I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh. Hs mức 3,4 nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng.
2. Kĩ năng: Rèn KN tìm tòi, khám phá, chăm sóc, bảo vệ các bộ phận của cơ thể.
3. Thái độ: GD HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các hình trong bài 1SGK.
2. HS: SGK, VBT.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi: Nhận biết các vật xung quanh.
- Cách tiến hành: 3 hs đã được bịt mắt, đặt vào tay hs 1 số vật yêu cầu hs đoán. Bạn nào đoán đúng tất cả bạn đó thắng cuộc.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
14 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp các môn khối lớp 1 - Tuần 3 năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết các tiếng, từ chứa âm /ch/.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD.
2. Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: TC: Truyền điện.
- HS nối tiếp đọc a,b,c,ch, cha, chả cá.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc bài âm /ch/.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phát âm mẫu /ch/.
* Cách tiến hành: Cho HS đọc sách TV-CCG lớp 1 trang 23.
- Chỉ vào SGK đọc và phân tích tay.
- Hs luyện đọc theo 4 mức độ.
- Cho HS đọc cá nhân; đọc thi đua theo nhóm, tổ,cả lớp.
Lưu ý: GV trực tiếp hướng dẫn em Quang, Thái, Thanh Hân, Hùng cách phát âm.
b. Hoạt động 2: Luyện viết cha, chả cá, chà, cá,cả chả cá, bà ạ!
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- HS thực hành viết trên bảng con.
- Cho HS tự viết vào sách thực hành TV1.CGD.
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện đọc bài âm /ch/.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều:
TOÁN
Tiết 9: Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết được số lượng các nhóm đồ vật từ 1- 5.
- HS cần hoàn thành BT 1,2,3,4.
2. Kĩ năng: Rèn KN nhận biết, đọc, viết các số 1,2,3,4,5.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy Toán lớp 1.
2. HS: SGK Toán 1; VBT Toán 1; Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động. Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”
- Mục tiêu: Nhận biết số lượng hình tròn, hình vuông, hình tam giác.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Thực hành: PP luyện tập, thực hành
Bài 1. Số. Làm việc cá nhân
- HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài vào VBT.
- Nối tiếp nhau báo cáo kết quả.
Bài 2. Số. Làm việc cá nhân
- Tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3. Số. Làm việc cá nhân
- Tiến hành tương tự bài 1,2.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc: 1,2,3,4,5; 5,4,3,2,1.
Bài 4. Viết số 1, 2, 3, 4, 5.
- HS tự viết vào vở BT.
- GV trực tiếp giúp đỡ em Trung Nguyên, Tuyến, Cao Hân, Thanh Hân.
4. Hoạt động tiếp nối:
- Thực hành nhận biết các số 1, 2, 3, 4, 5 qua các nhóm đồ vật.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
ĐIỀU CHỈNH:
----------------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Bài 2: Gọn gàng, sạch sẽ (tiết1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs biết ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ; biết giữ gìn vệ sinh cá nhân: đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- Hs mức 3,4 phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ.
2. Kĩ năng: Rèn KN tự mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ, chải đầu, giữ vệ sinh cá nhân.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn VS cá nhân luôn gọn gàng, sạch sẽ, thích cái đẹp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài hát: Rửa mặt như mèo. Lược chải đầu.
2. HS: Vở bài tập đạo đức 1.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học.
1. Khởi động. Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài “Rửa mặt như mèo”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Làm việc nhóm
- GVcho Hs quan sát các bạn trong tổ xem bạn nào có đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.
- Cho Hs chia sẻ trước lớp.
- GV kể lại truyện, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh nội dung câu chuyện, liên hệ.
b. Hoạt động 2: Làm bài tập 1,2. Làm việc cá nhân.
- GV giải thích yêu cầu bài tập và yêu cầu học sinh làm BT.
- HS tự làm bài tập vào vở.
- HS trình bày trước lớp.
- GVKL: Các em cần học tập 2 bạn trong hình vẽ số 4 và số 8 vì 2 bạn đó ăn mặc quần áo, đầu tóc rất gọn gàng, sạch sẽ.
c. Hoạt động 3: Hát và nhận xét.
- Cho hs hát bài hát: Rửa mặt như mèo.
- Liên hệ, giáo dục cho HS giữ gìn VS cá nhân sạch sẽ.
d. Hoạt động 4: Gv hd hs đọc câu thơ:
“ Đầu tóc em chải gọn gàng
Áo quần sạch sẽ trông càng thêm yêu”
- GVKL: Quần áo đi hoc phải phẳng, lành, sạch, gọn. Không mặc quần áo nhàu, rách, bẩn, xộc xệch đến lớp.
3. Các hoạt động tiếp nối:
- Dặn HS hàng ngày thực hiện giữ gìn VS cá nhân; ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------------
KĨ NĂNG SỐNG
Ngồi học đúng tư thế
---------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2017
Buổi sáng:
THỂ DỤC
(GVchuyên dạy)
------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 10: Bé hơn. Dấu <
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn” , dấu “<” để so sánh
các số.Thực hành so sánh các số 1đến 5 theo quan hệ bé hơn.
- HS cần hoàn thành BT 1,2,3,4. Hs mức 4 làm thêm bài 5.
2. Kĩ năng: Rèn KN nhận biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn”, “dấu <”.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; Các nhóm có 1, 2 , 3 đồ vật cùng loại.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Chơi trò chơi “Thi đếm nhanh.”
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng đếm xuôi, đếm ngược từ 1-5; từ 5-1.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu 1 < 2. Làm việc nhóm, lớp. PP thảo luận, trực quan, vấn đáp.
- Bước 1: Làm việc nhóm quan sát tranh vẽ và so sánh số ô tô, số ô vuông trong mỗi hình.
- Các nhóm báo cáo KQ.
- GVNX– KL: 1 ô tô ít hơn 2 ô tô; 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông. HS nhắc lại: CN, lớp.
- Bước 2: GT dấu <. GV nêu: 1 ô tô ít hơn 2 ô tô, 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông, ta nói 1 ít hơn 2 và viết 1 < 2.
+ Viết lên bảng dấu “ < ”gọi là dấu bé hơn, đọc là bé hơn dùng để so sánh các số.
+ Cho học sinh đọc lại “ Một bé hơn hai”.
- Bước 3: HS thực hành viết dấu <, 1<2 trên bảng con và đọc.
b, Giới thiệu số 2 <3; 3<4; 4<5. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Tiến hành tương tự 1<2.
- Cho HS thực hành viết trên bảng con và đọc: 1<2 , 2<3 , 3<4 , 4<5 , 1<4.
- Lưu ý: Khi viết dấu < giữa 2 số bao giờ đầu nhọn cũng chỉ vào số bé.
3. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1. Viết dấu < . Làm việc cá nhân.
- HS thực hành viết vào vở. GV nhận xét – chỉnh sửa.
Bài 2,3. Viết theo mẫu.
- Tập cho H nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung hình vẽ.
- Gợi ý giúp H làm bài (1 < 3).
- HS thực hành làm bài tập vào vở các phần còn lại.
- GV theo dõi, trực tiếp giúp đỡ em Đức Bình, Cao Hân, Tuyến.
- Các em Mạnh, Hải, Khoa có thể làm trên bảng lớp.
Bài 4. Viết < vào ô trống.
- Treo tranh phóng to cho hs thi đua lên bảng làm.
Bài 5. Nối ô trống với số thích hợp.
- Khuyến khích HS mức 4 làm bài. ( Hương, Mai, Hiệp, Khoa, Bảo )
4. Các hoạt động tiếp nối:
- Nhận xét, dặn về nhà ôn lại cách đọc - viết: 1<2 , 2<3 , 3<4 , 4<5 , 1<4...
- Chuẩn bị bài tiết sau.
ĐIỀU CHỈNH:
-----------------------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Âm /d/ (2 tiết)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 132-136)
ĐIỀU CHỈNH:
-----------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
THỦ CÔNG
Xé, dán hình tam giác.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết xé dán hình tam giác. Xé, dán được hình tam giác. Đường xé có thể bị răng cưa, chưa thẳng. Hình dán có thể chưa phẳng. (mức 1,2)
- Mức 3,4: Xé dán được hình tam giác. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể xé được hình tam giác có kích thước khác nhau.
2. Kĩ năng: Rèn KN xé dán; KN sử dụng, giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài mẫu xé dán hình tam giác; Các loại giấy màu, bìa, kéo, hồ dán.
2. HS: Dụng cụ môn học.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Hát
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Quan sát, nhận xét. Làm việc cả lớp.
- GV đưa bài mẫu xé dán hình tam giác.
- HS quan sát và nêu đặc điểm của hình tam giác(tự nêu theo hiểu biết về cạnh, kích thước)
- HS quan sát xung quanh nêu những đồ vật có hình tam giác.
b, Quan sát thao tác mẫu. Làm việc cả lớp.
- GV thao tác mẫu từng bước (vừa làm vừa kết hợp giảng giải). HS thao tác theo.
Bước 1: Vẽ hình tam giác.
Bước 2: Xé hình tam giác.
- Làm thao tác xé từng cạnh của hình tam giác.
- Xé xong lật mặt có màu để hs quan sát.
Bước 3: Dán hình. Gv hướng dẫn cách dán.
3.Thực hành.
- HS nhắc lại các bước xé dán hình tam giác.
- HS thực hành xé dán hình tam giác theo các bước đã nêu.
- Lưu ý: - Khi xé cần xé đều tay, xé thẳng.
- Khi dán chú ý bôi hồ mỏng, miết phẳng.
- Tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành xé, dán, gấp hình, cắt, dán giấy.
4. Các hoạt động tiếp nối:
- HD HS tái sử dụng các loại giấy báo, lịch cũ để xé dán tam giác theo kích thước khác.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Nhận biết các vật xung quanh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh. Hs mức 3,4 nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng.
2. Kĩ năng: Rèn KN tìm tòi, khám phá, chăm sóc, bảo vệ các bộ phận của cơ thể.
3. Thái độ: GD HS có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các hình trong bài 1SGK.
2. HS: SGK, VBT.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi: Nhận biết các vật xung quanh.
- Cách tiến hành: 3 hs đã được bịt mắt, đặt vào tay hs 1 số vật yêu cầu hs đoán. Bạn nào đoán đúng tất cả bạn đó thắng cuộc.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Quan sát hình trong sgk. Làm việc nhóm.
- Mục tiêu: Mô tả được 1 số vật xung quanh.
- Cách tiến hành:
+ HS làm việc theo cặp: cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và nói với nhau về hình dáng, màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn, nhẵn hay sần sùi...của các đồ vật đó.
+ Cho HS chia sẻ trước lớp.
- GVKL: Các vật xung quanh ta đa dạng về hình dáng, màu sắc, kích thước, ...
b, Thảo luận theo nhóm nhỏ. Hỏi đáp theo cặp.
- Mục tiêu: Biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh.
- Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn hs tập đặt câu hỏi và trả lời. Cho 1 cặp làm mẫu.
Bước 2: Thực hành hỏi đáp theo cặp đôi. VD: Điều gì sẽ xảy ra khi mắt ta bị hỏng mắt?....
Bước 3: Chia sẻ trước lớp.
- GVKL: Nhờ có mắt, tai, mũi, lưỡi, da mà ta nhận biết được các vật xung quanh. Nếu 1 trong các giác quan đó bị hỏng, chúng ta không thể biết được đầy đủ về các vật xung quanh. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể.
3. Các hoạt động tiếp nối:
- Cho HS nói tiếp nhau nêu các cách giữ gìn bảo vệ mắt, tai,...
- Nhắc hs cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn bài: Âm /d/
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về âm /d/.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết các tiếng, từ chứa âm /d/.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD.
2. Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: TC: Truyền điện.
- HS nối tiếp đọc a,b,c,ch, cha, chả cá.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc bài âm /d/.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phát âm mẫu /d/.
* Cách tiến hành: Cho HS đọc sách TV-CCG lớp 1 trang 24.
- Chỉ vào SGK đọc và phân tích tay.
- Hs luyện đọc theo 4 mức độ.
- Cho HS đọc cá nhân; đọc thi đua theo nhóm, tổ,cả lớp.
Lưu ý: GV trực tiếp hướng dẫn em Quang, Thái, Thanh Hân, Hùng cách phát âm.
b. Hoạt động 2: Luyện viết da, dạ, da cá, Cá à? Dạ, cá, bà ạ!
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- HS thực hành viết trên bảng con.
- Cho HS tự viết vào sách thực hành TV1.CGD.
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện đọc bài âm /d/. Sưu tầm thêm các tiếng có âm /d/.
ĐIỀU CHỈNH:
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2017
Buổi sáng:
TIẾNG VIỆT
Âm /đ/ (2 tiết)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 136-140)
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn bài: Âm /đ/
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về âm /đ/.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết các tiếng, từ chứa âm /đ/.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD.
2. Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: TC: Truyền điện.
- HS nối tiếp đọc a,b,c,ch, cha, chả cá.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc bài âm /đ/.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phát âm mẫu /đ/.
* Cách tiến hành: Cho HS đọc sách TV- CCG lớp 1 trang 25.
- Chỉ vào SGK đọc và phân tích tay.
- Hs luyện đọc theo 4 mức độ.
- Cho HS đọc cá nhân; đọc thi đua theo nhóm, tổ,cả lớp.
Lưu ý: GV trực tiếp hướng dẫn em Quang, Thái, Thanh Hân, Hùng cách phát âm.
b. Hoạt động 2: Luyện viết đa, đa đa, đá, Đá à? Dạ, đá, bà ạ!
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- HS thực hành viết trên bảng con.
- Cho HS tự viết vào sách thực hành TV1.CGD.
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện đọc bài âm /đ/. Sưu tầm thêm các tiếng có âm /đ/.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 11: Lớn hơn. Dấu >
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “lớn hơn” , dấu “>” để so sánh các số.Thực hành so sánh các số 1đến 5 theo quan hệ lớn hơn.
- HS cần hoàn thành BT 1,2,3,4. HS mức 4 làm thêm bài 5.
2. Kĩ năng: Rèn KN nhận biết so sánh số lượng và sử dụng từ “lớn hơn”, “dấu >”.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; Các nhóm có 1, 2 , 3 đồ vật cùng loại.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Chơi trò chơi “Thi đếm nhanh.”
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng đếm xuôi, đếm ngược từ 1-5; từ 5-1.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu 2 > 1. Làm việc nhóm, lớp. PP thảo luận, trực quan, vấn đáp.
- Bước 1: Làm việc nhóm quan sát tranh vẽ và so sánh số ô tô, số ô vuông trong mỗi hình.
- Các nhóm báo cáo KQ.
- KL: 2 ô tô lớn hơn 1 ô tô; 2 hình vuông lớn hơn 1 hình vuông. HS nhắc lại: CN, lớp.
- Bước 2: GT dấu >. GV nêu: 2 ô tô lớn hơn 1 ô tô; 2 hình vuông lớn hơn 1 hình vuông, ta nói 2 lớn hơn 1 và viết 2 >1.
+ Viết lên bảng dấu “ > ”gọi là dấu lớn hơn, đọc là lớn hơn dùng để so sánh các số.
+ Cho học sinh đọc lại “ Hai lớn hơn một”.
- Bước 3: HS thực hành viết dấu >, 2>1 trên bảng con và đọc.
b, Giới thiệu số 3>2, 4>3, 5>4. Làm việc cả lớp. PP trực quan, vấn đáp.
- Tiến hành tương tự 2 >1.
- Cho HS thực hành viết trên bảng con và đọc: 2 >1, 3>2, 4>3, 5>4...
- Lưu ý: Khi viết dấu > giữa 2 số bao giờ đầu nhọn cũng chỉ vào số bé.
3. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1. Viết dấu > . Làm việc cá nhân.
- HS thực hành viết vào vở. GV nhận xét – chỉnh sửa.
Bài 2,3. Viết theo mẫu.
- Tập cho H nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung hình vẽ.
- Gợi ý giúp HS làm bài (3 >1).
- HS thực hành làm bài tập vào vở các phần còn lại.
- GV theo dõi, trực tiếp giúp đỡ em Đức Bình, Cao Hân, Tuyến.
- Các em Mạnh, Hải, Khoa có thể làm trên bảng lớp.
Bài 4. Viết > vào ô trống.
- Treo tranh phóng to cho hs thi đua lên bảng làm.
Bài 5. Nối ô trống với số thích hợp.
- Khuyến khích HS mức 4 làm bài. ( Hương, Mai, Hiệp, Khoa, Bảo )
4. Các hoạt động tiếp nối:
- Nhận xét, dặn về nhà ôn lại cách đọc - viết: 2 >1, 3>2, 4>3, 5>4...
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
TIẾNG ANH (2 tiết)
(GV chuyên dạy)
------------------------------------------------------------------------------
KĨ NĂNG SỐNG
Chào hỏi đúng cách
---------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2017
Buổi sáng:
TIẾNG VIỆT
Âm /e/ (2 tiết)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 140-144)
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn bài: Âm /e/
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về âm /e/.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết các tiếng, từ chứa âm /e/.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD.
2. Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: TC: Truyền điện.
- HS nối tiếp đọc a,b,c,ch, d, đ, đa, đa đa, đá, Đá à? Dạ, đá, bà ạ!
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc bài âm /e/.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phát âm mẫu /e/.
* Cách tiến hành: Cho HS đọc sách TV- CCG lớp 1 trang 26.
- Chỉ vào SGK đọc và phân tích tay.
- Hs luyện đọc theo 4 mức độ.
- Cho HS đọc cá nhân; đọc thi đua theo nhóm, tổ,cả lớp.
Lưu ý: GV trực tiếp hướng dẫn em Quang, Thái, Thanh Hân, Hùng cách phát âm.
b. Hoạt động 2: Luyện viết dẻ, chè, dẽ, bè, be bé, e dè, da dẻ.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- HS thực hành viết trên bảng con.
- Cho HS tự viết vào sách thực hành TV1.CGD.
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện đọc bài âm /e/. Sưu tầm thêm các tiếng có âm /e/.
ĐIỀU CHỈNH:
-----------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 12: Luyện tập
II. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết sử dụng dấu và các từ bé hơn, lớn hơn khi so sánh hai số. Bước đầu biết diễn đạt sự so sánh theo hai quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn( có 22).
- Bài tập cần hoàn thành: 1,2. HS mức 4 làm thêm bài 3.
2. Kĩ năng: Rèn KN so sánh các số từ 1-5, KN sử dụng dấu khi so sánh 2 số.
3. Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bộ đồ dùng toán, bảng phụ.
2. HS: Bộ đồ dùng học Toán 1, vở BT.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Trò chơi “ Ai nhanh hơn?” 2 đội thi tiếp sức.
Điền dấu > <
... 5 3 ... 1
... 2 3 .. . 2
3 ... 4 5 ... 3
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1: ? Làm việc cá nhân
- Hướng dẫn HS tập nêu yêu cầu của bài.
- 3 HS lên bảng; HS dưới lớp làm bảng con.
- Lưu ý: Khi viết dấu >, < giữa 2 số bao giờ đầu nhọn cũng chỉ vào số bé.
Hai số khác nhau bao giờ cũng tìm được một số bé hơn và một số lớn hơn.
Bài 2: Viết (theo mẫu). Làm việc cá nhân
- Hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài.
- H/d làm bài mẫu: Phải xem tranh so sánh số thỏ với số củ cà rốt rồi viết kết quả so sánh: 4 > 3 ; 3 < 4
- Tương tự các bài còn lại học sinh làm vào phiếu
- GV theo dõi nhắc nhở HS làm bài.
- Cho HS chia sẻ KQ trước lớp.
- NX – chốt đáp án đúng.
- Lưu ý: Để so sánh 2 số khác nhau ta dùng dấu > <.
Bài 3. Nối ô trống với số thích hợp.
- Khuyến khích HS mức 4 làm bài. ( Hương, Mai, Hiệp, Khoa, Bảo )
3. Các hoạt động tiếp nối:
- Chơi TC “Ai nhanh, ai đúng!” 2 đội chơi.
- HS nối tiếp nhau điền dấu vào ô trống.
- HD HS về nhà ôn lại bài và xem trước tiết sau.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2017
Buổi sáng:
TIẾNG VIỆT
Âm /ê/ (2 tiết)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 144-147)
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------
MỸ THUẬT (2 tiết)
GV chuyên
-------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều:
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn bài: Âm /ê/
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về âm /ê/.
2. Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết các tiếng, từ chứa âm /ê/.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD.
2. Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động khởi động: TC: Truyền điện.
- HS nối tiếp đọc a,b,c,ch, d, đ, e, dẻ, chè, dẽ, bè, be bé, e dè, da dẻ.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc bài âm /ê/.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phát âm mẫu /ê/.
* Cách tiến hành: Cho HS đọc sách TV- CCG lớp 1 trang 27.
- Chỉ vào SGK đọc và phân tích tay.
- Hs luyện đọc theo 4 mức độ.
- Cho HS đọc cá nhân; đọc thi đua theo nhóm, tổ,cả lớp.
Lưu ý: GV trực tiếp hướng dẫn em Quang, Thái, Thanh Hân, Hùng cách phát âm.
b. Hoạt động 2: Luyện viết dê, dế, đê, bê.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- HS thực hành viết trên bảng con.
- Cho HS tự viết vào sách thực hành TV1.CGD.
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện đọc bài âm /ê/. Sưu tầm thêm các tiếng có âm /ê/.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN
Ôn tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về:
- Nhận biết dấu .
- Biết đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 5.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: HS mức 1, 2 chỉ làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; HS mức 3,4 thực hiện hết các yêu cầu.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Vở thực hành Toán 1/1, bảng phụ.
2. HS: Vở thực hành Toán 1/1.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
1. Khởi động: Chơi TC “Ai nhanh, ai đúng!” 2 đội chơi.
- HS nối tiếp nhau điền dấu vào ô trống.
Điền dấu > <
... 5 3 ... 1 3 ... 4
... 2 3 .. . 2 5 ... 3
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Thực hành:
Bài 1: Viết số. Làm việc cá nhân
- Cho HS tập nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS viết dấu vào bảng con.
- Cho HS viết vở Luyện Toán, mỗi dấu 1 dòng.
Bài 2: Viết (theo mẫu). Làm việc cá nhân
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung hình vẽ.
- Gợi ý giúp HS làm bài (mẫu).
- HS thực hành làm bài tập vào vở Luyện Toán.
Bài 3: Điền dấu > < . Làm việc cá nhân
- Hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài.
- Gợi ý giúp HS làm bài (mẫu).
- HS thực hành làm bài tập vào vở Luyện Toán.
- GV theo dõi nhắc nhở HS làm bài.
- Cho HS chia sẻ KQ trước lớp.
- NX – chốt đáp án đúng.
- Lưu ý: Để so sánh 2 số khác nhau ta dùng dấu > <.
Bài 4: Nối ô trống với số thích hợp.
- Khuyến khích HS mức 4 làm bài. ( Hương, Mai, Hiệp, Khoa, Bảo )
3. Các hoạt động tiếp nối: Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”
- GV nêu luật chơi. HS nối tiếp đọc số cần điền vào chỗ chấm.
1 .......> 3,>.........>........
- Nhận xét, dặn về nhà ôn lại cách đọc - viết, so sánh các số 1,2,3,4,5.
ĐIỀU CHỈNH:
-------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT
Kiểm điểm các hoạt động trong tuần
I. MỤC TIÊU:
- Tổng kết, đánh giá ưu – nhược điểm các hoạt động của lớp trong tuần.
- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần sau.
II. TIẾN HÀNH
1. Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
- Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
2. GV nhận xét, đánh giá, nêu rõ ưu, khuyết điểm và hướng khắc phục:
a, Nề nếp:Mọi nề nếp bước đầu đã đi vào hoạt động: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì TB 15 phút đầu giờ, xếp hàng ra vào lớp, mặc đúng trang phục đến trường.
b. Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn. Bên cạnh đó còn hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp.
c. Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tham gia tích cực các phong trào thi đua. Bên cạnh đó còn một số em tiếp thu bài chậm, hay quên sách vở, chưa chuẩn bị bài: Cao Hân, Tuyến, Trung Nguyên.
3. Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần sau:
* Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an lop 1 CNGD tuan 3_12393863.doc