bài văn tả cảnh có cấu tạo như thế nào? - GV chốt nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 17/ 8/ 2014 Ngày giảng: .......................................... Tập đọc Tiết 2: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA I. Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng từ ngữ khó hoặc: sương sa, vàng xuộm lại, lắc lư, treo lơ lửng, ...Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng những từ tả màu vàng của cảnh vật. - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: lụi, kéo đá. - Hiểu nội dung bài: Bài văn miêu tả quanh cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh quê thật đẹp, sinh động, trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. - Giáo dục bảo vệ môi trường: Giúp HS hiểu biết thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam. II. Đồ dùng dạy – học. - Tranh minh hoạ trang 10, SGK (phóng to). - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. - Tranh ảnh về làng quê vào ngày mùa. III. Các phương pháp dạy học: - Thuyết trình, đàm thoại, học nhóm. IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: 5p - Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng đoạn thư từ sau 80 năm giời nô lệ....đến ở công học tập của các em. - Nhận xét và cho điểm HS. B. Dạy – học bài mới: 32p 1. Giới thiệu bài. - Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi HS: ? Em có nhận xét gì về bức tranh? CH: 1. Vì sao ngày khai trường tháng 9 năm 1945 được coi là ngày khai trường đặc biệt? 2. Chi tiết nào cho thấy Bác đặt niềm tin rất nhiều vào các em học sinh? - Bức tranh vẽ cảnh làng quê vào ngày mùa, bà con nông dân đang thu hoạch lúa. Bao trùm lên bức tranh là một màu vàng. - Giới thiệu: Làng quê Việt Nam vẫn luôn là đề tài bất tận cho thơ văn. ....... - Ghi tên bài học lên bảng. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc. - Yêu cầu HS mở SGK trang 10, - GV + HS chia đoạn: 4 đoạn, - HS đọc lần 1 + sửa phát âm đúng. - Đọc lần 2 + giải nghĩa từ. - Lần 3 luyện đọc câu văn dài. - Lần 4 luyện đọc cặp; báo cáo - Gọi HS đọc toàn bài, yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm ý chính của từng đoạn. ? Em hãy nêu ý chính của từng đoạn trong bài văn miêu tả. - Nhận xét, ghi nhanh ý chính lên bảng. - GV đọc mẫu - HS đọc nối tiếp theo đoạn + HS 1: Mùa đông... rất khác nhau. + HS 2: Có lẽ bắt đầu... bồ đề treo lơ lửng. + HS 3: Từng chiếc lỏ mít... quả ớt đỏ chói. + HS 4: Tất cả đượm.... là ra đồng ngay. - 4 HS nêu ý chính. + Đoạn 1: Màu sắc bao trùm lên làng quê ngày mùa là màu vàng. + Đoạn 2,3: Những màu vàng cụ thể của cảnh vật trong bức tranh làng quê. + Đoạn 4: Thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp. - Theo dõi. b. Tìm hiểu bài. ? Hãy đọc thầm toàn bài, dùng bút chì gạch chân những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng của sự vật đó? - GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng. - Giảng: Mỗi sự vật đều được tác giả quan sát rất tỉ mỉ và tinh tế. Bao trùm lên cảnh làng quê vào ngày mùa là màu vàng, những màu vàng rất khác nhau. Sự khác nhau của sắc vàng cho ta những cảm nhận riêng về đặc điểm của từng cảnh vật. - Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu mỗi HS chỉ nói về 1 từ chỉ màu vàng. - Đọc thầm. tìm từ chỉ sự vật, màu sắc theo yêu cầu. - Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp. + lúa: vàng xuộm + nắng: vàng hoe. +quả xoan: vàng lịm + lá mít: vàng ối + tàu đu đủ, lá sắn héo: vàng tươi + quả chuối: chín vàng + bụi mía: vàng xọng + rơm, thóc: vàng giòn + con gà, con chó: vàng mượi. + mái nhà rơm: vàng mới. + tất cả: màu vàng trù phú, đầm ấm. - Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. - GV yêu cầu đọc thầm đoạn cuối bài và cho biết. ? Thời tiết ngày mùa được miêu tả như thế nào? ? Hình ảnh con người hiện lên trong bức tranh như thế nào? ? Những chi tiết về thời tiết và con người gợi cho ta cảm nhận điều gì về làng quê vào ngày mùa? ? Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? ? Hãy nêu nội dung của bài? - HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất. +Thời tiết rất đẹp, không có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm nhẹ. Ngày không nắng, không mưa. + Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi làm, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay. + Gợi cho ta thấy bức tranh về làng quê thêm đẹp và sinh động. Thời tiết đẹp, gợi ngày mùa no ấm. Con người cần cù lao động. - Tác giả rất yêu làng quê Việt Nam. - ND: Làng quê vào ngày mùa thật đẹp, sinh động, trù phú. Qua đó thấy được tình yêu tha thiết của tác giả đối vơi quê hương. c. Đọc diễn cảm - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung vừa tìm hiểu để tìm giọng đọc phù hợp. ? Để làm nổi bật vẻ đẹp của các sự vật, ta nên nhấn giọng những từ nào khi đọc bài? - GV đọc mẫu đoạn từ Màu lúa dưới đồng đến Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. -HS luyện đọc diễn cảm đoạn. - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - GV nhận xét, tuyên dương. C. Củng cố – dặn dò: 3p ? Theo em, nghệ thuật tạo nên nét đặc sắc cuả bài văn là gì? ? Em có biết những tà chỉ màu vàng khác nào nữa? Đặt câu với từ em vừa tìm được? - Là bài văn miêu tả nên đọc với giọng nhẹ nhàng, âm hưởng lắng đọng. - Nên nhấn giọng ở các từ chỉ màu vàng. - HS theo dõi GV đọc mẫu. - HS luyện đọc cặp + Chính là cách dùng các từ chỉ màu vàng khác nhau của tác giả. - VD: Vàng hươm: Đàn ngan con vàng hươm. * Vàng rộm: Nong tằm vàng rộm. * Vàng vọt: Nắng chiều vàng vọt. - Nhận xét tiêt học, tuyên dương những HS học tốt, động viên những HS còn yếu. - Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Nghìn năm văn hiến. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Toán: Tiết 3 ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ I. Mục tiêu: - Nhớ lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. - Biết so sánh hai phân số có cùng tử số. - Giáo dục ý thức HT cho HS. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng nhóm, SGK - HS: SGK, vở ghi toán III. Phương pháp: - Sử dụng phương pháp học nhóm. Đàm thoại. IV. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Gọi học sinh chữa bài 2. - Nx, chấm điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn tập cách so sánh hai phân số: - G ghi bảng hai phân số: và. Y/c học sinh so sánh 2 phân số. ? Khi so sánh 2 phân số cùng mẫu, ta làm như thế nào? - G ghi và , y/c học sinh so sánh 2 phân số trên? - Nx, chữa. ? Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu, ta làm như thế nào? - Cho một vài học sinh nhắc lại. 3. Thực hành: - Y/c học sinh tự làm bài. - Gọi học sinh đọc bài. - Nx, chữa, Củng cố so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. - Y/c học sinh đọc y/c. ? Bài tập yêu cầu các em làm gì? - Hs làm bài. - Gọi 2 hs lên bảng làm. - Nhận xét chữa. ? Làm thế nào các em sắp xếp đúng thứ tự các phân số từ bé đến lớn? 4. Củng cố dặn dò: - Tóm nội dung bài. - Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà. * So sánh 2 phân số cùng mẫu - Ta so sánh tử số của các phân số, phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn .... * So sánh hai phân số khác mẫu. - Thực hiện QĐMS 2 phân số rồi so sánh: ; ; Vì 21 > 20 nên - Ta quy đồng mẫu số các phân số, sau đó so sánh phân số cùng mẫu số. Bài 1 (7 – sgk) ; (? Nêu cách làm) ; (? Nêu cách làm) Bài 2 (7 – sgk) a, QĐMC các phân số ta được: ; ; giữ nguyên Ta có: Vậy . b, Làm tương tự: - Quy đồng MSC và so sánh rồi xếp thứ tự. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 17/8/2014 Ngày giảng:.............................. Tập làm văn BÀI 2: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu. - Nhận biết được cách quan sát của nhà văn trong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng. - Hiểu được thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh. - Lập được dàn ý bài văn tả cảnh từ những điều quan sát được và trình bày theo dàn ý. - Giáo dục BVNT: Ngữ liệu dùng để luyện tập ( Buổi sớm trên cánh đồng) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy – học - HS sưu tầm tranh, ảnh (hoặc bản ghi những điều quan sát được) về vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng. Giấy khổ to, bút dạ. III. Phương pháp: - Sử dụng phương pháp học nhóm, đàm thoại, thuyết trình. IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: 3p - Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra nội dung bài cũ. - Nhận xét, cho điểm HS. B. Dạy – học bài mới: 35p 1. Giới thiệu bài - Để chuẩn bị viết tốt bài văn tả cảnh, hôm nay các em thực hành luyện tập về quan sát cảnh, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu HS làm bài theo cặp. - Gọi HS trình bày nối tiếp theo các câu hỏi: a) Tác giả tả những sợ vật gì trong buổi sớm mùa thu? b) Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào? c) Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Tại sao em lại cho rằng sự quan sát đó rất tinh tế? - Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu, cảm nhận được sự quan sát tinh tế của tác giả. + HS 1: Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh: + HS 2: Nêu cấu tạo của bài văn Nắng trưa. - Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị bài của các thành viên. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, cùng trả lời câu hỏi. a) Những sợ vật được miêu tả: cánh đồng buổi sớm: đám mây, vòm trờibầy sáo liệng trên cánh đồng; mặt trời mọc. b) Tác giả quan sát sự vật bằng xúc giác: thấy sớm đầu thu mát lạnh; những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân. Bằng thị giác: thấy đám mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi, mặt trời mọc lên trên những ngọn cây xanh tươi. c) - Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên của Thuỷ. Tác giả cảm nhận được giọt mưa rơi trên tóc, rất nhẹ. - Giữa những đám mây xám đục xanh vòi vọi. Tác giả quan sát bằng thị giác, cảm nhận được màu sắc của vòm trời, đám mây. - Những sợi cỏ .em ướt lạnh. Tác giả cảm nhận sự vật bằng làn da, thấy ướt lạnh bàn chân ... Bài 2 - Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập. - Gọi HS đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày (đã giao từ tiết trước). - Nhận xét, khen ngợi những HS có ý thức chuẩn bị bài, quan sát tốt. - Tổ chức cho HS làm bài tập cá nhân; GV giúp đỡ HS gặp khó khăn. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 3 đến 5 HS tiếp nối nhau đọc. - 2 HS lập dàn ý vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở. - Chọn HS làm bài tốt trình bày dàn ý của mình. C. Củng cố, dặn dò: 2p - Nhận xét giờ học, - Về nhà chuẩn bị giờ sau. - 1 HS dán phiếu của mình lên bảng, các HS khác đọc nêu ý kiến về bài của bạn. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Luyện từ và câu BÀI 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. Mục tiêu - Tìm đượcnhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho. - Phân biệt được sự khác nhau về sắc thái biểu thị giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn để lựa chọn từ thích hợp với từng ngữ cảnh cụ thể. - Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa. - Giáo dục ý thức HT bộ môn cho HS. II. Đồ dùng dạy – học - GV: Giấy khổ to, bút dạ, Từ điển HS, Bài tập 3 viết sẵn trên bảng. - HS: VBT Tiếng Việt. SGK. III. phương pháp: - Sử dụng phương pháp đàm thoại, học nhóm. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: 3p - Gọi 3 HS lên bảng thực hiện kiểm tra nội dung bài trước. - Nhận xét, khen ngợi HS về nhà có ý thức học bài. B. Dạy – học bài mới: 3p 1. Giới thiệu bài + HS 1: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ. + HS 2: Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Cho ví dụ. + HS 3: Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho ví dụ. Các em đã hiểu thế nào là từ đồng nghĩa... Tiết học này các em và cô cùng tìm hiểu 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS thi tìm từ theo nhóm. - Lưu ý: GV chia nhóm sao cho cứ 1 yêu cầu 2 nhóm làm. Hướng dẫn HS có thể dùng từ điển để tìm từ. - Nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, trình bày kết quả. GV ghi các từ bổ xung vào phiếu. - Nhận xét, kết luận về các từ đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 1-quyen.doc
Tài liệu liên quan