Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 16

MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA

I. MỤC TIÊU

- Kể được tên và nêu được đặc điểm chú yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.

- Biết liên hệ lợi ích của việc nuôi gà với tình hình kinh tế địa phương

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số giống gà được nuôi ở Việt Nam.

- Phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Khởi động

 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi.

 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học

A. Hoạt động cơ bản

HĐ 1: Tìm hiểu một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta

- Thảo luận nhóm kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta mà em biết.

- Các nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, kết luận: Có nhiều giống gà được nuôi nhiều ở nước ta, có giống gà nội như: Gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác , Gà nhập nội như: gà Tam hoàng, gà lơ – go, gà rốt, Gà lai như gà rốt – ri, .

 

doc30 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Tổ 1 các bạn chưa biết hợp tác với nhau để làm việc. Nhóm hai các bạn đã hợp tác với nhau để hoàn thành công việc. - Kết quả trồng cây của tổ 1 sẽ hoàn thành chậm hơn tổ hai. - GV mời HS đọc ghi nhớ B. Hoạt động thực hành * HS làm bài tập 1 SGK. - GV giao nhiệm vụ cho hs.Hoạt động nhóm hoàn tành bài tập 1. - Gọi một số hs lên trình bày. - GV kết luận: + Các biểu hiện thể hiện sự hợp tác với người xung quanh là: (a), (d), (đ). Bài tập 2: - GV nêu lần lượt từng ý kiến và HS giơ thẻ nếu tán thành ý kiến đó. - Nhận xét, đưa ra kết luận: + Tàn thành ý kiến (a), (d). C. Hoạt động ứng dụng - GV dặn dò HS nên hợp tác chia sẽ công việc với người khác để cùng hoàn thành công việc chung. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện toán ÔN LUYỆN TUẦN 16 A. ÔN LUYỆN Bài 1: Viết kết quả vào chỗ chấm. 48,6% + 25% = 73% 555 – 37% = 18% 24,5% x 3 = 73,5% 252% : 7 = 36% Bài 2: Bài giải Số gà nhà Mai nuôi là: 35 x 40 : 100 = 14 (con) Số vịt nhà Mai nuôi là 35 – 14 = 21 (con) Đáp số: 21 con vịt. Bài 3: 48% của 350l: là 350 x 48 : 100 = 168 hay 350 : 100 x 48 = 168 76% của 285km là: 285 x 76 : 100 = 216,6 Bài 4: Bài giải Tổng số cây trong vườn là: 224 : 56 x 100 = 400 (cây) Số cây gỗ trong vườn là: 400 – 224 = 176 (cây) Đáp số: 176 cây. Bài 5: Bài giải a) Tổng số bút chì và bút bi trong thùng là: 600 : 20 x 100 = 3000 (bút) b) Tổng số bút chì và bút bi trong thùng là: 600 : 30 x 100 = 2000 (bút) Đáp số: a) 3000 bút, b) 2000 bút. ---------------------------oOo--------------------------- Thứ ba ngày 06 tháng 12 năm 2016 Chính tả VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY (Nghe – Viết) I. MỤC TIÊU - HS viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức, hai khổ thơ đầu của bài thơ. - Làm được bài tập (2) a/b Tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu chuyện ở bài tập 3. - Gd hs ý thức rèn chữ đúng, đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu bài tập 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết - GV gọi Hs đọc 2 khổ thơ đầu trong bài “Về ngôi nhà đang xây” - GV mời HS nêu nội dung hai khổ thơ viết chính tả. (Hình ảnh đẹp, sống động của ngôi nhà đang xây.) - GV yêu cầu HS viết ra nháp các từ ngữ khó. ( Sẫm biếc, vữa.) - GV yêu cầu HS nêu hình thức trình bày bài viết? - GV đọc từng dòng thơ cho HS nghe viết. - GV đọc lại hai khổ thơ 1 lượt để HS soát lại bài, từ phát hiện lỗi và sửa - GV yêu cầu học sinh đổi vở chéo cho nhau theo từng cặp để sửa lỗi cho nhau bằng bút chì. - GV nhận xét cách trình bày của một số HS. HĐ 2: Luyện tập Bài 2: Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng trong bảng. - GV gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - Mỗi nhóm tìm những từ ngữ chứa 1 cặp tiếng trong bài và trình bày vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả - GV chữa bài. - GV cho HS đọc các từ trên bảng và yêu cầu viết vào vở một số từ. Đáp án a) Giá rẻ, đắt rẻ, rẻ quạt, rẻ sườn.. Rây bột, mưa rây Hạt dẻ, thân hình mảnh dẻ Nhảy dây, chăng dây, dây thừng, dây phơi. Ggier rách, giẻ lau, giẻ chùi chân. Giây bẩn, giây mực, phút giây b) Vàng tươi, vàng bạc Ra vào, vào ra Vỗ về, vỗ vai, vỗ sóng Dễ dàng, dềnh dàng Dồi dào Dỗ dành c) Chiêm bao, lúa chiêm, vụ chiêm, chiêm tinh Thanh liêm, liêm khiết, liêm sỉ Chim gáy ủ lim, lòng lim dạ đá Rau diếp, Số kiếp, kiếp người Dao díp, díp mắt Kíp nổ, cần kip Bài 3: Tìm tiếng thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh mẫu chuyện vui. - HS hoạt động nhóm đôi làm bài. - Trao đổi chéo với các bạn trong nhóm về kết quả bài làm. - Mời đại diện nhóm đọc bài. - GV chữa bài. Đáp án: (1) Rồi, (2) vẽ, (3) rồi, (4) rồi, (5) vẽ, (6) vẽ, (7) rồi, (8) dị C. Hoạt động ứng dụng - Dặn HS luôn chú ý phân biệt r/d/gi ; v/d trong cách đọc và viết. ---------------------------oOo--------------------------- Toán GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU - HS biết tìm một số phần trăm của một số. - Biết vận dụng để giải bài toán đơn giản có nội dung tìm giá trị một số phần trăm của một số. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài cũ: GV cùng cả lớp chữa bài tập 3. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Hướng dẫn HS giải tóa về tỉ số phần trăm * GV giới thiệu cách tính 52,5% của số 800. - GV yêu cầu HS nêu nêu ví dụ, Gv ghi tóm tắt lên bảng . Số HS toàn trường: 800 HS Số HS nữ chiếm: 52,5% Số HS nữ: .... HS ? + Hướng dẫn HS tóm tắt các bước thực hiện: 100% số HS toàn trường là 800 HS 1% số HS toàn trường là .... HS? 52,5% số HS toàn trường là: ... HS? - GV mời HS nêu cách tính: 800 : 100 x 52,5% = 420 Hoặc 800 x 52,5 : 100 = 420 - Gv mời HS nêu quy tắc tìm 52,5% của 800. - GV chốt lại quy tắc cho HS. HĐ 2: Giới thiệu một bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - GV yêu cầu HS đọc đề bài - GV giải thicchs và hướng dẫn HS. + Lãi suất tiết kiệm một tháng là 0,5% được hiểu là cứ gửi 100 đồng thì sau một tháng có lãi là 0,5 đồng. + Do đó gửi 1.000.000 sau một tháng lãi suất sẽ được bao nhiêu đồng? - GV yêu cầu HS tự giải bài tập vào vở nháp. - Mời 1 HS lên bảng giải bài tập. C. Hoạt động thực hành. Bài 1: - GV gọi đọc nội dung bài tập 1. - Gv hướng dẫn HS các bước giải. + Tìm 75% của 32 hS (là số HS 10 tuổi). + Tìm số HS 11 tuổi. - HS làm bài cá nhân. - Mời HS lên bảng làm. - GV chữa bài. Đáp án Bài giải Số học sinh 10 tuổi là: 32 x 75 : 100 = 24 (HS) Số HS 11 tuổi là: 32 – 24 = 8 (HS) Đáp số 8 học sinh. Bài 2: - GV mời HS đọc nội dung bài tập 2. - GV hướng dẫn Hs + Tìm 0,5% của 5.000.000 đồng (là số tiền lãi sau 1 tháng). + Tính tổng số tiền gửi và tiền lãi. - HS thảo luận nhóm làm bài. - GV chữa bài. Bài giải Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng là: 5.000.000 : 100 x 0,5 = 25.000 (đồng) Tổng số tiền gửi và số tiền lãi sau một tháng là: 5.000.000 + 25.000 = 5.025.000 (đồng) Đáp số: 5.025.000 đồng. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẽ với bạn bè về cách tìm một số phần trăm của một số, giải bài tập 3 vào nháp. ---------------------------oOo--------------------------- Kỹ thuật MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA I. MỤC TIÊU - Kể được tên và nêu được đặc điểm chú yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. - Biết liên hệ lợi ích của việc nuôi gà với tình hình kinh tế địa phương II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một số giống gà được nuôi ở Việt Nam. - Phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học A. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Tìm hiểu một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta - Thảo luận nhóm kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta mà em biết. - Các nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét, kết luận: Có nhiều giống gà được nuôi nhiều ở nước ta, có giống gà nội như: Gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác , Gà nhập nội như: gà Tam hoàng, gà lơ – go, gà rốt, Gà lai như gà rốt – ri,. HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số loài giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. - GV giao nhiệm vụ: Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thông tin trong SGk. + Nêu tóm tắt đặc điểm, hình dạng và ưu, nhược điểm của từng giống gà. + Đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV kết luận: Ở Việt Nam chúng ta hiện nay đang nuôi nhiều giống gà. Mỗi loài đều có đạc điểm về hình dạng và ưu, nhược điểm riêng. Cần căn cứ vào mục đích, điều kiện để chọn giống phù hợp. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẽ cho người thân biết ưu nhược điểm của từng giống gà và nói về những đặc điểm của từng giống gà cho mọi người nghe. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện Toán ÔN LUYỆN TUẦN 16 Bài 6: Bài giải Số vở trong cửa hàng là: 1500 x 24 : 100 = 360 (Quyển) Số sách trong cửa hàng là: 1500 – 360 = 1140 (quyển) Đáp số: 1140 quyển. Bài 7: Bài giải Số tiền lãi khi bán hết số gạo là: 4.000.000 x 0.9 : 100 = 36.000 (đồng) Tổng số tiền người đó thu được là: 4.000.000 + 36.000 = 4.036.000 (đồng) Đáp số: 4.036.000 đồng Bài 8: Đáp án C 587,5m2 Bài giải Diện tích trồng rau là: 1250 x 53 : 100 = 662,5 (m2) Diện tích trồng hoa là: 1250 – 662,5 = 587,5 (m2) Đáp số: 587,5 m2 . Bài vận dụng: Bài giải Số tiền được giảm khi mua máy tính khi giảm giá 25% là: 13.500.000 : 100 x 25 = 3.375.000 (đồng) Số tiền thực phải trả là: 13.500.000 – 3.375.000 = 10.125.000 (đồng) Số tiền được giảm khi mua tủ lạnh khi giảm giá 35% là: 8.850.000 : 100 x 35 = 3.097.500 (đồng) Số tiền thực phải trả là: 8.850.000 - 3.097.500 = 5.752.500 (đồng) Số tiền được giảm khi mua tivi khi giảm giá 30% là: 15.700.000 : 100 x 30 = 4.710.000 (đồng) Số tiền thực phải trả là: 15.700.000 - 4.710.000 = 10.990.000 (đồng) Tổng số tiền nhà Tôm phải trả để mua ba sản phẩm trên: 10.125.000 + 5.752.500 + 10.990.000 = 26.867.500 (đồng) Đáp số: 26.867.500 đồng ---------------------------oOo--------------------------- Luyện Tiếng Việt ÔN LUYỆN TUẦN 16 A. Khởi động - HS tự hoạt động B. Ôn luyện Bài 2: đọc bài và trả lời câu hỏi. - Bé Na để những thứ gì vào sọt rác mỗi buổi tối? + Chiếc dép nhựa màu hồng, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai và mấy thứ lặt vặt khac. - Vì sao Bé Na lại bỏ mấy thứ nhặt được để bỏ vào sọt rác cho cậu bé lấy đi? + Vì cậu bé là đứa trẻ mồ côi, bé Na muốn giúp cậu. - Việc làm của bé Na ch em thấy được tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương, nhân ái với người khác, biết thông cảm và chia sẽ với nỗi bất hạnh của người khác. - Điền vào chỗ trống một phẩm chất đáng quý của bé Na. (Nhân ái) - Đặt tên khác cho câu chuyện: “Tấm gướng sáng” hoặc “Cậu bé mồ côi”. Bài 3: Điền vào chỗ trống. a) r/d hay gi? b) v/d - Dẻ lau - Sóng vỗ - Để dành - Dỗ dành - Dành chiến thắng - Ra vào - Đọc rành mạch Dồi dào c) im/iêm d) ip/iêp? - Quả tim - Rau diếp - Tiêm thuốc - Dao díp - Lúa chiêm - Dịp may - Tổ chim - chất diệp lục. Bài 4: Điền từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với các từ cho trong bảng. Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa - Chăm chỉ - Gan dạ - Thật thà - Nhanh nhẹn - Hiền lành - Nhân ái - Siêng năng - Dũng cảm - Chân thật - lanh lợi - Hiền hậu - Thương người - lười biếng - Nhút nhát - Dối trá - Chậm chạp - Độc ác - Vô nhân tính Bài 5: Chọn 3 từ em tìm được ở bài tập 4, đặt câu với ba từ đó. - Cá nhân HS từ làm vè đọc lên trước lớp. C. Vận Dụng Bài 7: GV hướng dẫn HS Viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn tả người. - Cá nhân HS tự thực hành viết bài. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện toán Luyện tập Bài 1: Đặt tính rồi tính 72 : 6,4 = 11,25 55 : 2,5 = 22 12 : 12,5 = 0,96 17,55 : 3,9 = 4,5 Bài 2: Tính nhẩm (Hs khá, giỏi) a. 24: 0,1 24 : 10 b. 250 : 0,1 250 : 10 c. 425 : 0,01 425 : 100 Đáp án a. 24: 0,1= 240 24 : 10 = 2,4 b. 250 : 0,1= 2500 250 : 10 = 25 c. 425 : 0,01= 42500 425 : 100 = 4,25 Bài 3: Một ô tô chạy trong 3,5 giờ được 154km. Hỏi nếu cũng chạy như thế, trong 6 giờ ô tô chạy được bao nhiêu ki-lô-mét? Bài giải Trong 1 giờ ô tô chạy được số ki – lô – mét là 154 : 3,5 = 44 (km) Trong 6 giờ ô tô chạy được số ki – lô – mét là 44 x 6 = 264 (km) Đáp số: 264 km ---------------------------oOo---------------------------- Thứ tư ngày 07 tháng 12 năm 2016 Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ I. MỤC TIÊU - HS tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. - Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn cô Chấm. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát hoặc chơi trò chơi. 2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học. HĐ 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để làm bài. - GV mời cá nhân HS đứng tại chỗ nêu từ đồng nghĩa trái nghĩa với các từ nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. - GV cùng cả lớp nhận xét. Đáp án: Từ Đồng nghĩa Trái nghĩa Nhân hậu Nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu,.... Bất nhân, độc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo,... Trung thực Thành thực, thành thật, thật thà, thực thà, chân thật, thẳng thắn,... Dối trá, gian dối, gian mạnh, gian xảo, giả dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc,... Dũng cảm Anh dũng, mạnh bạo,bạo dạn, gan dạ, giám nghĩ, giám làm,... Hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược,... Cần cù Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo, chịu thương chịu khó,... Lười biếng, lười nhác, Bài 2: Đọc bài văn Cô Chấm. Tìm những chi tiết cho thấy Cô Chấm là người trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm,... - Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm thảo luận và làm bài tập 2. - GV mới đại diện 2 nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét. Đáp án: Tính cách Chi tiết, từ ngữ minh họa Trung thực, thẳng thắn - Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng. - Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế ấy. - Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Chấm thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta hiểu trong bụng Chấm không có gì độc địa Chăm chỉ - Chấm cần cơm và lao động để sống. - Chấm hay làm, không làm chân tay nó bứt rứt. - Tết nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, bắt ở nhà cũng không được. Giản dị Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Giàu tình cảm, dễ xúc động Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc, mất bao nhiêu nước mắt. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà chia sẽ với các bạn cùng xóm về từ đồng nghĩa, trái nghĩa với các từ trung thực, cần cù, dugx cảm, cần cù. ---------------------------oOo--------------------------- Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - HS biết: + Tìm tỉ số phàn trăm của một số. + Vận dụng giải các bài toán có liên quan. - Bài tập cần làm: Bài 1(a,b); Bài 2, Bài 3. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Cùng ôn bài: Nêu quy tắc tìm tỉ số phần trăm của một số. 2. GV giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành. Bài 1: Tìm tỉ số phần trăm của một số. a) Tìm 15% của 320kg. b) Tìm 24% của 235m2. - Cá nhân HS làm bài. - Mời 2 HS lên bảng trình bày bài tập - Gv chữa bài. Đáp án a) 320 x 15 : 100 = 48 (kg) b) 235 : 100 x 24 = 56,4 (m2) Bài 2: - GV mời Hs đọc nội dung bài tập 2. - GV hướng dẫn tính 35% của 120kg. - Hoạt động nhóm đôi giải bài tập. - GV chữa bài. Bài giải Số gạo nếp bán được là: 120 x 35 : 100 = 42 (kg) Đáp số: 42 kg. Bài 3: - GV mời 1 HS nêu yêu cầu của bài toán - GV tóm tắt bài toán. - Trao đổi nhóm làm bài. - Mời 1 HS lên bảng làm bài tập. Bài giải Diện tích hình chữ nhật là: 18 x 15 = 270 (m2) Diện tích để làm nhà là: 270 : 100 x 20 = 54 (m2) Đáp số: 54 m2. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà giải bài tập 3. Ôn lại cách tìm tỉ số phân ftrawm của mọt số. ---------------------------oOo--------------------------- Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. MỤC TIÊU - HS kể lại được một cuộc sum họp đầm ấm trong gia đình theo gơi ý trong sách giáo khoa. - Rèn cho HS kĩ năng nghe, kĩ năng nhận xét đánh giá. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ: Kể một câu chyện về những tấm gương đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân mà em đã nghe, đã đọc. 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài dạy. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: GV hướng dẫn HS kể chuyện. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề. - GV mời HS đọc đề bài. - GV ghi bảng: Kể về một buổi sum họp đầm ấm của gia đình. - GV yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể. - Hoạt động nhóm, đọc thầm gợi ý và chuẩn bị dàn ý để kể chuyện. - Cá nhân tự lập dàn ý cho câu chuyện mình sẽ kể. HĐ 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện trước lớp. - HS hoạt động nhóm đôi, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. - GV tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. - GV mời HS xung phong lên bảng kể chuyện sau đó nói lê suy nghĩ của mình về câu chuyện đó. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện xuất sắc nhất. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà kể lại cho người thân nghe những hoạt động đã làm ở lớp, kể lại câu chuyện cho gia đình cùng nghe. ---------------------------oOo--------------------------- Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2016 Tập đọc THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN I. MỤC TIÊU - HS đọc lưu loát và diễn cảm bài văn. - Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện, trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ. HS đọc cho nhau nghe khổ thơ 1,2 trong bài “ Về ngôi nhà đang xây”. 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Luyện đọc - HĐ cả lớp: Nghe cô giáo đọc bài, theo dõi và đọc thầm. + GV hướng dẫn giọng đọc. - HĐ cá nhân: Đọc thầm phần chú giải. - HĐ cặp đôi: Nói cho nhau nghe về các từ ở phần chủ giải: thuyên giảm - HĐ nhóm: Nhóm trưởng chỉ định HS trong nhóm nêu cách hiểu từ khó trong bài. - GV chia đoạn: + Bài đọc có thể chia làm 4 đoạn: Đoạn 1: từ đầu nghề cúng bái. Đoạn 2, tiếp theo .không thuyên giảm Đoạn 3: Tiếp theo vẫn không lui. Đoạn 4: đoạn còn lại. - HĐ nhóm: Đọc bài theo nhóm ( Mỗi bạn đọc 1 đoạn – lắng nghe bạn đọc, nhận xét và sửa sai cho bạn). - Cùng bạn chia sẻ các từ khó đọc và cùng luyện đọc trong nhóm. HĐ cả lớp: Ban học tập điều hành lớp tổ chức hoạt động đọc giữa lớp. - Đại diện 1 – 2 nhóm đọc bài - Các nhóm khác nhận xét cách đọc của nhóm bạn, chia sẻ cách đọc của nhóm mình. - GV điều chỉnh cách phát âm cho HS. - Mời một HS đứng dậy đọc lại toàn bài. HĐ 2: Tìm hiểu bài HĐ cá nhân: Cá nhân đọc thầm và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - HĐ nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm trao đổi với nhau trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa. - HĐ cả lớp: Ban học tập điều hành lớp trả lời các câu hỏi: ? Cụ Ún làm nghề gì? (Cụ Ún làm nghề thầy cúng) ? Khi mắc bệnh cụ đã tự chữa bằng cách nào? (Cụ chữa bằng cách cúng bái nhưng bệnh tình không thuyên giảm.) ? Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà? ( Vì cụ sợ mổ, lại không tin bác sĩ nng]ời Kinh bắt được con ma người Thái) ? Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh? (Nhờ bệnh viện mổ lấy sỏi thận cho cụ) ? Câu nói cuối bài đã giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào? (Cụ đã hiểu thầy cúng không chữa khỏi bệnh cho con người. Chỉ có thầy thuốc mới làm được điều đó) - HĐ cặp đôi: Hai bạn cùng bàn nói cho nhau nghe ý nghãi của bài bài tập đọc. GV chốt nội dung: Phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoa, giúp mọi người hiểu cúng bái không không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó. HĐ 3: Luyện đọc diễm cảm - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3. + Nên nhấn giọng ở các từ ngữ như: Khẩn khoản, nói mãi, nể lời, mổ lấy sỏi, sợ mổ, không tin, trốn, quặn quại, suốt ngày đêm vẫn không lui. - HĐ nhóm: Thi đọc diễn cảm trong nhóm. - Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn 3. - Đại diện mỗi nhóm lên đọc bài. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét và tuyên dương HS đọc hay và diễn cảm. C. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà kể lại câu chuyện hôm nay mình đã học cho cả gia đình cùng nghe. Và tuyên truyền mọi người không nên mê tín dị đoan, phải tin vào sự tiến bộ và văn minh của nhân loại. ---------------------------oOo--------------------------- Toán GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Biết: + Cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. + Vận dụng giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Ôn bài cũ: - Ôn lại quy tắc tìm tỉ số phần trăm của một số. 2. GV giới thiệu bài mới, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động cơ bản. HĐ 1: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm. * GV giới thiệu cách tính một số biết 52,5% của nó là 420. - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ 1: - GV ghi tóm tắt lên bảng. + 52,5% số HS toàn trường là 420 HS. + 100% số Hs toàn trường là: .... HS? - Yêu cầu HS thực hiện cách tính + 420 : 52,5 x 100 = 800 (HS) hoặc 420 x 100 : 52,5 = 800 (HS). - GV mời 2 -3 HS nêu quy tắc tìm một số khi biết giá trị phần trăm của nó. - GV chốt lại quy tắc. * Giới thiệu bài bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - GV đọc bài toán trong SGK. - Cá nhân HS giải bài toán vào vở nháp. - GV cùng HS giải bài toán lên bảng. Bài giải Số ô tô nhà máy dự định sản xuất là: 1590 x 100 : 120 = 1325 (ô tô) Đáp số: 1325 ô tô. HĐ 2: Hoạt động thực hành. Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài toán. - Cá nhân làm bài vào vở nháp. - Mời 2 HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp chữa bài. Bài giải Số HS trường Vạn Thịnh là: 552 x 100 : 92 = 600 (Học sinh) Bài 2: - Cặp trao đổi làm bài. - Giải bài vào nháp và trao đổi kết quả với bạn bên cạnh. Bài giải Tổng số sản phẩm là: 732 x 100 : 91,5 = 800 (Sản phẩm) Đáp số: 800 Sản phẩm. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà ôn lại quy tắc tìm một số khi biết giá trị phần trăm của nó, giải bài tập 3. ---------------------------oOo--------------------------- Tập làm văn TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU - HS viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực và tính tế. - Rèn cho HS kĩ năng diễn đạt, kĩ năng làm văn miêu tả. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Khởi động 1. Hát tập thể. 2. Giới thiệu bài mới và nêu mục tiêu bài học. A. Hoạt động cơ bản - Tập làm văn - GV hướng dẫn HS chọn 1 trong 4 đề ở sách giáo khoa để viết bài. + GV gợi ý cho HS tì hiểu đề - đề bài thuộc thể loại nào ? + Đề bài yêu cầu tả đối tượng nào? - Gọi hs nêu cấu tạo bài văn tả người. GV chốt lại: Cấu tạo bài văn tả người gồm: 1. Mở bài: Giới thiệu người định tả. 2. Thân bài: - Tả ngoại hình (điểm nổi bật về hình dáng, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, hàm răng.). - Tả tính cách, hoạt động (Lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ) 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về người được tả GV gợi ý: Để bài văn sinh động, cần dùng từ gợi tả, gợi cảm, dùng biện pháp tu từ, nhân hoá, so sánh để tả, khi tả lồng cảm xúc. - Gv giải đáp thắc mắc của HS nếu có. B. Hoạt động thực hành - Yêu cầu HS viết bài. C. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà chia sẽ với người thân về nội dung bài tập làm văn mình làm ở lớp. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện Tiếng Việt Luyện từ và câu Bài 1: Gạch chân quan hệ từ trong đoạn văn sau: Mấy hôm trước, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc...ở các bãi sông bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày chúng cãi cọ nhau om sòm, có khi chỉ vì tranh nhau một con tép mà có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được con nào. Đáp án Mấy hôm trước, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc...ở các bãi sông bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày chúng cãi cọ nhau om sòm, có khi chỉ vì tranh nhau một con tép mà có những anh cò vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được con nào. Bài 2: Chuyển câu đơn sau thành câu ghép có sử dụng quan hệ từ. a. Mưa đã ngớt. Trời tạnh dần. b. Thuý Kiều là chị. Em là Thuý Vân. c. Nam học giỏi toán. Nam chăm chỉ giúp mẹ việc nhà. Đáp án a. Mưa đã ngớt và trời tạnh dần. b. Thuý Kiều là chị còn em là Thuý Vân. c. Không những Nam học giỏi toán mà Nam còn chăm chỉ giúp mẹ việc nhà. Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình người bạn thân của em, trong đó có sử dụng quan hệ từ: Ví dụ: Hà và Linh đều là bạn của em nhưng em chơi thân với Linh hơn. Linh có nước da trắng hồng và mái tóc cắt ngắn rất hợp với khuân mặt trái xoan bầu bĩnh. Linh không những học giỏi mà Linh còn hay giúp đỡ các bạn trong lớp. ---------------------------oOo--------------------------- Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ I. MỤC TIÊU - HS biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.(BT1) - Đặt được câu theo yêu cầu của bài tập 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu học tập ghi nội dung bài tập 1. - Giấy A4 để HS làm bài tập 3. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là từ đồng nghĩa?từ trái nghĩa? 2. GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học. B. Hoạt động thực hành * Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: Kiểm tra vốn từ - GV mời HS nêu yêu cầu của bài tập 1. - GV củng cố lại cho HS các khái niệm về từ đồng nghĩa, trái nghĩa. - Hoạt động nhóm đôi hoàn thành bài tập 1. - GV chữa bài. Đáp án a) Nhóm đồng nghĩa là: + Đỏ - điều – son. + Xanh – biếc – lục. + Trắng - bạch . + Hồng – đào. b) 1- đen; 2 – huyền; 3 – ô; 4 – mun; 5 – mực; 6 – thâm. Bài tập 2: Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuần 16.doc
Tài liệu liên quan