I. MỤC TIÊU:
HS biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn HS những trường khác, địa phương khác.
II. QUY MÔ
- Tồ chức theo quy mô lớp
III. TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN: GV+HS
- Giấy vẽ, bút màu, giá vẽ.
- Tư liệu về truyền thống nhà trường và các HS tiêu biểu
- Tư liệu về các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng, thành tựu phát triển kinh tế, các danh nhân, các nét văn hóa đặc trưng, các bài hát dân da, các sản phẩm nổi tiếng của địa phương.
- Các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm, vể chủ đề “ Hòa bình và hữu nghị”
- Trang phục, đạo cụ để múa và trình diễn tiểu phẩm.
- Hoa, tặng phẩm cho lớp bạn.
26 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 31 năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HDHS làm BT
Bài tập: 1.
- Cho HS đọc YC của BT.
- YC HS làm phần (a)
- YC HS làm phần (b)
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài tập: 2.
- Cho HS đọc YC BT.
- YC HS làm bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc YC của BT.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp. Sau đó cả lớp chữa bài trên bảng.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp. Sau đó chữa bài.
- 1HS đọc y/c của BT.
- 4 HS làm vào giấy A4, lớp làm bài vào vở. Sau đó cả lớp chữa bài:
69,78 + 35,97 + 30,22
= ( 69,78 + 30,22) + 35,97
= 100 + 35,97 = 135,97
83,45 – 30,98 – 42,47
= 83,45 – (30,97 + 42,47)
= 83,45 – 73,45 = 10
- Lắng nghe.
________________________________________________________________
TIẾT: 2. GDKNS
(GV2)
TIẾT: 3. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT: NAM VÀ NỮ
I. MỤC TIÊU.
- Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ VN.
- Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) và đặt được một câu với một trong 3 câu tục ngữ ở BT2 (BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng BT1a,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu ví dụ về 3 tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HDHS làm bài tập
Bài tập: 1. (TLN2)
- Gọi HS đọc YC của BT.
- YC HS làm BT1(a)
H: Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất khác của người phụ nữ VN.
Bài tập: 2. (TLN2)
- Gọi HS nêu YC của BT.
- Gọi HS trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng:
a. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ.
b. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi: Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
c. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh: Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
- YC HS nhẩm HTL các câu tục ngữ.
- Gọi HS đọc TL các câu tục ngữ.
Bài tập: 3.
- Gọi HS nêu YC của BT.
- GV nhắc HS: Các em cần hiểu là không chỉ đặt một câu văn mà có khi phải đặt vài câu rồi mới dẫn ra được câu tục ngữ.
- YC HS đặt câu.
- Gọi HS đọc câu đã đặt.
- GV nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS nêu, mỗi em nêu 1 ví dụ về một tác dụng. Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc YC của BT, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm đôi, làm vào V. 1 nhóm làm (nối) vào bảng phụ. Sau đó cả lớp chữa bài.
- chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung; độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người, có đức hi sinh, nhường nhịn
- 1 HS nêu yYC, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận theo cặp.
- Một số HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe.
- HS nhẩm HTL các câu tục ngữ.
- Một số HS đọc TL.
- 1 HS nêu YC của BT, lớp lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS đặt câu vào V.
- Một số HS đọc câu văn mà mình đã đặt, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
_______________________________________________________________
TIẾT: 4. KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU.
- Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn
- Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦABHỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại một câu chuyện các em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- GV nhận xét
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HDHS tìm hiểu đề bài
- GV chép đề bài lên bảng. Gọi HS đọc đề bài.
- GV gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng trong đè bài (việc làm tốt, bạn em)
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Gọi HS nêu tên nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện của mình.
- YC HS viết nhanh dàn ý của câu chuyện.
HDHS thực hành kể chuyện
- YC HS kể chuyện – HSTLN2, cùng trao đổi cảm nghĩ của mình về việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp, sau mỗi em kể xong, cả lớp trao đổi, đối thoại về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện cùng với người kể.
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Một HS kẻ, lớp nhận xét, bổ sung
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Lớp theo dõi.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc, lớp lắng nghe.
- Một số HS nêu.
- HS viết dàn ý vào nháp.
- HS kể và trao đổi theo nhóm đôi.
- Một số em kể, lớp nhận xét, bổ sung. Sau đó cả lớp bình chọn người có câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất, người có câu hỏi hay nhất, người trả lời hay nhất
- Lắng nghe.
______________________________________________________________
Chiều thứ 3 ngày 17 tháng 4 năm 2018
TIẾT: 1. TOÁN (TT)
LUYỆN VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU.
- Cho HS luyện tập, củng cố kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bảng phụ ghi bài toán 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
1. Kiểm tra bài cũ: (Theo tiến trình tiết học)
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HDHS luyện tập
Bài tập: 1. Đặt tính rồi tính (HSCĐC - HSĐC).
795685 + 8369 ; 476539 – 97463 ; 36579 + 46,834 ; 79 – 66,8
Bài tập: 2. Tìm x (HS cả lớp).
a. x + 5,67 = 18,3 – 6,98 b. + x = + 3
x + 5,67 = 11,32 + x =
x = 11,32 – 5,67 x = -
x = 5,65 x =
Bài tập: 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất. (HS cả lớp)
a.
b. 4,25 + 4,32 + 4,39 + 4,46 + 4,53 = (4,25 + 4,53) + (4,32 + 4,46) + 4,39
= 8,78 + 8,78 + 4,39 = 17,56 + 4,39 = 21,95
Bài tập: 4. (HSNK) Mỗi giờ vòi nước thứ nhất chảy được 1/6 thể tích của bể, vòi thứ hai chảy được 1/6 thể tích của bể. Hỏi sau khi cả hai vòi cùng chảy trong 2 giờ thì còn bao nhiêu phần thể tích của bể chưa có nước ?
Bài giải
Một giờ cả hai vòi chảy được là:
(thể tích của bể)
Hai giờ cả 2 vòi chảy được là:
x 2 = (thể tích của bể)
Cả 2 vòi cùng chảy trong 2 giờ thì còn số phần thể tích của bể chưa có nước là:
1 - = (thể tích của bể)
Đáp số: (thể tích của bể)
3. Củng cố - dặn dò:
TIẾT: 2. TIẾNG VIỆT (TT)
LUYỆN TẬP VỀ DẤU CÂU
I. MỤC TIÊU.
- Tiếp tục giúp HS củng cố kiến thức về dấu phẩy, làm được các bài tập điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp; tìm các dấu phẩy dùng sai và viết được một đoạn văn tả hoặc kể về một người, một vật mà trong đoạn có sử dụng dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1 và BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
1. Kiểm tra bài cũ: (Theo tiến trình tiết học)
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HDHS làm BT
GV gắn bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1 và BT2 lên bảng, chép đề BT3 lên bảng.
Bài tập: 1. (HS cả lớp) Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
a. Nam, Bắc, Thành, là ba bạn học sinh giỏi nhất lớp.
Căn phòng này sạch sẽ, mát mẻ.
b. Lúc ấy, trời đã vè chiều.
Mẹ ơi, nhà mình có khách.
c. Trăng đã lên cao, biển khuya lành lạnh.
Gió thổi ào ào, cây cối nghiêng ngả, bụi cuốn mù mịt và một trận mưa ập đến.
Bài tập: 2. (HS cả lớp)
Tìm dấu phẩy dùng sai trong đoạn trích sau. Chép lại đoạn trích sau khi đã sửa các lỗi về sử dụng dấu phẩy.
Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới, đều cắp sách tới trường. Những HS ấy hối hả bước trên các nẻo đường, ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt, hay trong tuyết rơi.
(kết quả: bỏ dấu phẩy thứ 2, 3, 4.)
Bài tập: 3. (HSNK)
Viết một đoạn văn tả về một người, một vật. Trong đoạn văn có sử dụng dấu phẩy. Viết xong, hãy khoanh tròn các dấu phẩy có trong đoạn văn.
- HS viết xong, gọi một số HS đọc bài của minh trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kiểm tra, nhận xét, chấm điểm một số bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
_____________________________________________________________
TIẾT: 3. THỂ DỤC
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được động tác tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân
- Biết cách đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực và bằng một tay trên vai. Các động tac có thể còn chưa ổn định.
- Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”. Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
- Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV chuẩn bị 1 còi, bóng ném, cầu.
III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP:
NỘI DUNG
TL
PHƯƠNG PHÁP
A. Phần chuẩn bị:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc quanh sân trường.
- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông vai, cổ tay.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
5P
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
B. Phần cơ bản:
*Đá cầu.
+ Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân.
- Phân chia các tổ tập luyện theo từng khu vực do tổ trưởng điều khiển.
+ Ôn phát cầu bằng mu bàn chân.
Tập theo đội hình 2 hàng phat cầu cho nhau.
+ Thi phát cầu bằng mu bàn chân.
Mỗi tổ chon 1 cặp nam, 1 cặp nữ thi với nhau.
* Ném bóng.
+ Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai).
- GV nêu tên động tác, cho HS tập luyện, GV quan sát và sửa chữa cách cầm bóng tư thế đứng và động tác ném bóng chung cho HS.
+ Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực).
- GV nêu tên động tác, làm mẫu cho HS nhớ động tác, cho HS tập luyện, GV quan sát và sửa cách cầm bóng, tư thế đứng cho đúng.
* Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức
25P
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
X X
X X
X O O X
X X
X X
r
C. Phần kết thúc:
- Đi thường theo 2-4 hàng dọc và hát.
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét gời học, về nhà tập đá cầu, ném bóng.
5P
X X X X X X X X
X X X X X X X X
r
______________________________________________________________
TIẾT: 4. GDNGLL
GIAO LƯU VỚI HỌC SINH CÁC LỚP KHÁC
I. MỤC TIÊU:
HS biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn HS những trường khác, địa phương khác.
II. QUY MÔ
- Tồ chức theo quy mô lớp
III. TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN: GV+HS
- Giấy vẽ, bút màu, giá vẽ.
- Tư liệu về truyền thống nhà trường và các HS tiêu biểu
- Tư liệu về các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng, thành tựu phát triển kinh tế, các danh nhân, các nét văn hóa đặc trưng, các bài hát dân da, các sản phẩm nổi tiếng của địa phương.
- Các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm,vể chủ đề “ Hòa bình và hữu nghị”
- Trang phục, đạo cụ để múa và trình diễn tiểu phẩm.
- Hoa, tặng phẩm cho lớp bạn.
IV. CÁCH TIẾN HÀNH:
Bước 1: Chuẩn bị
Liên hệ với lớp sẽ đến giao lưu khoảng 2- 3 tuần để thống nhất với họ về thời gian, địa điểm, nội dung chương trình giao lưu kinh phí, .việc liên hệ có thể do GV cùng với 1 vài đại diện HS thực hiện và qua trao đổi trực tiếp hoặc thông qua điện thoại. email, fax
Phổ biến kế hoạch giao lưu với HS và phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho từng HS, nhóm HS.
Bước 2: Giao lưu
Chương trình giao lưu với HS lớp khác, lớp khác có thể bao gồm các nội dung sau:
- Phần chào hỏi, giới thiệu về trường, lớp mình, về địa phương mình
ở phần này, đại diện HS của hai lớp sẽ thực hiện tiết mục chào hỏi, giới thiệu về lớp, địa phương mình dưới hình thức tùy chọn.
- Phần trao tặng hoa và quà lưu niệm giữa HS 2 lớp.
Đại diện của HS 2 lớp sẽ trao tặng hoa và những món quà lưu niệm nho nhỏ cho nhau.
- Phần thi vẽ tranh:
Mỗi lớp/ trường sẽ cử HS đại diện lên thi vẽ tranh về chủ đề “ Hòa bình, hữu nghị” trong thời gian 5 – 7 phút.
Tiêu chí chấm thi vẽ tranh là: đảm bảo thời gian, nội dung tranh phù hợp với chủ đề và có tình nghệ thuật.
- Phẩn thi tiểu phẩm:
Mỗi lớp sẽ lần lượt trình diễn 1 tiểu phẩm ngắn vể chủ đề “ hòa bình hữu nghị”.
Tiêu chí chấm thi tiểu phẩm gồm: Kịch bản hay, đúng chủ đề, diễn xuất tốt, đảm bảo thời gian quy định.
- Phần biểu diễn văn nghệ:
HS của 2 lớp sẽ lần lượt đan xen các tiết mục hát, múa, đọc thơ về các chủ đề hòa bình hữu nghị.
Chương trình văn nghệ sẽ kết thúc bằng màn hát đồng cac bài hát “ Trái đất màu xanh” của HS cả 2 lớp trường.
Một đại diện HS sẽ thay mặt cảm ơn sự tiếp đón của chủ nhà với lời tạm biệt, hẹn gặp lại.
______________________________________________________________
Thứ 4 ngày 18 tháng 4 năm 2018
TIẾT: 1. TOÁN
PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU.
HS biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Ôn tập về các thành phần và tính chất của phép nhân
- GV viết lên bảng: a x b = c
- Gọi HS đọc phép tính và nêu tên các thành phần của phép tính trên.
H: Nêu các tính chất của phép nhân đã học.
- Gọi HS nêu quy tắc và công thức của từng tính chất.
- Gọi HS đọc phần bài học tổng kết về phép nhân trong SGK/161.
HDHS làm BT
Bài tập: 1. (HS cả lớp làm cột 1. Riêng HSNK làm thêm cột 2)
- Gọi HS đọc YC của BT.
YC HS làm bài.
GV nhận xét, chữa bài.
Bài tập: 2.
- Gọi HS nêu YC của BT.
- Gọi HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm với 10; 100; 100; 0,1; 0,01; 0,001;
- Gọi HS nêu kết quả.
Bài tập: 3.
- Gọi HS nêu YC của BT
- YC HS tự làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài tập: 4.
– Gọi HS đọc YC của bài toán
- YC HS tự giải bài toán.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 1HS đọc phép tính và nêu tên các thành phần của phép tính
- giao hoán, kết hợp một tổng nhân với một số, phép nhân có thừa số bằng 1, phép nhân có thừa số bằng 0.
- Một số HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- 1HS đọc YC của BT, lớp theo dõi.
- Lớp làm vào nháp, 3 HS lên bảng làm, mỗi em làm 1 phần. Sau đó chữa bài
- 1 HS nêu YC của BT.
- Một số HS nối tiếp nhau nhắc lại, lớp lắng nghe.
- Một số HS nêu kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
- Một HS đọc YC của BT
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 phần. Cả lớp làm bài vào vở. Sau đó chữa bài:
a. 2,5 x 7,8 x 4 = 2,5 x 4 x 7,8
= 10 x 7,8 = 78
b. 0,5 x 9,6 x 2 = 0,5 x 2 x 9,6
= 1 x 9,6 = 9,6
c. 8,36 x 5 x 2 = 8,36 x 10 = 83,6
d. 8,3 x 7,9 + 7,9 x 1,7
= (8,3 + 1,7) x 7,9
= 10 x 7,9 = 79
- Một HS đọc bài toán, lớp đọc thầm
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. Sau đó chữa bài:
Bài giải
Mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là:
48,5 + 33,5 = 82 (km)
Thời gian để ô tô và xe máy đi để gặp nhau là 1 giờ 30 phút hay 1,5 giờ.
Độ dài quãng đường AB là:
82 x 1,5 = 123 (km)
Đáp số: 123 km
- Lắng nghe.
_____________________________________________________________
TIẾT: 2. TẬP ĐỌC
BẦM ƠI
I. MỤC TIÊU.
- Đọc rành mạch, lưu loát, bài thơ (Khuyến khích HSNK đọc diễn cảm bài thơ); ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ VN.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- TCTV: Áo tứ thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài Công việc đầu tiên và trả lời câu hỏi thuộc nội dung bài đọc.
- GV nhận xét
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Luyện đọc:
- Gọi HS đọc cả bài thơ.
- YC HS quan sát tranh trong SGK.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ, kết hợp hường dẫn luyện đọc từ khó và cách ngắt nhịp thơ.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp hướng dẫn HS giải nghĩa các từ ở phần chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài thơ.
b) Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc thầm lại bài thơ
H: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ ?
H: Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng ?
H: Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ ?
- GV: Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ: mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những vất vả khó nhọc của mẹ nơi quê nhà.
H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh ?
H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh ?
H: Nêu ý nghĩa của bài thơ.
- GV nhận xét, ghi bảng. Sau đó gọi HS đọc ý nghĩa.
- Gọi HS đọc cả bài thơ
c) HDHS đọc diễn cảm - HTL bài thơ:
- Cho HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ
- Cho HS xung phong đọc TL từng khổ thơ, bài thơ
- GV nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- 3HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lới câu hỏi thuộc nội dung trong từng đoạn. Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1HSNK đọc cả bài thơ, lớp đọc thầm.
- HS quan sát tranh.
* 4HS nối tiếp nhau đọc nối tiếp từng khổ thơ, kết hợp phát hiện từ khó đọc để luyện đọc
- 4HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp tập giải nghĩa các từ ở phần chú giải.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3, lớp theo dõi
- 1HS đọc lại cả bài, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ
- cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh nhớ tới mẹ. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội xuống ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
- Hình ảnh so sánh là :
- Mạ non bầm cấy mấy đon.
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
- Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu .
- dùng cách nói so sánh :
Con đi trăm núi nghìn khoe
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
- Lắng nghe.
- người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ chịu thương, chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con
- là người con hiếu thảo, giàu tình thương mẹ hoặc là người yêu thương mẹ, yêu quê hương, yêu đất nước
- 1HS đọc bài thơ, lớp theo dõi.
- HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS nhẩm HTL bài thơ.
- HS xung phong đọc TL, lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
_________________________________________________________________
TIẾT: 3. KHOA HỌC
(GV2)
TIẾT: 3. TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU.
- Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I, lập dàn ý vắn tắt cho một trong những bài văn đó.
- Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng liệt kê những bài văn tả cảnh HS học trong các tiết TĐ, LTVC, TLV tuần 1 đến tuần 11 (bảng chưa điền nội dung).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
DHDH ôn tập
Bài tập: 1.
- Cho HS đọc YC bài tập.
- GV: Cần chú ý BT có 2 YC:
+ Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong các tiết TĐ, LTVC, TLV tuần 1 đến tuần 11.
+ Lập dàn ý vắn tắt cho một trong các bài văn đó.
- Y/C HS – TLN2: Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học từ tuần 1 đến tuần 11.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
- YC HS dựa vào bảng liệt kê, mỗi nhóm (cặp) tự chọn, viết nhanh dàn ý của một trong các bài văn đã học.
- Gọi HS trình bày miệng dàn ý của bài văn.
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập: 2.
- Cho HS đọc YC BT
- Gọi HS đọc bài “Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh”.
- YC HS đọc thầm bài văn – (L): Thảo luận trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
a. theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
b. Một số HS nêu các chi tiết.
c. thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- 1HS đọc, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- HS vừa thảo luận nhóm đôi vừa làm vào V, một nhóm làm vào bảng phụ. Sau đó cả lớp chữa bài trên bảng phụ.
- HS lập dàn ý.
- Một số HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc to,lớp đọc thầm theo.
- 1HS đọc, lớp lắng nghe.
- Một số HS trả lời các câu hỏi. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
TIẾT: 5. HDHSTH
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN TOÁN + TIẾNG VIỆT + , ...
I. MỤC TIÊU.
- HS CĐC luyện đọc
- HS luyện viết chữ đúng, đẹp.
- HS làm được các bài tập ở vở bài tập thực TV tuần 31.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Hoạt động 1: Ôn tập
- Giải đáp cho HS những vướng mắc
Hoạt động 2: HDHS tự học
*Riêng em: Quyên LĐ
* HDHS luyện viết: Phúc, Chiến luyện viết trong vở LV
* HDHS làm bài tập ở vở bài tập TV Tuần 31.
- HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
______________________________________________________________
Thứ 5 ngày 19 tháng 4 năm 2018
TIẾT: 1. KHOA HỌC
(GV2)
TIẾT: 2. ĐỊA LÍ
(GV2)
TIẾT: 3. LỊCH SỬ
(GV2)
TIẾT: 4. ÂM NHẠC
(GVC)
______________________________________________________________
Chiều thứ 5 ngày 19 tháng 4 năm 2018
TIẾT: 1. TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
HS biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.II. Đồ dùng dạy học
- Hai băng giấy làm BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
H: Hãy nêu các tính chất của pheùp nhaân?
- GV nhận xét
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HDHS luyện tập
Bài tập: 1.
- Cho HS đọc YC BT.
- GV viết phép tính của phần a, lên bảng, YC HS nêu cách viết thành phép nhân và giải thích
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS nêu kết quả của phần a,
- YC HS làm phần (b), và phần (c).
- GV nhận xét, chữa bài
Bài tập: 2.
- Gọi HS đọc YC của BT.
- YC HS tự làm bài.
H: Vì sao trong 2 biểu thức có các số giống nhau, các dấu tính giống nhau nhưng giá trị lại khác nhau ?
Bài tập: 3.
- Gọi HS đọc bài toán.
- Y/C HS tự làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc YC của BT, lớp đọc thầm.
- 1 HS nêu cách viết và giải thích:
6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg
= 6,75 kg x 3.
Vì trong biểu thức có 3 số hạng 6,75, ta biết phép nhân chính là tổng các số hạng bằng nhau.
- 1 HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp làm vào nháp, 2 HS lên bảng làm. Sau đó chữa bài:
b. 7,4 m2 + 7,4 m2 + 7,4 m2 x 3
= 7,4 m2 x (1 + 1 + 3)
= 7,4 m2 x 5 = 37m2
c. 9,26 dm3 x 9 + 9,26 dm3
= 9,26 dm3 x (9 + 1) = 9,26 dm3 x 10
= 92,6 dm3
- 1 HS đọc YC của BT.
- 2 HS lên làm vào băng giấy, cả lớp làm vào vở nháp, sau đó chữa bài:
a. 3,125 + 2,075 x 2 = 3,125 + 4,15
= 7,275
b. (3,125 + 2,075) x 2 = 5,2 x 2
= 10,4
- vì trong biểu thức b, có thêm dấu ngoặc, làm thay đổi thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức so với biểu thức a, dẫn đến giá trị của 2 biểu thức khác nhau.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Cả lớp giải vào vở. Sau đó 1 HS đọc bài giải, lớp nhận xét, chữa bài:
Bài giải
Số dân tăng trong một năm của nước ta là:
7751500 x 1,3 : 100 = 1007695 (người)
Dân số nước ta tính đến cuối năm 2001 là :
7751500+1007695 = 78522695 (người)
Đáp số: 78522695 người
- Lắng nghe.
______________________________________________________________
TIẾT: 2. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY)
I. MỤC TIÊU.
HS nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy (BT1), biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai (BT2, 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- BP kẻ bảng nội dung BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
H: Nêu tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HDHS ôn tập
Bài tập: 1.
- Gọi HS đọc YC của BT
- YC HS đọc thầm lại đoạn văn.
H: Đoạn văn có mấy câu ?
- Gọi HS nêu các câu văn có dấu phẩy.
- YC HS – HSTLN2 Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài tập : 2.
- Gọi HS đọc YC BT.
- Cho HS đọc mẩu chuyện vui Anh chàng láu lỉnh
- YC HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhấn mạnh : Dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu làm rất tai hại.
Bài tập: 3.
- Gọi HS đọc YC của BT.
- GV lưu ý HS: Đoạn văn có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí, các em cần phát hiện và sửa lại 3 dấu phẩy đó.
H: Đoạn văn có mấy câu sử dụng dấu phẩy ? Đó là những câu nào ?
- YC HS làm bài.
3. Củng cố - dặn dò :
- Gọi HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn
- 5 câu.
- 1 HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài
- Một số HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung:
Các câu văn – Tác dụng
+ Từ những năm tân thời – Ngăn cách TN với CN và VN.
+ Chiếc áo dài , trẻ trung – Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (định ngữ của từ phong cách)
+ Trong tà áo dài thanh thoát hơn – Ngăn cách TN với CN và VN; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
+ Những đợt sóng như vòi rồng – Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
+ Con tàu chìm các bao lơn – Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài vào V.
- Một số em nêu kết quả, lớp nhận xét, bổ sung:
a. Bò cày không được ăn thịt.
b. Bò cày không được, thịt (thêm dấu phẩy)
c. Bò cày, không được thịt.
- Lắng nghe.
- Một HS đọc YC của BT.
- Lắng nghe.
- có 3 câu , đó là câu 1, 3 và 4
- Cả lớp làm bài vào VBT, 1 HS lên làm vào giấy khổ to. Sau đó cả lớp chữa bài trên bảng:
+ Sách Ghi – nét ghi nhận, chị Ca- rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. (bỏ dấu phẩy dùng thừa)
+ Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện , nước Mĩ.
(Đặt lại vị trí một dấu phẩy (chuyển dấu phẩy sau từ mùa hè ra sau từ năm 1994))
+ Để có thể, đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ cứu hỏa. (Đặt lại vị trí một dấu phẩy (chuyển dấu phẩy sau từ có thể ra sau từ bệnh viện)
- 1 HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
TIẾT: 3. MỸ THUẬT
(GVC)
________________________________________________________
Thứ 6 n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 31 Lop 5_12336137.doc