Toán
Hình tam giác
I. Mục tiêu:
- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác : có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc)
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. Làm BT 1; 2. BT 3 cho về nhà.
- Giáo dục tính tự giác tích cự học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình tam giác như SGK. Êke
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trao đổi nhóm nhỏ. Đàm thoại
IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng bấm máy tính bỏ túi để làm bài tập 1 của tiết học trước.
26 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Đồn Đạc - Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.2 Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- GV nêu : Tiết học hôm nay các em cùng ôn tập về các kiểu câu, luyện tập thực hành về cách xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu.
2.2 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc nội dung yêu cầu bài tập.
+ Câu hỏi dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì ?
+ Câu kể dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì ?
+ Câu khiến dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì ?
+ Câu cảm dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì ?
Kiểu câu
Ví dụ
Dấu hiệu
Câu hỏi
+Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn a ?
+ Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu.
- Câu dùng để hỏi điều chưa biết.
- Cuối câu có dấu hỏi.
Câu kể
+ Cô giáo phàn nàn với mẹ của một học sinh :
+ Cháu nhà chị hôm nay cóp bài của bạn.
+ Thưa chi, bài của cháu và bài của bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau.
+ Bà mẹ thắc mắc :
+ Bạn cháu trả lời :
+ Em không biết.
+ Còn cháu thì viết :
+ Em cũng không biết.
- Câu dùng để kể sự việc.
- Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm.
Câu cảm
+ Thế thì đáng buồn làm.
+ Không đâu !
- Câu bộc lộ cảm xúc.
- Trong câu có các từ quá, đâu.
- Cuối câu có dấu chấm than.
Câu khiến
+ Em hãy cho biết đại từ là gì ?
- Câu nêu yêu cầu, đề nghị.
- Trong câu có từ hãy
Bài 2
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Hỏi ;
+ Có những kiểu câu kể nào ? Chủ ngữ, vị ngữ trong kiểu câu đó trả lời cho kiểu câu hỏi nào ?
- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ và yêu cầu HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập trong nhóm. Gợi ý HS cách làm bài :
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Nối tiếp nhau trả lời theo khả năng ghi nhớ của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 4 HS thảo luận làm bài.
+ Viết những câu kể trong mẩu chuyện.
+ Xác định kiểu câu kể đó.
+ Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu bằng hai cách : gạch 2 gạch chéo// giữa các trạng ngữ và thành phần chính của câu, gạch 1 gạch chéo / giữa chủ ngữ và vị ngữ.
Lời giải đúng :
1. Câu kể ai làm gì ?
+ Cách đây không lâu // lãnh đạo Hội đồng thành phố Not-ting-ghêm ở Anh/ đã quyết định phát tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không chuẩn.
+ Ông chủ tịch Hội đồng thành phố / tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả.
2. Câu kể ai thế nào ?
+ Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi // công chức / sẽ phạt một bảng.
+ Số công chức trong thành phố / khá đông.
3. Câu kể ai là gì ?
+ Đây / là một biệt pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh.
CN VN
3. Củng cố - dặn dò
Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà học chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 23 tháng 12 năm 2014
Nghỉ thi giao lưu Tiếng Việt của chúng em
Ngày soạn: 21/12/2014
Ngày giảng: Thứ ngày tháng 12 năm 2014
Tiếng Việt
ÔN TẬP ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc: Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn, thuộc 2; 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ.
- Lập bảng thống kê các bài tập đọc chủ điểm Vì hạnh phúc con người..
- Nói được cảm nhận của mình về cái hay của những câu thơ trong chủ điểm.
- GD h/s biết sống đẹp để mang lại hạnh phúc cho mọi người.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
- Thu thập, xử lí thông tin (lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).
- Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trao đổi nhóm nhỏ.
IV. Đồ dùng dạy - học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17.
- Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.
V. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào ?
+ Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
+ Như vậy cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc, có mấy hàng ngang ?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS mở mục lục sách để tìm bài cho nhanh.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5
HS ) về chỗ chuẩn bị
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng cả lớp nghe.
+ Thống kê các bài tập đọc theo: Tên
bài - Tác giả - Thể loại.
+ Chuỗi ngọc lam, Hạt gạo làng ta,
Buôn Chư Lênh đón cô giáo, Về ngôi nhà đang xây, Thầy thuốc như mẹ
hiền, Thầy cúng đi bệnh viện.
+ Như vậy, bảng thống kê có 3 cột
dọc : Tên bài - Tên tác giả - Thể loại
và 7 hàng ngang : 1 hàng là yêu cầu hàng là 6 bài tập đọc.
- 1 nhóm làm trên bảng phụ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuỗi ngọc lam
Phun-tơn-O-xlo
văn
2
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
thơ
3
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Hà Đình Cẩn
văn
4
Về ngôi nhà đang xây
Đồng Xuân Lan
thơ
5
Thầy thuốc như mẹ hiền
Trần Phương Hạnh
văn
6
Thầy cúng đi bệnh viện
Nguyễn Lăng
văn
Bài 3
- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng khi kiểm tra lấy điểm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Làm bài vào vở.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
- HS lắng nghe.
*Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Hình tam giác
I. Mục tiêu:
- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác : có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc)
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. Làm BT 1; 2. BT 3 cho về nhà.
- Giáo dục tính tự giác tích cự học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình tam giác như SGK. Êke
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trao đổi nhóm nhỏ. Đàm thoại
IV.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng bấm máy tính bỏ túi để làm bài tập 1 của tiết học trước.
- GV nhận xét
2. Dạy học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
- GV vẽ một hình tam giác và hỏi HS : Đó là hình gì ?
- GV chốt giới thiệu bài
2.2 Giới thiệu các đặc điểm của hình tam giác
- GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC và yêu cầu HS nêu rõ :
+ Số cạnh và tên các cạnh của hình tam giác ABC.
+ Số đỉnh và tên các đỉnh của hình tam giác ABC.
+ Số góc và tên các góc của hình tam giác ABC.
- GV nêu : Như vậy hình tam giác ABC có 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.
2.3. Giới thiệu 3 dạng hình tam giác (theo góc)
- GV vẽ 3 hình tam giác như SGK và yêu cầu HS nêu rõ tên góc, dạng góc của từng hình tam giác :
+ Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn
H×nh tam gi¸c cã ba gãc nhän
+ Hình tam giác EKG có 1 góc tù và hai góc nhọn.
Hình tam giác có một góc tù
và hai góc nhọn
- Hình tam giác MNP có một góc vuông
Hình tam giác có một góc vuông
và hai góc nhọn
- GV vẽ lên bảng một số hình tam giác có đủ 3 dạng trên và yêu cầu HS nhận dạng của từng hình.
2.4 Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác
- GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC có đường cao AH như SGK :
- GV giới thiệu : Trong hình tam giác ABC có :
+ BC là đáy.
+ AH là đường cao tương ứng với đáy BC.
+ Độ dài AH là chiều cao.
- GV yêu cầu : Hãy quan sát hình và mô tả đặc điểm của chiều cao AH.
2.5 Thực hành
Bài 1
- GV gọi HS đọc bài toán và tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Bài 2
- GV yêu cầu HS quan sát hình, dung ê ke kiểm tra và nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác.
- GV nhận xét
3 Củng cố dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập VBT.
- 1 HS lên bảng vừa chỉ vào hình vừa nêu. HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến
- Hình tam giác ABC có 3 cạnh là : cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.
- Hình tam giác ABC có 3 đỉnh là : đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
- 3 góc là
+ Góc đỉnh A, cạnh AB và cạnh AC (góc A)
+ Góc đỉnh B, cạnh BA và cạnh BC (góc B)
+ Góc đỉnh C, cạnh CA và cạnh CB (góc C)
- HS quan sát các hình tam giác và nêu :
+ Hình tam giác ABC có 3 góc A, B, C đều là góc nhọn.
+ Hình tam giác EKG có góc E là góc tù và hai góc K, G là hai góc nhọn.
+ Hình tam giác MNP có góc M là góc vuông và hai góc M, N là hai góc nhọn.
- HS nghe GV giới thiệu và nhắc lại.
- HS thực hành nhận biết 3 dạng hình tam giác (theo góc).
- Tam giác ABC: Ba góc: Góc A, B, C; Canh: AB, BC, AC
- HS quan sát hình tam giác. Tự chỉ ra đáy, đường cao hình tam giác.
- HS cùng quan sát, trao đổi và rút ra kết luận : đường cao AH của hình tam giác ABC đi qua đỉnh A và vuông góc với đáy BC.
- 1 HS lên trên bảng, HS dưới lớp kiểm tra các hình của SGK.
- HS lên bảng làm bài vừa chỉ hình vừa giới thiệu với cả lớp 3 góc và 3 cạnh của hình tam giác.
+ Hình tam giác ABC có đường cao CH tương ứng với đáy AB.
+ Hình tam giác DEG có đường cao DK tương ứng với đáy EG.
+ Hình tam giác MPQ có đường cao MN tương ứng với đáy PQ.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục tiêu
- Củng cố lại những hành vi và thái độ đạo đức đã học trong bài 6 và bài 7.
- Hình thành lại những hành vi, thái độ đó.
- Giáo dục cho HS biết thực hiện những hành vi đó.
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu học tập trắc nghiệm
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Hoạt động cá nhân
IV. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : Bài tập 1
Em hãy viết vào ô trong chữ Đ trước những hành vi thể hiện tìh cảm kính già, yêu trẻ và S trước những hành vi chưa thể hiện sự kính già yêu trẻ dưới đây.
¨ Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già.
o Kể chuyện cho em nhỏ nghe.
o Dùng hai tay khi đưa vật gì đó cho người già.
¨ Quát nạt em nhỏ.
¨ Không đưa các cụ già, em nhỏ khi qua đường.
- GV nhân xét, kết luận
Hoạt động 2
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2
1.Em hãy viết Đ vào ¨ những ý kiến thể hiện sự đối xử bình đẳng với phụ nữ.
¨ Trẻ em trai và gái có quyền được đối xử bình đẳng.
¨ Con trai bao giờ cũng giỏi hơn con gái.
¨ Làm việc nhà không chỉ là trách nhiệm của mẹ và chị, em gái.
¨ Chỉ nên cho con trai đi học.
¨ Mọi chức vụ trong xã hội chỉ đàn ông mới được nắm giữ.
2.Em hãy viết K vào trước các ý kiến mà em cho là sai. Vì sao?
¨ Tặng quà cho mẹ, em gái và các bạn nữ nhân ngày Quốc tế phụ nữ.
¨ Không thích làm chung với các bạn gái công việc tập thể.
¨ Trong lớp các bạn trai chơi với nhau, không chơi với các bạn nữ.
* Ho¹t ®éng 3 :
- GV nhËn xÐt, bæ sung, kÕt luËn.
* Ho¹t ®éng kÕt thóc
- GV nhận xét giờ học
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày bài làm của mình, HS lớp lắng nghe nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Làm việc theo cặp
- Đại diện các cặp trình bày.
- lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- L¾ng nghe.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiếng Việt
ÔN TẬP ( Tiết 3 )
I Mục tiêu
- Kiểm tra đọc - hiểu: Mức độ về yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1; 2.
- Lập bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
- GD HS biết sử dụng các vốn từ đã học và bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt.
II. Đồ dùng dạy - học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 19.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các phương pháp học
- Trao đổi nhóm nhỏ. Đàm thoại
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
- Nêu Mục đích của tiết học
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
3. Hướng dẫn bài tập
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 4 HS yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ :
+ Tìm các từ chỉ sự vật trong môi trường thuỷ quyển, sinh quyển, khí quyển.
+ Tìm những từ chỉ những hành động bảo vệ môi trường : thuỷ quyển, sinh quyển, khí quyển.
- Gọi HS đọc các từ trên bảng.
- Yêu cầu HS viết vào vở các từ đúng.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng cho HS lớp cùng nghe.
- Hoạt động trong nhóm. Mỗi nhóm làm theo một yêu cầu, 6 nhóm làm vào khổ giấy to.
- 3 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
Ví dụ: Tổng kết vốn từ về môi trường
Sinh quyển
(môi trường động, thực vật)
Thuỷ quyển
(môi trường nước)
Khí quyển
(môi trường không khí)
Các sự vật trong môi trường
rừng ; con ngươi ; thú (hổ , báo, cáo, chồn, khỉ, vượn, hươu, nai, rắn, thằn lằn, dê, bò, ngựa,, lợn bò, gà, vịt, ngan, ngỗng,...) ; chim (cò, vạc, bồ nông, sếu, đại bàng, đà điểu,...) ; cây lâu năm (lim, gụ, sếu, táu, thông,...) ; cây ăn quả (cam, quýt, xoài, chanh, mận, ổi, mít, na,...) cây rau (rau muống, cải cúc, rau cải, rau ngót, bí đao, bí đỏ, xà lách,...) ; cỏ
sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, mương, ngòi, rạch, lạch,...
bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu,...
Những hành động bảo vệ môi trường
trồng cây gây rừng; phủ xanh đồi trọc ; chống đốt nương ; trồng rừng ngập mặn ; chống đánh bắt cá bằng mìn ; bằng điện ; chống săn bắt thú rừng, chống buôn bán động vật hoang dã...
giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp,...
lọc khói công nghiệp, xử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu không khí,...
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các thành ngữ tục ngữ ở ba chủ điểm đã học.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán:( Tiết 86 )
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Biết vận dụng qui tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán. Làm BT 1. BT 2 cho về nhà.
- GD HS biết áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế.
II. Đồ dùng dạy học
- GV chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau.
- HS chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau, kéo cắt giấy.
III. Các phương pháp dạy học
- Trao đổi nhóm nhỏ. Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 1HS lên bảng làm bài tập 3 SGK.
- GV kiểm tra VBT làm ở nhà của HS.
- GV nhận xét
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Cắt, ghép hình tam giác
- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác cắt ghép hình như SGK :
+ Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau.
+ Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.
+ Dùng kéo cắt hình tam giác thành hai phần theo đường cao của hình (đánh số 1,2 cho từng phần)
+ Ghép hai mảnh 1, 2 vào hình tam giác để thành một hình chữ nhật ABCD.
+ Vẽ đường cao EH.
2.3 So sánh đối chiếu
+ Em hãy so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đáy DC của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao EH của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD và diện tích của hình tam giác EDC.
2.4 Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật
- GV yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích của hình chữ nhật ABCD.
- Phần trước chúng ta đã biết AD = EH, thay EH cho AD thì ta có diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x EH.
- Diện tích của hình tam giác EDC bằng một nửa diện tích của hình chữ nhật nên ta có diện tích của hình tam giác EDC là :
(DC x EH) : 2 (hay )
- GV hướng dẫn để HS rút ra quy tắc tính diện tích của hình tam giác :
+ DC là gì của hình tam giác EDC ?
+ EH là gì của hình tam giác EDC ?
+ Như vậy để tính diện tích của hình tam giác EDC chúng ta đã làm như thế nào ?
GV: Muốn tính diện tích của hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
- GV giới thiệu công thức :
+ Gọi S là diện tích.
+ Gọi a là độ dài đáy của hình tam giác.
+ Gọi h là chiều cao của hình tam giác.
2.5 Luyện tập - thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
? Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm như thế nào?
3. Củng cố dặn dò
? Muốn tính diện tích HTG ta làm NTN?
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò.....
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp nhận xét.
- HS thao tác theo hướng dẫn của GV.
+ Chiều dài của hình chữ nhật bằng độ dài đáy của tam giác.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của tam giác.
+ Diện tích hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích của hình tam giác (vì hình chữ nhật bằng 2 hình tam giác ghép lại).
- HS nêu : Diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x AD
+ DC là đáy của hình tam giác EDC.
+ EH là đường cao tương ứng với đáy DC.
+ Chúng ta đã lấy độ dài đáy DC nhân với chiều cao EH rồi chia cho 2.
- HS nghe giảng sau đó nêu lại quy tắc, công thức tính diện tích của hình tam giác và học thuộc ngay tại lớp.
+ Ta có công thức tính diện tích của hình tam giác là :
Giải:
Diện tích của hình tam giác là:
8 x 6 : 2 = 24 ( cm)
b Diện tích của hình tam giác là:
2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (dm)
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
ÔN TẬP ( tiêt 4 )
I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc - hiểu: Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1, 2.
- Nghe viết đúng chính tả bài Chợ Ta-sken, viết đúng tên riêng phiên âm nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, tốc độ viết khoảng 95 chữ/15 phút.
- GD HS có ý thức rèn chữ viết đẹp và giữ gìn vở sạch.
II. Đồ dùng dạy - học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng
- ảnh minh hoạ người Ta-sken trong trang phục dân tộc và chợ Ta-sken.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trao đổi nhóm nhỏ. Đàm thoại, dự án
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu tiết học
2. Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài bốc thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
3. Viết chính tả
a, Tìm hiểu nội dung đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ Ta-sken.
b, Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
c, Viết chính tả
d, Thu, chấm bài.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc nhiều.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- HS nối tiếp nhau phát biểu các hình ảnh mà em yêu thích.
- HS tìm và nêu các từ khó. Ví dụ : Ta-sken, trộn lẫn, nẹp, mũ vải thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy,...
*Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 21/12/2014
Ngày giảng: Thứ ngày tháng 12 năm 2014
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP( Tiết 5 )
I. Mục tiêu
- Thực hành viết thư cho người thân ở xa kể lại kết quả học tập của bản thân trong học kì I, đủ ba phần ( phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết.
- HS viết được lá thư theo đúng trình tự đã học
- GD h/s tích cực làm bài viết được một lá thư theo yêu cầu của đề bài.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
- Thể hiện sự cảm thông.
- Đặt mục tiêu.
III. Các phương pháp dạy học
- Đàm thoại, nhóm, dự án.
IV. Đồ dùng dạy - học
- HS chuẩn bị giấy viết thư.
V. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: tiếp tục ôn tập.
2. Thực hành viết thư
2.1 Giới thiệu bài
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài.
- Hướng dẫn HS cách làm bài :
+ Nhớ lại cách viết thư đã học ở lớp 3. Đọc kĩ các gợi ý trong SGK.
+ Em viết thư cho ai ? Người ấy đang ở đâu ?
+ Dòng đầu thư em viết thế nào ?
+ Em xưng hô với người thân như thế nào?
+ Phần nội dung thư nên viết :
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm việc cá nhân.
- Kể lại kết quả học tập và rèn luyện của mình trong học kì I. Đầu thư: Thăm hỏi tình hình sức khoẻ, cuộc sống của người thân, nội dung chính em kể về kết quả học tập, rèn luyện sự tiến bộ của em trong học kì I và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ trong học kì II. Cuối thư em chúc người thân mạnh khoẻ, lời hứa hẹn, chữ kí và kí tên.
- Yêu cầu HS viết thư :
- Gọi HS đọc bức thư của mình, GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS tự làm bài ;
- 3 đến 5 HS đọc bức thư của mình.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán( Tiết 87 )
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng tính diện tích của hình tam giác.
- Tính diện tích của hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông của nó. Làm BT 1; 2; 3. BT 4 cho về nhà.
- GD HS tính độc lập tự giác làm bài, biết áp dụng tính diện tích hình tam giác trong thực tế.
II. Đồ dùng:
- SGK, bảng phụ
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Đàm thoại, nhóm, dự án.
IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1 và
- GV nhận xét
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài :
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 : Cần làm
- GV cho HS đọc đề toán, nêu lại cách tính diện tích hình tam giác,
- GV chữa bài
Bài 2: Cần làm
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV vẽ hình lên bảng, sau đó chỉ vào hình tam giác ABC và nêu : Coi AC là đáy, em hãy tìm đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS tìm đường cao tương ứng với đáy BA của hình tam giác ABC.
- GV nêu : Như vậy trong hình tam giác vuông hai cạnh góc vuông chính là đường cao của tam giác.
Bài 3: Cần làm
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Theo dõi và hướng dẫn h/s làm bài.
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm BT 4
a, 30,5 x 12 : 2 =183 ( dm).
b, 16 dm = 1,6 m
1,6 x 5,3 : 2 = 4,24 (m)
- HS trao đổi với nhau và nêu : Đường cao tưng ứng với dáy AC của hình tam giác ABC chính là BA vì đi qua B và vuông góc với AC
- Đường cao tương ứng với đáy BA của tam giác ABC chính là CA.
a) Diện tích HTG vuông ABC là:
S = AB x AC : 2 = 3 x 4 : 2 = 6( cm2)
b) Diện tích hình tam giác vuông DEG là:
S = DE x DG : 2 = 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
*Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
ÔN TẬP ( Tiết 6 )
I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc - hiểu: Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT 2.
- GD HS tính chăm chỉ cần cù.
II. Đồ dùng dạy - học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng
- Phiếu học tập cá nhân.
Phiếu học tập
Họ và tên: ............................................................
Lớp: .......................................
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
CHIỀU BIÊN GIỚI
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông, đầu suối
Như đầu mây, đầu gió
Như quê ta - ngọn núi
Như đất trời biên cương
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùi toả ngát hương bay
Chiều biên giới em ơi
Rừng chăng dây điện sáng
Ta nghe tiếng máy gọi
Như nghe tiếng cuộc đời
Lòng ta thầm mê say
Trên nông trường lộng gió
Rộng như trời mênh mông.
Lò Ngân Sủn
Sở : Cây cùng họ với chè, lá hình trái xoan có răng cưa, hạt ép lấy dầu để ăn và dùng trong công nghiệp.
a, Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương
b, Tìm trong khổ thơ 1 các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
c, Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ ?
d, Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ lần lượt bậc thang mây gợi ra cho em ?
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực
- Đàm thoại, nhóm, dự án.
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Giới thiệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan 18.doc