TIẾT 3: TIẾNG VIỆT TĂNG.
Tiết 66 : ĐỌC - VIẾT: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Mục tiêu:1, Rèn kĩ năng đọc cho học sinh;
-Giúp học sinh học yếu đọc đúng các từ khó phát âm trong bài như:Lào cai, Phù Lìn, Phìn Ngan, dẫn nước, lặn lội, .
- Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo.
2, Rèn kĩ năng nghe - viết cho học sinh:
-Nghe và viết chinh xác một đoạn văn trong bài : " Ngu Công xã Trịnh Tường”
đoạn từ “Muốn có nước cấy lúa.khá nhất của xã Trịnh Tường.”.
II Đố dùng dạy học:- Sách giáo khoa và vở luyện chữ.
III Các hoạt động dạy và học:
33 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn lớp 5 - Tuần 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua 1 kg đường hết 9000 đồng, bán 1 kg đường được 10800 đồng. Tính tiền lãi so với tiền vốn là bao nhiêu %?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải:
a) ( 75,6 – 21,7) : 4 + 22,82 2
= 53,9 : 4 + 45,64
= 13,475 + 45,64
= 59,115
b) 21,56 : ( 75,6 – 65,8 ) – 0,354 : 2
= 21,56 : 9,8 - 0,172
= 2,2 - 0,172
= 2,023.
Lời giải:Khoanh vào D
Lời giải:
Số tiền lãi được là:
10800 – 9000 = 1800 (đồng)
Số % tiền lãi so với tiền vốn là:
1800 : 9000 = 0,2 = 20%.
Đáp số: 20%
Cách 2: (trên chuẩn)
Coi số tiền vốn là 100%.
Bán 1 kg đường được số % là:
10800 : 9000 = 1,2 = 120%
Số % tiền lãi so với tiền vốn là:
120% - 100% = 20%
Đáp số: 20%
- HS lắng nghe và thực hiện.
------------------------------------------------------------------
Tiết 3 TIẾNG VIỆT ( Tăng)
Tiết 65: ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới:
Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Bài tập 1:
Tìm cặp từ trái nghĩa trong các câu sau:
a) Có mới nới cũ.
b) Lên thác xuống gềnh.
c) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay.
d) Miền Nam đi trước về sau.
e) Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- GV cho HS giải thích ý nghĩa một số câu.
Bài tập 2: Tìm từ gần nghĩa với các từ: rét, nóng và đặt câu với 1 từ tìm được.
a) Rét.
b) Nóng.
Bài tập 3:Gach chân những từ viết sai lỗi chính tả và viết lại cho đúng:
Ai thổi xáo gọi trâu đâu đó
Chiều in ngiêng chên mảng núi xa
Con trâu trắng giẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe tiếng sáo chở về
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
-
HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài
Lời giải:
a) Có mới nới cũ.
b) Lên thác xuống gềnh.
c) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay.
d) Miền Nam đi trước về sau.
e) Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Lời giải:
a) Buốt, lạnh, cóng, lạnh giá, lạnh buốt, giá, giá buốt , lạnh cóng
Đặt câu: Trời trở rét làm hai bàn tay em lạnh cóng.
b) Bức, nóng bức, oi ả, hầm hập
Đặt câu: Buổi trưa , trời nóng hầm hập thật là khó chịu.
Lời giải:
Ai thổi xáo gọi trâu đâu đó
Chiều in ngiêng chên mảng núi xa
Con trâu trắng giẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe tiếng sáo chở về
- xáo: sáo - ngiêng: nghiêng - chên: trên - giẫn: dẫn - chở: trở .
- HS lắng nghe và thực hiện.
--------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 26 / 12 / 2016
Ngày giảng: Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: TOÁN:
Tiết 83 : GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
I. Mục tiêu.
- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một phân số thành số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học. - Máy tính bỏ túi cho các nhóm nhỏ.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài làm ở nhà của h/s.
3. Bài mới.
a, Giới thiệu bài.
b, HD luyện tập
* Làm quen với máy tính bỏ túi:
- GV giới thiệu máy tính bỏ túi, cho h/s quan sát máy tính theo nhóm.
- Trên mặt máy có những gì?
- Em thấy gì trên các phím?
- Yêu cầu h/s thực hiện ấn phím ON/C và OFF, nói kết quả quan sát được.
* Thực hiện các phép tính:
- GV ghi phép tính cộng lên bảng.
- Tính: 25,3 + 7,09
- GV đọc cho h/s ấn lần lượt các phím cần thiết, đồng thời quan sát kết quả trên màn hình.
- Tương tự với các phép tính.
* Thực hành:
*Bài1: (82) HD làm bài.
- Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi.
- Yêu cầu h/s tự thực hiện.
- GVquan sát, hướng dẫn bổ sung cho các nhóm
- Nhận xét kết quả bài làm.
4. Củng cố dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét chung giờ học
- Chuẩn bị bài học sau..
- Hát.
- HS quan sát máy tính bỏ túi.
- HS nêu h/s lớp bổ sung.
- HS thực hiện tính.
25,3 + 7,09 = 32,39
- HS thực hiện ấn trên máy tính bỏ túi.
- Tương tự, HS thực hiện tính.
Đọc yêu cầu bài tập.
- HS thực hiện theo nhóm.
- HS các nhóm nêu kết quả.
a, 126,45 + 796,892 = 923,342
b, 352,19 – 189,471 = 162,719
c, 57,54 x 39 = 2244,06
d, 308,85 : 14,5 = 21,3
-----------------------------------------------------------------
Tiết 2: KỂ CHUYỆN.
Tiết 17 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
*GDMT:
GV gợi ý HS kể những câu chuyện nói về tấm gương con người biết bảo vệ MT, chống lại những hành vi phá hoại MT để giữ gìn cuộc sống bình yên, đem lại niềm vui cho người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
Hs: Truyện kể.
Gv: Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 Hs kể lại câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- Gv nhận xét.
3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn Hs kể chuyện.
*. Hướng dẫn Hs hiểu đúng yêu cầu của đề:
- Chép đề lên bảng, gạch chân dưới những từ: đã nghe, đã đọc, biết sống đẹp, niềm vui, hạnh phúc.
- Gọi Hs đọc gợi ý.
- Gv gợi ý Hs chọn kể những câu chuyện nói về tấm gương con người biết bảo vệ môi trường, chống lại những hành vi phá hoại môi trường để giữ gìn cuộc sống bình yên, đem lại niềm vui cho người khác.Gọi một số Hs giới thiệu tên câu chuyện sẽ kể.
*. Kể chuyện trong nhóm:
- Cho Hs làm việc theo nhóm 2, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình cho các bạn trong nhóm nghe, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
c. Thi kể chuyện:- Treo bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Tổ chức cho Hs thi kể chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn Hs về kể chuyện cho người thân nghe.
- 1 Hs kể chuyện.
- 2 Hs đọc đề bài.
- 2 Hs đọc gợi ý.
- Hs nghe.
- Giới thiệu tên câu chuyện sẽ kể.
- Hs kể chuyện, nhận xét bổ sung cho nhau và cùng trao đổi về ý nghĩa từng câu chuyện mà các bạn nhóm mình kể.
- Một số Hs thi kể chuyện trước lớp.
- Hs nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất, hiểu câu chuyện nhất.
- 1 Hs nêu lại nội dung bài.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TẬP ĐỌC:
Tiết 34 : CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. Mục tiêu.
- Ngắt hơi hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người (trả lời được các câu hỏi trong (SGK).
- Thuộc lòng 2-3 bài ca dao.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài sgk.
- Tranh ảnh về cảnh cấy cày.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu đọc lại bài Ngu Công xã Trịnh Tường.
- Trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc:
- Yêu cầu HS khá đọc toàn bài.
- Tổ chức cho h/s nối tiếp đọc 3 bài ca dao.
- Tổ chức cho h/s đọc bài trong nhóm.
- Gọi đại diện nhóm đọc bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của ngời nông dân trong sản xuất?
- Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
- Tìm những câu ứng với mỗi nội dung :
+ Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cầy?
+ Thể hiện quyết tâm trong lao động?
+ Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo:
- Nội dung bài nói lên điều gì?
* Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Hướng dẫn h/s đọc diễn cảm bài ca dao.
- Tổ chức cho h/s luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho h/s luyện đọc thuộc lòng.
- Thi đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài ca dao.
- Nhận xét chung giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
- Hát.
- HS đọc lại bài cũ.
- HS đọc toàn bài.
- HS nối tiếp đọc bài.
- HS đọc bài trong nhóm.
- HS đọc lại toàn bài.
- HS chú ý nghe GV đọc mẫu toàn bài.
- Nỗi vất vả: cày đồng buổi tra, Mồ hôi như mưa ruộng cày. Bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!
- Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề: Trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm; Trông cho chân cứng đá mềm; Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
- Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
a, Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày:
Ai ơi, đứng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
b, Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất:
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
c, Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo:
Ai ơi, bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
- HS nêu.
- HS luyện đọc diễn cảm bài ca dao.
- HS thi đọc diễn cảm bài.
- HS thi đọc thuộc lòng bài.
- HS nêu lại nội dung bài:
-------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 4: GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tiết 34 : TÌM HIỂU NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG
CỦA ĐẤT NƯỚC QUÊ HƯƠNG
I.Mục tiêu:
-Giáo dục học sinh truyền thống của dân tộc yêu quê hương đất nước thông qua các tấm gương của các anh hùng của đất nước ta.
II.Đồ dùng dạy học :
- Sưu tầm truyện kể về các anh hùng của đất nước
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS đọc và nêu nội dung bài giờ trước?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b. Nội dung bài.
-Gv yc hs kể tên các anh hùng của nước ta mà em biết
-Gv tổ chức cho thi kể về chiến công của các anh hùng theo nhóm đôi
-Giáo viên kết luận và nhận xét, khen ngợi những học sinh kể tốt
4.Củng cố dặn dò :
-Về nhà sưu tầm thêm các chiến công của các anh hùng khác trên đất nước ta.
Hát, sĩ số.
- Học sinh trả lời.
Chú ý, theo dõi.
-Hs nối tiếp kể
+ Anh hùng Cù Chính Lan
+ Anh hùng La Văn Cầu
+ Anh hùng Nguyễn Quốc Trị
+ Anh hùng Nguyễn Thị Chiên
+ Anh hùng Ngô Gia Khảm
+ Anh hùng Trần Đại Nghĩa
+ Anh hùng Hoàng Hanh
.
-Hs thi kể trong nhóm
-Đại diện nhóm thi kể
-Hs nhận xét bình chọn nhóm kể hay hấp dẫn.
Chiều: Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2016
TIẾT 1: KHOA HỌC:
Tiết 34: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I.
ĐỀ NHÀ TRƯỜNG RA
-----------------------------------------------------------------
TIẾT 3: TIẾNG VIỆT TĂNG.
Tiết 66 : ĐỌC - VIẾT: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Mục tiêu:1, Rèn kĩ năng đọc cho học sinh;
-Giúp học sinh học yếu đọc đúng các từ khó phát âm trong bài như:Lào cai, Phù Lìn, Phìn Ngan, dẫn nước, lặn lội, ..........
- Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài với giọng hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo....
2, Rèn kĩ năng nghe - viết cho học sinh:
-Nghe và viết chinh xác một đoạn văn trong bài : " Ngu Công xã Trịnh Tường”
đoạn từ “Muốn có nước cấy lúa....khá nhất của xã Trịnh Tường........”.
II Đố dùng dạy học:- Sách giáo khoa và vở luyện chữ.
III Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1, ổn định tổ chức.
2Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Nêu nội dung yêu cầu của tiết học:
b, Rèn kĩ năng đọc đúng và đọc diễn cảm cho học sinh.
* Đọc đúng:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện đọc.
Gọi 7-9 em học yếu, kém đứng tại chỗ đọc bài.
- Giáo viên nhận xét kết luận.
* Luyện đọc diễn cảm:
Cho học sinh đọc thầm bài văn và tìm giọng đọc cho bài văn.
- Giáo viên, hướng dẫn đọc mẫu đoạn 2 của bài.
- Giáo viên kết luận, đánh giá, nhận xét.
c, Rèn kĩ năng nghe viết chính tả cho học sinh.
- Nêu đoạn học sinh cần viễt đoạn từ :
" đoạn từ "Muốn có nước cấy lúa....khá nhất của xã Trịnh Tường........".
- Giáo viên đọc đoạn văn cho học sinh viết bài.
Giáo viên đọc lại bài lần 2:
- Thu và nhận xét một số vở viết của HS
4 Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học..
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Học sinh theo dõi bạn đọc bài.
- Cả lớp theo dõi bạn đọc và nhận xét bạn đọc, chú ý cách ngắt nghỉ hơi.
- Học sinh luyện đọc theo cặp và tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Học sinh đọc trước lớp.
- Học sinh nghe viết.
- Học sinh nghe - viết bài vào vở .
- Học sinh soát lỗi chính tả.
Ngày soạn: 27 /12/2016
Ngày giảng: Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2016
TIẾT 1: TOÁN;
Tiết 84 : SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI
ĐỂ GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục tiêu.
- Biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy học.
- Máy tính bỏ túi cho các nhóm.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Giới thiệu bài.
a. Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40:
- Nêu cách tìm thương của 7 và 40.
- Nhân thương đó với 100 và viết kí hiệu vào bên phải số tìm được.
- GV hướng dẫn:
+ Bước 1: Thực hiện nhờ máy tính bỏ túi.
+ Bước 2: Tính và suy ra kết quả.
b. Tính 34% của 56.
- Yêu cầu h/s nêu cách tính theo quy tắc.
- Tổ chức cho h/s tính theo nhóm.
- GV: Ta có thể thay 34 : 100 bằng 34%.
- Ta ấn các phím 5, 6, x, 3, 4, %
- Yêu cầu h/s thực hiện ấn các phím trên máy tính và đọc kết quả.
c. Tìm một số biết 65% của nó bằng 78.
- Yêu cầu HS nêu cách tính đã biết,
- GV gợi ý HS ấn các phím để tính:
78 : 65 x 100
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhờ máy tính bỏ túi.
C. Thực hành:
*Bài 1: (83) HD làm bài.
- Tổ chức cho h/s thực hành nhóm trên máy tính bỏ túi.
- GV quan sát, nhận xét.
*Bài 2: (82) HD làm bài.
- HD và tổ chức cho h/s làm bài.
- Gọi h/s nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét kết luận bài giải.
*Bài 3: (82) HD làm bài.
- Nêu yêu cầu.
- Tổ chức h/s làm bài.
- Gọi nêu kết quả.
- Nhận xét kết luận.
4. Củng cố dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho bài học sau.
- Hát.
- HS nêu cách tìm theo quy tắc đã biết.
- HS thực hiện nhân.
- HS thực hiện trên máy tính bỏ túi.
- HS nêu cách tính theo quy tắc.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS thực hiện trên máy tính bỏ túi.
- HS nêu.
- HS thực hiện bằng máy tính.
Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài theo nhóm.
- HS các nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
Đọc yêu cầu bài tập.
- HS các nhóm tự tính và nêu kết quả.
- HS thi tính nhanh bằng máy tính.
Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- Nêu phép tính thực hiện.
- HS lớp bổ sung.
__________________________________________________________
TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN.
Tiết 33 : ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu:
- Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1)
- Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc Tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phô tô mẫu đơn xin học đủ cho từng h/s làm bài 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu đọc lại biên bản về việc cụ ún trốn viện.
- Nhận xét kết quả bài làm của h/s.
3. Bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b. Dạy bài mới.
*Bài 1: HD làm bài.
- Hoàn thành đơn xin học theo mẫu.
- Hướng dẫn h/s nắm được yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 2: HD làm bài.
- Nêu yêu cầu.
- Giúp h/s nắm được yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài học sau.
- hát.
- HS đọc lại biên bản.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân hoàn thành lá đơn.
- HS trình bày lá đơn đã viết.
HS nêu yêu cầu.
- HS viết đơn gửi Ban Giám hiệu xin học môn tự chọn về ngoại ngữ hoặc tin học.
- HS trình bày bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
Tiết 3: LỊCH SỬ
Tiết 17 : ÔN TẬP
I. Mục tiêu.
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
II, Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bảng thống kê các sự kiện đã học (từ bài 1đến bài 10)
III, Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng ta đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
- GV nhận xét kết luận.
3. Bài mới.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn ôn tập:
*. Hoạt động nhóm:
- Tổ chức cho h/s thảo luận trong nhóm và trả lời các câu hỏi sgk.
- GV gợi ý cho các từng nhóm.
*. Đàm thoại cả lớp:
- Tổ chức cho h/s nêu kết quả trước lớp:
- GV nhận xét, hệ thống lại nội dung ôn tập:
+ Năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
+ Cuối thế kỉ XI X phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.
+ Phong trào Đông du của Phan Bội Châu và đầu thế kỉ XX.
+ Ngày 3-2-1930 ĐCS Việt Nam ra đời.
+ Ngày 19-8-1945 khởi nghĩa giành chính quyền ở HN.
+ Ngày 2-9-1945 Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn độc lập.
- Giúp HS nắm đợc ý nghĩa của hai sự kiện tiêu biểu: ĐCS Việt Nam ra đời và Cách mạng tháng Tám.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhắc nhở h/s ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
- Nhận xét chung giờ học.
- HS đọc sgk, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sgk.
- HS trình bày kết quả thảo luận dưới hình thức hỏi- đáp giữa các nhóm.
- HS ghi nhớ nội dung ôn tập.
- HS nêu ý nghĩa của hai sự kiện này.
-----------------------------------------------------------------
Tiết 4: ĐỊA LÍ:
Tiết 17 : ÔN TẬP (Tiếp)
I. Mục tiêu.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. - Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học.
- Các bản đồ: Phân bố dân cư, Kinh tế Việt Nam.
- Bản đồ trống Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Hãy kể tên một số trung tâm công nghiệp lớn của nước ta?
- Nhận xét.
3. Bài mới. a, Giới thiệu bài.
b, HD ôn tập
* Hoạt động 1: Tổ chức cho h/s làm việc cá nhân:
- GV treo bản đồ lên bảng.
- Tổ chức cho h/s làm việc cá nhân hoàn thành nội dung các bài tập sgk.
- GV theo dõi hướng dẫn bổ sung.
* Hoạt động 2: Hoàn thiện kiến thức:
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
- Xác định câu đúng, câu sai trong các câu bài tập 2.
- Kể tên các sân bay quốc tế của nớc ta. Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta?
- Xác định trên bản đồ VN đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1A.
- GV nhận xét kết luận.
4. Củng cố dặn dò..
- Chuẩn bị cho bài học sau.
- Hát.
- HS tiếp nối nhau trình bày.
- Bổ sung ý kiến cho bạn.
- HS quan sát bản đồ.
- HS làm việc cá nhân hoàn thành các bài tập sgk.
- HS nối tiếp trình bày kết quả làm việc.
- Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng và ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
- Câu đúng: b, c, d; câu sai: a, e.
- Các trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là: Thành phố HCM, Hà Nội. Những thành phố có cảng biển lớn là: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM.
- HS nối tiếp xác định trên bản đồ.
Ngày soạn: 28 / 12 / 2016
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2016
TIẾT 1: TOÁN
Tiết 85 : HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu.
Biết:
- Đặc điểm của hình tam giác có : 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (Phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học.
- Cách dạng hình tam giác như sgk.
- Ê-ke.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra chuẩn bị của h/s.
3. Bài mới.
Giới thiệu bài.
a. Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác.
- GV vẽ hình nh sgk.
- Yêu cầu h/s xác định cạnh, đỉnh, góc của mỗi hình tam giác.
- Yêu cầu viết tên ba góc, ba cạnh của mỗi hình tam giác.
b. Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc)
- GV giới thiệu đặc điểm:
+ Hình tam giác có ba góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhón.
+ Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn. (gọi là tam giác vuông)
- Yêu cầu h/s quan sát hình vẽ, xác định từng loại hình tam giác theo đặc điểm GV vừa giới thiệu.
c. Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng)
- GV giới thiệu hình tam giác ABC: đáy BC, đường cao AH tương ứng.
- Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của tam giác.
- Tổ chức cho h/s tập nhận biết đường cao của hình tam giác.
d. Thực hành:
*Bài 1: (86) HD làm bài.
- Viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác.
- Nhận xét.
*Bài 2: (86) HD làm bài.
- Chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình.
- Nhận xét.
*Bài 3: (86) HD làm bài.
- So sánh diện tính của hình.
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài.
- Nhận xét.
4. Củng cố dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- HS quan sát hình trên bảng.
- HS chỉ ra ba cạnh, ba đỉnh, ba góc của mỗi hình tam giác.
- HS viết tên ba góc, ba cạnh của mỗi hình tam giác.
- HS chú ý nghe.
- HS nhắc lại đặc điểm của tam giác.
- HS quan sát hình vẽ, xác định từng loại hình tam giác.
- HS quan sát hình vẽ ABC, xác định đáy BC, đường cao AH.
- HS quan sát hình, nhận biết đường cao của hình tam giác.
Đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc với sgk.
- HS viết tên góc, cạnh của từng hình.
Đọc yêu cầu bài tập.
- HS quan sát hình, làm việc theo cặp, chỉ đáy và tường cao của từng hình.
Đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đếm số ô vuông và so sánh diện tích của từng cặp hình.
__________________________________________________
TIẾT 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Tiêt 34 : ÔN TẬP VỀ CÂU
I. Mục tiêu.
- Tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi Kiểu câu đó (BT1).
- Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hai tờ giấy khổ to viết sẵn các nội dung cần ghi nhớ về các kiểu câu, các kiểu câu kể.
- Một vài tờ phiếu để h/s làm bài 1,2.
- Phiếu kẻ bảng phân loại các kiểu câu kể để h/s làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu h/s làm lại bài tập 1 tiết trước.
3. Bài mới.
Giới thiệu bài.
*Bài 1: HD làm bài.
- Nêu yêu cầu.
- Yêu cầu h/s đọc mẩu chuyện Nghĩa của từ “cũng”
- Trao đổi cả lớp:
+ Câu hỏi dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
+ Câu kể dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?
+ Câu khiến dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì ?
+ Câu cảm dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì ?
- Yêu cầu h/s nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về các kiểu câu.
- Yêu cầu đọc thầm chuyện vui, viết vào vở các kiểu câu theo yêu cầu.
- Nhận xét, chữa bài.
- Hát.
- HS chữa bài tập trước.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc truyện vui.
- HS trả lời các câu hỏi.
- HS đọc lại ghi nhớ.
- HS đọc thầm, làm bài vào vở.
- HS trình bày bài.
Kiểu câu
Ví dụ
Dấu hiệu
Câu hỏi
+ Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ?
+ Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu?
- Câu dùng để hỏi điều chưa biết.
- Cuối câu có dấu chấm hỏi.
Câu kể
+ Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS:
+ Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.
+ Thưa chị, bài của cháu và bạn ngồi cùng cháu có những nỗi giống hệt nhau.
+ Bà mẹ thắc mắc:
+ Bạn cháu trả lời:
+ Em không biết:
- Câu dùng để kể sự việc.
- Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm.
Câu cảm
+ Thế thì đáng buồn quá!
+ không đâu!
- Câu bộc lộ cảm xúc.
- Trong câu có các từ quá, đâu
- Cuối câu có dấu chấm than.
Câu khiến
+ Em hãy cho biết đại từ là gì?
- Câu nêu yêu cầu, đề nghị.
- Trong câu có từ hãy.
Bài 2:
- Phân loại các kiểu câu kể trong mẩu chuyện sau.
- Xác định thành phần của từng câu.
- Em đã biết những kiểu câu kể nào?
- Yêu cầu h/s đọc mẩu chuyện Quyết định độc đáo.
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Chữa bài nhận xét.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét ý thức học tập của học sinh.
- Chuẩn bị bài học sau.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu các kiểu câu kể đã biết.
- HS đọc mẩu chuyện vui, ghi lại các câu kể theo từng loại, xá định rõ thành phần của từng câu.
- HS trình bày bài.
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN.
Tiết 34 : TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt trình bày).
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết 4 đề bài của tiết Kiểm tra viết (tả người) tuần 16.
- Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý,... trong bài làm của HS, cần chữa chung trước lớp.
III. Các hoạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 17.ĐỌC.doc