TIẾT 2: TOÁN TĂNG
Tiết 48: ÔN TẬP VỀ NHÂN SỐ THẬP PHÂN.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001.
- Rèn cho học sinh biết áp dung một số tính chất của số thập phân để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Củng cố về tính chu vi diện tích hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học.- Bảng phụ cho bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học.
38 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài 3:
- Cho Hs làm bài vào vở.
- Gọi Hs phát biểu ý kiến.
- Nhận xét
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn Hs về làm bài 2 vào vở, chuẩn bị
bài sau.
- 2 Hs nêu.
- 1 Hs đọc yêu cầu bài.
- Thảo luận, trình bày:
+ Khu dân cư: Khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.
+ Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.
- 2 Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài.
- Phát biểu: Giữ gìn (gìn giữ)
- Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.
- Chúng em gìn giữ môi trường sạch đẹp.
- 1 Hs nêu lại nội dung bài.
_______________________________________
Chiều:Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: TOÁN TĂNG
Tiết 46 : LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu : Rèn :
- Kỹ năng tính toán đối với nhân nhẩm STP với10(bài 1/35);phép nhân các số thập phân (BT2/35).
- Kỹ năng đổi đơn vị đo độ dài .
II. ĐDDH:
- Bài tập củng cố KT-KN ( SEQAP)
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Thực hành: Bài 1/34: Tính nhẩm
GV chốt đáp án đúng .
3,14 x 10 = 34,1 4,09 x 100 = 409
2,173 x10 = 21,73 3,197 x 100 = 319,7
4,32 x 1000 = 4320
1,02 x 1000 = 1020
Bài 2/34: Đặt tính rồi tính
GV phát phiếu học tập .
Bài 3/34:Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Gv phát phiếu bài tập cho hs
37,3 km = ......hm 4,7 m = ......cm
46,7 cm = ...... m 65 m = ......km
Bài 4 / 34: Dưới đây là sơ đồ một bể bơi với tỉ lệ 1: 1000
15cm
Hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm
Chiều dài thật của bể bơi : ..........m
Chiều rộng thật của bể bơi : ........m
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc chuẩn bị bài sau
- HS làm cá nhân .
Trình bày kết quả – nhóm khác nhận xét .
HS làm bài nhóm (tổ )
-3 Hs làm vào phiếu lớn , dán lên bảng– nhận xét bổ sung.
Đáp án:
27,3
x 6
163,8
451
x 0,21
451
902
94,71
432
x 0,012
864
432
5,184
- HS làm theo nhóm 4
- Đại diện nhóm t/ bày bảng – Nhận xét , bổ sung .
HS đọc đề bài toán .
Giải
Chiều dài thật của bể bơi : 150m
Chiều rộng thật của bể bơi : 50m
--------------------------------------------------------------
Tiết 2 TIẾNG VIỆT (Tăng )Luyện từ và câu :
Tiết 1 : LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ.
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết quan hệ từ.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Bài tập 1 :
H: Tìm các quan hệ từ trong các câu sau:
a) Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn xoè lá lấn chiếm không gian.
b) Bạn Hoa học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả vẫn chưa cao.
c) Em nói mãi mà bạn Lan vẫn không nghe theo.
d) Bạn Hải mà lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.
e) Câu chuyện của bạn Hà rất hấp dẫn vì Hà kể bằng tất cả tâm hồn mình.
Bài tập2:
H: Điền thêm các quan hệ từ vào chỗ chấm trong các câu sau:
a) Trời bây giờ trong vắt thăm thẳm ... cao.
b) Một vầng trăng tròn to đỏ hồng hiện lên chân trời sau rặng tre đen của làng xa.
c) Trăng quầng hạn, trăng tán mưa.
d) Trời đang nắng, cỏ gà trắng mưa.
e) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng cũng có những người yêu tôi tha thiết, sao sức quyến rũ, nhớ thương cũng không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
Bài tập3:
H: Tìm từ đúng trong các cặp từ in nghiêng sau:
a) Tiếng suối chảy róc rách như/ ở lời hát của các cô sơn nữ.
b) Mỗi người một việc: Mai cắm hoa, Hà lau bàn nghế, và/ còn rửa ấm chén.
c) Tôi không buồn mà/ và còn thấy khoan khoái, dễ chịu.
4.Củng cố dặn dò:
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS làm các bài tập.
Đáp án :
a) Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn xoè lá lấn chiếm không gian.
b) Bạn Hoa học tập rất chăm chỉ nhưng kết quả vẫn chưa cao.
c) Em nói mãi mà bạn Lan vẫn không nghe theo.
d) Bạn Hải mà lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.
e) Câu chuyện của bạn Hà rất hấp dẫn vì Hà kể bằng tất cả tâm hồn mình.
Đáp án :
Và.
To ; ở.
Thì ; thì.
Thì.
Và ; nhưng.
Đáp án :
a) Như.
b) Còn.
c) Mà.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------
Ngày soạn: 22 /11/2016
Ngày giảng: Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2016
TIẾT 1: TOÁN
Tiết 59 : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 , 0,01, 0,001...
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn h/s luyện tập:
*Bài 1a: (60)
HD làm bài.
a, Ví dụ: - Y/c h/s nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000...?
- HD h/s tính kết quả của phép nhân:
142,57 x 0,1 = ?
- Y/c h/s nhận xét để rút ra kết luận sgk.
* Ví dụ 2:
- Y/c h/s nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000...?
- Y/c h/s tính kết quả của phép nhân:
531,75 x 0,01 = ?
- Y/c h/s nhận xét để rút ra kết luận sgk.
- Kết luận sgk:
*Bài 1b: (60) HD làm bài.
- Tính nhẩm:
- HD nắm vững yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Nhận xét kết quả bài làm của h/s.
- Kết luận bài giải đúng.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét chung giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
- Hát.
Đọc yêu cầu bài tập.
- HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000
x
142,57
0,1
14,257
Vậy: 142,57 x 0,1 = 14,257
Nếu chuyển dấu phải của số 142,57 sang bên trái một chữ số ta cũng được 14,257.
Đọc yêu cầu ví dụ.
HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000
531,75 x 0,01 = 5,3175
- Nếu chuyển dấu phải của số 531,75 sang bên trái hai chữ số ta cũng được 5,3175
- Khi nhân một số thập phân với 0,1, 0,01, 0,001 ta chỉ việc cho dấu phải của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba chữ số.
Đọc yêu cầu bài tập.- HS làm.
579,8 x 0,1 = 57,98
805,13 x 0,01 = 8,0513
362,5 x 0,001 = 0,3625
38,7 x 0,1 = 3,78
67,19 x 0,01 = 0,6719
20,25 x 0,001 = 0, 02025
6,7 x 0,1 = 0,67
3,5 x 0,01 = 0,035
5,6 x 0,001 = 0,0056
TIẾT 2: TẬP LÀM VĂM
Tiết 23 : CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết luận) của bài văn tả người.
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập dành cho h/s.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Thu đơn kiến nghị của h/s.
- Nhận xét, bổ xung.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Tìm hiểu ví dụ:
- Y/c h/s quan sát tranh minh hoạ bài Hạng A Cháng và hỏi:
? Qua bức tranh , em cảm nhận được điều gì về anh thanh niên ?
? Anh thanh niên đó có gì nổi bật?
- Y/c h/s đọc bài Hạng A Cháng và trả lời câu
? Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu người định tả bằng cách nào?
Ngoại hình Hạng A Cháng có gì nổi bật?
Qua câu văn miêu tả hoạt động của A cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?
Tìm phần kết bài và nêu ý nghĩa của nó?
Từ bài văn trên nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người?
c. Ghi nhớ:
d. Luyện tập:
- Gọi h/s đọc y/c của bài tập
- GV hướng dẫn:
Em định tả ai?
Phần mở bài em nêu những gì?
Em cần tả được những gì về người đó trong phần thân bài?
Phần kết bài em nêu những gì?
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Gọi h/s nêu kết quả bài làm.
- GV cùng h/s nhận xét kết luận.
- Nhận xét chung giờ học.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài học sau.
- Hát.
- HS nộp bài viết ở nhà.
- HS quan sát tranh Hạnh A Cháng.
- Qua bức tranh em thấy anh thanh niên là người rất khẻo mạnh và chăm chỉ.
- HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
- HS đọc bài.
*Mở bài: “ Nhìn thân hình....khẻo quá! đẹp quá!’’
+ Nội dung: Giới thiệu về Hạng A Cháng.
+ Giới thiệu bằng cách đưa ra câu hỏi khen về thân hình khẻo đẹp của Hạng A Cháng.
*Thân bài:
+ Hình dáng của Hạng A Cháng: ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bặp chân, bắp tay rắn như chắc gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng, khi đẽo cày trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
+ Hoạt động và tính tình : Lao động chăm chỉ, cần cù, say mê, giỏi; tập chung cao đọ đến mức chăm cắn vào công việc.
- Hạng A Cháng là một chàng thanh niên khoẻ mạnh và chàn trề sức lực.
- Kết bài: Câu hỏi cuối bài: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ.
*Bài văn miêu tả gồm có ba phần:
+ Mở bài : Giới thiệu người định tả.
+ Thân bài : Tả hình dáng và hoạt động của người đó.
+ Kết luận : Nêu cảm nghĩ về người định tả.
- HS đọc phần ghi nhớ sgk.
- HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- Em tả mẹ, ông, bà, em bé....
- Phần mở bài giới thiệu về người định tả.
- Phần thân bài:
+ Tả hình dáng (tuổi tác, tầm vóc, nước da, mắt, má, chân tay, dáng đi, cách nói, ăn mặc)
+ Tả tính tình (Những thói quen của người đó trong cuộc sống ....)
- Phần kết bài : Phần thân bài nêu tình cảm, cảm nghĩ của mình với người đó
- HS nêu kết quả bài làm.
- HS lớp nhận xét bổ sung.
Tiết 3: LỊC SỬ.
Tiết 12 : VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
I. Mục tiêu:
- Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: "giặc đói", "giặc dốt", "giặc ngoại xâm"
- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại "giặc đói", "giặc dốt": quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ,...
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tranh minh hoạ sgk.
- Phiếu bài tập dành cho h/s.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.
3. Bài mới.
a, Giới thiệu bài.
b, HD tìm hiểu bài.
* Hoạt động 1: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng tám.
- Y/c h/s thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
? Vì sao ngay sau cách mạng tháng tám thành công ,nước ta lại ở trong tình thế: “Nghìn cân treo sợi tóc’’ ?
? Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn , nguy hiểm gì?
Hát.
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi
- Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vàn khó khăn tưởng như không vượt qua nổi.
- Nạn đói năm 1945 làm hơn hai triệu người chết , nông nghiệp đình đốn, hơn 90% người mù chữ, ngoại xâm và nội phản đe doạ nền độc lập....
Việt Nam
Giặc ngoại xâm, phản động chống phá cách mạng
Nông nghiệp đình đốn. Nạn đói năm 1944 – 1945 làm hơn 2 triệu người chết đói
90 % đồng bào không biết chữ
Nếu không đảy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra với đất nước ta?
Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là “giặc’’?
* Hoạt động 2: Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt:
- Y/c h/s quan sát các tranh trong sgk và trả lời câu hỏi:
Hình chụp cảnh gì?
+ Đẩy lùi giặc đói:
+ Chống giặc dốt:
+ Chống giặc ngoại xâm:
* Hoạt động 3: ý nghĩa của việc đẩy lùi
“ giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm’’
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc để đẩy lùi những khó khăn; việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào?
khi lãnh đạo cách mạng vượt qua cơn hiểm nghèo, uy tín của chính phủ và Bác Hồ như thế nào?
4. củng cố dặn dò.
+ HS đọc bài học trong sgk.
- Nhận xét chung giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
- Nếu không đẩy lùi nạn đói, nạn dốt thì ngày càng có nhiều đồng bào ta chết đói nhân dân không đủ hiểu biết tham gia cách mạng, xây dựng đất nước Nguy hiểm hơn, nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì không đủ sức chống lại giặc ngoại xâm nước ta lại trở lại cảnh mất nước.
- Vì chúng nguy hiểm cũng như giặc ngoại xâm vậy, chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu và mất nước.
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi .
- Hình 2: Chụp cảnh nhân dân đang quyên góp gạo, thùng quyên góp có dòng chữ “ một nắm khi đói bằng một gói khi no”
- Hình 3: Chụp cảnh lớp bình dân học vụ, lớp học có nam, nữ, già, trẻ
- Lập hũ gạo cứu đói.
- Chia ruộng đất cho nông dân, đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất nông nghiệp...
- Mở lớp bình dân học vụ ở khắp nơi để xoá mũ chữ.
- Xây thêm trường học, trể em nghèo được cắp sách đến trường.
- Ngoại giao khôn khéo để đẩy quân tưởng về nước.
- Hoà hoãn nhượng bộ với Pháp để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những việc phi thường nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.
- Nhân dân một lòng tin tưởng vào Đảng và Bác Hồ để làm cách mạng.
- HS đọc bài.
------------------------------------------------------------------
Tiết 4: ĐỊA LÍ.
Tiết 12 : CÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu:
- Biết được nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp :
+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí,
+ Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,
- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sử dụng bảng thống tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các tranh minh hoạ trong sgk
- Phiếu học tập của h/s.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản ?
- Nhận xét, bổ xung.
3. Bài mơi.
a, Giới thiệu bài.
b, HD tìm hiểu bài.
* Hoạt động 1: Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng.
- Y/c h/s trương bày những tranh ảnh về các sản phẩm công nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp.
Hỏi:
Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân chúng ta?
- Hát
- HS tiếp nối nhau trả lời.
- HS trưng bày những tranh ảnh mà mình sưu tầm được .
- Tạo ra các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như vải vóc, quần áo, xà phòng, kem đánh răng...
- Tạo ra các máy móc giúp cuộc sống thoải mái , tiện nghi, hiện đại hơn.
- Tạo ra các máy mọc giúp con người nâng cao năng suất lao động, làm việc tốt hơn...
Ngành công nghiệp
Sản phẩm
Sản phẩm được suất khẩu.
Khai thác khoáng sản
Than, dấu mỏ, quặng sắt, bô- xít....
Than, dầu mỏ...
Điện (Thuỷ điện, nhiệt điện....)
Điện
Luyện kim
Gang, thép, đồng, thiếc...
Cơ khí (Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa ....)
Các loại máy móc, phương tiện giao thông....
Hoá chất
Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng...
Dệt, may mặc
Các loại vải, quần áo...
Các loại vải, quần áo...
Chế biến lương thực, thực phẩm.
Gạo, đường, mía, bia, rượu...
Gạo
Chế biến thuỷ, hải sản.
Thịt hộp, cá hộp, tôm...
Thịt hộp, cá hộp...
Sản xuất hàng tiêu dùng.
Dụng cụ y tế, đồ dùng trong gia đình
- GV kết luận.
Hoạt động2: Một số nghề thủ công ở nước ta.
- Y/c h/s làm việc theo nhóm.
- Y/c h/s kể tên một số nghề thủ công ở nước ta.
- Y/c h/s làm vào phiếu bài tập sau.
- HS làm việc theo nhóm.
Tên nghề thủ công
Các sản phẩm
Vật liệu.
Địa phương có nghề.
Gốm sứ
Bình hoa, lọ hoa, chậu cảnh, lọ lục bình
Đất sét
Cói
Chiếu cói, làn cói, tranh cói...
Sợi cây cói
Lụa Hà Đông
Vải lụa, khăn lụa, quần áo lụa...
Lụa tơ tằm
Thổ cẩm Sa Pa
Mây, tre đan
Tủ mây, làn mây, lọ hoa, mành...
cây mây, song, tre
* Hoạt động 3: Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta.
- Y/c h/s trao đổi và thảo luận các câu hỏi sau.
Em hãy nêu đặc điểm của ngành thủ công ở nước ta?
Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta?
- GV kết luận
4. Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét chung giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
- HS trao đổi và thảo luận các câu hỏi sau.
- Nghề thủ công nước ta nhiều và nổi tiếng như : lụa Hà Đông ; gốm sứ Bát Tràng, Gốm Biên Hoà.
- Đó là các nghề chủ yếu dựa và truyền thống và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn.
- Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
- Tận dụng nguần nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian.
- Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.
Chiều: thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2016
TIẾT 2: TOÁN TĂNG
Tiết 48: ÔN TẬP VỀ NHÂN SỐ THẬP PHÂN.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001...
- Rèn cho học sinh biết áp dung một số tính chất của số thập phân để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Củng cố về tính chu vi diện tích hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học.- Bảng phụ cho bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên nhận xét ,kết luận
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. HD làm bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm :
3,5 0,001 = 0,0035
0,09 0,1 = 0,009
1,06 0,01 = 0,0106
4,12 0,01 = 0,0412
800 0,001 = 0,8
0,08 0,001 = 0,00008
Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :
a) 9,32 2 0,5 = 9,32 x (2 x 0,5)
= 9,32 x 1 = 9,32
b, 0,25 3,71 40 = ..................
= ...................
- Giáo viên chữa bài nhận xét. = ...................
Bài 3 : Một thua ruộng hình chữ nhật có chiều dài 40,5m, chiều rộng 25m. Tính chu vi và diện tích cda thua ruộng đó.
- Giáo viên chữa bài nhận xét.
4. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau.
Hát
- Kiểm tra chéo vở bài tập của nhau.
- Báo cáo giáo viên.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh tính nhẩm sau đó nêu kết quả tính nhẩm.
Cả lớp làm bài vào vở, 2 học sinh lên bảng.
c) 1,25 0,06 80 = ...................
= ...................
d) 0,125 5 8 = ..................
= ................... = ...................
- Cho học sinh nêu bài tập rồi làm bài tập vào vở một học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ.
Bài giải:
Chu vi của thửa ruộng đó là:
(40,5 + 25 )x 2 = 131 (m)
Diện tích của thửa ruộng đó là:
40,5 x 25 =1012.5( m2)
Đáp số: 1012.5( m2)
-----------------------------------------------------------------
TIẾT 3: TIẾNG VIỆT TĂNG
Tiết 48: LUYỆN VIẾT
I . Mục tiêu:
- Củng cố về quan hệ từ và tìm các quan hệ từ trong đoạn văn.
- Rèn kĩ năng xác định dàn ý của bài văn. Phân biệt được đoạn mở bài, thân bài, kết bài.
II. Đồ dùng dạy học. - Phô tô 5 bài cho học sinh ( 2 bàn / 1 tờ).
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm ta bài cũ :
- Đọc bài : Mùa thảo quả - 2 HS đọc
3. Bài mới. a. Giới thiệu bài.
b.HD luyện viết. ( Học sinh làm bài theo nhóm)
1. Gạch dưới các quan hệ từ trong đoạn văn sau : ( Học sinh làm bài theo nhóm)
Và mỗi chiều, khi lá rụng nhiều ngập cả xung quanh gốc bàng, có một bà già quét gom lại đổ vào hai giỏ lớn rồi gánh về phía làng Câu (Phước Trạch, gần cửa Đại, nay thuộc về Hội An). Được biết nếu đem lá bàng rụng về nấu nước nhuộm lưới đánh cá, lưới cũ cũng như lưới mới để... lưới được bền và giữ lâu được màu nâu...
Hễ thấy bàng hết trái và bắt đầu rụng lá thì biết đã gần đến Tết.
Rồi những lá non ló ra mơn mởn màu lục lợt. Mỗi ngày lá đâm ra nhiều, lớn mau, rậm cành. Là đến hè...
Theo Minh Hương
2. Đọc bài văn và làm theo yêu cầu ở dưới : ( Học sinh làm bài theo nhóm)
Chị Đào
Đào thuộc loại người gặp một lần là có thể nhớ mãi, rất dễ phân biệt với các chị em khác.
Hai con mắt của chị hẹp và dài, đưa đi đưa lại rất nhanh. Gò má cao, đầy tàn hương và hàm răng trên đen nhờ nhờ hơi nhô ra ngoài môi. Chị bịt đầu bằng chiếc khăn vải kẻ ô vuông một vệt dài phía sau khiến những nét thiếu hoà hợp trên mặt càng trở nên thô, càng đỏng đảnh. Cái thân người sồ sề của chị như nở ra, cặp chân ngắn khoẻ, hai bàn tay có những ngón rất to vẫn thoăn thoắt lượm những bó lạc. Và bằng một cử chỉ rất nhanh, chị uốn hai cổ tay xiết những rễ cây đầy củ lạc già lên vòng trục. Người Đào cũng nẩy bật lên theo, thớ thịt trên bả vai khẽ rung rung, hai bàn tay xoay đi xoay lại càng vội vã. Chị đã quá mệt nhưng đôi gò má đầy tàn hương cứ bướng bỉnh và hai con mắt nhỏ tí vẫn ánh lên thách thức. Mái tóc óng mượt ngày nào qua năm tháng giờ đã khô lại và đỏ đi. Chị vẫn sống mạnh mẽ, táo bạo và luôn hờn giận cho bản thân mình.
Nhưng từ khi lên nông trường Điện Biên, chị đã tìm thấy hạnh phúc cho mình và cũng vun đắp cho hạnh phúc của người khác. Cuộc sống vĩ đại đã trở lại. Một mùa xuân mới lại về !
Theo Nguyễn Khải
a) Xác định dàn ý của bài văn trên :
* Mở bài (từ .. đến .....)
* Thân bài (từ .. đến .........)
* Kết bài (từ .. đến .......)
b) Ghi lại những đặc điểm về ngoại hình của nhân vật Đào.
- Cho học sinh làm bài theo các nhóm.
- Mời đại diện các nhóm trình bày từng bài một, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận.
4. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét chung bài làn của các nhóm.
- Nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 23/11/2016
Ngày giảng : Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2016
TIẾT 1 : TOÁN
Tiết 60 : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Biết :
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
II. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài làm ở nhà của h/s.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Dạy bài mới.
*Bài tập 1:
(61) HD làm bài.
a, Tính rồi so sánh giá trị của của :
(a xb) x c và a x (bx c)
- Hát.
Đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận làm bài.
a
b
c
( a x b ) x c
a x ( b x c)
2,5
3,1
0,6
( 2,5 x 3,1 ) x 0,6 = 4,650
2,5 x (3,1 x 0,6 ) = 4,650
1,6
4
2,5
( 1,6 x 4 ) x 2,5 = 16
1,6 x ( 4 x 2,5 ) = 16
4,8
2,5
1,3
( 4,8 x 2,5 ) x 1,3 = 15,6
4,8 x ( 2,5 x 1,3 ) = 15,6
- Y/c h/s nhận xét.
b, Tính bằng cách thuận lợi nhất.
- HD và tổ chức cho h/s làm bài.
- Gọi h/s nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét kết luận bài giải đúng.
*Bài tập 2: (61) HD làm bài.
-Tính .
- HD và tổ chức cho h/s làm bài.
- Nhận xét kết quả bài làm của h/s.
- Kết luận bài giải đúng.
- Nhận xét chung giờ học.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài học sau.
- Phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp.
- Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tịch của hai số còn lại.
(a x b) x c = a x (b x c)
- HS làm.
9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x (0,4 x 2,5)
= 9,65 x 1 = 9,65
0,25 x 40 x 9,84 = (0,25 x 40) x 9,84
= 10 x 9,84 = 98,4
7,38 x 1,25 x 80 = 7,38 x (1,25 x 80)
= 7,38 x 100 = 738
34,3 x 5 x 0,4 = 34,3 x (5 x 0,4)
= 34,3 x 2 = 68,6
Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm.
a, (28,7 + 34,5) x 2,4 = 63,2 x 2,4
= 151,68
b, 28,7 + 34,5 x 2,4 = 28,7+ 82,8
= 111,5
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Tiết 24 : LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu:
- Tìm được từ quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2).
- Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu BT3 ; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho.
II. Đồ dùng dạy học.
Bài viết sẵn trên bảng lớp.
Phiếu bài tập dành cho h/s.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài làm ở nhà của h/s.
3. Bài mới.a.
Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn h/s làm bài tập
*Bài tập 1:
HD làm bài.
- Gọi h/s đọc y/c của bài.
- Tổ chức cho h/s tự làm bài.
- Gọi h/s nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét- sửa sai.
*Bài tập 2: HD làm bài.
- Gọi h/s đọc y/c và nội dung của bài.
- HD nắm vững yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Nhận xét kết quả bài làm.
*Bài tập 3: HD làm bài.
- HD và tổ chức cho h/s làm bài.
- GV theo dõi giúp đỡ h/s hoàn thiện bài làm.
- Cho h/s nêu và nhận xét kết quả bài làm của h/s.
- GV cùng h/s nhận xét bổ sung.
*Bài tập 4: HD làm bài.
- Gọi h/s đọc y/c và nội dung của bài.
- Tổ chức cho h/s hoạt động theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm nêu ý kiến.
- Nhận xét, kết luận.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét chung giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
- Hát.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày bài tập ở nhà.
- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài trên bảng dưới lớp làm vào vở.
+ A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung , ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài trên bảng dưới lớp làm vào vở
a, Nhưng biểu thị quan hệ tương phản.
b, mà biểu thị quan hệ tương phản.
c, Nếu.thì: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả
Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài trên bảng dưới lớp làm vào vở
a, Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao.
B, Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời , sau rặng tre đen của một làng xa.
C, Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
D, Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều , nhân dân coi tôi như người làng và thương yêu tôi hết mực, nhưng sao sức quyến rũ , nhớ thương vẫn không mãnh liệt , day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
Đọc yêu cầu bài tập.- HS làm việc theo nhóm.
+ Tôi dặn mãi mà nó không nhớ.
+ Việc nhà thì nhắc, việc chú bắc thì siêng.
+ Cái lược này làm bằng sừng.
---
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 12.doc