Đạo đức
Bài 9: EM YÊU QUÊ HƯƠNG ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu
- Quê hương là nơi ông bà cha mẹ và chúng ta sinh ra, là nơi nuôi dưỡng mọi người khôn lớn. Vì thế chúng ta phải biết yêu quê hương.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. Yêu mến tự hào về quê hương mình, mong muốn được xây dựng quê hương đất nước.
- GD HS tích tham gia các hoạt động BVMT thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
II. Các kĩ năng sống cơ bản đ¬ợc giáo dục:
- KN xác định giá trị (yêu quê hương).
- KN tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan điểm, hành vi, việc làm không phù hợp với quê hương).
- KN tìm kiếm và sử lý thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.
- KN trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
34 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Đồn Đạc - Tuần 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SGK.
+ Trong toán học, người ta có thể tính chu vi của hình tròn đường kính 4cm bằng cách nhân đường kính với số 3,14 :
4 x 3,14 = 12,56 (cm)
+ Ta có quy tắc :
Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân số 3,14
+ Ta có công thức :
C = d x 3,14
Trong đó :
C là chu vi hình tròn.
d là đường kính của hình tròn
Hoặc
+ Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy hai lần bán kính nhân với số 3,14
+ Ta có công thức :
C = r x 2 x 3,14
Trong đó :
C là chu vi hình tròn.
r là bán kính của hình tròn.
2.4 Ví dụ về tính chu vi của hình tròn
- GV nêu : Vận dụng công thức trên, các em hãy tính chu vi của hình tròn có đường kính là 6cm.
- Hãy tính chu vi hình tròn có bán kính là 5cm.
2.5. Luyện tập thực hành
Bài 1 SGK (98)
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2 (98)
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- GV gọi 1 HS đọc bài trước lớp để chữa bài.
Bài 3 (98)
- GV mời một HS đọc đề bài toán.
+ Cho biết gì và yêu cầu chúng ta tính gì ?
+ Bánh xe ô tô có hình gì ?
+ Em làm thế nào để tính được bánh xe ô tô đó.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Chu vi của một hình chính là độ dài đường bao quanh của hình đó.
+ Chu vi của hình tròn là độ dài đường tròn vì bao quanh hình tròn chính là đường tròn.
- HS làm việc theo nhóm để tìm độ dài của đường tròn.
+ Đặt sợi chỉ vòng một đường xung quanh hình tròn và đo độ dài của sợi chỉ.
+ Làm như SGK hướng dẫn.
- HS theo dõi GV giới thiệu quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn.
- HS làm và nêu kết quả trước lớp.
Chu vi hình tròn là :
6 x 3,14 = 18,84 (cm)
Chu vi hình tròn là :
5 x 2 x 3,14 = 31,4 (cm)
a, Chu vi hình tròn là :
0,6 x 3,14 = 1,884 (cm)
b, Chu vi hình tròn là :
2,5 x 3,14 = 7,85 (dm)
c, Tương tự (m)
a, Chu vi của hình tròn là :
2,75 x 2 x 3,14 = 6,3635 (cm)
b, Chu vi của hình tròn là :
6,5 x 2 x 3,14 = 40,82 (dm)
- HS đổi vở để kiểm tra kết quả.
+ Bài toán cho biết bánh xe lửa có đường kính là 1,2m và yêu cầu chúng ta tính chu vi của bánh xe đó.
+ Bánh xe ô tô có hình tròn.
+ Bánh xe ô tô có hình tròn nên chu vi bánh xe cũng chính là chu vi của hình tròn có đường kính là 1,2m.
Bài giải
Chu vi của bánh xe đó là:
0,75 x 3,14 = 2,355(m)
Đáp số: 3,768m
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức
Bài 9: EM YÊU QUÊ HƯƠNG ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu
- Quê hương là nơi ông bà cha mẹ và chúng ta sinh ra, là nơi nuôi dưỡng mọi người khôn lớn. Vì thế chúng ta phải biết yêu quê hương.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. Yêu mến tự hào về quê hương mình, mong muốn được xây dựng quê hương đất nước.
- GD HS tích tham gia các hoạt động BVMT thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
II. Các kĩ năng sống cơ bản đợc giáo dục:
- KN xác định giá trị (yêu quê hương).
- KN tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan điểm, hành vi, việc làm không phù hợp với quê hương).
- KN tìm kiếm và sử lý thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.
- KN trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
III. Phương pháp kĩ thuật tích cực dạy học:
- Thảo luận nhóm. Động não. Trình bày 1 phút. Dự án.
IV. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh về quê hương. Bảng phụ, bút dạ. Giấy xanh - đỏ - vàng phát đủ cho các cặp HS.
V. Các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Thế nào là yêu quê hương
-Yêu cầu HS làm bài tập số 1 trang 29,30 SGK, sau đó trao đổi theo bàn về kết quả và thống nhất câu trả lời.
- Sau đó, GV nêu lần lượt từng ý, yêu cầu HS giơ tay nếu đồng ý, không giơ tay nếu còn phân vân hoặc không đồng ý, GV yêu cầu HS giải thích các ý kiến vì sao đồng ý/không đồng ý/phân vân.
- Cho HS nhắc lại những việc làm thể hiện tình yêu với quê hương.
- GV kết luận: Chúng ta yêu quê hương bằng cách làm cho quê hương tốt đẹp hơn. Do đó cần tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, ủng hộ các hoạt động xây dựng quê hương.
- HS thực hiệ theo yêu cầu của GV
- HS làm việc cả lớp.
- HS nhắc lại các ý: a;c;d;e
Hoạt động 2: Nhận xét hành vi
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi với nhau. Khi GV nêu ý kiến lên, các HS có nhiệm vụ phải bàn bạc, trao đổi sắp xếp các ý kiến đó vào nhóm: Tán thành hoặc không tán thành hoặc phân vân.
- HS thảo luận theo cặp
1. Tham gia xây dựng quê hương là biểu hiện của tình yêu quê hương.
2. Chỉ cần đóng góp nhiều tiền của là đã rất yêu quê hương.
3. Giới thiệu quê hương mình với những bạn bè khác.
4. Chỉ khi đi xa, sống xa quê hương ta mới yêu quê hương.
5. Yêu quê hương ta phải bảo vệ cảnh quan quê hương, bảo vệ các di tích LS.
6. Chỉ cần xây dựng quê hương tai nơi mình sinh sống.
7. Người nghèo yêu quê hương bằng cách nhớ về quê hương, đóng góp tiền của là trách nhiệm của người giàu.
8. Cần phải giữ gìn và phát huy những truyền thống, đặc trưng của quê hương.
9. Phấn đấu học tập tót sau đó trở về làm việc giúp quê hương phát triển cũng là yêu quê hương.
10. yêu quê hương cũng là yêu gia đình, bố mẹ, yêu giọng nói quê hương, cảnh vật quê hương.
- GV phát cho các nhóm 3 miếng giấy màu: xanh, đỏ, vàng
- GV yêu cầu nhắc lại từg ý để HS bày tỏ thái độ: nếu tán thành HS giơ màu xah, không tán thành giơ màu đỏ, phân vân giơ màu vàng.
-Yêu cầu HS giải thích các ý đúng.
- HS nhận giấy màu.
- Các HS lắng nghe và giơ màu để bày tỏ thái độ.
-HS giải thích.
Hoạt động 3: Cuộc thi “ Tôi là hướng dẫn viên du lịch địa phương”
- GV yêu cầu HS trình bày trên bàn những sản phẩm, kết quả đã chuẩn bị được theo bài thực hành ở tiết trước.
- GV căn cứ vào kết quả HS làm được chia các em về 4 nhóm và trình bày sản phẩm của mình.
-GV nhận xét và đánh giá.
- HS trình bày sản phẩm sưu tầm được.
- Hs thảo luận nhóm
- HS trình bày trước lớp.
3. Củng cố – Dặn dò
- GV kết luận: Ai cũng có quê hương. Đó là nơi ta gắn bó từ thủa ấu thơ, nơi nuôi dưỡng con người lớn lên vì vậy ta phải yêu quê hương, BVMT làm việc có ích để quê hương ngày càng phát triển.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán: Tiết 96)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- HS biết cách tính chu vi hình tròn
- Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi của hình tròn. Làm BT 1 (a, b); bài 2; bài 3 (a). Bài 4 cho về nhà.
- GD h/s có ý thức vận dụng kiến thức để tính chu vi của một cái sân hình, một mảnh đất hình tròn trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, VBT
III. Sử dụng phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dự án.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yế
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập hướng dẫn luyện thêm của tiết trước.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở.
- GV theo dõi và hướng dẫn h/s yếu.
- GV chữa bài, nhận xét
Bài 2
- GV mời 1 HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi: Đã biết chu vi của hình tròn em làm thế nào để tính được đường kính của hình tròn?
- GV: Đã biết chu vi của hình tròn, em làm thế nào để tính được bán kính của hính tròn.
- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài
- GV chữa bài, nhận xét
Bài 3
- GV giúp HS phân tích bài toán:
+ Tính chu vi của bánh xe như thế nào?
+ Nếu bánh xe lăn một vòng trên đất thì được quãng đường dài như thế nào?
+Tính quãng đường xe đi được khi lăn bánh xe được 10 vòng như thế nào?
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
a) Chu vi của hình tròn là:
9 x 2 x 3,14 = 56,52 ( m )
b) Chu vi của hình tròn
4 ,4 x 2 x 3,14 = 10,1816 ( dm )
c, Tương tự a,b
- HS: Lấy chu vi chia cho số 3,14 thì được đường kính của hình tròn.
- HS: Để tính được bán kính của hình tròn ta lấy chu vi chia cho số 3,14 rồi lấy kết quả đó chia tiếp cho 2.
a) Đường kính của hình tròn là:
15,7 : 3,14 =5 ( m )
b) Bán kính của hình tròn là:
18,84 : 3,14 : 2 = 3 ( dm )
+ Chu vi của bánh xe chính là chu vi của hình tròn có đường kính là 0,65 m.
+ Bánh xe lăn trên mặt đất một vòng thì được quãng đường dài đúng bằng chu vi của bánh xe.
+Lấy chu vi của bánh xe nhân với 10 lần.
Bài giải
a) Chu vi của bánh xe đạp đó là:
0,65 x 3,14 = 2,041 ( m )
b) Vì bánh xe lăn 1 vòng thì xe đạp đi được quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe đó. Vậy:
Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng là:
2,041 x 10 = 20,41 ( m )
Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 100 vòg là:
2,041 x 100 = 204,1 (m )
Đáp số: a) 20,41 m
b) 204,1 m
3. Củng cố – Dặn dò
GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài tập 4 SGK.
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 4/1/2015
Ngày giảng: Thứ ngày tháng 1 năm 2015
Tập đọc
NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: tư sản, trợ giúp, sửng sốt, hết lòng.Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ khó: tài trợ, đồn điền, tổ chức, tay hòm chìa khoá, tuần lễ vàng, Quỹ độc lập. Trả lời được CH 1;2; bỏ câu 3.
- Hiểu nội dung bài: Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tài trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn.
- GD HS học tập những đức tính tốt của Đỗ Đình Thiện.
II. Đồ dùng dạy học
- Chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện.
- Bảng phụ viết sẵn câu đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Sử dụng phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dự án.
IV. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn bài Thái sư Trần Thủ Độ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài. GV chia đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu đến tỉnh Hoà Bình.
+ Đoạn 2: tiếp đến chỉ còn có 24 đồng.
+ Đoạn 3: tiếp đến giao phụ trách quỹ.
+ Đoạn 4: tiếp đến cho nhà nước.
+ Đoạn 4: còn lại.
- HS đọc cá nhân từng đoạn nối tiếp.
+ Lần 1 Kết hợp đọc đúng.
+ Lần 2 kết hợp đọc từ chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, HD giọng đọc.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
1. Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì.
a) Trước Cách mạng
b) Khi cách mạng thành công.
c) Trong kháng chiến.
d) Sau khi hoà bình lặp lại.
- Giảng: Ông Đỗ Đình Thiện đã có những tài trợ giúp rất lớn về tiền bạc và tài sản cho Cách mạng trong nhiều giai đoạn khác nhau. Ông ủng hộ tới 3 vạn đồng trong khi quỹ Đảng chỉ có 24 đồng. Khi đất nước hoà bình, ông còn hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê màu mỡ của mình cho nhà nước.
2. Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
3. Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước.
4. Dựa vào phần tìm hiểu bài, em hãy nêu ý nghĩa của bài.
- Giảng: Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta, có những người đã trực tiếp cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc những cũng có người như ông Thiện đã góp tài sản cho Cách mạng. Sự đóng góp ấy thật đáng quý và vô cùng quan trọng trong giai đoạn Cách mạng gặp khó khăn. Ông là nhà tư sản yêu nước.
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- Treo bảng phụ có nội dung luyện đọc. GV đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét
3. Củng cố – Dặn dò
- Hỏi: Tại sao ông Đỗ Đình Thiện lại được gọi là nhà tài trợ đặc biệt cho cách mạng?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Trí dũng song toàn.
1. Những đóng góp to lớn của ông Thiện:
a) Trước cách mạng: Năm 1943 ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng.
b) Khi cách mạng thàh công: năm 1945, trong tuần lễ Vàng, ông ủng hộ chính phủ 64 lạng vàng, góp vào Quỹ độc lập Trung ương 10 vạn đồng Đông Dương.
c) Trong kháng chiến: gia đình ông ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc.
d) Sau khi hoà bình lập lai: ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê màu mỡ cho Nhà nước.
2,Ông Thiện là một công dân yêu nước.
2. Việc làm của ông Thiện cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung.
- Nối tiếp nhau trả lời theo ý hiểu.
ND: Bài văn ca ngợi, biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã có nhiều tài trợ giúp cho Cách mạng về tiền bạc và tài sản trong thời kì cách mạng gặp khó khăn về tài chính.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc bài.
- HS theo dõi GV đọc mẫu rút ra cách đọc
- HS đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm
- Vì ông đã giúp cho cách mạng về tiền bạc và tài sản trong thời kì cách mạng gặp khó khăn về tài chính.
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán: ( Tiết 97 )
DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
I. Mục tiêu
- Nắm được quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.
- Vận dung được quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn để giải toán. Làm BT 1; 2 (a, b). Bài 3.
- GD h/s biết vận dụng kiến thức đã học để tính diện tích mảnh đất, cái sân,.. có dạng hình tròn.
II. Đồ dùng:
- Bảng nhóm
III. Sử dụng phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dự án.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
* Gọi1 HS lên bảng làm bài 3 SGK.
- GV nhận xét, chữa bài
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn ( SGK)
+ Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
+ Ta có công thức :
S = r x r x 3,14
Trong đó: S là diện tích của hình tròn
r là bán kính của hình tròn.
- GV yêu cầu : Dựa vào quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn em hãy tính diện tích của hình tròn có bán kính là 2dm.
2.3 Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề toán và hỏi : Bài tập này yêu cầu chúng ta tìm gì ?
+ Muốn tính diện tích của hình tròn ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
- Gv nhận xét, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- Khi đã biết đường kính của hình tròn ta làm thế nào để tính được diện tích của hình tròn ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
- GV nhận xét, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 3
- GV mời 1 HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
3. Củng cố - dặn dò
? Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào?
- GV tổng kết giờ học.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS theo dõi GV giới thiệu.
- HS làm bài vào giấy nháp, sau đó HS đọc kết quả trước lớp.
Diện tích của hình tròn là :
2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm2)
- Bài tập cho bán kính của hình tròn và yêu cầu chúng ta tính DT của hình tròn.
+ Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
a, Diện tích của hình tròn là :
5 x5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
b, Diện tích của hình tròn là :
0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
c, Diện tích của hình tròn là :
(2)
-Lấy đường kính chia cho 2 để tìm bán kính của hình tròn, sau đó áp dụng công thức thực hiện tính bán kính nhân bán kính nhân số 3,14 để tìm diện tích của hình tròn.
a, Bán kính của hình tròn là :
12 : 2 = 6 (cm)
Diện tích của hình tròn là :
6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)
b, Bán kính của hình tròn là :
7,2 : 2 = 3,6 (dm )
Diện tích của hình tròn là :
3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944 (dm2)
c) Bán kính của hình tròn là:
(m)
Diện tích của hình tròn là:
(m2)
Bài giải
Diện tích của mặt bàn hình tròn là :
45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2)
Đáp số : 132,665cm2
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................
TËp lµm v¨n:
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
( Dựng đoạn kết bài )
I. Mục tiêu
- Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong sách (BT1). Viết được 2 đoạn kết bài theo yêu cầu BT 2.
- Thực hành viết đoạn kết bài cho bài văn tả người theo kiểu không mở rộng và mở rộng.
- GD HS tính ham đọc sách để học hỏi những bài văn hay.
II. Đồ dùng dạy học
+ Bảng phụ viết sẵn:
- Kết bài không mở rộng : Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.
- Kết bài mở rộng : từ hình ảnh, hoạt động của người được tả suy nghĩ rộng ra các vấn đề khác.
III. Sử dụng phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dự án.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc 2 đoạn mở bài (làm bài theo hai kiểu) cho bài văn tả người.
- Nhận xét
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- Có những kiểu kết bài nào ?
+ Thế nào là kết bài tự nhiên, kết bài mở rộng ?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Giới thiệu : Tiết học hôm nay các em cùng thực hành dựng đoạn kết bài cho bài văn tả người.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Kết bài a và b nói lên điều gì?
+ Kết bài nào có thêm lời bình luận ?
+ Mỗi đoạn tương ứng với kiểu kết bài nào ?
+ Hai cách kết bài này có gì khác nhau - Nhận xét câu trả lời của HS.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc 2 kiểu kết bài.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Em chọn đề bài nào ?
+ Tình cảm của em đối với người đó như thế nào ?
+ Em có suy nghĩ gì người đó ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Nhắc HS : Em đọc lại phần mở bài đã viết ở tiết trước để tránh lặp từ. Khi viết cố gắng thể hiện tình cảm của mình, sự trân trọng của mình với người đó.
- Gọi 2 HS viết bài vào giấy dán lên bảng, đọc các đoạn kết bài. GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại kết bài nếu chưa đạt, viết kết bài mở rộng cho các đề văn còn lại và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc trước lớp.
+ Kết bài tự nhiên, kết bài mở rộng.
+ Kết bài tự nhiên : Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.
+ Kết bài mở rộng : từ hình ảnh, hoạt động của người được tả suy nghĩ rộng ra các vấn đề khác.
+ Kết bài a : Nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bà.
+ Kết bài b : Nói lên tình cảm với bác nông dân và công sức lao động của bác.
+ Kết bài b : Bình luận thêm về vai trò của người nông dân đối với việc làm ra hạt gạo, nuôi sống mọi người.
+ Đoạn a tương ứng với kết bài tự nhiên ; đoạn b là kết bài mở rộng.
+ Kết bài b khác với kết bài a ở chỗ ngoài bộc lộ tình cảm của người viết, còn suy luận, liên hệ về vai trò của người nông dân.
- Nối tiếp nhau trả lời. Ví dụ
+ Đề 1 / b / c / ...
+ Yêu quý / kính trọng / thân thiết / ...
+ Chúng em có hoa thơm, trái ngọt là nhờ bàn tay lao động của ông em./ Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý...
- Đọc bài, nhận xét bài của bạn.
- 3 đến 4 HS đọc đoạn kết bài của mình.
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
-Kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Hiểu ý nghĩa truyện các bạn kể. Nghe và biết nhận xét, đánh giá, đặt câu, trả lời câu hỏi ... về câu chuyện mà các bạn kể.
- GD h/s thói quen ham đọc sách.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn gợi ý 2 trang 119.
III. Sử dụng phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dự án.
IV. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại chuyện Chiếc đồng hồ.
- Hỏi: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- 2 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện
- 1 HS trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Giới thiệu: Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ, chúng ta đã hiểu mỗi người làm gì cũng nên nghĩ đến lợi ích chung của tập thể. Tiết kể chuyện hôm nay các em cùng tìm hiểu về những con người sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đề bài: GV dùng phấn màu gạch dưới các từ: tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, nếp sống văn minh.
- Hỏi: Thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh?
- Gọi HS đọc phần Gợi ý.
- Giới thiệu: Trong chươg trình Tiếng việt lớp 2, 3,4 và học kì 1 vừa qua, các em đã được tìm hiểu rất nhiều về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh: Anh Lí Phúc Nha trong truyện Bảo vệ như thê nào là tốt, cô giáo trong truyện Mẩu giấy vụn, nhân vật chú bé gác rừng trong truyện Người gác rừng tí hon...
- Yêu cầu HS đọc kĩ phần 1., GV ghi tiêu chí đánh giá lên bảng.
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề
+ Câu chuyện ngoài SGK
+ Cách kể hay, có phối hợp với giọng điệu cử chỉ
+ Nêu đúng ý nghĩa của truyện
+ Trả lời câu hỏi của các bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn.
b) Kể chuyện trong nhóm
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu từng em kể chuyện của mình cho các bạn trong nhóm nghe.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm
- Gợi ý cho HS các câu hỏi trao đổi về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu, cho HS bình chọn
+ Bạn kể chuyện hay nhất?
+ Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất?
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
+ Là người sống, làm việc theo đúng quy định của pháp luật, nhà nước.
+ Là người luôn đấu tranh chống các vi phạm pháp luật.
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình định kể.
- Đọc thầm gợi ý 2 trong SGK.
+ Giới thiệu tên truyện.
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
+ Nội dung chính mà câu chuyện đề cập đến là gì?
+ Tại sao em lại chọn câu chuyện đó để kể?
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn, HS thi kể cũng có thể hỏi lại bạn để tạo không khí sôi nổi, hào hứng.
- Nhận xét bạn kể.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
TẢ NGƯỜI( Kiểm tra viết )
I. Mục tiêu
- Giúp HS thực hiện viết một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng.
- HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh.
- GD h/s tính tự giác độc lập làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn cấu tạo bài văn tả người.
III. Sử dụng phương pháp dạy học
- Đàm thoại, dự án.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu 3 HS mỗi em nêu nội dung của một phần cấu tạo bài văn tả người.
2. Thực hành viết
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
- Nhắc HS: Các em đã viết bài văn tả người ở học kì 1, thực hành viết đoạn mở bài, kết bài cho bài văn tả người. Từ các kĩ năng đó, em hãy hoàn chỉnh bài văn tả người sao cho hay, hấp dẫn người đọc. Đề bài 1, 2 em tả nhiều đến hoạt động: động tác, tác phong biểu diễn hơn là ngợi hình.
- HS viết bài.
- Thu, chữa một số bài. Nêu nhận xét chung.
3. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết Tập làm văn Lập chương trình hoạt động.
*Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 4/1/2015
Ngày giảng: Thứ ngày tháng 1 năm 2015
Toán( Tiết 98):
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng tính diện tích hình tròn.
- HS làm tốt các bài tập có liên quan. Làm Bt 1; 2 ; bài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 20.doc