Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 4 năm 2017

TOÁN

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuơng.

- Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận chính xác khi làm bài.

II. Chuẩn bị :

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc44 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 4 năm 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu chuyện. - Hoạt đông nhóm - GV hướng dẫn hs thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện - HS làm việc theo nhóm - Từng hs kể câu chuyện của mình. - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - GV hướng dẫn hs thi kể chuyện theo nhóm. - Đại diện nhóm kể chuyện (Động tác, điệu bộ, giọng kể) - Nêu ý nghĩa của câu chuyện - GV nhận xét - Cả lớp nhận xét Hoạt động 3: - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. - Chọn câu chuyện yêu thích, vì sao? - Suy nghĩ của bản thân khi nghe câu chuyện. 4. Củng cố - dặn dò: - Giáo dục hs yêu chuộng hòa bình - Lắng nghe -Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau. _________________________________________________ KHOA HỌC THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN I.Mục tiêu : - Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia. - Từ chối sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy. - KNS: Kĩ năng phân tích và sử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện. Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dung chất gây nghiện. Kĩ năng tìm kiếm sự gip đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dung chất gây nghiện. II. Chuẩn bị : - Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì? - HS trả lời. -GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài - GV hỏi: Các em có nghe nói về chất gây nghiện chưa? Đó là những chất gì? - Tại sao chúng ta không nên sử dụng chất gây nghiện? Thông qua bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. a.Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin - Kĩ năng phân tích và sử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện - Hoạt động nhóm, lớp + Bước 1: Tổ chức và giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 6 nhóm - Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của thuốc lá. - Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của rượu, bia - Nhóm 5 và 6: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của ma tuý. - GV yêu cầu các nhóm tập hợp tài liệu thu thập được về từng vấn đề để sắp xếp lại và trưng bày. + Bước 2 : Các nhóm làm việc - Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện - Nhóm trưởng cùng các bạn xử lí các thông tin đã thu thập trình bày theo dàn ý của giáo viên. - Tác hại đến sức khỏe bản thân người sử dụng các chất gây nghiện. - Tác hại đến kinh tế. - Tác hại đến người xung quanh. - Các nhóm viết tóm tắt lại những thông tin đã sưu tầm được trên giấy khổ to theo dàn ý trên. - Từng nhóm treo sản phẩm của nhóm và cử người trình bày. - Các nhóm khác có thể hỏi và các thành viên trong nhóm giải đáp. * Hút thuốc lá có hại gì ? 1. Thuốc lá là chất gây nghiện. 2. Có hại cho sức khỏe người hút: bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh ung thư 3. Tốn tiền, ảnh hưởng kinh tế gia đình, đất nước. - GV chốt: Thuốc lá còn gây ô nhiễm MT 4. Ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh. * Uống rượu, bia có hại gì? 1. Rượu, bia là chất gây nghiện. 2. Có hại cho sức khỏe người uống: bệnh đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, hủy hoại cơ bắp 3. Hại đến nhân cách người nghiện. 4. Tốn tiền ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đất nước. 5. Ảnh hưởng đến người xung quanh hay gây lộn, vi phạm pháp luật - GV chốt: Uống bia cũng có hại như uống rượu. Lượng cồn vào cơ thể khi đó sẽ lớn hơn so với lượng cồn vào cơ thể khi uống ít rượu. * Sử dụng ma túy có hại gì? 1. Ma túy chỉ dùng thử 1 lần đã nghiện. 2. Có hại cho sức khỏe người nghiện hút: sức khỏe bị hủy hoại, mất khả năng lao động, tổn hại thần kinh, dùng chung bơm tiêm có thể bị HIV, viêm gan B quá liều sẽ chết. 3. Có hại đến nhân cách người nghiện: ăn cắp, cướp của, giết người. - GV chốt: + Rượu, bia, thuốc lá, ma túy đều là chất gây nghiện. Riêng ma túy là chât gây nghiện bị nhà nước cấm. Sử dụng, buôn bán, vận chuyển ma túy đều là những việc làm vi phạm pháp luật. + Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khỏe người sử dụng, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Làm tiêu hao tiền của bản thân, gia đình. Làm mất trật tự an toàn xã hội. 4. Tốn tiên, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đất nước. 5. Ảnh hưởng đến mọi người xung quanh: tội phạm gia tăng. c) Thực hành Hoạt động 2: Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi” * Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dung chất gây nghiện - Hoạt động cả lớp, cá nhân, nhóm + Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - GV đề nghị mỗi nhóm cử 1 bạn vào ban giám khảo và 3 - 5 bạn tham gia chơi, các bạn còn lại là quan sát viên. - Chuẩn bị sẵn 3 hộp đựng phiếu. Hộp 1 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của thuốc lá, hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia, hộp 3 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của ma túy. - Câu hỏi GV chuẩn bị sẵn (SGV trang 48,49,50). - HS tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của thuốc lá sẽ chỉ được bốc thăm ở hộp 2 và 3. Những HS đã tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của rượu, bia chỉ được bốc thăm ở hộp 1 và 3. Những HS đã tham gia sưu tầm thông tin về tác hại của ma túy sẽ chỉ được bốc thăm ở hộp 1 và 2. + Bước 2: - GV và ban giám khảo nhận xét - Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi. - Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 4. Củng cố - dặn dò: -GV nhận xét tiết học . - Dặn HS chuẩn bỉ bài sau. _____________________________________________ BGH ký duyệt : Ngày soạn :24/09/2017 Ngày dạy :Thứ tư, ngày 03tháng 10 năm 2017 THỂ DỤC : ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “Nhảy đúng, nhảy nhanh” I/Mục tiêu: - Củng cố, nâng cao kỹ thuật các động tác đội hình đội ngũ : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu các động tác đúng kỹ thuật, đều và đúng khẩu lệnh. - Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu HS nhảy đúng ô quy định, chơi đúng luật, khéo léo và tham gia chơi tích cực. - Giáo dục tác phong nhanh nhẹn, có tính đồng đội, tính kỷ luật cao. II/ Địa điểm phương tiện : - Vệ sinh sân bãi, Còi, kẻ sân. III/ Nội dung phương pháp : Nội dung - Phương pháp Định lượng Hình thức tổ chức 1. Phần mở đầu : * Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài tập. * Khởi động : + Chạy quanh sân. + Trò chơi “Diệt các con vật có hại”. 2. Phần cơ bản : a/ Đội hình đội ngũ : MT: HS các động tác đúng kỹ thuật, đều và đúng khẩu lệnh. - GV điều khiển. - Chia tổ tập luyện. - Cho các tổ thi đua trình diễn. - Tập hợp củng cố kết quả tập luyện. b/ Trò chơi“Nhảy đúng, nhảy nhanh”. MT: HS nhảy đúng ô quy định, chơi đúng luật, khéo léo và tham gia chơi tích cực. - GV nêu tên trò chơi, giải thích lại cách chơi. - Chọn HS làm mẫu, cho HS làm thử. - Các tổ thi đua chơi. - GV quan sát nhận xét, tuyên dương. 3. Phần kết thúc: - Hát và vỗ tay theo nhịp. - Hệ thống bài học. - Nhận xét giờ học. * Dặn dò: Về nhà ôn lại các động tác đội hình đội ngũ. (6 -10 phút) 1 – 2 phút 200 – 300m 1 – 2 phút 2 – 3 phút (18 -22 phút) 10 – 12 phút 2 lần 3 – 4 lần 1 lần 2 lần 7 – 8 phút (4 – 6 phút) 1 – 2 phút 1 – 2 phút 1 – 2 phút 2 1 4 3 CB XP ____________________________________________________ TẬP ĐỌC Ê-MI-LI, CON I.Mục tiêu : - Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn. Ngắt nhịp, nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài thơ viết theo thể tự do. - Đọc diễn cảm được bài thơ. - HS khọc tốt thuộc được khổ thơ 3, 4. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng.- Hiểu Ý nghĩa : Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược VN- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 ; thuộc 1 khổ thơ trong bài) - Giáo dục học sinh yêu quý những người vì đại nghĩa, yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh phi nghĩa. II. Chuẩn bị : III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát 2. Bài cũ: HS đọc bài và trả lời câu hỏi : - Vì sao người ngoại quốc này khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý? - 2 Học sinh trả lời - Nêu ý chính của bài? - Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: - GV giới thiệu , ghi đầu bài. bHướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc - Hoạt động cá nhân - 1 HS khá đọc bài. - Hỏi Bài có mấy khổ thơ ? + 4 khổ thơ. - Yêu cầu học sinh lần lượt đọc nối tiếp từng khổ thơ và tìm các từ dễ phát âm sai. - Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ - Học sinh phát hiện: + Phát âm sai: Mo-ri-xơn, Oa-sinh-tơn, Giôn-xơn + Ngắt câu - Lần lượt học sinh đọc từ sai (từ, câu, đoạn) - Yêu cầu học sinh lần lượt đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2 và tìm các từ khó hiểu. GV giúp học sinh hiểu nghĩa của từ. - Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ - Học sinh nêu: (HS xem thm ch thích nghĩa của một số từ trong SGK) - GV đọc mẫu với giọng xúc động, trầm lắng. - HS lắng nghe. - Theo di, nhận xét. - HS luyện đọc trong nhóm 4. - 2 – 3 nhóm thi đọc. - Nhận xét. - 1, 2 học sinh đọc toàn bài b) Tìm hiểu bài + luyện đọc diễn cảm - Yêu cầu học sinh đọc xuất xứ - Yêu cầu 1 học sinh đọc khổ 1 - 1 học sinh đọc khổ 1 + Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li - Lần lượt học sinh đọc khổ 1 + Lời nhắn nhủ dặn dò + Sự hồn nhiên, ngây thơ của con gái - Giáo viên giảng tâm trạng của anh Mo-ri-xơn lời vĩnh biệt xúc động khi phải từ giã vợ con (nhấn mạnh câu hỏi của Ê-mi-li). Sự ngây thơ hồn nhiên - Luyện đọc diễn cảm khổ 1 - Nhấn mạnh những từ ngữ nào? Câu hỏi đọc với giọng như thế nào? - Yêu cầu học sinh đọc khổ 2 - 1 học sinh đọc khổ 2 - Qua lời của chú Mo-ri-xơn, em hãy cho biết vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ? - Vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa – không nhân danh ai, và vô nhân đạo – “đốt bệnh viện, trường học”, “giết trẻ em”, “giết những cánh đồng xanh”, - Giáo viên chốt bằng những hình ảnh của đế quốc Mỹ - Học sinh giảng từ: B52 - napan - nhân danh - Giôn-xơn - Yêu cầu nêu ý khổ 2 - Hàng loạt tội ác của Mỹ đựơc liệt kê. - Yêu cầu học sinh nêu cách đọc - Đọc giọng phẫn nộ, đau thương. - Giáo viên chốt lại cách đọc: nhấn mạnh các từ ngữ thể hiện tội ác của Mỹ - Học sinh nhận xét và chọn cách đọc hợp lý nhất - Học sinh lần lượt đọc khổ 2 - Yêu cầu học sinh đọc khổ 3 - 1 học sinh đọc khổ 3 + Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt ? + Vì sao chú Mo – ri – xơn nói với con: “Cha đi vui ” ? - Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con: khi mẹ đến hãy ôm hôn mẹ cho chavà nói với mẹ “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”. - Chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi thanh thản, tự nguyện. - Giáo viên chốt lại: Hướng đến người thân - con mất cha - vợ mất chồng - cảnh trời đêm - hy sinh hạnh phúc của mình cho mọi người được hạnh phúc. - Yêu cầu học sinh nêu ý 3 - Lời từ biệt của chú Mo-ri-xơn vào giây phút ngọn lửa sắp bùng lên. - Yêu cầu HS nêu cách đọc khổ 3 - Lần lượt học sinh nêu: Nhấn mạnh từ, câu 1 - cha không bế con về được nữa - sáng bùng lên - câu 5 - câu 6 - câu 9 - Yêu cầu học sinh đọc khổ 4 - 1 học sinh đọc - Câu thơ “Ta đốt thân ta/ Cho ngọn lửa sáng loá/ Sự thật “ thể hiện mong muốn gì của chú Mo-ri-xơn? - Học sinh lần lượt trả lời - Giáo viên chốt lại chọn ý đúng - Vạch trần tội ác - nhận ra sự thật về cuộc chiến phi nghĩa - hợp sức ngăn chận chiến tranh - Yêu cầu học sinh nêu ý khổ 4 - Ý 4: vạch trần tội ác của đế quốc Mỹ - kêu gọi mọi người hợp sức ngăn chặn chiến tranh. - Yêu cầu học sinh nêu cách đọc khổ 4 + Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn? - Học sinh nêu cách đọc: Giọng đọc: chậm rãi, xúc động - Cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó/ Hành động của chú Mo – ri – xơn là hành động rất đáng khâm phục./ Chú Mo – ri – xơn là người dám xả thân vì việc nghĩa,. - Học sinh nêu ý chính của bài - Cho HS nhẩm thuộc lòng khổ thơ 3, 4 thi đua đọc diễn cảm. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - HS tự nhẩm thuộc lòng khổ thơ 3 và 4 - Thi đọc thuộc lòng và diễn cảm. 4. Củng cố - dặn dò: - Giáo dục học sinh yêu quý những người vì đại nghĩa, yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh phi nghĩa. - Lắng nghe GV nhận xét giờ học. - Chuẩn bị: Sự sụp đổ của chế độ A-pac-thai _______________________________________________ TOÁN LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuơng. - Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận chính xác khi làm bài. II. Chuẩn bị : III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định : - Hát 2. Kiểm tra bài cũ : - HS nêu tên gọi, mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng HS nêu. - GV nhận xét - Lớp nhận xét 3. Bài mới : a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài. b.Thực hành luyện tập Bài 1: - GV yêu cầu hs thảo luận tìm cách giải - Chấm và sửa bài. - Nêu tóm tắt Trường Hòa Bình : 1 tấn 300 kg Trường Hoàng Diệu: 2 tấn 700 kg 2 tấn sản xuất được: 50000 cuốn vở. Hỏi số giấy hai trường gom được sản xuất ? cuốn vở. - HS giải Đổi: 1 tấn 300 kg = 1300 kg 2 tấn 700 kg = 2700 kg Số giấy vụn cả hai trường thu gom được: 1300 + 2700 = 4000 (kg) Đổi : 4000 kg = 4 tấn 4 tấn gấp 2 tấn số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) 4 tấn giấy vụn sản xuất được: 50000 x 2 = 100000 (cuốn vở) Đáp số: 100000 cuốn vở. - Lưu ý : Để làm được phép tính với các đơn vị đo khối lượng (cộng, trừ) ta phải đổi số đo có hai tên đơn vị đo về số đo có 1 tên đơn vị đo và có cùng một đơn vị đo rồi mới thực hiện phép tính. Bài 2: - GV chấm sửa - học sinh đọc đề - Nhận xét đơn vị đo - Học sinh lm bi Giải 120 kg = 120 000 g Đà điểu cân nặng gấp chim sâu là: 120 000 : 60 = 2000 (lần) Đáp số : 2000 lần Bài 3: - Đọc đề - Phân tích đề - Gợi mở hướng dẫn hs tính diện tích HCN ABCD và HV CEMN - Chấm và sửa bài . - Nêu lại công thức tính diện tích HCN và HV - sửa bài Diện tích mảnh đất phần hình chữ nhật ABCD 14 x 6 = 84 (m2) Diện tích mảnh đất phần hình vuông CEMN 7 x 7 = 49 (m2) Diện tích cả mảnh đất 84 + 49 = 135 (m2) Đáp số: 135 m2 - Lưu ý : Muốn tính diện tích một hình chưa chuẩn với các dạng hình m ta đ học, ta chia hình đó đưa về các hình dạng m ta đ học, tính diện tích từng hình rồi cộng kết quả lại với nhau. Bài 4: - Nhận xét, - Học sinh đọc đề tìm cch vẽ. - Học sinh trình bày 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại nội dung vừa học -GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. _____________________________________________________________ TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ I. Mục tiêu - Biết cách thực hiện và trình bày một bảng báo cáo thống kê - Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ. Học sinh học tốt nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ. - Giáo dục học sinh biết phấn đấu trong học tập. * KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng hợp tác (cùng tìm kiếm số liệu thông tin). Kĩ năng thuyết trình kết quả tự tin. II. Chuẩn bị : Số điểm của lớp hoặc phiếu ghi điểm từng học sinh - Một số mẫu thống kê đơn giản. Bút dạ - Giấy khổ to III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra bài văn tả cảnh trường học - Giáo viên theo dõi nhận xét 3.Dạy học bài mới: a.Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay các em sẽ được củng cố lại cách lập bảng thống kê b. Hướng dẫn HS làm bài tập sau; Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết thống kê kết quả học tập trong tuần của bản thân; biết trình bày kết quả bằng bảng thống kê thể hiện kết quả học tập của từng học sinh trong tổ. *Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Hoạt động nhóm Bài 1: - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm. - GV nêu bảng mẫu thống kê. Viết sẵn trên bản, YCHS lập thống kê về việc học của mình trong tháng. - 1 học sinh tự ghi kết quả của từng môn mà bản thân em đã đạt được ghi vào phiếu. - Học sinh thống kê kết quả học tập trong tháng: Hòan thành và không hòan thành. - Hoạt động lớp Bài 2: - Dựa vào kết quả thống kê để lập bảng thống kê - 1 học sinh đọc yêu cầu - Học sinh đặt tên cho bảng thống kê - Học sinh ghi: Bảng thống kê kết quả học tập trong tuần, tháng của tổ. - Học sinh xác định số cột dọc: STT, Họ và tên, Loại điểm - Học sinh xác định số cột ngang - mỗi dòng thể hiện kết quả học tập của từng học sinh (xếp theo thứ tự bảng chữ cái) * Kĩ năng thuyết trình kết quả tự tin. - Đại diện nhóm trình bày bảng thống kê. Vừa trình bày vừa ghi. - Giáo viên nhận xét chốt lại. - Cả lớp nhận xét - Nhận xét chung về việc học của cả tổ. Tiến bộ ở môn nào? Môn nào chưa tiến bộ? Bạn nào học còn chậm? 4. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. ___________________________________________________ LỊCH SỬ PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU I.Mục tiêu : - Học sinh bết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu). - Học sinh học tốt biết được vì sao phong tro Đông Du thất bại: do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật. - Có thái độ yêu thích tìm hiểu lịch sử về các danh nhân Việt Nam II.Chuẩn bị : III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát 2. Bài cũ: Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt kinh tế? - Học sinh trả lời - Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt xã hội? - Cuộc sống của tầng lớp nào, giai cấp nào không hề thay đổi? - GV nhận xét bài cũ 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài; GV giới thiệu, ghi đầu bài b.Hoạt động 1: (làm việc cả lớp) - Hoạt động lớp, cá nhân - Em biết gì về Phan Bội Châu? - Ông sinh năm 1867, trong một gia đình nhà nho nghèo, tại làng Đan Nhiệm, nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An . - GV nhận xét + giới thiệu thêm về Phan Bội Châu (kèm hình ảnh) + Phan Bội Châu (1867 - 1940) quê ở làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ. 17 tuổi đã hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Chủ trương lúc đầu của ông là dựa vào Nhật để đánh Pháp. + Năm 1924, Phan Bội Châu từng tiếp xúc với lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc và toan theo đường lối XHCN nhưng chưa kịp thi hành thì bị Pháp bắt. - Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp? - Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách và trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật cũng là một nước Châu Á nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp. - GV nhận xét + chốt: Phan Bội Châu là người có ý chí đánh đuổi Pháp và chủ trương của ông là dựa vào Nhật vì Nhật cũng là một nước Châu Á. c. Hoạt động 2: - Hoạt động nhóm đôi, trả lời câu hỏi phiếu HT. - GV giới thiệu: 1 hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu là tổ chức cho thanh niên Việt Nam sang học ở Nhật, gọi là phong trào Đông Du - HS đọc ghi nhớ. - GV phát phiếu học tập + Phong trào bắt đầu lúc nào? Kết thúc năm nào? - Bắt đầu từ 1905, chấm dứt năm 1908 + Phong trào Đông du do ai khởi xướng và lãnh đạo? - Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo + Mục đích? - Cử người sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài cứu nước. + Phong trào diễn ra như thế nào? - 1905: 9 người sang Nhật nhờ chính phủ Nhật đào tạo, năm 1907 có hơn 200 người sang Nhật học tập. - Phan Bội Châu viết “Hải ngoại huyết thư” vận động: + Thanh niên yêu nước sang Nhật du học. + Kêu gọi đồng bào quyên tiền ủng hộ phong trào. - 1907: hơn 200 người sang Nhật học tập, quyên góp được hơn 1 vạn đồng. + HS Việt Nam ở Nhật học những môn gì? Những môn đó để làm gì? - Học về kĩ thuật, quân sự. + Ngoài giờ học, họ làm gì? Tại sao họ làm như vậy? - làm nhiều nghề, kể cả đánh giày hay rửa bát đĩa trong các quán ăn. + Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào? - 1908: lo ngại trứơc phong trào Đông Du, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất thanh niên Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. - GV nhận xét - rút lại ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ SGK - Tại sao chính phủ Nhật thỏa thuận với Pháp chống lại phong trào Đông Du? - HS 2 dãy thi đua thảo luận trả lời - Rút ra ý nghĩa lịch sử - Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta - Giúp người Việt hiểu phải tự cứu sống mình - Giáo dục tư tưởng: yêu mến, biết ơn Phan Bội Châu 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau ________________________________________________________ BGH ký duyệt : _________________________________________________________________ Ngày soạn : 25/09/2017 Ngày dạy:Thứ năm, ngày 5 tháng 10 năm 2017 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ ĐỒNG ÂM I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là từ đồng âm . - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2) ; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và các câu đố. - HS học tốt làm được đầy đủ BT3 ; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4. II. Chuẩn bị : III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: - Hát 2. Bài cũ: Gọi HS đọc đoạn văn bài tập 3 - HS đọc đoạn văn . - GV nhận xét 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: -GV giới thiệu , ghi đầu bài. b. Phần nhận xét : Bài 1: Đọc và phân tích ngữ liệu : Thế nào là từ đồng âm? - Hoạt động cá nhân, lớp - Yêu cầu HS đọc phần nhận xét. - HS làm việc cá nhân, chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu - GV chốt lại : Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế gọi là những từ đồng âm. + Câu (cá) : bắt cá, tôm ,bằng móc sắt nhỏ + Câu (văn) : đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn c.Phần ghi nhớ - HS lần lượt nêu GV gọi HS đọc ghi nhớ. - Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ d. Hướng dẫn HS thực hành : - Hoạt động cá nhân, lớp Bài 1: - 2 HS đọc yêu cầu bài 1 - HS làm bài - HS nêu lên + Đồng (cánh đồng)–chỉ khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt; Đồng (tượng đồng)–là kim loại có màu đỏ,dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim; Đồng (một nghìn đồng)–chỉ đơn vị tiền Việt Nam. + Đá (hòn đá) – là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng mảng, từng hòn ; Đá (đá bóng) – là hành động đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương. + Ba (ba và má) – là bố, cha ; Ba (ba tuổi) – là số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên. - GV nhận xét - Cả lớp nhận xét Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài 2 - HS làm bài - HS sửa bài - GV nhận xét. - HS lần lượt đọc tiếp nối bài đặt câu. - Cả lớp nhận xét 4. Củng cố- dặn dò: -GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. HS lắng nghe. ___________________________________________________ TOÁN ĐỀCAMÉT VUÔNG - HÉCTÔMÉT VUÔNG I. Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông ; đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông. - Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản). - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác II. Chuẩn bị : - Chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1dam; 1m - Phấn màu, bảng phụ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định : - Hát 2. Bài cũ: - Gọi HS chữa bài tập 3 - GV nhận xét. HS lên bảng chữa bài. 3.Dạy học bài mới : a.Giới thiệu bài: - GV giới thiệu , ghi đầu bài. b.Giới thiệu đơn vị đo diện tích đềcamét vuông - Nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học * Hình thành biểu tượng đềcamét vuông - Quan sát hình vuông có cạnh 1dam - Đềcamét vuông là gì? - diện tích hình vuông có cạnh là 1dam - Ghi cách viết tắt: 1 đềcamét vuông vết tắt là 1dam2 ** Mối quan hệ giữa dam2và m2 - Hướng dẫn hs chia mỗi cạnh 1dam thành 10 phần bằng nhau + Hình vuông 1dam2 bao gồm bao nhiêu hình vuông nhỏ? - Thực hiện chia và nối các điểm tạo thành hình vuông nhỏ - Đếm theo từng hàng, 1 hàng có ? ô vuông 10 hàng x 10 ô = 100 ô vuông nhỏ - Tính diện tích 1 hình vuông nhỏ : 1m2. Diện tích 100 hình vuông nhỏ: 100m2 - Kết luận : 1dam2 = 100m2 * Giới thiệu đơn vị đo diện tích héctômét vuông: - Tương tự như phần b - HS tự hỏi bạn, bạn trả lời dựa vào gợi ý của GV. - Cả lớp làm việc cá nhân 1hm2 = 100dam2 - Nhận xét sửa sai cho hs c.Luyện tập , thực hành Bài 1: - Rèn cách đọc (miệng) - 1 em đọc, 1 em ghi cách đọc - Chốt lại - Lớp nhận xét - Lưu ý : đọc số từ hàng cao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 4 Lop 5_12417126.doc