Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 5

Kể chuyện

Tiết 5: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

A. Mục tiêu:

1. Rèn kỹ năng nói:

- Biết kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh.

- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

 2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.

B. Đồ dùng dạy - học:

- GV: SGK, sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hòa bình.

- HS: SGK, vở viết; sưu tầm sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình.

C. Các hoạt động dạy - học:

I. Ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra bài cũ:

 - Mời HS kể 1 hoặc 2 đoạn của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai.

 - GV và HS nhận xét. - 1 HS kể chuyện sau đó nêu ý nghĩa câu chuyện.

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50g = 9 050g b) 5 070kg < 5 tấn 7 tạ c) kg > 180g d) 8tạ > 839 kg *Bài 3 (Trang 24): Một kho chứa hàng có số đường đỏ bằng số đường trắng và ít hơn đường trắng là 1 tấn 2 tạ đường. Hỏi kho đó có bao nhiêu ki-lô-gam đường mỗi loại? - Gọi HS đọc đề và xác định cách giải. - Yêu cầu làm bài vào vở. 1HS làm bài vào bảng phụ. - GV nhận xét 1 số vở. - GV và HS nh.xét, chữa bài trên bảng phụ. Tóm tắt: ?kg Đường đỏ : 1 tấn 2 tạ Đường trắng: ?kg Bài giải Đổi 1tấn 2 tạ = 1 200 tạ Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 7 – 4 = 3 (phần) Số ki-lô-gam đường đỏ là: 1200 : 3 x 4 = 1 600 (kg) Số ki-lô-gam đường trắng là: 1200 : 3 x 7 = 2 800 (kg) Đáp số: Đường đỏ: 1 600kg Đường trắng: 2 800kg *Bài 4 (Trang 23, 24): - 1HS nêu yêu cầu. - HS suy nghĩ và nêu ý kiến. - GV và HS nhận xét, chốt kết quả đúng. Kết quả: a) Khoanh vào A. b) 4 tấn; 3tấn 7tạ; 3 tấn; 3 500kg. 4. Củng cố - dặn dò: - HS nêu lại nội dung ôn tập. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. - 1HS nhắc lại nội dung ôn tập trong tiết học. Ngày soạn: 1/ 10/ 2017 Ngày giảng: Thứ tư 4/ 10/ 2017 Buổi sáng Tập đọc Tiết 10: Ê - mi - li, con ... A. Mục tiêu: - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Ê-mi li, Mo-ri - xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn. Đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng. - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4. - Thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Tranh (SGK). bảng phụ chép khổ thơ 3 và 4. - HS: SGK, vở viết. III. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: + 2 học sinh đọc tiếp nối bài "Một chuyên gia máy xúc", TLCH. - 2 HS đọc và TLCH. - GV và HS nhận xét. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD luyện đọc: - 1 HS đọc bài, lớp theo dõi SGK. - GV giới thiệu tranh minh họa, ghi - HS luyện đọc các tiếng phiên âm (cá nhân, bảng các tên riêng phiên âm. cả lớp). - Hướng dẫn HS chia 4 khổ thơ. +Khổ thơ 1: Từ đầu -> Lầu Ngũ Giác. +Khổ thơ 2: Giôn-xơn -> nhạc họa. +Khổ thơ 3: Ê-m-li -> đừng buồn. +Khổ thơ 4: phần còn lại. - Y/c HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. - HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ (2 lượt) kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ. - GV theo dõi, sửa lỗi phát âm và ngắt - HS luyện đọc theo nhóm 4. nhịp cho HS. - GV đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn đọc. - 1 nhóm đọc toàn bài. 3. HD tìm hiểu bài: + Đọc diễn cảm khổ thơ đầu thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li. - 2 HS đọc diễn cảm khổ thơ 1. + Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ? - Chú Mo-ri-xơn vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa - không “nhân danh ai” - và vô nhân đạo - “đốt bệnh viện ... *Rút ý 1: *Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh. + Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi - Chú nói trời sắp tối, không bế bé Ê- mi-li từ biệt? về được. Chú dặn con: Khi mẹ đến hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”. + Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn? +Chú là người dám xả thân vì việc nghĩa. Hành động của chú thật cao cả và ... *Rút ý 2: *Chú Mo-ri-xơn tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh. Nêu ý nghĩa bài? *Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. - 1 HS nhắc lại. 4. Luyện đọc diễn cảm: - Mời 4 HS đọc tiếp nối bài. - Chọn đọc diễn cảm khổ thơ 3; 4. + GV đọc mẫu. + Y/c luyện đọc diễn cảm theo nhóm. + Tổ chức thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét. - 4 HS đọc tiếp nối 4 khổ thơ. - HS theo dõi, nx giọng đọc. - HS theo dõi. - HS đọc trong nhóm đôi. - 4 - 5 HS thi đọc diễn cảm. - HS theo dõi, nx, bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất. - T/c cho HS nhẩm HTL khổ thơ mình thích. - GV nhận xét. - HS nhẩm HTL ít nhất 1 khổ thơ. - Thi đọc thuộc lòng, HS nhận xét. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài sau: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai. Toán Tiết 23: Luyện tập A. Mục tiêu: - Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. - Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng. * Làm bài 1, 3. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ; SGK . - HS: SGK, vở nháp, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS lên bảng làm. - Lớp làm vào bảng con. 3 kg 250 g = ..g 8050 kg = . tấn..kg 5m 12 cm =.cm - GV và HS nhận xét, chữa bài. - 1 HS làm bài, lớp làm bảng con. 3 kg 250 g = 3250g 8050 kg = 8 tấn 50kg 5m 12 cm = 512cm III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD HS làm bài tập: * Bài 1 (Trang 24): - 1 HS đọc đề bài, lớp theo dõi. - HD HS phân tích đề bài, làm bài. - HS làm vào nháp. 1 HS làm bảng phụ. - GV và HS chữa bài, nhận xét. Bài giải Đổi: 1 tấn 300kg = 1300kg 2 tấn 700kg = 2700kg. Cả hai trường thu được là: 1300 + 2700 = 4000( kg) 4000kg = 4 tấn. 4 tấn gấp 2 tấn số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) Số quyển vở sản xuất được là: 50 000 x 2 = 100 000(quyển) Đáp số: 100 000 quyển vở. * Bài 3 (Trang 24): - HD HS phân tích bài toán. - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích HCN, HV. - Cho HS làm bài vào vở. - 1 HS đọc đề toán. Lớp đọc thầm. - HS nêu cách tính diện tích HCN,HV. -HS làm vào vở. 1HS làm bảng phụ. Bài giải Diện tích hình chữ nhật là: 14 x 6 = 84 (m2) Diện tích hình vuông CEMN là: 7 x 7 = 49 (m2) Diện tích mảnh đất là: 84 + 49 = 133 (m2) Đáp số: 133 m2. IV. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - HD chuẩn bị bài sau: Đề – ca – mét vuông. Héc – tô – mét Tập làm văn Tiết 9: Luyện tập làm báo cáo thống kê A. Mục đích, yêu cầu: - Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng. - Biết thống kê theo hàng BT 1 và thống kê bằng cách lập bảng BT2. Để trình bày kết quả học tập trong tháng của từng thành viên và cả tổ. * Các kỹ năng cơ bản được GD: + Tìm kiếm và xử lý thông tin. + Hợp tác( cùng tìm kiếm số liệu, thông tin); Thuyết trình kết quả tự tin. B. Đồ dùng dạy học: - GV: - Phiếu ghi điểm của từng HS. - Bảng phụ, bảng nhóm. - HS: SGK, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: + Đọc lại bảng thống kê số HS trong từng tổ (BT tuần 2). - GV nhận xét. - 2 HS đọc, lớp nhận xét. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: * Bài 1 (Trang 51): - 1 HS đọc yêu cầu của BT, lớp theo dõi. - HD HS cách thống kê KQ của cá nhân. - GV cho HS lần lượt đọc thống kê kết quả học tập của mình trong tháng 9. - GV khen những HS học tốt và thống kê chính xác. - HS trình bày vào vở theo hàng ngang. - Vài HS đọc bảng thống kê của mình. * Bài 2 (Trang 51): - HS đọc y/c bài tập, lớp theo dõi. +Bảng thống kê gồm mấy cột? Nội dung + Bảng thống kê có 6 cột: STT, họ và tên, từng cột? điểm 0-4, điểm 5-6, điểm 7-8, điểm 9-10. - HD HS: Trao đổi bảng TK(BT1) để có số liệu về từng thành viên trong tổ. - HS làm việc theo 3 tổ: Trao đổi, lập bảng TK gồm 6 cột dọc và số hàng ngang phù hợp với số HS trong tổ. - Đại diện các tổ trình bày bảng TK và NX chung về KQ của tổ: HS có KQ cao nhất, HS tiến bộ nhất.... - HS nhìn vào bảng để tìm những HS có kết - GV tuyên dương những HS có kết quả học quả học tập tốt nhất, yếu nhất. tập tiến bộ và động viên khuyến khích những HS có kết quả chưa cao cần cố gắng hơn. - Sau khi các tổ trình bày, GV hỏi: +Tổ nào có kết quả học tập tốt nhất? - HS so sánh kết quả học tập của các tổ để tìm tổ có kết quả học tập tốt nhất. - GV tuyên dương những tổ có kết quả học tập tốt. + Bảng thống kê có tác dụng gì? +Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, có điều kiện so sánh số liệu. 3. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài. - HS chú ý nghe. - Nhận xét giờ học. HD chuẩn bị bài sau: Trả bài văn tả cảnh. Buổi chiều Lịch sử Tiết 5: Phan Bội Châu và phòng trào Đông Du A. Mục tiêu: Sau bài học, HS: - Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu): - Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc. - Từ năm 1905-1908, ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Tranh, ảnh trong SGK; BĐ thế giới;tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du. - HS: SGK, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: + Từ cuối thế kỉ XIX (sau khi TDP xâm lược), ở VN đã xuất hiện những ngành KT mới nào? + Nông nghiệp; thủ công nghiệp; khai thác mỏ; sản xuất điện, nước, xi măng, dệt; lập và khai thác đồn điền cao su, cà phê, chè, ... + Những thay đổi về kinh tế (sau khi TDP xâm lược), đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội? + Thành thị phát triển, buôn bán mở mang làm xuất hiện các tầng lớp mới như: viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ, đặc biệt là giai cấp công nhân. - GV và HS nhận xét, bổ sung. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung: a) Tiểu sử Phan Bội Châu: - HS đọc phần chữ nhỏ, thảo luận theo cặp và nêu những thông tin về Phan Bội Châu. - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, nêu những nét chính về PBC: PBC sinh năm 1867 trong 1 gđ nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngay từ khi còn rất trẻ, ông đã có nhiệt tình cứu nước. Năm 17 tuổi, ông viết hịch “Bình Tây thu Bắc”-Đánh thắng giặc Pháp lấy lại xứ Bắc-để cổ động nhân dân chống Pháp - HS chú ý nghe. b) Sơ lược về phong trào Đông du: - HS đọc, thảo luận nhóm 4 các câu hỏi. - Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Phong trào Đông du là gì? +Là phong trào tổ chức đưa thanh niên VN... + Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo? + Phong trào Đông du được khởi xướng từ năm 1905, do Phan Bội Châu lãnh đạo. + Kể lại những nét chính về phong trào Đông du? + Mục đích của phong trào này là đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, sau đó đưa họ về nước để hoạt động cứu nước. + Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập? + Vì họ có lòng yêu nước nên quyết tâm học tập để về cứu nước. + Phong trào Đông du kết thúc như thế nào? - Pháp và Nhật cấu kết, Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người yêu nước VN ra khỏi Nhật Bản. + Ý nghĩa của phong trào Đông du? + Phong trào đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta. + Tại sao Chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học? + Vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du. *KL: Phong trào Đông du thất bại vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật, đồng ý cho Nhật vào buôn bán ở VN, còn Nhật thì cam kết không để cho các nhà yêu nước VN trú ngụ và hoạt động trên đất nước Nhật... - HS đọc nội dung bài học (SGK-Trang 13). + Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng gì tới phong trào CM ở nước ta đầu TK XX? + Mặc dù không giành được thắng lợi nhưng vì đi đúng xu thế phát triển của lịch sử nên đã phát động mạnh mẽ tinh thần yêu nước, giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Đó là cống hiến lớn lao của Phan Bội Châu đối với lịch sử dân tộc. + Em có biết trường học, đường phố nào mang tên Phan Bội Châu? + Trường chuyên của tỉnh Nghệ An, phố ở Hà Nội, Hạ Long, ... 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HDHS chuẩn bị bài sau: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Giáo dục ngoài giờ lên lớp Chủ đề: Vòng tay bè bạn Tiết 9: Phòng tránh đuối nước ở ao I. Mục tiêu: - HS nêu được các hành vi liên quan đến việc phòng tránh đuối nước. - Xử lí được các tình huống có nguy cơ đuối nước qua trò chơi. - Biết rút ra bài học cho bản thân về phòng tránh đuối nước. II. Quy mô, địa điểm, thời lượng, thời điểm hoạt động: - Quy mô: Tổ chức theo lớp. - Địa điểm: Tại phòng học lớp 5A2. - Thời lượng: 35 phút - Thời điểm: Tuần 5, tháng 10. III. Tài liệu và phương tiện: Tài liệu HD phòng tránh đuối nước (Dành cho HS TH). IV. Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Khám phá Mục tiêu: Học sinh tìm được những nguyên nhân của tình huống. Cách tiến hành: Bước 1: HS tự đọc tình huống và hoàn thành bài tập 1 (Trang 15). Bước 2: HS tiếp nối trình bày suy nghĩ, quan niệm của mình. Lớp nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV kết luận theo từng nội dung: Các nguy cơ có thể xảy ra tai nạn (đuối nước) khi bạn Mai xuống tắm cùng chị Hương là: + Do khi đi tắm, Mai sợ bị chuột rút (vì trước đây em đã bị một lần chuột rút khi đi tắm cùng bố nên em vẫn còn sợ). + Do ao sâu và Mai chưa biết bơi (vì đây là ao ở quê nên bạn Mai chưa tắm lần nào nên không biết độ nông sâu). KL: Khi được rủ đi tắm ở 1 nơi xa lạ, ta không hiểu rõ thì cần cân nhắc xem có an toàn hay nguy hiểm rồi mới tiến hành. * Hoạt động 2: Kết nối Mục tiêu: Học sinh xử lí được tình huống qua trò chơi sắm vai. Cách tiến hành: Bước 1: HS hoạt động theo nhóm 4, thảo luận các cách giải quyết hoặc cách lựa chọn phù hợp nhất ở bài tập 2 (Trang 15) rồi phân vai để sắm vai. Bước 2: 1 số nhóm thực hiện trò chơi sắm vai theo cách của nhóm mình đã thống nhất. Các nhóm khác nhận xét. Bước 3: GV kết luận: Bạn Mai cần thuyết phục chị Hương không nên tắm ao, chị Hương cần nghe theo Mai. Nếu làm như vậy, các bạn sẽ tránh được nguy hiểm đuối nước. Ngược lại thì có thể xảy ra đuối nước vì nước ao sâu, có thể bị chuột rút, bơi chưa thành thạo ... * Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập Mục tiêu: Học sinh nêu được các hành vi liên quan đến việc phòng tránh đuối nước. Cách tiến hành: Bước 1: HS hoạt động theo cặp, thảo luận và làm bài tập 3 (Trang 16). Bước 2: Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV kết luận: + Tranh 1: Ngồi câu trên bờ ao có thể an toàn, nhưng chú ý có khoảng cách với mép ao, không được ngồi sát mép ao bới có thể rơi xuống ao. + Tranh 2: Tắm dưới ao sâu, nước ngập cổ là rất nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn đuối nước. + Tranh 3: Mò cua, bắt ốc, bắt cá dưới ao, nhất là ao sâu đến ngập cổ, cũng có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước. + Tranh 4: Ngồi đọc sách trên bờ ao là an toàn nếu khoảng cách đến mép ao khá xa. * Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Học sinh rút ra được bài học về phòng tránh tai nạn đuối nước. Cách tiến hành: Bước 1: HS suy nghĩ và thực hiện bài tập 4 (Trang 16). Bước 2: HS tiếp nối trình bày suy nghĩ, quan niệm của mình. Lớp nhận xét, bổ sung. Bước 3: KL: HS đọc ghi nhớ (Trang 16). * Hoạt động 5: Trải nghiệm sáng tạo GV y/c các nhóm HS (cùng địa bàn dân cư) phối hợp với cha mẹ, anh chị lớn tuổi để tìm hiểu, điều tra 1 số ao hồ tại cộng đồng, qua đó, xác định được: + Tên ao hồ. + Độ sâu của ao hồ. + Số vụ tai nạn đuối nước đã xảy ra tại ao và nguyên nhân (nếu có). + Các nguy cơ gây tai nạn đuối nước ở ao hồ. + Các biện pháp phòng tránh đuối nước ở ao hồ. KQ điểu tra sẽ được các nhóm báo cáo trong tiết GDNGLL tuần sau. Tiếng Việt (Tăng cường) Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh A. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: - Biết chọn từ ngữ để hoàn thành đoạn văn tả cảnh. - Biết vận dụng những kiến thức đã học để điền từ ngữ thích hợp cho đoạn văn tả cảnh một buổi bình minh. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Phiếu BT, bảng phụ; Vở BTTHTV lớp 5 (trang 15, 25, 28). - HS: vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - GV và HS nhận xét. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HDHS làm bài tập: * Bài 1 (Bài 2-Trang 28): - 1 HS nêu y/c bài. - GV tổ chức cho HS thi tiếp sức. - GV tổng kết cuộc thi. - HS thi tiếp sức. Kết quả: a. Lá cờ giữa sân trường 1. trầm ngâm suy nghĩ b. Cánh cổng trường 2. xòe tán lá che mưa, che nắng. c. Cây bàng 3. reo vui trước gió. d. Chiếc bảng đen 4. chào đón chúng em. * Bài 2 (Bài 30-Trang 25): - 1 HS đọc y/c của BT. - GV cho HS thảo luận theo cặp. - HS thảo luận theo cặp. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết quả: Cơn mưa xuân chợt đến dịu dàng lướt qua cảnh vật còn đang say ngủ trong se lạnh mùa đông. Những làn mưa xuân đánh thức tâm hồn vạn vật. Mưa giăng giăng trên mặt hồ mờ ảo hơi sương nước hồ xao động, lăn tăn. Mạch đất gặp mưa xuân bỗng mở lòng cho chồi non vươn lên xanh mượt. Những mầm thóc cũng cựa mình, dệt nên thảm mạ xanh non. * Bài 3 (Bài 2-Trang 15): - 1 HS đọc y/c của BT. - GVHDHS làm bài. - HS làm vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ. - GV thu 1 số vở, nhận xét. * Ví dụ: Trời còn sớm nhưng em đã thức dậy và bước ra sân. Chao ôi! Cảnh vật hiện ra trước mắt em mới đẹp làm sao(1). Làng xóm như bồng bềnh trong một biển hơi sương (2). Những làn khói bếp bay lên hòa vào sương mai những dải lụa mềm uốn lượn trên sông (3). Nền trời ửng hồng (4), những tia nắng ban mai đang nhảy nhót (5). Một ngày mới bắt đầu (6). Trên đường làng đã thấy các bạn học sinh quần áo gọn gàng tung tăng đến trường (7). Tiếng cười nói ríu rít (8). Những bác nông dân đi làm sớm cũng nói chuyện râm ran (9). Trên cành cây, chìa vôi, chào mào cùng thi nhau hót làm cho buổi sáng càng thêm sức sống (10). 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - HD HS chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 2/ 10/ 2017 Ngày giảng: Thứ năm 5/ 10/ 2017 Toán Tiết 24: Đề - ca - mét vuông. Héc - tô - mét vuông A. Mục tiêu: HS biết: - Biết tên gọi, ký hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. - Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị dam2, hm2. - Biết mối quan hệ giữa dam2 và m2, giữa dam2 với hm2. - Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích (trường hợp đơn giản) * Làm bài 1, 2, 3a (cột 1). B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK; hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1dam2, 1hm2. - HS: SGK, nháp, bảng con. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. GT đơn vị đo DT đề-ca-mét vuông: * Hình thành biểu tượng về đề-ca-mét vuông. + Nhắc lại những đ/vị đo DT đã học ? + m2 là diện tích của HV có cạnh dài bao nhiêu m? - km2, m2, dm2, cm2. - Mét vuông là DT của hình vuông có cạnh dài 1m. HS trả lời tương tự với km2, dam2. - Gợi ý để HS nêu cách đọc và viết kí hiệu dam2. - HS tự nêu, viết vào bảng con. * Tìm mối quan hệ giữa dam2 và m2: + 1dam = m ? + 1dam = 100m. - Chia cạnh hình vuông 1dam thành 10 phần bằng nhau. Nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ. + Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu mét ? có DT là ? m2 ? - HS quan sát. - Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài 1m. Mỗi hình vuông nhỏ có DT là 1m2. + Vậy 1dam2 bằng bao nhiêu m2 ? 1dam2=100m2 HS viết bảng con và đọc: 1dam2=100m2 3. GT đơn vị đo DT Héc-tô-mét vuông: - GV hướng dẫn HS tương tự như dam2. 1hm2 = 100dam2 - Cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa dam2 và m2 , giữa hm2 và dam2 - HS viết và đọc: 1hm2 = 100dam2 - 2 HS nhắc lại. 4. Luyện tập: * Bài 1 (Trang 26): - 1 HS đọc y/c bài, lớp theo dõi. - Y/c HS đọc nhóm đôi. - HS đọc theo nhóm đôi. - Gọi HS đọc trước lớp. - HS đọc nối tiếp. * Bài 2 (Trang 26): - 1 HS đọc y/c bài, lớp theo dõi. - HS viết vào bảng con( 3 nhóm – 3 phần). 2 phần còn lại: 2 HS làm trên - GV và HS nhận xét, chữa bài. bảng. * Bài 3a (cột 1-Trang 26): - 1 HS đọc y/c bài, lớp theo dõi. - HD HS làm bài. - HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ. *Kết quả: a) 2 dam2 = 200 m2 ; 30 hm2 = 3000 dam2 - Thu 1 số bài nhận xét, chữa bài. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - HD chuẩn bị bài sau: Mi – li – mét vuông Khoa học Tiết 10: Thực hành: Nói “Không!” đối với các chất gây nghiện (Tiếp theo) A. Mục tiêu: - Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia. - Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy. *HS biết Quyền được bảo vệ khỏi tệ nạn ma tuý, quyền có sức khoẻ và được chăm sóc sức khoẻ. Song bổn phận phải có hành vi không đồng tình với việc sử dụng các chất gây nghiện. *KNS: - Kỹ năng phân tích và xử lý thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện. - Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rời vào hoàn cảnh bị đe doạ phải sử dụng các chất gây nghiện. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh ảnh, phiếu học tập. - HS: SGK, vở viết. C.Các hoạt động dạy - học: I.Ôn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu nội dung Bạn cần biết –Trang 21. - 1-2 HS nêu. - GV và HS nhận xét. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung: a) HĐ1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” - GV lấy khăn phủ lên chiếc ghế GV. - GV nói: Đây là một chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị điện giật chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết. - GV yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang. - GV để chiếc ghế ra giữa cửa. - GV cho HS đi vào, nhắc HS khi đi qua chiếc ghế phải cẩn thận để không chạm vào ghế. -Sau khi HS về chỗ ngồi của mình GV nêu câu hỏi: +Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế? +Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn lại đi chậm và rất cẩn thận để không chạm vào ghế? +Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế? +Tại sao có người lại tự mình thử chạm tay vào ghế? * KL: Chiếc ghế bị nhiễm điện cao thế này cũng giống như rượu, bia, thuốc lá, ma túy. Rượu, bia, thuốc lá, ma túy là chất gây nghiện. Điều đó ai ai cũng biết. Nhưng qua trò chơi chúng ta cũng giải thích được vì sao có nhiều người biết chắc là nguy hiểm nếu thực hiện 1 hành vi nào đó là gây nguy hiểm cho mình và mọi người xung quanh mà họ vẫn làm, thậm chí đẩy người khác vào chỗ chết ... - HS cả lớp ra ngoài hành lang. - HS đi vào lớp, thận trọng khi đi qua ghế. - Cảm thấy sợ -Vì sợ điện giật - HS nêu theo suy nghĩ của bản thân. HS theo dõi và lắng nghe. b) HĐ2: Đóng vai - GV nêu vấn đề: Nếu có một người bạn rủ em hút thuốc, em sẽ nói gì? - GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu thảo luận (mỗi nhóm 1 tình huống như SGV tr.52,53) và Y/c các nhóm đóng vai giải quyết tình huống. - Các nhóm lên trình bày. - GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: +Việc từ chối hút thuốc, uống rượu, biacó dễ không? +Trong trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì? +Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không tự giải quyết được? +) Kết luận: (SGV-tr. 53). - Cho HS nối tiếp nhau đọc mục Bạn cần biết. -Em sẽ nói: em không muốn - Các nhóm thảo luận theo tình huống trong phiếu. - Các nhóm lên đóng vai. -Nên bảo với cha, mẹ, thầy cô giáo. - HS đọc mục Bạn cần biết - Trang 23.. - Qua bài học, các em có quyền gì? - Quyền có sức khoẻ và được chăm sóc sức khoẻ. - Quyền được bảo vệ khỏi tệ nạn ma tuý. - Bổn phận có hành vi không đồng tình với việc sử dụng các chất gây nghiện. 3. Củng cố-dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Dùng thuốc an toàn. Luyện từ và câu Tiết 10: Từ đồng âm A. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND ghi nhớ). - Biết phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm BT1. Đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm( 2 trong 3 từ ở BT 2). Bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phiếu học tập; bảng nhóm, bảng phụ. - HS: SGK, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: + Yêu cầu HS đọc bài văn tả cảnh thanh bình ở nông thôn (BT3). - GV và HS nhận xét. - 1- 2 HS đọc. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: * Bài 1+2: - 2 HS đọc y/c & ND. - Mời đại diện một số cặp nêu kết quả. - HS trao đổi theo cặp: chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu. - GV nhận xét, chốt ý kiến đúng. *Lời giải: +Câu (cá): bắt cá, tôm bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi)... +Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt 1 ý trọn vẹn. - GV kết luận: Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là từ đồng âm. 3. Ghi nhớ: - 2 HS đọc. 4. Luyện tập: * Bài 1 (Trang 52): - 1 HS đọc y/c bài tập. - Hướng dẫn HS nắm vững y/c của BT. - Cho HS trao đổi theo nhóm 4, nêu kết quả. - HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm nêu kết quả. - GV nhận xét, chốt ý kiến đúng. *Lời giải: a) cánh đồng (khoảng đất rộng và bằng phẳng...); tượng đồng (kim loại có màu đỏ...); 1 nghìn đồng (đơn vị tiền VN). b) hòn đá (chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất...); đá bóng (đưa nhanh chân và hất mạnh bóng...) c) ba và má (bố, cha, thầy...); ba tuổi (số tiếp theo số 2...) * Bài 2 (Trang 52): - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - GV hướng dẫn mẫu. - HS làm bài vào vở. 1HS làm b. phụ. +Lọ hoa đặt trên bàn trông thật đẹp./ Chúng em bàn công việc chuẩn bị đại hội chi đội. +Nước ta có bờ biển dài hơn 3000km./ Nước con suối này rất trong. - GV thu một số vở nhận xét. +Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta./ Em rất thích chơi cờ. * Bài 3 (Trang 52): - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - Y/c HS trao đổi theo cặp và nêu kết quả. - HS thảo luận theo cặp, 1 số HS nêu. - GV nhận xét, chốt ý kiến đúng. *Lời giải: Nam nhầm lẫn giữa từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền để chi tiêu) với tiếng tiêu trong tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 5 Lop 5_12420316.doc
Tài liệu liên quan