Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Long Phú 1 - Tuần 29

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

Ôn tập về dấu câu

(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)

I. Mục tiêu:

 - Hệ thống hoá kiến thức đã học về các dâu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

 - Nâng cao một bước kỹ năng sử dụng 3 loại dấu câu nói trên.

 - Có ý thức sử dụng đúng dấu câu trong văn bản.

II. Các phương tiện dạy-học:

+ GV: - Bút dạ + 2 tờ phiếu khổ to – mỗi tờ phô tô phóng to nội dung 1

 văn bản cùa các BT1– 2.

 - 3 tờ phiếu khổ to phô tô phóng to nội dung mẫu chuyện Tỉ số

 chưa được mở (văn bản của BT3).

+ HS: Xem trước bài.

 

doc45 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Long Phú 1 - Tuần 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên. - HS lắng nghe. Rút kinh nghiệm Kế hoạch dạy- học Tiết:141- Tuần 29 Toán Ôn tập về phân số ( tt) I.Mục tiêu: - Biết xác định phân số ; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự. - BT cần làm : 1, 2, 4, 5a. HS kh, giỏi làm thêm các bài còn lại. - Yêu thích môn học. II.Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên * Mong đợi ở học sinh *ổn định tổ chức * Kiểm tra bài củ: -Giáo viên chốt. * Bài mới: Bài 1: Giáo viên chốt kết quả: D. Bài 2: -+Giáo viên chốt kết quả: B. Đỏ. Bài 3: Yêu cầu học sinh nêu 2 phân số bằng nhau. Bi 4: Gio viên chấm v chữa bi: a) b) ; c) Bi 5: Cho HS làm *. Củng cố, dặn dò: . - Chuẩn bị: Ôn tập phân số. -Hát vui -Học sinh làm lại bài 4 tiết 140 -Học sinh đọc yêu cầu. Thực hiện bài 1. Kết quả: Khoanh vào D. Sửa bài miệng. Kết quả: Khoanh vào B. Học sinh đọc kỹ yêu cầu đề bài. Học sinh làm bài. Sửa bài Học sinh làm bài. Sửa bài. Cả lớp nhận xét. Lần lượt nêu “2 phân số bằng nhau”. Thực hành so sánh phân số. Sửa bài. Kết quả : a) b) . - HS nhắc lại các tính chất của phân số. III/ Phương tiện Dạy- Học: -GV: bảng phụ ghi nội dung bài tập3 - HS: Vở bài tập.vv Rút kinh nghiệm Kế hoạch dạy- học TUẦN 29- TIẾT 29: ĐẠO ĐỨC Em tìm hiểu về liên hợp quốc (tiết 2) I. Mục tiêu: - Học sinh có hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quôc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. - Biết hợp tác với các nhân viên Liên Hợp Quốc đang làm việc tại địa phương em. - Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại địa phương và ở nước ta. II. Các phương tiện dạy-học: -GV: SGK Đạo dức 5. Mi-crô không dây. -HS: Xem trước bài, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu III. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 2. Bài cũ: -GV nhận xét 3. Giới thiệu bài mới: Tôn trọng tổ chức Liên Hiệp Quốc (tiết 2). 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về tên của 1 số cơ quan LHQ tại VN. Vế hoạt động của các cơ quan LHQ ở VN và ở địc phương em. Phương pháp: Đàm thoại, sắm vai. v Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 5/ SGK. Mục tiêu: Học sinh có thái độ tôn trọng LHQ. Phương pháp: Đàm thoại. Nêu câu hỏi: Em cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng tổ chức LHQ? Ghi tóm tắt lên bảng. v Hoạt động 3: Triển lãm tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của LHQ mà giáo viên và học sinh sưu tầm được. Phương pháp: Trực quan, thuyết trình. Nêu yêu cầu. -Nhận xét. *Hoạt động nối tiếp. Thực hành những điều đã học. Chuẩn bị bài sau: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Nhận xét chung tiết học. Hát . Đọc ghi nhớ. Nêu những điều em biết về LHQ? *Hoạt động lớp. -1 số học sinh thay nhau đóng vai phóng viên (báo Nhi Đồng, KQĐ ) và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến LHQ. Ví dụ: + LHQ được thành lập khi nào? + Trụ sở LHQ đóng ở đâu. + VN đã trở thành thành viên của LHQ khi nào? + Hãy kể tên 1 số cơ quan của LHQ ở VN? + Hãy kể tên 1 cơ quan LHQ dành riêng cho trẻ em? + Hãy kể tên 1 việc mà LHQ đã làm cho trẻ em? + Hãy kể 1 hoạt động của cơ quan LHQ ở VN hoặc ở địa phương mà bạn biết? *Hoạt động lớp. Suy nghĩ nhanh và mỗi em nêu 1 việc cần làm. Đọc ghi nhớ. *Hoạt động nhóm 8. Học sinh dán tranh ảnh sưu tầm được. Đại diện nhóm thuyết trình về tranh, ảnh nhóm sưu tầm. Rút kinh nghiệm Kế hoạch dạy- học TUẦN 29-TIẾT 57: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) I. Mục tiêu: - Hệ thống hoá kiến thức đã học về các dâu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. - Nâng cao một bước kỹ năng sử dụng 3 loại dấu câu nói trên. - Có ý thức sử dụng đúng dấu câu trong văn bản. II. Các phương tiện dạy-học: + GV: - Bút dạ + 2 tờ phiếu khổ to – mỗi tờ phô tô phóng to nội dung 1 văn bản cùa các BT1– 2. - 3 tờ phiếu khổ to phô tô phóng to nội dung mẫu chuyện Tỉ số chưa được mở (văn bản của BT3). + HS: Xem trước bài. III. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm về kết quả bài kiểm tra định kì giữa học kì 2 (phần Luyện từ và câu). 3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập về 3 loại dấu kết thúc câu. Đó là dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu châm than. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Phương pháp: Luyện tập, thực hành, đàm thoại, TLN. Bài 1 Gợi ý 2 yêu cầu: (1) Tìm 3 loại dấu câu có trong mẩu chuyện, (2) Nêu công dụng của từng loại dấu câu. Dán giấy khổ to đã phô tô nội dung mẩu chuyện. Mời 1 học sinh lên bảng làm bài. Bài 2: Gợi ý đọc lướt bài văn. Phát hiện câu, điền dấu chấm. Bài 3: Gợi ý: Chú ý xem đó là câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến hay câu cảm. Sử dụng dấu tương ứng. Dán 3 tờ phiếu đã viết sẵn nội dung mẩu chuyện lên bảng. v Hoạt động 2: Củng cố. Phướng pháp: Đàm thoại. 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập về dấu câu (tt)”. - Nhận xét chung tiết học. Hát *Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Học sinh làm việc cá nhân. Dùng chì khoanh tròn các dấu câu. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. Đọc yêu cầu của bài. Học sinh trao đổi theo cặp. Điền dấu chấm vào những chỗ thích hợp. Viết hoa các chữ đầu câu. 1 học sinh lên bảng làm bài trên tờ phiếu đã phô tô nội dung văn bản. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Sửa bài. Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Học sinh làm việc cá nhân. 3 học sinh lên bảng làm bài, trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét. Sửa bài. *Hoạt động lớp. Nêu kiến thức vừa ôn. Rút kinh nghiệm Kế hoạch dạy- học Tuần 29 – Tiết 144 Toán Ôn tập về đo độ dài và khối lương I.Mục tiu: Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng. Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. Làm các BT : 1, 2a, 3(a,b,c mỗi câu 1 dòng). HS khá, giỏi làm các BT còn lại. II.Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên * Mong đợi ở học sinh A. Bài cũ: Ôn tập về số thập phân. Nhận xét. B. Bài mới: Bài 1: Y/C HS: nêu tên các đơn vị đo: + Độ dài. + Khối lượng. Treo bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng. Hai đơn vị liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần? Yêu cầu học sinh đọc xuôi đọc ngược thứ tự bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng. Bài 2: Nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lượng. - GV nhận xét sửa bài. Bài 3: Cho HS làm vào vở, GV chấm và chữa bài: b/ 34dm = 3m 4dm = 3,4m 786cm = 7m 86cm = 7,86m 408cm = 4m 8cm = 4,08m. 4. Củng cố, dặn dị: . - Xem lại nội dung ơn tập. C. bị: Ôn tập về đo độ dài và đo k.lượng (TT). - 2 học sinh sửa bài 4 tiết 143. 4a) 4,203 ; 4,23 ; 4,5 ; 4,505. 4b) 69,78 ; 69,8 ; 71,2 ; 72,1. - Đọc đề bài. Học sinh nêu. Nhận xét. - 10 lần. -Đọc đề bài. Làm bài theo nhóm vào bảng phụ. Các nhóm trình bày k.quả a, 1 m = 10 dm = 100 cm = 1000 mm 1 km = 1000 m ; 1 tấn = 1000 kg ; 1 kg = 1000g b, 1m = 0,1 dam ; 1m = 0,001 km 1 g = 0,001 kg ; 1 kg = 0,001 tấn Cả lớp nhận xt sửa bài. HS tự làm bià vào vở. Chẳng hạn: a/ 1827m = 1km 827m = 1,827km. 2063m = 2km 63m = 2,063km 702m = 0km 702m = 0,702km. HS đọc lại bảng đ.vị đo độ dài và bảng đ.vị đo k.lượng. Nhận xét tiết học. III. Phương tiện Dạy- Học: Bảng đơn vị đo độ dài, thẻ từ, bảng đơn vị đo khối lượng.- HS: Vở bi tập v.v.... Rút kinh nghiệm Kế hoạch dạy- học TUẦN 29- TIẾT 58: TẬP ĐỌC Con gái GDKNS I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát bài văn.- Đọc đúng các từ ngữ khó. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái, từ đó phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”. II. Các kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng tự nhận thức (nhận thức về sự bình đẳng nam nữ). Giao tiếp, ứng xử ph hợp với giới tính. Ra quyết định. III. Các phương pháp kĩ thuật dạy-học: -Đọc sáng tạo. Thảo luận về ý nghĩa cu chuyện. Tự bộc lộ (HS suy nghĩ, tự rutys ra bi học cho mình). IV. Các phương tiện dạy-học: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. + HS: Xem trước bài, SGK. V. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc bài Một vụ đắm tàu, trả lời câu hỏi 4 trong SGK. Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Bài đọc tiếp tục chủ điểm Nam và nữ các em học hôm nay có tên gọi: Con gái. Với bài đọc này các em sẽ thấy con gái đáng quý, đáng trân trọng như con trai hay không? Cần có thái độ như thế nào với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, xem thường con gái. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài. Giáo viên chia 5 đoạn. Đoạn 1: Từ đầu buồn. Đoạn 2: đêm chợ. Đoạn 3: Mẹ nước mắt. Đoạn 4: Chiều nay hú vía. Đoạn 5: Tối đó không bằng. Giáo viên đọc diễn cảm bài văn – giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Phương pháp: Thảo luận, giảng giải. Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi trong SGK. Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái? Yêu cầu 2 học sinh đọc thành tiếng các đoạn 2, 3, 4, trả lời các câu hỏi: Thái độ của Mơ như thế nào khi thấy mọi người không vui vì mẹ sinh em gái? Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai? Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 4, 5, trả lời câu hỏi: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó? Đọc câu chuyện này, em nghĩ gì về vấn đề sinh con gái, con trai? Giáo viên chốt: Qua câu chuyện về một bạn gái đang quý như Mơ. Có thể thấy tư tưởng xem thường con gái là tư tưởng rất vô lí, bất công và lạc hậu. v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm. Tìm giọng đọc của bài? Giáo viên chốt: + Ở đoạn 1, kéo dài giọng khi đọc câu nói của dì Hạnh: “Lại / một vịt trời nữa”. + Ở đoạn 2, đọc đúng câu hỏi, câu cảm, thể hiện những băn khoăn, thắc mắc của Mơ. + Đoạn 3, đọc câu nói của mẹ Mơ: “Đừng vất vả thế,/ để sức mà lo học con ạ!” với giọng âu yếm, thủ thỉ. Lời đáp của Mơ: “Mẹ ơi, con sẽ gắng thay một đứa con trai trong nhà, mẹ nhé!” đọc với giọng hồn nhiên, chân thật, trang trọng như môt lời hứa. + Đoạn 4, đọc nhanh, gấp gáp, thể hiện diễn biến rất nhanh của sự việc. Câu “Thật hú vía!” đọc chậm, nhấn giọng, như thở phào vì vừa thoát hiểm. Giáo viên đọc mẫu 1, 2 đoạn. Giáo viên nhận xét. v Hoạt động 4: Củng cố. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung của bài. Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. Chuẩn bị bài sau: “Thuần phục sư tử”. Nhận xét chung tiết học Hát Học sinh lắng nghe. Học sinh trả lời. *Hoạt động lớp, cá nhân. 1, 2 học sinh đọc cả bài. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Có thể chia bài thành nhỏ để luyện đọc. 1 học sinh đọc thành tiếng phần chú giải tư mới. Cả lớp đọc thầm theo. *Hoạt động nhóm, lớp. Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa là câu nói thể hiến ý thất vọng, chê bai, Cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn – vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái). Mơ trằn trọc không ngủ, Mơ không hiểu vì thấy mình không kém các bạn trai, Mơ nói với mẹ sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà. Các chi tiết: + Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. + Đi học về, Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ – trong khi các bạn trai còn mải đá bóng. + Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. + Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu em Hoan ). Những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Các chi tiết thể hiện: bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt – bố mẹ ân hận, thương Mơ, dì Hạnh nói: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng” – dì rất tự hào về Mơ. Học sinh phát biểu tự do. Sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó có ngoan ngoãn, hiếu thảo, chăm học, chăm làm để giúp đỡ cha mẹ, làm cha mẹ vui lòng hay không. Dân gian có câu: Trai mà chi, gái mà chi/ Sinh con có nghĩa có nghì là hơn. *Hoạt động lớp, cá nhân. Giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ. Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài. Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài. Học sinh trao đổi thảo luận tìm nội dung. Đại diện trình bày. Học sinh nhận xét. Rút kinh nghiệm Kế hoạch dạy- học Tuần 29 – Tiết 29 Chính tả ( nhớ- viết) Đất nước I.Mục tiu: - Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước. - Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó. - Gio dục học sinh ý thức rn chữ, giữ vở. II. Phương tiện dạy-học: Bảng phụ, SGK, phấn mu. III.Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên * Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: Nhận xét nội dung kiểm tra giữa HKII. B. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ – viết. Giáo viên nêu yêu câu của bài. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 3 khổ thơ cuơí của bi viết chính tả. Gio vin nhắc học sinh chú ý về cách trình bày bài thơ thể tự do, về những từ dễ viết sai: rừng tre, thơm mát, bát ngát, phù sa, khuất, rì rầm, tiếng đất. Giáo viên chấm, nhận xét. Hoạt động 2: H. dẫn học sinh làm bài tập. Bi 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề. - Giáo viên nhận xét, chốt. Bi 3: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề. Giáo viên phát giấy khổ to cho các nhóm thi đua làm bài nhanh. Giáo viên gợi ý cho học sinh phân tích các bộ phận tạo thành tên. Sau đó viết lại tên các danh hiệu cho đúng. Giáo viên nhận xét, chốt. 4. Củng cố, dặn dị: - Giáo viên ghi sẵn tên các danh hiệu. Giáo viên nhận xét. Xem lại các quy tắc viết hoa đã học. Nhận xét tiết học. - Hát vui 1 học sinh đọc lại toàn bài thơ. 2 học sinh đọc thuộc lịng 3 khổ thơ cuối. Học sinh tự nhớ viết bài chính tả. Từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau. 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. Lời giải: a) Các cụm từ: -Chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động. -Chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động. -Chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh. b) NX về cách viết hoa: Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. Nếu trong cụm từ có tên riêng chỉ người thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tn người. Lời giải: Anh hùng / Lực lượng vũ trang nhân dân B mẹ / Việt Nam / Anh hùng Rút kinh nghiệm Kế hoạch dạy- học TUẦN 29- TIẾT 57 TẬP LÀM VĂN Tập viết đoạn đối thoại (Có thể chọn nội dung gần gũi với học sinh để luyện tập kĩ năng đối thoại) GDKNS I. Mục tiêu: - Dựa trên câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi vừa nghe thầy (cô) kể, dựa trên những hiểu biết về một vở kịch có nhân vật, cảnh trí, thời gian, diễn biến, lời thoại. (Mức độ yêu cầu với mỗi học sinh: viết hoàn chỉnh một màn của vở kịch theo gợi ý). - Biết đóng màn kịch đó. - Giáo dục học sinh lòng yêu quí mọi người xung quanh và tình thần trách nhiệm. II. Cc kĩ năng sống cơ bản: Thể hiện sự tự tin (đối thoại hoạt bát, tự nhiên, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp). Kĩ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch. Tư duy, sáng tạo. III. Các phương pháp kĩ thuật dạy-học: Gợi tìm, kích thích suy nghĩ sng tạo của HS. Trao đổi trong nhóm nhỏ. Đóng vai. IV, Các phương tiện dạy-học: + GV: - Tranh minh hoạ chuyện kể Lớp trưởng lớp tôi (phóng to hệ thống tranh đúng dán trên bảng lớp). - Một số trang phụ đơn giản để học sinh tập đóng kịch (nếu có). + HS: Vở bi tập .v..v. V. Các hoạt độngdạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét 3. Giới thiệu bài mới: Trong tiết học hôm nay, các em tiếp tục luyện tập chuyển thể câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi thành một vở kịch ngắn. Sau đó tập diễn thử. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài. Phương pháp: Hỏi đáp. -Chuyển câu chuyện thành một vở kịch là làm gì? v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập. Xác định các màn của vở kịch. -Giáo viên dán bảng các tranh minh hoạ câu chuyện “Lớp trưởng lớp tôi” + Câu chuyện có mấy đoạn. + Đó là những đoạn nào? + Có nên chuyển mỗi đoạn thành một màn kịch không? Vì sao? + Nếu mỗi đoạn tương ứng với một màn thì vở kịch sẽ gồm những màn nào? + Nếu mỗi đoạn không tương ứng với một màn thì nên ghép những đoạn nào với nhau thành một màn? b) Xác định nhân vật và diễn biến của từng màn. Giáo viên lưu ý: Ở mỗi màn, đả có đủ các yếu tố: nhân vật, cảnh trí, thời gian. Diễn biến, và gợi ý cụ thể nội dung lời thoại. Nhiệm vụ của em là viết rõ lời thoại giữa các nhân vật sát với từng nội dung đã gợi ý, hợp với tình huống và diễn biến kịch. c) Tập viết từng màn kịch. Phương pháp: Thảo luận. -Giáo viên chia lớp thành 5, 6 nhóm. -Giáo viên nhận xét, bình chọn nhà biên soạn kịch tài năng nhất, nhóm biên soạn kịch giỏi nhất. d) Thử diễn một màn kịch. Phương pháp: Sắm vai. Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. Giáo viên nhận xét, biểu dương nhóm diễn xuất tốt, thuộc lời thoại 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà viết lại hoàn chỉnh ít nhất một màn kịch. Tập dựng hoạt cảnh một màn. Chuẩn bị: Trả bài văn tả cây cối. Nhận xét chung tiết học. + Hát *Hoạt động lớp. -1 học sinh đọc yêu cầu đề bài. Là dựa vào các tình tiết trong câu chuyện để viết thành vở kịch – có đủ các yếu tố: nhân vật, cảnh trí, thời gian, diễn biến, lời thoại. -1 học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo. Học sinh xem lại các tranh minh hoạ, nhớ lại nội dung câu chuyện vừa học trong tuần, lần lượt trả lời từng câu hỏi ở gợi ý 1. 5 đoạn ứng với 5 tranh. Đoạn 1: Vân được bầu làm lớp trưởng, mấy bạn trai trong lớp tỏ ý chê bai. Đoạn 2: Trong giờ trả bài kiểm tra địa lí, Vân đạt điểm 10, trong khi bạn trai coi thường Vân chỉ được điểm 5. Đoạn 3: Quốc hốt hoảng vì đến phiên mình trực nhật mà lại ngủ quên. Nhưng lớp trưởng Vân đã trực nhật giúp. Đoạn 4: Vân có sáng kiến mua kem về “bồi dưỡng” các bạn trong buổi lao động. Quốc tấm tắc khen lớp trưởng rất tâm lí. Đoạn 5: Các bạn nam trong lớp nể trọng, tự hào về Vân. Chuyển mỗi đoạn thành một màn kịch cũng được, nhưng vở kịch sẽ rất nhiều màn. Hơn nữa, có những đạon trong câu chuyện ít tình tiết và không có đối thoại, chuyển thành một màn kịch sẽ mất rất nhiều công Vở kịch sẽ gồm 5 màn với các tên gọi. VD: Lời bàn bên góc lớp (Vân mà đòi làm lớp trưởng) – Ai được điểm 10? (Lớp trưởng được điểm 10) – Ai làm trực nhật? (Lớp trưởng thật gương mẩu) – Lớp trưởng tâm lí ghê! – Chúng tôi tự hào về lớp trưởng. Nên ghép các đoạn 1, 2 và một phần của đoạn 3 thành một màn, phần chính của đoạn 3 – một màn: các đoạn 4, 5 – một màn, như trong SGK. 3 học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo. *Hoạt động nhóm. 1 học sinh đọc yêu cầu 3: Phân công mỗi bạn trong nhóm viết một màn kịch rồi trao đổi với nhau. Các nhóm phân việc cho mỗi bạn viết 1 màn, sau đó trao đổi với nhau để hoàn chỉnh từng màn. Cuối cùng hoàn chỉnh cả 3 màn thành kịch bản chung của cả nhóm. Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả làm bài của nhóm mình – đọc 1 màn, đọc cả 3 màn. *Hoạt động nhóm. Mỗi nhóm chọn 1 màn kịch, cử các bạn trong nhóm vào vai các nhân vật. Sau đó, thi diễn màn kịch đó trước lớp. Rút kinh nghiệm Kế hoạch dạy- học TUẦN 29- TIẾT 29 KỂ CHUYỆN Lớp trưởng lớp tôi GD KNS I. Mục tiêu: - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ. Học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi một lớp trưởng nữ vừa học giỏi vừa xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục. - Không nên coi thường các bạn nữ. Nam nữ đều bình đẳng ví đều có khả năng. II. Các kĩ năng sống cơ bản: Tự nhận thức. Giao tiếp, ứng xử ph hợp. Tư duy sáng tạo. Lắng nghe, phản hồi tích cực. III. Các phương pháp kĩ thuật dạy-học: -Kể lại sng tạo cu chuyện (theo lời nhn vật). Thảo luận về ý nghĩa cu chuyện. Tự bộc lộ (HS suy nghĩ, tự rt ra bi học cho mình) IV. Các phương tiện dạy-học: + GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng ta tranh, nếu có điều kiện). - Bảng phụ ghi sẵn tên các nhân vật trong câu chuyện (3 học sinh nam: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém”, lớp trưởng nữ Vân), các từ ngữ cần giải thích (hớt hải, xốc vác, củ mỉ cù mì ). + HS : Vở bài tập( kể chuyện) V. Các hoạt độngdạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: Ổn định. 2. Bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2 học sinh kể lại câu chuyện em được chứng kiến hoặc tham gia nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam (hoặc kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em. 3. Giới thiệu bài mới: Hôm nay, các em sẽ được nghe câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi. Câu chuyện kể về bạn Vân – một lớp trưởng nữ. Khi Vân mới được bầu làm lớp trưởng, một số bạn nam trong lớp không phục, vì cho rằng Vân thấp bé, ít nói, học không giỏi. Nhưng dần dần cả lớp nhận thấy Vân không chỉ học giỏi mà còn gương mẫu, xốc vác trong các công việc của lớp, khiến ai cũng nể phục. Bây giờ các em hãy theo dỏi câu chuyện. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện (2 hoặc 3 lần). Phương pháp: Kể chuyện, trực quan, giảng giải. Giáo viên kể lần 1. Giáo viên kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp. Sau lần kể 1. Giáo viên mở bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện (3 học sinh nam: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém” và lớp trưởng nữ là Vân), giải nghĩa một số từ khó (hớt hải, xốc vác, củ mỉ cù mì ). Cũng có thể vừa kể lần 2 vừa kết hợp giải nghĩa từ. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. Phương pháp: Kể chuyện, đàm thoại, thảo luận. Sắm vai. a) Yêu cầu 1: (Dựa vào lời kể của thầy, cô và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện). Giáo viên nhắc học sinh cần kể những nội dung cơ bản của từng đoạn theo tranh, kể bằng lời của mình. Giáo viên cho điểm học sinh kể tốt nhất. b) Yêu cầu 2: (Kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật). Giáo viên nêu yêu cầu của bài, nói với học sinh: Truyện có 4 nhân vật: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”. Quốc “lém”, Vân. Kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật là nhập vai kể chuyện theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật. Nhân vật “tôi” đã nhập vai nên các em chỉ chọn nhập vai 1 trong 3 nhân vật còn lại: Quốc, Lâm hoặc Vân. Giáo viên chỉ định mỗi nhóm 1 học sinh thi kể lại câu chuyện theo lời nhân vật. Giáo viên tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện nhập vai hay nhất. c) Yêu cầu 3: (Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện và bài học mỗi em tự rút ra cho mình sau khi nghe chuyện). Giáo viên giúp học sinh có ý kiến đúng đắn. 5. Tổng kết - dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh kể chuyện hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện, biết rút ra cho mình bài học đúng đắn sau khi nghe chuyện. Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân, chuẩn bị nội dung cho tiết Kể chuyện tuần 29. Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. Nhận xét chung tiết học. Hát *Hoạt động lớp. Học sinh nghe. Học sinh nghe giáo viên kể – quan sát từng tranh minh hoạ. *Hoạt động lớp, nhóm. 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Từng cặp học sinh trao đổi, kể lại từng đoạn câu chuyện. Từng tốp 5 học sinh (đại diện 5 nhóm) tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn câu chuyện theo tranh trước lớp – kể 2, 3 vòng. 3, 4 học sinh nói tên nhân vật em chọn nhập vai. Học sinh kể chuyện trong nhóm. Cả nhóm bổ sung, góp ý cho bạn. Học sinh thi kể chuyện trước lớp. Cả lớp nhận xét. 1 học sinh đọc yêu cầu 3 trong SGK. Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận. Rút kinh nghiệm Kế hoạch dạy- học TUẦN 29- TIẾT 58 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ôn tập về dấu câu (tt) I. Mục tiêu: - Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. - Củng cố thêm kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu nói trên. - Học sinh ý dùng dấu câu khi viết văn. II. Các phương tiện dạy-học: + GV: Bảng phụ, giấy khổ to. + HS: Nội dung bài học. III. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ôn tập về dấu câu. Giáo viên kiểm tra bài làm của học sinh. 1 học sinh làm bài tập 3. ® Giải thích lí do? Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập về dấu câu (tt). 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Mục tiêu: Học sinh làm được các bài tập về dấu câu. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp. Đàm thoại, thảo luận nhóm. Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Giáo viên hướng dẫn cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 29.doc
Tài liệu liên quan