Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Đồn Đạc - Tuần 30

Đạo đức

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. Mục tiêu

 - Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.

 - Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

 - Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.

II. Đồ dùng dạy-học

 - Giấy bút dạ cho nhóm (HĐ 2- tiết 1)

 - Bảng phụ (HĐ 3- tiết 1) . Phiếu bài tập (HĐ 1 – tiết 1

III. Phương pháp dạy học:

- Đàm thoại, dự án

 

doc22 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Trường Tiểu học Đồn Đạc - Tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời từng câu hỏi của bài. - Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến Dũng cảm: Gan dạ, không sợ nguy hiểm, gian khổ. Cao thượng: Cao cả, vượt lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen. Năng nổ: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi công việc chung. Dịu dàng: Êm ái, nhẹ nhàng, gây cảm giác dễ chịu. Khoan dung: Rộng lượng tha thứ cho người dễ chịu. Cần mẫn: Siêng năng và lanh lợi. C. Củng cố - Dặn dò ? Qua bài học, em thấy chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với cả nam và nữ? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức để rèn luyện những phẩm chất quan trọng của giới mình và chuẩn bị bài sau. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Toán TIẾT 147: ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố: - Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích. - Chuyển đổi giữa các số đo thể tích thông dụng, viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân. Làm BT 1; BT 2 (cột 1); BT 3 (cột 1) trang 155. - Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc trong giờ học. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1. III. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại, dự án IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: 5. - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét B. Dạy - học bài mới: 32. 1. Giới thiệu bài - GV: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về đo thể tích. 2. Hướng dẫn ôn tập. Bài 1 - GV treo bảng phụ có nội dung phần a của bài tập và yêu cầu HS hoàn thành bảng. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. ? Nêu các đơn vị thể tích đã học theo thứ tự từ bé đến lớn? ? Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền? ? Trong bảng đơn vị đo diện tích, đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền? - GV nhận xét Bài 2 - GV yêucầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS làm bài. 3. Củng cố - dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở . - 1 HS nhận xét. + Các đơn vị đo thể tích đã học sắp theo thứ tự từ bé đến lớn là xăng - ti - mét khối, đề-xi-mét khối, mét khối. + Gấp 1000 lần + Bằng - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở . - Theo dõi GV chữa bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau. - HS đọc đề bài. a)6m3272 dm3 = 6,272 m3 2105 dm3 = 2,105 m3 3m382 dm3 = 3,082 m3 b) 8 dm3439cm3 = 8,439 dm3 3670 cm3 = 3,67 dm3 5dm377 cm3 = 5,077 dm3 *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Đạo đức BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu - Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. - Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. II. Đồ dùng dạy-học - Giấy bút dạ cho nhóm (HĐ 2- tiết 1) - Bảng phụ (HĐ 3- tiết 1) . Phiếu bài tập (HĐ 1 – tiết 1 III. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại, dự án IV. Các hoạt động dạy-học chủ yếu Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trong sgk -Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: Các nhóm đọc thông tin trong SGK, thảo luận tìm hiểu thông tin theo các câu hỏi sau: 1.Nêu tên một số tài nguyên thiên nhiên. 2.ích lợi của tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống của con người là gì? 3.Hiện nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hợp lý chưa? vì sao? 4.Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận: GV đưa câu hỏi, đại diện mỗi nhóm trả lời. -HS chia nhóm và làm việc theo nhóm. Lần lượt từng học sinh đọc thông tin cho nhau nghe và tìm thông tin trả lời câu hỏi. 1.: Mỏ quặng, nguồn nước ngầm, không khí, đất trồng động thực vật quý hiếm. 2. Con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, phát triển kinh tế: Chạy máy phát điện, cung cấp điện sinh hoạt, nuôi sống con người. 3. Chưa hợp lý, vì rừng đang bị chặt phá bừa bãi, cạn kiệt, nhiều động vật thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. 4. Một số biện pháp bảo vệ: sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý, bảo vệ nguồn nước, không khí. - Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung -2-3 người đọc ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 2: Làm bài tập 1 trong sgk -GV yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài tập theo nhóm: + Phát cho các nhóm giấy, bút. + Các nhóm thảo luận về bài tập số 1 trang 45 và hoàn thành thông tin như bảng sau: -HS tiếp tục làm việc theo nhóm, thảo luận và hoàn thành thông tin vào bảng sau (phần in nghiêng trong bảng là phần việc học sinh làm). Các từ ngữ chỉ tài nguyên thiên nhiên Lợi ích của tài nguyên thiên nhiên đó Biện pháp bảo vệ Rừng Trồng trọt các cây trái, hoa màu. Bảo vệ không làm đất ô nhiễm đất. Chăm bón thường xuyên. Đất ven biển Nơi sinh sống có nhiều động vật, thực vật. Không có rừng làm nương rẫy, không chặt cây trong rừng không đốt rừng. Cát Sử dụng đất để xây nhà, các công trình xây dựng. Khai thác hợp lý. Mỏ than - GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. - GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên có rất nhiều ích lợi cho cuộc sống của con người nên chúng ta phải bảo vệ. Biện pháp bảo vệ tốt nhất là sử dụng hợp lý, tiết kiệm, tránh lãng phí và chống ô nhiếm. - Lần lượt đại diện mõi nhóm trình bày ý kiến về 3 tài nguyên. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Hoạt động 3: Bài tỏ thái độ của em -Đưa bảng phụ có ghi các ý kiến.HS thảo luận biết ý kiến: Tán thành, phân vân hoặc không tán thành trước ý kiến sau: Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú không thể cạn kiệt. Tài nguyên thiên nhiên là để phụ vụ con người nên chúng ta được sử dụng thoải mái không cần tiết kiệm. Nếu không bảo vệ tài nguyên nước con người không có nước sạch để sống. Nếu tài nguyên cạn kiệt, cuộc sống con người vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ và duy trì cuộc sống lâu dài cho con người. - GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng không phải là vô hạn. Nếu chúng ta không sử dụng tiết kiệm và hợp lý, nó sẽ cạn kiệt và ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của con người. - HS quan sát. - HS thảo luận cặp đôi làm việc theo yêu cầu của giáo viên để đạt kết quả sau: + Tán thành : ý 3,5. + Không tán thành ý 1,2,4. - Các nhóm HS nhận bộ thẻ, giơ thẻ bày tỏ ý kiến cho các ý mà GV nêu. Theo quy ước : xanh - tán thành, đỏ - không tán thành; vàng – phân vân - HS phát biểu, bổ sung ý kiến cho các bạn. - HS lắng nghe. Hoạt động thực hành -Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành phiếu thực hành sau: -HS lắng nghe hướng dẫn và nhận phiếu, ghi nhớ nhiệm vụ. Tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em sống TNTN được sử dụng Biện pháp bảo vệ đang được thực hiện Có tiết kiệm Không tiết kiệm Ngày soạn: 29/3/2015 Ngày giảng: Thứ ngày tháng 4 năm 2015 Tập đọc TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ câu văn đoạn văn dài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào. - Hiểu nội dung bài: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trả lời được các CH 1; 2; bỏ Ch 4. - Giáo dục HS lòng yêu tà áo dài Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học. -Tranh minh hoạ trang 122 SGK. Bảng phụ. III. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại, dự án IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. A. Kiểm tra bài cũ -Không kiểm tra. B. Dạy - học bài mới 1. Giới thiệu bài. - Cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK và giới thiệu: Đây là bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của học sĩ Tô Ngọc Vân. Nổi bật trong tranh hình dáng một thiếu nữ mặc áo dài trắng ngồi bên hình hoa huệ. Chiếc áo dài mà người thiếu nữ trong tranh có nguồn gốc từ đâu? Các em cùng học bài Tà áo dài Việt Nam để biết nhé. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc - GV hướng dẫn chia đoạn đọc. - GVsửa phát âm. - GV kết hợp giải nghĩa từ khó. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài. b) Tìm hiểu bài. - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cùng đọc thầm, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK. ? Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của người Việt Nam xưa? ? Chiếc áo dài tần thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền? - Cho HS quan sát tranh. ? Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam? ? Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài? - Giảng: Chiếc áo dài có từ xa xưa được phụ nữ Việt Nam rất yêu thích vì hợp tầm vóc, dáng vẻ của học. Chiếc áo dài ngày nay luôn được cải tiến cho phù hợp, vừa tế nhị, vừa kín đáo. Mặc chiếc áo dài, phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, duyên dáng hơn. ? Em hãy nêu nội dung chính của bài? c) Đọc diễn cảm. - GV nêu giọng đọc toàn bài. -Treo bảng phụ có đoạn văn. Đọc mẫu. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Nhận xét. - 1 HS đọc toàn bài. - 4HS đọc nối tiếp lần1. - 4HS đọc nối tiếp lần 2 - HS luyện đọc theo cặp. - 4HS đại diện 4 cặp đọc nối tiếp đoạn. - 1 HS đọc toàn bài. - Theo dõi. - Đọc thầm, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK. 1. áo dài là trang phục của người phụ nữ Việt Nam. + Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy làm cho người phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo. 2. áo dài tân thời khác với áo dài cổ truyền. + áo dài truyền thống có hai loại áo: áo từ thân và áo năm thân. áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, áo dài tân thời chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau. - HS trả lời. 3.Áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. + Vì áo dài thể hiện phong cách vừa tế nhị, vừa kín đáo và lại làm cho người mặc thêm mềm mại, thanh thoát hơn. + Phụ nữ mặc áo dài trông thướt tha, duyên dáng hơn. - Lắng nghe. * Bài văn giới thiệu chiếc áo cổ truyền, áo dài hiện đại và sự duyên dáng, thanh thoát của người phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài. - 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, cả lớp trao đổi và thống nhất giọng đọc. - Theo dõi và nêu cách nhấn, ngắt giọng. Vài HS đọc diễn cảm. - 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét C. Củng cố - dặn dò ? Bài văn cho em biết điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. - 3 đến 5 thi đọc diễn cảm. - HS trả lời câu hỏi. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Toán TIẾT 147: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về: - So sánh các số đo diện tích và số đo thể tích. - Giải các bài toán có liên quan đến các số đo diện tích và số đo thể tích. Làm BT 1; 2 ; 3(a). Trang 155; 156. - Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc trong giờ học. II. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại, dự án III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét B. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài - GV: Trong tiết học toán này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán ôn tập về so sánh số đo diện tích, số đo thể tích, giải các bài toán có liên quan đến số đo diện tích và thể tích. 2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1 -GV yêu cầu HS đọc đề bài và yêu cầu HS nêu cách làm bài. - GV yêu cầu HS làm bài - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 2 - GV mời HS đọc đề bài toán. - GV mời 1 HS tóm tắt bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém. ? Tính chiều rộng của thửa ruộng? ? Diện tích của thửa ruộng là bao nhiêu mét vuông? ? 15000 m2 gấp 100 bao nhiêu lần? ? Biết cứ 100 m2 thì thu được 60 kg thóc, vậy thửa ruộng 15000 m2 thu được bao nhiêu ki-lô-gam thóc? ? Vậy thu được bao nhiêu tấn thóc? - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét Bài 3 - GV mời HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. ? Hãy tính thể tích của bể nước? ? Phần bể chứa nước có thể tích là bao nhiêu mét khối? ? Trong bể có bao nhiêu lít nước? ? Diện tích của đáy bể là bao nhiêu mét vuông? ? Biết phần bể có chứa nước là 24 m3, diện tích đáy bể là 12 m3 hãy tính chiều cao của mực nước trong bể. C. Củng cố - dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập VBT và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài - Nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học. - Đổi các số đo cần so sánh với nhau về cùng một đơn vị và so sánh. - 2 Hs lên bảng làm bài. - 1 HS nhận xét. a) 8m25 dm2 = 8,05 m2 8m25 dm2< 8,5 m2 8m25 dm2> 8,005 m2 b) 7 m35 dm3 = 7,005 m3 7 m35 dm3 < 7, 5 m3 2,94 dm3 > 2 dm394 cm3 -1 HS đọc đề bài toán. - 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Chiều rộng của thửa ruộng là: ( m ) Diện tích của thửa ruộng đó là: ( m2 ) 15000 m2 gấp 100 m2 số lần là: ( lần ) Số tấn thóc thu được trên thửa ruộng đó là: ( kg ) 9000 kg = 9 tấn Đáp số: 9 tấn - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. - 1 HS tóm tắt bài toán lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Thể tích của bể nước là: ( m3 ) Thể tích của phần bể có chứa nước là: ( m3 ) a) Số lít nước chứa trong bể là: 24 m3 = 24000 dm3 = 24000 l b) Diện tích của đáy bể là: ( m2 ) Chiều cao của mực nước trong bể là: 24: 12 = 2 ( m ) Đáp số: a) 24 000 l ; b) 2 m *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Tập làm văn ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT I. Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức về bài văn tả con vật: cấu tạo, nghẹ thuật quan sát, các giác quan sử dụng khi quan sát, những chi tiết miêu tả, biện pháp nghệ thuật sử dụng. - Thực hành viết đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật. - Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc trong giờ học. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, bảng nhóm. III. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại, dự án IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu. A. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc đoạn văn tả cây cối đã viết lại. - Nhận xét ý thức học bài của HS. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài. ?Em hãy nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Treo bảng phụ có ghi sẵn cấu tạo của bài văn miêu tả con vật và gọi HS đọ. - Giới thiệu: Tiết học hôm nay các em được ôn tập về bài văn miêu tả con vật và thực hành viết 1 đoạn trong bài văn miêu tả con vật. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu Hs tự làm bài. - GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn trả lời câu hỏi. a) Bài văn trên gồm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? - 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn mình đã viết lại. - 2 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi. - 1 HS lên điều khiển các bạn. a) Bài văn trên gồm 4 đoạn. + Đoạn 1: ( Chiều nào cũng vậy .... nhà tôi mà hót) giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều. + Đoạn 2: (Hình như nó .... mờ mờ rủ xuống cỏ cây)tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều. + Đoạn 3: ( Hót một lúc lâu ... trong bóng đêm dày ) tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm. + Đoạn 4: (Rồi hôm sau .... đoạn vỗ cánh vút đi) tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi. b) Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào? c) Em thích chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao? - Nhận xét chung về hoạt động của HS. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV yêu cầu: Hãy giới thiệu về đoạn văn em định viết cho các bạn cùng nghe. - Yêu cầu HS viết đoạn văn. - Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm. - GV nhận xét, sửa chữa bài của HS. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. - Sửa chữa và cho điểm HS viết đạt yêu cầu. b) Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng thị giác và thính giác. c) HS nêu theo suy nghĩ. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Nối tiếp nhau giới thiệu. - 2 HS viết vào bảng nhóm. - 2 HS báo cáo kết quả làm việc. - 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình. C. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. BUỔI CHIỀU Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện của các bạn. - Lời kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. - Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn. - Nhận thức đúng đắn về vai trò của người phụ nữ. II. Đồ dùng dạy học - HS và GV chuẩn bị một số câu chuyện về các nữ anh hùng hoặc phụ nữ có tài. III. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại, dự án IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn truyện Lớp trưởng lớp tôi. - Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của chuyện. - Nhận xét B. Dạy - học bài mới 1. Giới thiệu bài. - Trong chủ điểm Nam và nữ các em đã được biết đến nhiều người phụ nữ giỏi giang, thông minh không kém gì .... 2. Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài. - GV phân tích đề, dùng phấn màu, gạch chân các từ đã nghe, đã đọc, một nữ anh hùng, một phụ nữ có tài. - Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý. - Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe có nội dung về một nữ anh hùng hay một phụ nữ có tài. Khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK. b) Kể trong nhóm - CHo HS thực hành kể theo cặp. - GV đi hướng dẫn những cặp HS gặp khó khăn. Gợi ý cho HS cách kể chuyện. + Giới thiệu tên truyện. + Giới thiệu xuất xứ: Nghe khi nào? Đọc ở đâu? + Nhân vật chíh trong chuyện là ai? + Nội dung chính của truyện là gì? + Lí do em chọn câu chuyện đó. + Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. c) Kể trước lớp. - Tổ chức cho HS thi kể. - GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bại kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa câu chuyện. C. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em đã nghe các bạn kể cho người thân nghe. - 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện. - Nhận xét. - Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Lắng nghe. - 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. - HS nối tiếp nhau giới thiệu. - 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện , trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện hành động của nhân vật. - 3 đến 4 HS thi kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. TIẾNG VIỆT (ÔN) LUYỆN TẬP VIẾT VĂN TẢ CON VẬT I. Mục tiêu - Luyện tập về viết bài văn tả con vật. - HS tả một con vật thân thuộc với mình, bài làm phải có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Giáo dục ‎‎‎y thức HT bộ môn cho HS. II. Đồ dùng dạy học - Vở viết văn của HS III. Phương pháp dạy học - Đàm thoại, dự án IV. Các hoạt động dạy học 1. Tìm hiểu đề văn: - Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích. - Gọi HS đọc đề bài. - Xác định đề bài. - Bài văn YC ta làm gì? ( Tả một con vật mà em yêu thích). - Nhà em có những con vật gì? (chó, mèo, gà, trâu,...). - Em thích con vật nào nhất ? 2.HS viết bài - GV quan sát nhắc nhở HS giữ trật tự. 3. Thu bài 4.Nhận xét tiết học *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 30/4/2015 Ngày giảng: Thứ ngày tháng 4 năm 2015 Toán TIẾT 149: ÔN TẬP VỀ THỜI GIAN I. Mục tiêu: - Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian đã học. - Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ. Làm BT 1; BT 2 (cột 1); BT 3 bỏ BT 4 trang 156; 157. - Giải bài toán chuyển động đều. - Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc trong giờ học. II. Đồ dùng dạy học - Các hình minh hoạ trong bài 3. III. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại, dự án IV. Các hoạt động dạy và học chủ yếu. A. Kiểm tra bài cũ: - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài - Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán ôn tập về số đo thời gian. 2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1. - GV cho HS tự làm bài, sau đó gọi 2 HS tiếp nói nhau đọc bài làm trước lớp để chữa bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm trên bảng. a) 2 năm 6 tháng = 30 tháng 3 phút 40 giây = 220 giây 1 giờ 15 phút = 75 phút 2 ngày 2 giờ = 50 giờ c) 60 phút = 1 giờ 45 phút = 0,75 giờ 15 phút = 0,25 giờ 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ 90 phút = 1,5 giờ d) 60 giây = 1 phút 90 giây = 1,5 phút 1giờ 30 giây = 1,5 phút - GV nhận xét Bài 3 - GV đánh số thứ tự a,b,c,d cho các đồng hồ minh hoạ trong bài theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới sau đó yêu cầu HS ghi số giờ của từng đồng hồ vào vở. - GV mời HS nêu số giờ mình đã ghi được C. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học - HS cả lớp làm bài vào vở. - 2 HS chữa bài trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. - 4 HS lên bảng làm bài. - 4 HS nhận xét bài của bạn trên bảng. b) 28 tháng = 2 năm 4 tháng 150 giây = 2 phút 30 giây 144 phút = 2 giờ 24 phút 54 giờ = 2 ngày 6 giờ 30 phút = 0,5 giờ 6 phút = 0,1 giờ 12 phút = 0,2 giờ 3 giờ 15 phút = 3,25 giờ 2 giờ 12 phút = 2,2 giờ 30 giây = 0,5 phút 2phút 45 giây = 2,75 giây 1 phút 6 giây = 1,1 phút - HS làm bài vào vở theo đúng yêu cầu a) 10 giờ b) 6 giờ 5 phút c) 10 giờ kém 17 phút ( hay 9 giờ 43 phút ) d) 1 giờ 12 phút *Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu phẩy ) I. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố kiến thức về dấy phẩy; hiểu được tác dụng của dấu phẩy, nêu đúng ví dụ về tác dụng của dấu phẩy. - Làm đúng bài tập điền dấu phẩy thích hợp vào chỗ trống. - Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc trong giờ học. II. Đồ dùng dạy học - Bảng tổng kết về dấu phẩy. - Câu chuyện Truyện kể về bình minh viết từng đoạn vào bảng nhóm. III. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại, dự án IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS nối tiếp nhau làm miệng bài tập 1;3 trang 120 SGK. -Nhận xét, cho điểm HS. B. Dạy - học bài mới. 1. Giới thiệu bài. - GV nêu: Trong tiết học hôm nay các em cùng ôn luyện về dấu phẩy để nắm vững tác dụng của dấu phẩy, thực hành điền đúng dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhắc HS: Các em chú ý đọc kĩ từng câu văn, xác định được tác dụng của dấu phẩy trong từng câu. Sau đó xếp câu văn vào ô thích hợp trong bảng. - Gọi HS làm ra phiếu dán lên bảng. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung. - 1 HS làm bài tập 1; 2 HS làm bài tập 3. - Nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - HS cả lớp làm vào vở. 1 HS làm bài vào bảng nhóm. - 1 HS báo cáo kết quả lkàm việc. HS cả lớp nhận xét, bổ sung. Tác dụng của dấu phẩy Ví dụ 1a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 1b. Phong trào Ba đảm đang ............ 2a.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 2b. Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót va

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 30.doc
Tài liệu liên quan