Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Đồn Đạc - Tuần 23

Toán:

LUYỆN TẬP

 I. Mục tiêu

 - Củng cố về biểu t¬ượng, cách đọc, viết, mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích : mét khối, đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.

 - Luyện tập các bài toán có liên quan đến các số đo thể tích có đơn vị là mét khối, đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. Làm BT 1 phần a, phần b làm dòng 1; 2; 3 dòng 4 cho về nhà. Bài 2, Bài 3 làm phần a, b; phần c cho về nhà.

 - Giáo dục ý thhức học tập cho HS.

 II. Đồ dùng dạy học

 - SGK, bảng nhóm.

 III. Phương pháp

 - Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án

 

doc25 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Đồn Đạc - Tuần 23, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thoại, dự án. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ - 1 HS lên bảng làm bài tập 2 phần b của tiết trước. Trang 117. - Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời những điều em biết về đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. - GV chữa bài. 2. Dạy - học bài mới 2.1 Giới thiệu bài 2.2. Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. - GV đa ra mô hình minh hoạ cho mét khối và giới thiệu : + Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị là mét khối. + Mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1m. Mét khối viết tắt là m3 - GV đưa ra mô hình quan hệ giữa mét khối, đê-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối và hướng dẫn HS hình thành mối quan hệ giữa 2 đại lượng này : + Xếp các hình lập phương có thể tích 1dm3 vào "đầy kín" trong hình lập phương có thể tích 1m3. Trên mô hình là lớp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu lớp hình lập phương có thể tích 1dm3. + Xếp được bao nhiêu lớp như thế thì "đầy kín" hình lập phương có thể tích 1m3. + Như vậy hình lập phương có thể tích 1m3 gồm bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1dm3 ? - GV nêu : hình lập phương có cạnh 1m gồm 10 x10 x10 =1000 hình lập phương có cạnh 1dm. Ta có : 1m3 = 1000dm3 + GV hỏi : Nếu dùng các hình lập phơng có cạnh 1cm vào "đầy kín" hình lập phương có cạnh 1m thì sẽ được bao nhiêu hình ? - GV nêu : hình lập phương có cạnh 1m gồm 100 x100 x100 =1000000 hình lập phương có cạnh 1cm. Ta có : 1m3 = 1000000cm3 + 1m3 gấp bao nhiêu lần 1dm3 ? + 1dm3 bằng một phần bao nhiêu của 1m3 ? + 1dm3 gấp bao nhiêu lần 1cm3 ? + 1cm3 bằng 1 phần bao nhiêu của 1dm3 ? + Vậy, hãy cho biết mỗi đơn vị đo thể tích gấp bao nhiêu lần vị đo bé hơn tiếp liền nó ? + Mỗi đơn vị đo thể tích bằng 1 phần bao nhiêu của đơn vị lớn hơn tiếp liền nó? + GV treo bảng và yêu cầu HS lên điền số thích hợp vào chỗ trống : m3 dm3 cm3 1 m3 =1 000 dm3 1dm3 =1000 cm3 =m3 1cm3 =dm3 - GV cho HS đọc lại bảng trên. 2.3. Luyện tập - thực hành Bài 1 (117) -YC HS đọc đề bài và làm bài tập. - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho HS để kiểm tra bài. Bài 2: HS làm tương tự bài 1. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu phần a. - GV hỏi : Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. 3. Củng cố - dặn dò - GV hỏi lại HS về mối quan hệ giữa đơn vị đo thể tích mét khối, đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về làm bài 1. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - Xăng-ti-mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1cm. - Đề-xi-mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1dm. - HS nghe giới thiệu, sau đó đọc và viết kí hiệu của mét khối. - Quan sát mô hình, lần lượt trả lời các câu hỏi của GV để rút ra quan hệ giữa mét khối, đê-xi-mét khối, với xăng-ti-mét khối : + Lớp xếp đầu tiên có 10 hàng, mỗi hàng có 10 hình, vậy có 10 x 10 = 100 hình. + Xếp được 10 lớp như thế (Vì 1m = 10dm) + Hình lập phương có thể tích 1m3 gồm 1000 hình lập phương thể tích 1dm3. - HS nhắc lại. 1m3 = 1000 dm3 - HS trao đổi và nêu : Xếp được 100 x 100 x 100 = 1 000 000 hình. - HS nhắc lại. 1m3 = 1000000cm3 + 1m3 gấp 1000 lần 1dm3 + 1dm3 bằng một phần nghìn của 1m3 + 1dm3 gấp 1000 lần 1cm3 + 1cm3 bằng một phần nghìn của 1dm3 + Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó. + Mỗi đơn vị đo thể tích bằng một phần nghìn đơn vị lớn hơn tiếp liền nó. - HS đọc các số đo theo chỉ định của GV. -HS ghi cách đọc số: a, 15 m3: Đọc là mười lăm mét khối; 205 m3: hai trăm linh năm mét khối. m3: hai mơi lăm phần một trăm mét khối. 0,911m3: không phẩy chín trăm mời một mét khối. b, HS viết các số đo thể tích: 7200 m3; 400 m3; m3; 0,05 m3. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Đạo đức EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( TIẾT 1) I. Mục tiêu - Biết tổ quốc em là Việt Nam, tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam. (không YC HS làm BT 4 t rang 39). - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. - GDTKNL: Đất nước ta còn nghèo, còn gặp nhiều khó khăn trong đó có khó khăn về thiếu năng lượng. Vì vậy sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng là rất cần thiết. Tiết kiệm năng lượng là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. II. Các KNS cơ bản được giáo dục -KN xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam ). -KN tìm kiếm và sử lý thông tin về đất nước và con người Việt Nam. -KN hợp tác nhóm. -KN trình bày những hiểu biết về đất nước con người Việt Nam. III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng - Thảo luận. Động não. Trình bày 1 phút. Đóng vai. Dự án. IV. Đồ dùng học tập - Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam. Bảng nhóm, bút dạ. V. Các hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Tìm hiểu về tổ quốc Việt Nam - GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK. Mời một HS đọc. ? Từ các thông tin đó, em suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam? - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. CH: ? Em còn biết những gì về Tổ quốc của chúng ta? Hãy kể: ? Về diện tích, vị trí địa lí. ? Kể tên các danh lam thắng cảnh. ? Kể một số phong tục truyền thống trong cách ăn mặc, ăn uống, cách giao tiếp. ? Kể thêm công trình xây dựng lớn của đất nước. ? Kể tên truyền thống dựng nước và giữ nước. ? Kể thêm thành tựu khoa học kỹ thuật, chăn nuôi, trồng trọt. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. - 1 HS đọc thông tin trang 34 SGK. Cả lớp theo dõi SGK và lắng nghe. + Đất nước Việt Nam đang phát triển ...... - diện tích vùng đất liền là 33 nghìn km2, nằm ở bán đảo Đông Dương, giáp biển đông, thuận lợi cho các loại hình giao thông và giao lu với nớc ngoài. - Vịnh Hạ Long, Hà Nội, Kinh đô Huế, Bến cảng Nhà Rồng, Hội An... - Về phong tục rất phong phú: ... - đường mòn HCM,.... - Các cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu; 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông, ...... - Về KHKT: Sản xuất được nhiều phần mềm điện tử .... - 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK Hoạt động 2: Những hình ảnh tiêu biểu của đất nước Việt Nam - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. + HS trong nhóm thảo luận với nhau, chọn ra trong số các hình ảnh trong SGK những hình ảnh về Việt Nam. + Nhóm trao đổi để viết lời giới thiệu về các bức tranh đó. - Yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc. ( GV chuẩn bị trước 5 bức tranh về Việt Nam trong bài tập trag 36 SGK để cho HS treo lên và giới thiệu) - GV: Em có nhận xét gì về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam - HS chia nhóm làm việc. + Chọn các bức tranh, ảnh: cờ đỏ sao vàng, Bác Hồ, bản đồ Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám. + Viết lời giới thiệu. - Đại diện từng nhóm lên bảng chọn tranh và trình bày bài giới thiệu về tranh. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, nhận xét. - Dân tộc Việt Nam có lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm, gìn giữ dân tộc, dân tộc Việt Nam có nhiều người ưu tú đóng góp sức mình để bảo vệ đất nước. Hoạt động 4: Những khó khăn của đất nước ta - GV: Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển, do đó chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau: Những khó khăn đất nước ta còn gặp phải Bạn có thể làm gì để góp phần khắc phục - GV cho các nhóm lần lợt trình bày những khó khăn mà các nhóm tìm đợc. GV ghi lại các ý kiến hợp lý lên bảng. - Với mỗi khó khăn. GV tiếp tục hỏi các nhóm những việc HS có thể làm để góp phần khắc phục, GV ghi lại các ý kiến hợp lý. - GV kết luận: Xây dựng đất nước bằng cách nghe thầy, yêu bạn, học tập tốt để trở thành ngời tài giỏi, có khả năng lao động đóng góp cho đất nước. - HS lắng nghe. - HS chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. - Với mỗi khó khăn, HS lần lợt trả lời cách thực hiện để khắc phụ. Các nhóm lắng nghe và bổ sung ý kiến cho nhau. Hoạt động tiếp nối - Yêu cầu HS về nhà sưu tầm các nội dung sau: + Một số câu ca dao, tục ngữ về đất nước, con người Việt Nam. + Một số bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước, con người Việt Nam. + Một số tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam. + Thông tin về sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao, học tập ... của đất nước Việt Nam thời gian gần đây. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày sọan: 25/1/2015 Ngày giảng: Thứ ngày tháng 1 năm 2015 Tập đọc CHÚ ĐI TUẦN I. Mục tiêu - Đọc đúng các tiếng: Lạnh lùng, im lăng, lá bay, lu luyến, nép mình, gió đông lạnh, .. Đọc diễn cảm bài thơ. - Hiểu từ: Học sinh miền Nam, đi tuần, Hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Hiểu nội dung bài: Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (trả lời được các CH 1; 2; 3; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích). - Giáo dục HS lòng kính trọng và biết ơn chú công an nhân dân. II. Đồ dùng dạy - học * Trang minh hoạ trang 51 SGK ( Phóng to). * Bảng phụ viết sẵn câu thơ, đoạn thơ cần luyện đọc. III. Phương pháp - Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Phân xử tài tình và trả lời các câu hỏi về nội dung bài: - Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. Nhận xét. 2. Dạy - học bài mới 2.1 Giới thiệu bài - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh. - Giới thiệu: Bài thơ Chú đi tuần mà các em học hôm nay ...... 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài. GV chia đoạn. - Gọi 4 HS đọc nối tiếp toàn bài thơ (đọc 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). - Gọi HS đọc phần Chú giải. + đoạn 1: khổ 1 + đoạn 2: khổ 2 + đoạn 3: khổ3 + đoạn 4: khổ4 - Giới thiệu: Ông Trần Ngọc, tác giả của bài thơ này là một nhà báo quân đội. Vào năm 1956, ông là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn có nhiệm vụ bảo vệ thành phố Hải Phòng, nơi có nhiều trường nội trú dành cho con em cán bộ miền Nam học tập. Ngôi trường mà ông thường đi tuần qua là trường miền Nam số 4 dành cho các em tuổi mẫu giáo. Xúc động trước hoàn cảnh của các em còn nhỏ đã phải sống xa cha mẹ ông đã làm bài thơ "Chú đi tuần" để tặng các em. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau: Toàn bài thơ đọc với giọng nhẹ, to vừa đủ nghe, trằm lắng, trìu mến, thiết tha. Câu thơ: Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không? / Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say đọc với giọng nhắn nhủ; khổ thơ cuối bài đọc nhanh hơn thể hiện mơ ước của ngời chiến sĩ an ninh về tương lai của các cháu và quyết tâm làm tốt nhiệm vụ vì hạnh phúc của trẻ thơ. * Nhấn giọng ở những từ ngữ: hun hút, lạnh lùng, đêm khuya, phố vắng, im lặng, yên giấc, yêu mến, lưu luyến, không, nhé, vắng vẻ, b) Tìm hiểu bài - HS đọc thầm bài, trả lời các câu hỏi trong SGK + Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? + Người chiến sĩ đi tuần trong đêm tối, mùa đông, gió lạnh. - Giảng: Đọc những câu thơ chúng ta như thấy trước mặt mình cảnh trời đêm đông, gió bấc thổi hun hút, lạnh buốt nhưng những người chiến sĩ vẫn lặng lẽ làm công việc của mình, bảo vệ giấc ngủ yên cho trẻ thơ. Hình ảnh người chiến sĩ đi tuần đặt bên giấc ngủ yên bình của học sinh cho thấy sự quan tâm chăm sóc và tình cảm yêu thương của các chiến sĩ đối với các cháu. + Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết nào? + Em hãy nêu nội dung của bài thơ? c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng - Gọi 4 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp, các từ ngữ cần nhấn giọng. - Treo bảng phụ, hớng dẫn HS đọc (1) Gió hun hút, lạnh lùng Trong đêm khuya/ phố vắng Súng trong tay im lặng, Chú đi tuần / đêm nay. Hải Phòng / yên giấc ngủ say Cây / rung theo gió, lá / bay xuống đường + Những từ ngữ, chi tiết thể hiện tình cảm: cách xưng hô thân mật: chú, cháu, các cháu ơi; dùng các từ: yêu mến, lu luyến. Các chi tiết: hỏi thăm giấc ngủ có ngon không; dặn các cháu cứ yên tâm ngủ nhé; các chú tự nhủ đi tuần tra để giữ mãi ấm nơi cháu nằm. + Những từ ngữ, chi tiết thể hiện mong ước: các chú hỏi han, mong các cháu luôn tiến bộ, cuộc đời đẹp tươi. ND: Bài thơ nói lên tình cảm yêu thương các cháu học sinh, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp cho các cháu của các chiến sĩ. - 4 HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc một khổ thơ. Cả lớp theo dõi, sau đó nêu giọng đọc và các từ ngữ cần nhấn giọng. (2) /Chú đi qua cổng trường Các cháu miền Nam / yêu mến. Nhìn ánh điện / qua khe phòng lưu luyến Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không? Cửa đóng che kín gió, ấm áp dưới mền bông. Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé! - GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm 2 khổ thơ trên. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo hình thức nối tiếp. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng cả bài. Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - 3 đến 5 HS tham gia thi đọc. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. Mỗi HS đọc một khổ thơ. - 3 đến 5 HS tham gia thi đọc. - Hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và soạn bài Luật tục xa của người Ê-đê. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Củng cố về biểu tượng, cách đọc, viết, mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích : mét khối, đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. - Luyện tập các bài toán có liên quan đến các số đo thể tích có đơn vị là mét khối, đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. Làm BT 1 phần a, phần b làm dòng 1; 2; 3 dòng 4 cho về nhà. Bài 2, Bài 3 làm phần a, b; phần c cho về nhà. - Giáo dục ý thhức học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy học - SGK, bảng nhóm. III. Phương pháp - Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 2, phần b của tiết trước. - GV chữa bài, nhận xét 2, Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2 Hướng dẫn luyện tập Bài 1 a, GV viết các số đo thể tích lên bảng cho HS đọc. b, GV đọc lần lượt các số đo thể tích cho HS viết, yêu cầu HS viết đúng theo thứ tự đọc. - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Bài 2 - GV yêu cầu HS tự đọc các số và chọn câu trả lời đúng. - GV nhắc lại cho HS cách đọc các số đo thể tích : Đọc phần giá trị như đọc số (Dạng số tự nhiên, số thập phân, phân số) bình thường sau đó kèm theo đơn vị. Bài 3 - GV mời 1 HS đọc đề bài, sau đó nhắc HS : Để so sánh đúng, các em phải đổi các số đo cần so sánh với nhau cùng 1 đơn vị. Thực hiện so sánh với các đại lượng khác. - GV chữa bài của HS trên bảng . 3. Củng cố - dặn dò - Gv nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà làm bài tập 1;2 VBT. 1dm3 = 1000cm3; 205 m3= 205 000 000 cm3 a,5m3 đọc là năm mét khối. 2010 cm3 đọc là hai nghìn không trăm mười xăng ti mét khối. 2005 dm3 đọc là hai nghìn không trăm linh năm đề xi mét khối...... b,1952 cm3; 2015 m3 dm3; 0,919 m3 - HS đọc : Không phẩy hai mươi lăm mét khối. Đáp án a. hoặc c a,913,232413 m3= 913232413 cm3 b,m3 = 12,345 m3 - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Tập làm văn LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I. Mục tiêu - Lập được một chương trình hoạt động cho một trong các hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh. - Rèn kĩ năng lập chương trình HĐ. - Giáo dục ý thức HT bộ môn cho HS. II. Đồ dùng dạy - học * Bảng phụ viết sẵn cấu trúc của một chương trình hoạt động: I. Mục đích II. Phân công chuẩn bị III. Chương trình cụ thể * Giấy khổ to, bút dạ. III. Phương pháp - Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Hỏi: Em hãy nêu cấu trúc của một chương trình hoạt động. - Nhận xét câu trả lời của HS 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập a) Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. - Gọi HS đọc phần Gợi ý trong SGK. + Em lựa chọn hoạt động nào để lập CTHĐ? + Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với lứa tuổi các em? + Địa điểm tổ chức hoạt động ở đâu? + Hoạt động đó cần các dụng cụ và phương tiện gì? - Trả lời: Cấu trúc của chương trình hoạt động: I. Mục đích II. Phân công chuẩn bị III. Chương trình cụ thể - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. + Tuyên truyền, vận động mọi người cùng nghiêm chỉnh chấp hành trật tự, an toàn giao thông / tuyên truyền, vận động mọi người cùng chấp hành phòng cháy, chữa cháy. + Gắn bó thêm tình bạn bè, rèn ý thức cộng đồng. + Địa điểm ở các trục đường chính của địa phương gần khu vực trường em. + Loa cầm tay, cờ tổ quốc, khẩu hiệu... b) Lập CTHĐ - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS dưới lớp đọc CTHĐ của mình. - Nhận xét - 1 HS làm vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở bài tập. - Nhận xét, bổ sung bài của bạn. - 2 HS đọc bài làm của mình. 3. Củng cố- Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh CTHĐ và chuẩn bị bài sau. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. BUỔI CHIỀU Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu - Kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, đã đọc về những người góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. Câu chuyện phải có nội dung chính là bảo vệ trật tự, an ninh, có nhân vật, có ý nghĩa. - Hiểu nghĩa của chuyện các bạn kể. Nghe và biết nhận xét, đánh gí lời kể về ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể. - Rèn luyện thói quen ham đọc sách. II. Đồ dùng dạy - học - HS su tầm câu chuyện về những người góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. - Bảng lớp viết sẵn gợi ý 3. III. Phương pháp - Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng. - Gọi HS nêu ý nghĩa của truyện. - Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện và trả lời câu hỏi. Nhận xét. 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Giới thiệu: Tiết kể chuyện hôm nay, các em cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện về những con người đã góp sức mình bảo vệ trật tự an ninh mà các em đã sưu tầm được. 2.2. Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ đã nghe, đã đọc, góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. - Hỏi: Em kể câu chuyện gì? Nhân vật em muốn nói đến có hành động nh thế nào để góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. Hãy giới thiệu cho các bạn cùng biết. - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 5 đến 6 HS nối tiếp nhau giới thiệu về câu chuyện, nhân vật mà mình kể. Ví dụ: + Tôi xin kể vắn tắt câu chuyện về cuộc đời của một sĩ quan tình báo hoạt động trong lòng địch. Anh là Nguyễn Thịnh Bình. Câu chuyện có tên là Vị tướng tình bào và hai bà vợ. + Tôi xin kể câu chuyện về chú công an đã xả thân bắt cướp cứu một em bé bị bắt cóc. Câu chuyện này tôi đọc trên báo Công an nhân dân. + Tôi xin kể câu chuyện Người bạn đường của Chồn Trắng. Câu chuyện này tôi đọc trong cuốn Truyện kể 5. Chồn Trắng là ai, tôi sẽ kể cho các bạn nghe - Yêu cầu HS đọc kỹ 4 gợi ý trong SGK. GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng. - 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. 2 HS đọc lại gợi ý 3. + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề + Câu chuyện ngoài SGK + Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ + Nêu đúng ý nghĩa của truyện + Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn b) Kể chuyện trong nhóm - Chia nhóm, 4 HS thành 1 nhóm, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm cho các bạn nghe. - GV đi giúp đỡ từng nhóm; đảm bảo HS nào cũng tham gia kể chuyện. - Gợi ý cho HS các câu hỏi trao đổi: + Tại sao bạn thích câu truyện này? + Bạn có thích nhân vật trong truyện không? vì sao? + Bạn thích chi tiết nào trong truyện nhất? + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gi? + Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào bảo vệ trật tự, an ninh? c) Thi kể chuyện - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. - 3 đến 4 HS thi kể câu truyện của mình trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. Khen ngợi HS chăm đọc sách. - Dăn HS về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện mà các bạn vừa kể và chuẩn bị một số câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia (để đóng góp phần bảo vệ trật tự, an toàn nơi làng xóm, phố phường. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. TIẾNG VIỆT (ôn) LUYỆN LÀM VĂN TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu - Viết được một bài văn tả người theo gợi ý của cô giáo. Bài văn tả nổi bật được hình dáng, tính tình. - Lời văn tự nhiên, chân thực, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình dáng hoạt động của nhân vật. - Giáo dục tính chăm học cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Bảng lớp viết sẵn đề bài: Trong những năm ở tiểu học, em đã được học rất nhiều thầy cô giáo, em hãy tả lại một thầy giáo hay cô giáo đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất. III. Các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra vở viết văn của HS. 2. Thực hành viết - Gọi HS đọc đề bài trên bảng. - GV cho HS xác định lại đề, dặn dò HS làm bài - HS viết bài. GV QS nhắc nhở HS. - Thu, chấm một số bài. - Nêu nhận xét chung. 3. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS. - Dặn HS về nhà xem lại các kiến thức về lập chương trình hoạt động. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 26/1/2015 Ngày giảng: Thứ ngày tháng 1 năm 2015 Toán THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I. Mục tiêu - Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật. - Tự tìm được ra cách tính và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải các bài toán có liên quan. Làm BT 1; bài 2; 3 cho về nhà. - Giáo dục tinh thần HT cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Mô hình thể tích hình hộp chữ nhật có kích thước 20cmx16cmx10cm. - Các hình minh hoạ của SGK. III. Phương pháp - Sử dụng phương pháp: Đàm thoại, dự án IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 3, phần a,b của tiết trước. - GV chữa bài, nhận xét. 2. Dạy - học bài mới 2.1 Giới thiệu bài 2.2. Hình thành biểu tượng và công thức tính của hình hộp chữ nhật. - GV nêu bài toán : Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm. + Để tính thể tích hình hộp chữ nhật bằng xăng-ti-mét khối, ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp đầy vào hộp. + Lớp đầu tiên xếp được bao nhiêu hình lập phương 1cm3 + Xếp được tất cả bao nhiêu lớp như thế ? + 10 lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3. - GV nêu : + Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10cm là 3200 hình lập phương 1cm3 hay chính là 3200cm3. + Ta có thể tính thể tích của hình hộp chữ nhật nh sau : 20 x 16 x 10 = 3200 (cm3) - GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra công thức tính thể tính thể tích của hình hộp chữ nhật : + 20cm là gì của hình hộp chữ nhật ? + 16cm là gì của hình hộp chữ nhật ? + 10cm là gì của hình hộp chữ nhật ? - GV viết lên bảng sơ đồ : 20 x 16 x 10 = 3200 õ õ õ õ CD x CR x CC = tt - GV hỏi: Như vậy, trong bài toán trên để tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ? - GV nêu: Đó cũng là quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật nói chung. 2.3. Luyện tập - thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc thầm đề bài trong SGK. - GV hỏi : Em hiểu yêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 23.doc
Tài liệu liên quan