MÙA THẢO QUẢ
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Đọc diễn cảm được bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Hiểu ND: Vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III.Hoạt động học:
*Việc 1: Luyện đọc
- Đọc từ, câu, đoạn, bài. HĐ nhóm đôi: Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. ( Mỗi bạn phải được đọc cả bài)
- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
29 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 12 - Năm học 2018 - 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dụng T/C giao hoán vào tính nhanh KQ phép nhân. Vận dụng làm tốt các BT1a;c; 2
*HSNK làm thêm các bài còn lại.
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II.Chuẩn bị: *HS: Bảng con.Vở BTT in.
*GV: Bảng phụ, phấn màu.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động:
- Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích
B.Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu VD rút quy tắc nhân hai STP ....
- Nêu ví dụ 1 ở SGK và ghi bảng ví dụ
- YC HS nêu phép tính giải bài toán để có phép nhân số thập phân với số TP
- GV nêu dạng toán: nhân số thập phân với số thâp phân.
- Ycầu HS thảo luận nhóm bàn tìm cách thực hiện phép nhân STP với STP.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, chốt cách làm như SGK.
- Chốt : ĐT và nhân giống nhau, chỉ khác không hoặc có dấu phẩy ở tích chung.
- Yêu cầu HS nêu cách nhân số TP với số thập phân từ cách làm ở VD1
- Nêu VD2 và ghi phép tính như SGK (Tiến hành như VD1)
* Lưu ý: Cách nhân số TP với số TP
* Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
- HS nắm được Cách nhân số TP với số thập phân.
- Vận dụng để giải bài toán và rút ra quy tắc nhân số TP với số thập phân.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin.
C. Hoạt động thực hành
*Bài 1: Tính
- YC HĐ cá nhân, làm vở BTT in (HSTB làm 2 bài nhỏ)
- Gọi 3 HS lên bảng làm (HSNK làm tiếp hết bài 1)
- Chốt: Quy tắc nhân số TP với số thập phân
* Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
- HS nắm quy tắc nhân số TP với số thập phân.
- Vận dụng để tính đúng các phép nhân số TP với số thập phân theo yêu cầu BT1.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
*Bài 2a: Tính rồi so sánh
- Treo bảng phụ, YC HĐ cá nhân, làm vở ô li
- Gọi 4 HS lên bảng ( HSNK làm xong làm thêm bài 3)
- Chữa bài và chốt kết quả đúng.
- Chốt: Cách vận dụng tính chất giao hoán trong phép nhân số TP với số thập phân.
* Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
- HS nắm được tính chất giao hoán của phép nhân số TP với số thập phân.
- Vận dụng để tính và so sánh đúng các phép tính ở BT2.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin.
* BT2b:Viết ngay KQ:
- YC HĐ nhóm bàn và làm bài
- HĐKQ bằng trò chơi “ Ai nhanh - ai đúng”, Chữa bài.
- Chốt: Cách vận dụng tính chất giao hoán trong phép nhân số TP với số thập phân.
* Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
- HS nắm chắc tính chất giao hoán của phép nhân số TP với số thập phân.
- Vận dụng để tính nhanh kết quả các phép tính ở BT2b.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về cách nhân nhân số TP với số thập phân và tính chất giao hoán của phép nhân số TP với số thập phân.
....
Tập đọc:
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
- Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời (TL được câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài).
- GDHS đức tính cần cù, chịu khó trong học tập cũng như trong lao động.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
*HS có năng lực: Thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động thực hành:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
*Đánh giá: Quan sát quá trình - Ghi chép các sự kiện thường nhật.
- Nắm giọng đọc của từng khổ thơ.
*Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.
*Đánh giá: Vấn đáp - Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài.
*Việc 3: Cùng luyện đọc
- Đọc từ, câu, đoạn, bài. HĐ nhóm đôi: Một bạn đọc 1 khổ thơ - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. ( Mỗi bạn phải được đọc cả bài)
- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
*Đánh giá: Vấn đáp - Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
*Việc 4: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Đánh giá: Vấn đáp - Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
- Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Những chi tiết thể hiện sự vô cùng của không gian: đôi cánh của bầy ong đẫm nắng trời, không gian là nẻo đường xa. Những chi tiết thể hiện sự vô tận của thời gian: bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận.
+ Câu 2: Bầy ong rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nioois liền các mùa hoa, nối rừng hoang với biển xa, ... Ong chăm chỉ, giỏi giang.
Vẻ đẹp ở những nơi ong đến: Nơi rừng sâu có bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban; nơi biển xa có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa; nơi quần đảo có loài hoa nở như là không tên.
+ Câu 3: Đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.
+ Câu 4: Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ, lớn lao: Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn nhờ chắt được trong vị ngọt, mùi hương của hoa những giọt mật tinh túy. Thưởng thức mật ong, con người như thấy được mùa hoa sống lại, không phai tàn.
+ Chốt ND bài: Bầy ong làm việc bền bỉ, siêng năng trong thầm lặng để tạo ra mật ong một sản phẩm quý cho đời.
*Việc 5: Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài.
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1 + 2.
- Cặp đôi cùng luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1 + 2.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm khổ thơ 1 + 2.
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Tổ chức cho HS nhẩm đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương nhóm đọc tốt.
*Đánh giá: Vấn đáp - Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
- Đọc diễn cảm, giọng trải dài, tha thiết.
+ Đọc thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài.
C. Hoạt động ứng dụng: - Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
....
Tập làm văn:
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả người. (ND ghi nhớ). Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình
- Rèn kĩ năng phân tích cầu tạo của một bài văn tả người.
- Giúp HS tình cảm gia đình.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác nhóm.
II.Chuẩn bị: Các tấm bìa như SGK, bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Nhận xét
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm bài văn “Hạng A Cháng” và thảo luận 5 câu hỏi ở SGK
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
GV: ? Em có nhận xét gì về thân bài của bài văn Hạng A Cháng?
? Qua ví dụ trên em thấy bài văn tả người gồm có những phần nào?
? Nhiệm vụ chính của từng phần trong bài văn tả người là gì?
*Đánh giá: Vấn đáp - Nhận xét bằng lời.
- Cấu tạo của bài văn “Hạng A Cháng”:
+ Câu 1: Mở bài (Từ đầu đến Đẹp quá!): Giới thiệu người định tả - Hạng A Cháng.
+ Câu 2: Ngoại hình: ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn như trắc gụ; vóc cao, vai rộng; người đứng như cái cột đá trời trồng; ....
+ Câu 3: A Cháng là người lao động rất khỏe, rất giỏi, cần cù, say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc.
+ Câu 4: Kết bài (câu cuối): Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
+ Câu 5: Cấu tạo của bài văn tả người gồm có 3 phần:
a) Mở bài: Giới thiệu người định tả.
b) TB: + Tả ngoại hình: đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, ...
+ Tả tính tình, hoạt động: lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ...
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
*Việc 2: Ghi nhớ
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nêu ghi nhớ.
*Đánh giá: Vấn đáp - Nhận xét bằng lời
- Tiêu chí đánh giá: Đọc để thuộc nội dung ghi nhớ.
- Phương pháp:.
- Kĩ thuật:.
B. Hoạt động thực hành:
*Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS nêu đối tượng các em chọn tả người trong gia đình của mình.
- Cá nhân thực hiện lập dàn ý chi tiết vào VBTGK.
*Hổ trợ: + Khi lập dàn ý cần chú ý bám sát cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả người.
+ Chú ý đưa vào dàn ý các chi tiết chọn lọc, những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó.
- Cá nhân chia sẻ dàn ý của mình với bạn.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại dàn ý chi tiết cho bài văn tả người.
*Đánh giá: Vấn đáp - Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình.
a) Mở bài: Giới thiệu người định tả.
b) Thân bài: + Tả ngoại hình: tuổi tác, dáng dấp, cách ăn mặc, làn da, mái tóc, khuôn mặt, ...
+ Tả tính tình, hoạt động: Tả cử chỉ, thói quen làm việc của người thân, cách cư xử với hàng xóm láng giềng.
c) Kết bài: Cảm nghĩ của mình.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Tập viết lại thành bài văn tả người thân trong gia đình em dựa vào dàn ý chi tiết.
....
HĐNGLL:
TÌM HIỂU NHỮNG CẢNH ĐẸP CỦA
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
- Biết được một số cảnh đẹp quê hương và đất nước.
- Tự hào về đất nước Việt nam.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
- Tìm hiểu những cảnh đẹp quê hương, đất nước.
- Sưu tầm tranh, ảnh về quê hương, đất nước
b. Hình thức hoạt động
-Trưng bày tranh,ảnh về quê hương đất nước đã sưu tầm được ở các tổ, nhóm
- Thảo luận, trao đổi về cách giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
-Tranh, ảnh các cảnh đẹp
- Kê bàn theo cách triễn lãm tranh ảnh
-Nội dung câu hỏi thảo luận
b. Về tổ chức
- Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung, hình thức hoạt động cho cả lớp, đồng thời hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiện nói trên.
- Cả lớp thảo luận để thống nhất kế hoạch, chương trình hoạt động và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể:
+ Cử người điều khiển chương trình.
+ Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ tập thể.
+ mỗi cả nhân đại diện cho tổ một tiết mục văn nghệ.
+ Cử nhóm trang trí, kẻ tiêu đề hoạt động...
4. Tiến hành hoạt động
- Hát tập thể một bài hát liên quan đến chủ đề hoạt động.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do sinh hoạt, nêu chương trình hoạt động.
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ tập thể
- Biểu diễn các tiết mục cá nhân.
- Trưng bày đánh giá các sản phẩm sưu tầm được
- Tuyên dương các nhóm đã sưu tầm nhiều tranh, ảnh đẹp
5. Kết thúc hoạt động
- Hát tập thể.
- Người điều khiển công bố tổ đạt giải.
- Người điều khiển chương trình thay mặt lớp cám ơn và chúc sửc khoẻ thầy giáo và tất cả các bạn đã tham gia nhiệt tình.
....
BUỔI CHIỀU
Chính tả: (Nghe - viết)
MÙA THẢO QUẢ
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe - viết đúng bài chính tả ; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT2a, BT3b.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Đánh giá: Vấn đáp - Đặt câu hỏi.
- Hiểu nội dung bài viết.
+ Nắm được cách trình bày đúng hình thức đúng hình thức bài văn xuôi.
*Việc 2: Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
*Đánh giá: Vấn đáp viết - Nhận xét bằng lời.
- Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn.
B. Hoạt động thực hành
*Việc 1: Viết chính tả
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết.
- GV đọc - học sinh viết chính tả. GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh viết chưa đẹp.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Đánh giá: Vấn đáp viết - Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS.
- Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: gốc cây, kín đáo, chín.
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
*Việc 2: Làm bài tập
Bài 2a: Tìm những từ ngữ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong bảng sau.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
*Đánh giá: Vấn đáp Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
+ Phân biệt được tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu s hay x.
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
Bài 3b: Tìm các từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
- Nhận xét và đánh giá kết quả.
*Đánh giá: Quan sát - Phiếu đánh giá tiêu chí.
- Tìm đúng các từ láy theo những khuôn vần: an - at; ang - ac; ôn - ôt; ông - ôc; un - ut; ung - uc.
Tiêu chí
HTT
HT
CHT
1.Tìm đúng các từ láy
2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
C. Hoạt động ứng dụng:
- Tập viết lại những chữ mình chưa hài lòng.
- Biết trình bày đúng một văn bản đẹp mắt, khoa học và sáng tạo.
....
Luyện từ &câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu BT1. Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu BT3.
- Luôn sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- GDHS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
*ND điều chỉnh: Không làm BT2
II.Chuẩn bị: Bảng phụ, từ điển liên quan đến bài học.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Giải nghĩa của một số từ ngữ thuộc chủ đề “Môi trường”.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thực hiện đọc đoạn văn và thảo luận về nghĩa của các cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: Nghĩa của các cụm từ (khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên)
*Đánh giá: Quan sát; Vấn đáp - Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
- Giải thích đúng nghĩa của các cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên:
+ Khu dân cư: khu vực dành cho dân nhân ăn ở, sinh hoạt.
+ Khu sản xuất: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp, ...
+ Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, gìn giữ lâu dài.
*Việc 2: Nối mỗi từ ở cột A với nghĩa ở cột B
- Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài và làm vào VBTGK.
- Cá nhân đổi chéo vở kiểm tra và thống nhất kết quả với bạn.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: + Sinh vật: Tên gọi chung của các vật sống, ...
+ Sinh thái: Quan hệ giữa SV với môi trường xq.
+ Hình thái: Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.
*Đánh giá: Quan sát; Vấn đáp - Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
- Nối đúng nghĩa của các cụm từ: sinh vật, sinh thái, hình thái.
*Việc 3: Bài 3: Thay từ bảo vệ bằng từ đồng nghĩa với nó.
- Cặp đôi đọc thầm yêu cầu, trao đổi với nhau cách sử dụng từ đồng nghĩa và làm vào VBTGK.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và thống nhất kết quả với bạn.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chôt: Chọn từ giữ gìn (gìn giữ) thay thế từ bảo vệ.
*Đánh giá: Quan sát; Vấn đáp - Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời.
- Thay được từ bảo vệ bằng từ đồng nghĩa: giữ gìn/gìn giữ.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng người thân, bạn bè về nghĩa của các từ thuộc chủ đề “Bảo vệ môi trường”: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, sinh vật, sinh thái, hình thái.
....
Luyên toán:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết nhân nhẩm một số TP với 10; 100; 1000; Nhân số thập phân với số tròn chục, tròn trăm, giải bài toán có 3 bước tính.
- Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số TP 10; 100; 1000; Nhân số thập phân với số tròn chục tròn trăm, giải bài toán có lời văn. Vận dụng làm tốt các BT1a; 2a,b; 3.
*HSNK làm thêm các bài còn lại.
II.Chuẩn bị: *HS: Bảng con.Vở BTT in.
*GV: Bảng phụ, phấn màu.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động thực hành
*Bài 1a: Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc nội dung bài tập 1.
- Treo bảng phụ,YC HS làm bài theo cá nhân 2 đề A- B (HSNK làm thêm bài 1b)..
- Gọi 3 HS chữa bài.
- HĐTQ điều hành cho các bạn chia sẻ cách làm.
* Chốt: Cách nhân nhẩm số TP với 10; 100; QT nhân nhẩm số TP với 10; 100; 1000
*Bài 2a,b: Đặt tính rồi tính.
- Gọi HS đọc nội dung bài tập 2.
- YC HĐ cá nhân, làm vở ô li
- Gọi 4 HS lên bảng ( HSNK làm xong làm thêm bài 2c,d).
- HĐTQ điều hành cho các bạn chia sẻ cách làm.
? Muốn nhân số thập phân với số tròn chục, tròn trăm ta làm như thế nào
- Chữa bài, Chốt: Cách nhân số thập phân với số tròn chục, tròn trăm.
*Bài 3: Giải toán:
- Gọi HS đọc nội dung bài tập 3.
- YC HĐ nhóm bàn thảo luận cách giải, cá nhân làm vở ô li...
- Gọi 1 HS làm bảng lớp.(HSNK làm xong làm thêm bài 4).
- Chữa bài, HĐKQ.
* Chốt: Cách xác định DT và các bước giải.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về cách nhân số thập phân với số tròn chục, tròn trăm và cách vận dụng vào giải toán có lời văn.
....
Thứ 5, ngày 15 tháng 11 năm 2018
Toán:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001, ...
- Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001, ... Vận dụng làm tốt các BT1. HSNK làm thêm các bài còn lại.
- Giáo dục HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học, GD tính cẩn thận, chịu khó.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II.Chuẩn bị:- GV: Bảng phụ.
- HS: Bảng nhóm, vở BTT
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích.
- GV giới thiệu bài
B.Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu VD rút q/ tắc nhân STP với 0,1; 0,01; 0,001..... 12-13 phút
- Nêu ví dụ 1 và ví dụ 2: 142,57 0,1 531,75 0,01
-YC HS tự ĐT rồi tính
- Gọi 2 HS làm bảng.
- YC HS nhận xét các số ở thừa số thứ nhất và tích.
* Chốt: Các số giống nhau chỉ khác vị trí dấu phẩy ở tích được chuyển sang trái một
(hai) chữ số
- Y/c HS thảo luận theo nhóm đôi nêu cách nhân số thập phân với với 0,1; 0,01; 0,001;
- Gọi 1 số nhóm trình bày, GV chốt lại (như trong SGK).
* Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
- HS nắm được cách nhân số thập phân với với 0,1; 0,01; 0,001;
- Vận dụng để tính và rút ra quy tắc nhân số thập phân với với 0,1; 0,01; 0,001;
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin.
C. Hoạt động thực hành
*Bài 1: Nhân nhẩm:
- Gọi HS đọc nội dung bài tập 1.
- Treo bảng phụ có ND bài 1
- YC HĐ nhóm bàn, cá nhân nêu miệng, Chữa bài, HĐKQ.
- HĐTQ điều hành cho các bạn chia sẻ cách làm.
- Chốt: Quy tắc nhân số TP với 0,1; 0,01; 0,001..
* Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
- HS nắm quy tắc nhân số thập phân với với 0,1; 0,01; 0,001;
- Vận dụng để tính nhẩm đúng các phép tính theo yêu cầu BT1.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
*Bài 2: Đổi đơn vị đo
- Treo bảng phụ có nội dung bài tập 2.
-YC HĐ nhóm bàn thảo luận cách làm, cá nhân làm vở ô li, ( HSNK làm xong làm thêm bài 3); gọi 4 HS làm.
- HĐTQ điều hành cho các bạn chia sẻ cách làm.
* Chốt: Cách chuyển số đo diện tích dưới dạng số thập phân bằng cách nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001..
* Đánh giá: Quan sát, vấn đáp, viết - Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
- HS nắm chắc quy tắc nhân số thập phân với với 0,1; 0,01; 0,001;
- Vận dụng để chuyển đúng các số đo diện tích dưới dạng số thập phân bằng cách nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001..
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm; tự tin.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về cách nhân số thập phân với với 0,1; 0,01; 0,001;
....
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện đã kể, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- GDHS có ý thức bảo vệ môi trường.
- HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, thể hiện được giọng nói của nhân vật.
II.Chuẩn bị: Một số truyện gắn với chủ điểm bảo vệ môi trường.
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mà các bạn yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Tìm hiểu đề
- HS đọc đề bài.
- GV gạch chân dưới các từ ngữ: bảo vệ môi trường, được nghe, được đọc.
- Y/c nhóm trưởng hướng dẫn nhóm đọc phần gợi ý của bài.
? Yêu cầu HS nhắc lại những câu chuyện đã học có ở SGK nói về đề tài này?
*Lưu ý: Các em HSKG nên kể về những câu chuyện mình đã nghe hay đã đọc được ở ngoài SKG. Còn các em không tìm được những câu chuyện ngoài SGK thì có thể vận dụng kể những câu chuyện đó.
- Cho HS giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể.
*Đánh giá: Quan sát - Ghi chép ngắn.
- Dựa vào gợi ý ở SGK, chọn được một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về bảo vệ môi trường.
+ Trình tự kể một câu chuyện: Giới thiệu câu chuyện; kể diễn của câu chuyện; có thể nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện.
*Việc 2: Kể chuyện
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm nối tiếp nhau tập kể lại câu chuyện.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- HS thi kể trước lớp. Cá nhân chia sẻ nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người kể câu chuyện hay nhất.
*Đánh giá: Quan sát, vấn đáp - Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, kể chuyện, tôn vinh HS.
- Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài không, có hay, mới và hấp dẫn không?
+ Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
*Việc 3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Cặp đôi trao đổi, thảo luận với nhau về ý nghĩa câu chuyện:
? Con người cần làm gì để bảo vệ môi trường?
? Để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, em cần làm gì?
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: Những việc cần làm để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
*Đánh giá: Vấn đáp - Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- Nắm được ý nghĩa câu chuyện, những việc cần làm để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
....
Luyện từ &câu:
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2). Tìm được quan hệ từ thích hợp theo y/c BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).
- Luôn sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng quan hệ từ khi nói và viết văn qua đó thấy được sự phong phú của Tiếng Việt.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
*HS có năng lực: Đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở BT4.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Tìm quan hệ từ trong đoạn trích và cho biết mỗi quan hệ từ nối những từ ngữ nào trong câu:
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm đọc thầm đoạn t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 12 Lop 5_12472320.docx