Giáo án Tổng hợp khối lớp 4 - Tuần 24

I/ Mục tiêu:

-Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh:

+Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn.

+Thành phố lớn nhất cả nước.

+Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển.

-Chỉ được Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ (lược đồ).

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Các bản đồ: hành chính, giao thông VN

- Tranh, ảnh về TP Hồ Chí Minh do GV và HS sưu tầm

 

doc30 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối lớp 4 - Tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười xung quanh) đã làm gì để gĩp phần giữ gìn xĩm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp? Hãy kể lại câu chuyện đĩ. II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh,ảnh thiếu nhi tham gia giữ môi trường xanh, sạch đẹp. - Bảng lớp viết đề bài, bảng phụ viết dàn ý bài kể chuyện. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: - Nhận xét. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) HD hs hiểu yêu cầu của đề bài - Gọi hs đọc đề bài: Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để gĩp phần giữ gìn xĩm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp? Hãy kể lại câu chuyện đĩ. - Dùng phấn màu gạch chân các từ: em đã làm gì, xanh, sạch, đẹp. - Gọi hs đọc gợi ý trong SGK - Gợi ý: Câu hỏi em làm gì? tức là việc làm của chính bản thân em, em trực tiếp tham gia để góp phần làm xanh, sạch, đẹp xóm làng (đường phố, trường học). Ngoài những công việc như SGK gợi ý, các em có thể kể về những việc nhỏ mà mình đã làm như: làm trực nhật, vệ sinh lớp học, tham gia trang trí lớp học, cùng bố mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa để đón năm mới hay cùng các cô chú công nhân vệ sinh thu gom rác, quét đường phố. - Các em hãy giới thiệu câu chuyện mình định kể trước lớp. 3) Thực hành kể chuyện - Treo bảng phụ viết dàn ý bài KC, gọi hs đọc - Các em hãy kể nhau nghe trong nhóm đôi, nhớ kể chuyện có mở đầu-diễn biến-kết thúc. - Thi KC trước lớp. - Cùng hs bình chọn bạn có câu chuyện có ý nghĩa nhất, bạn kể hay nhất. C/ Củng cố, dặn dò: - Giáo dục: Luôn có ý thức giữ gìn cho môi trường xung quanh mình luôn sạch, đẹp. - Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện Những chú bé không chết (xem trước tranh minh họa, đọc gợi ý dưới tranh. - 1 hs lên bảng kể và nêu ý nghĩa câu chuyện. - Lắng nghe - 1 hs đọc yêu cầu - Theo dõi - 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý - Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp. - Thực hành kể chuyện trong nhóm đôi - Một vài hs nối tiếp nhau thi kể, kể xong đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. + Bạn cảm thấy thế nào khi tham gia dọn vệ sinh cùng mọi người. + Theo bạn việc làm của mọi người có ý nghĩa như thế nào? + Bạn cảm thấy không khí của những buổi dọn vệ sinh như thế nào? + Bạn sẽ làm gì để phong trào giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở địa phương luôn diễn ra thường xuyên. - Lắng nghe, thực hiện. Tiết 4 Địa lí Thành phố Hồ Chí Minh I/ Mục tiêu: -Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh: +Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn. +Thành phố lớn nhất cả nước. +Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển. -Chỉ được Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ (lược đồ). II/ Đồ dùng dạy-học: - Các bản đồ: hành chính, giao thông VN - Tranh, ảnh về TP Hồ Chí Minh do GV và HS sưu tầm III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Nam Bộ 1) Nêu dẫn chứng cho thấy đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển nhất nước ta? - Nhận xét. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Thành phố lớn nhất cả nước. - YC hs quan sát lược đồ TPHCM 1) Thành phố nằm bên sông nào? 2) Thành phố đã có bao nhiêu tuổi? 3) Thành phố được mang tên Bác từ năm nào? - Các em tiếp tục quan sát lược đồ thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau: + Chỉ vị trí của TPHCM trên lược đồ và cho biết thành phố tiếp giáp những tỉnh nào? + Từ TP có thể đi tới các tỉnh khác bằng những đường giao thông nào? - Gọi các nhóm trả lời - Treo bản đồ hành chính, giao thông VN, gọi hs lên bảng chỉ vị trí, giới hạn của TPHCM và các loại đường giao thông từ TPHCM đi đến các nơi khác. - Gọi hs đọc bảng số liệu - Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh về diện tích và số dân của TPHCM với các thành phố khác. - Các em hãy so sánh với HN xem diện tích và dân số của TPHCM gấp mấy lần Hà Nội? Kết luận: TP Hồ Chí Minh là TP lớn nhất cả nước, nằm bên sông Sài Gòn. TP được mang tên Bác từ năm 1976. * Hoạt động 2: Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn. - Dựa vào tranh, ảnh, bản đồ và vốn hiểu biết, các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau: 1) Kể tên các ngành công nghiệp của TPHCM? 2) Nêu những dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm kinh tế lớn của cả nước? 3) Nêu dẫn chứng thể hiện TP là trung tâm văn hóa, khoa học lớn? 4) Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở TPHCM? - Gọi đại diện các nhóm trình bày Kết luận: TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Các sản phẩm công nghiệp của TP rất đa dạng, được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và xuất khẩu. TP cũng là trung tâm văn hóa, khoa học lớn của cả nước. - Gọi hs đọc mục ghi nhớ SGK/130 C/ Củng cố, dặn dò: - Trò chơi: Gắn hình vào ô thích hợp. Thầy có bảng kẻ sẵn 3 cột tương ứng với 3 nội dung , nhiệm vụ của các em là lên gắn các hình vào cột thích hợp. Bạn nào gắn đúng, nhanh, bạn đó thắng - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn thắng cuộc. - Về nhà học bài. - Bài sau: TP Cần Thơ - 2 hs trả lời 1) Hàng năm đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. - Lắng nghe - Quan sát lược đồ 1) Sông Sài Gòn 2) TP đã có 300 tuổi 3) Từ năm 1976 TP mang tên Bác - Làm việc nhóm đôi - Đại diện nhóm trả lời + TP tiếp giáp với các tỉnh: Bà Rịa Vũng tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. + Đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. - Vài hs lên bảng chỉ và nói vị trí, giới hạn của TPHCM và các loại đường giao thông từ TPHCM đi đến các nơi khác. - 1 hs đọc bảng số liệu - So với các TP khác, thì diện tích TPHCM lớn nhất cả nước và có số dân nhiều nhất. - DT và dân số TPHCM gấp 2 lần Hà Nội - Lắng nghe - Làm việc nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày 1) Các ngành công nghiệp: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may... 2) Nơi đây là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Có nhiều chợ, siêu thị lớn: chợ Bến Thành, siêu thị Metro, Makro, chợ Bà Chiểu, chợ Tân Bình, bên cạnh đó có cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất là các đầu mối giao thông quan trọng. 3) Trung tâm văn hóa: Nơi đây có bảo tàng chứng tích chiến tranh, khu lưu niệm Bác Hồ, bảo tàng Tôn Đức Thắng, có nhà hát lớn,có nhiều khu vui chơi, giải trí. + Trung tâm khoa học lớn: Nơi đây có nhiều trường đại học lớn và viện nghiên cứu các bệnh nhiệt đới. 4) Các trường đại học như: ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Kỹ thuật, ĐH Y dược, ĐH Sư phạm, ĐH Kinh tế,... Một số khu vui chơi giải trí lớn như: Công viên nước Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên,... - Lắng nghe - Vài hs đọc to trước lớp - 3 hs lên bảng thực hiện + Hình 3a,b, 4: trung tâm kinh tế + Hình 2,5: Trung tâm văn hóa - Lắng nghe, ghi nhớ. Thứ tư: Tiết 1 Tập đọc Đoàn thuyền đánh cá I/ Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, rành mạch. Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, tự hào. -Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động. (Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 1, 2 khổ thơ yêu thích). -GDBVMT: Qua bài thơ giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp huy hồng của biển đồng thời thấy được giá trị của mơi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người. II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh vẽ cãnh những đoàn thuyền đang đánh cá, đang trở về hay đang ra khơi (nếu có) III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Vẽ về cuộc sống an toàn 1) Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? 2) Điều gì cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi? 3) Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì? - Nhận xét. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) Hd đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc bài thơ + Lượt 1: luyện phát âm: cài then, căng buồm, sập cửa. - HD hs ngắt nhịp đúng + Nhịp 4/3 với các dòng thơ: + Nhịp 2/5 với các dòng: + Lượt 2: giảng nghĩa từ thoi - YC hs luyện đọc trong nhóm đôi - Gọi hs đọc cả bài - GV đọc mẫu b) Tìm hiểu bài: - Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó? - Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó? - Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển? - Tìm những hình ảnh nói lên công việc lao động của người đánh cá rất đẹp? c) HD hs đọc diễn cảm và HTL bài thơ + Gv đọc mẫu + Gọi 1 hs đọc + Y/c hs luyện đọc theo cặp + Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm - Tổ chức cho hs nhẩm khổ thơ. - Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng 1, 2 khổ thơ yêu thích. - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn thuộc tốt C/ Củng cố, dặn dò: - Em cảm nhận điều gì qua bài thơ? - Kết luận nội dung chính và ghi bảng - Về nhà tiếp tục HTL 1, 2 khổ thơ yêu thích. - Bài sau: Khuất phục tên cướp biển - 3 hs đọc và trả lơì - Lắng nghe - 5 hs nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ - Luyện đọc cá nhân - Chú ý đọc đúng - Đọc phần chú giải - Luyện đọc trong nhóm đôi - 1 hs đọc cả bài - Lắng nghe -HS trả lời - Lắng nghe - 1 hs đọc - HS luyện đọc theo cặp - Vài hs thi dọc diễn cảm trước lớp - HS nhẩm thuộc lòng khổ thơ - Vài hs thi đọc thuộc lòng - Nhận xét - Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển và vẻ đẹp của những con người lao động trên biển. Tiết 2 Luyện từ và câu Câu kể Ai là gì? I/ Mục tiêu: -Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ) -Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn (BT1 mục III); biết đặt câu kể tho mẫu để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình BT2 mục III). -HS đạt viết được 4, 5 câu kể theo yêu cầu của BT2. II/ Đồ dùng dạy-học: - 2 tờ phiếu ghi 3 câu văn ở phần nhận xét. - 3 tờ phiếu - mỗi tờ ghi nội dung 1 đoạn văn, thơ ở BT1 (luyện tập) - Mỗi hs mang theo 1 tấm ảnh gia đình III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: MRVT: Cái đẹp - Gọi 1 hs làm BT3 - Nhận xét. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) Tìm hiểu ví dụ: - Gọi hs đọc y/c Bài 1, 2: Gọi hs đọc 3 câu in nghiêng trong đoạn văn - Trong 3 câu trên, câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận định về bạn Diệu Chi? - Treo bảng kết quả đúng, gọi hs đọc lại Bài 3: Gọi hs đọc y/c - Hướng dẫn: Để tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? Các em hãy gạch 1 gạch dưới nó, để tìm bộ phận trả lời câu hỏi là gì? Các em gạch 2 gạch, sau đó đặt các câu hỏi. - Ví dụ: Ai là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta? + Đây là ai? - Các em hãy thảo luận nhóm đôi để làm BT này. - Dán 2 tờ phiếu đã viết 3 câu văn - Chốt lại lời giải đúng Đây Bạn Diệu Chi Bạn ấy - Các câu giới thiệu và nhận định về bạn Diệu Chi ta là kiểu câu kể Ai là gì? - Bộ phận CN và VN trong câu kể Ai là gì? trả lời cho những câu hỏi nào? Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu - Các em hãy suy nghĩ, so sánh và xác định sự khác nhau giữa kiểu câu Ai là gì? với hai kiểu câu Ai làm gì?, Ai thế nào? + Ba kiểu câu này khác nhau chủ yếu ở bộ phận nào trong câu? + Bộ phận Vn khác nhau thế nào? - Câu kể Ai là gì? gồm có những bộ phận nào? chúng có tác dụng gì? - Câu kể Ai là gì? dùng để làm gì? Kết luận: Phần ghi nhớ SGK/ 57 - Gọi hs đọc lại 3) Luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc yc và nội dung bài - Nhắc nhở: Trước hết các em phải tìm đúng câu kể Ai là gì? trong các câu đã cho. Sau đó nêu tác dụng của câu tìm được. Các em trao đổi nhóm đôi để làm BT này. - Dán 3 tờ phiếu, gọi hs lên bảng gạch dưới những câu kể trong đoạn văn, sau đó trả lời miệng về tác dụng của câu kể. Câu kể Ai là gì? a) Thì ra đó là một thứ máy tính cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm...chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những ...hiện đại. . b) Sầu riêng là loại trái quí của miền Nam.) Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Tổ chức cho hs thi giới thiệu trước lớp. - Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn có đoạn giới thiệu đúng đề tài, tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc lại ghi nhớ - Về nhà học thuộc ghi nhớ, lấy ví dụ về câu kể Ai là gì?, hoàn thành đoạn văn của BT2. - Bài sau: VN trong câu kể Ai là gì? - Nhận xét tiết học - 2 hs lên bảng thực hiện theo y/c - Lắng nghe - 4 hs nối tiếp nhau đọc y/c - 1 hs đọc 3 câu + Câu giới thiệu về bạn Diệu Chi: Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. Bạn Diệu Chi là hs cũ của trường Tiểu học Thành Công. + Câu nhận định về Diệu Chi: Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. - 1 hs đọc lại - Lắng nghe - Lắng nghe - CN trả lời cho câu hỏi Ai? bộ phận VN trả lời cho câu hỏi là gì? - 1 hs đọc y/c - Suy nghĩ, so sánh - Bộ phận VN + Kiểu câu Ai là gì? VN trả lời câu hỏi là gì ? (là ai? là con gì? ) - Gồm 2 bộ phận CN và VN. CN TLCH Ai (cái gì, con gì)?, VN TLCH là gì? - Câu kể Ai làm gì dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó. - Lắng nghe - Vài hs đọc to trước lớp - 1 hs đọc to trước lớp - Lắng nghe, trao đổi nhóm đôi - 3 hs lên bảng thực hiện Tác dụng a) Câu giới thiệu về thứ máy mới - Câu nêu nhận định về giá trị của chiếc máy tính đầu tiên. b) chủ yếu nêu nhận định về giá trị của trái sầu riêng, bao hàm cả ý giới thiệu về loại trái cây đặc biệt của miền Nam. - 1 hs đọc yêu cầu - Từng cặp hs thực hành giới thiệu. - Vài hs thi giới thiệu trước lớp. - 1 hs đọc to trước lớp - Lắng nghe, thực hiện Tiết 3 Toán Phép trừ phân số (tt) I/ Mục tiêu -Biết trừ hai phân số khác mẫu số. -HS làm được bài 1; bài 3. –HS đạt làm bài 2. (Nếu còn TG) II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Phép trừ phân số Gọi hs lên bảng tính - Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta làm sao? - Nhận xét. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: GT ghi tựa bài. 2) Hình thành phép trừ hai phân số khác mẫu - Nêu bài toán: Một cửa hàng có 4/5 tấn đường, cửa hàng đã bán 2/3 tấn đường. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu phần của tấn đường? - Muốn tính số đường còn lại ta làm thế nào? - Các em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này? - Muốn thực hiện được phép trừ này ta phải làm thế nào? - YC hs thực hiện bước qui đồng. (1 hs lên bảng) - Các em tiếp tục thực hiện bước trừ hai phân số cùng mẫu (1 hs lên bảng) - Muốn trừ hai phân số khác mẫu ta làm sao? Kết luận: ghi nhớ SGK/130 3) Thực hành: Bài 1: Gọi hs lên bảng làm bài và nêu cách làm, cả lớp làm vào vở. Bài 2: Gọi hs nêu cách làm. - YC hs tự làm bài (gọi hs lên bảng thực hiện) Bài 3: Gọi hs đọc bài toán - Muốn tính diện tích để trồng cây xanh ta làm sao? - Y/c hs tự làm vào vở - Sửa bài, kết luận lời giải đúng - Y/c hs đổi vở kiểm tra C/ Củng cố, dặn dò: - Muốn trừ hai phân số khác mẫu ta làm sao? - Về nhà xem lại bài, học thuộc ghi nhớ - Bài sau: Luyện tập - 2 hs lên bảng thực hiện a) b) - Ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai rồi giữ nguyên mẫu số. - Lắng nghe - Lắng nghe, suy nghĩ - Ta thực hiện phép tính trừ - - Hai mẫu số khác nhau - Ta qui đồng mẫu số để đưa về phép trừ hai phân số cùng mẫu. - - Ta qui đồng mẫu số hai phân số rồi trừ hai phân số đó. - Vài hs nhắc lại - HS lên bảng thực hiện và nêu cách làm a) b) c) - Ta có thể qui đồng (rút gọn) rồi trừ hai phân số - Tự làm bài a) b) c) - 1 hs đọc to trước lớp - ta thực hiện tính trừ - 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở Diện tích trồng cây xanh chiếm số phần là: (diện tích) Đáp số: diện tích - 1 hs trả lời Tiết 4 Khoa học Ánh sáng cần cho sự sống I/Mục tiêu: Giúp hs : -Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống. II/ Đồ dùng học tập : -Hs mang đến lớp cây đã trồng từ tiết trước. -Hình minh hoạ sgk trg 94 -95 -Phiếu học tập III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Bóng tối 1) Bóng tối xuất hiện ở đâu? 2) Khi nào bóng của một vật thay đổi? - Nhận xét. B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: GT ghi tựa ài 2) Vào bài: * Hoạt động 1: Mục tiêu: HS biết vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật - Các em hãy làm việc nhóm 4, quan sát hình SGK/94 , 95 và trả lời các câu hỏi sau: 1) Em có nhận xét gì về cách mọc của những cây đậu trong hình 1? 2) Cây có đủ ánh sáng (mặt trời) phát triển thế nào? 3) Cây sống ở nơi thiếu ánh sáng (mặt trời) thì sao? 4) Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng? - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Y/c hs xem hình 2 và TL: Vì sao những bông hoa này có tên là hoa hướng dương? Kết luận: Ánh sáng rất cần cho sự sống của thực vật. Ngoài vai trò giúp cho cây quang hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng đến quá trình sống khác của thực vật như: hút nước, thoát hơi nước, hô hấp, sinh sản,... không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống. - Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/95 * Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật Mục tiêu: HS biết liên hệ thực tế, nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng kiến thức đó trong trồng trọt. - Đặt vấn đề: Cây xanh không thể sống thiếu ánh sáng mặt trời nhưng có phải mọi loài cây đều cần một thời gian chiếu sáng như nhau và đều có nhu cầu được chiếu sáng mạnh hoặc yếu như nhau không? - Các em hãy thảo luận nhóm 6 để trả lời các câu hỏi sau: 1) Tại sao có một số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng... được chiếu sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được ở trong rừng rậm, trong hang động? 2) Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng? 3) Nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Cùng nhóm khác nhận xét, bổ sung Kết luận: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao. C/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc lại mục cần biết - Về nhà nói những hiểu biết của mình cho ba mẹ nghe để áp dụng vào cuộc sống. - Bài: Ánh sáng cần cho sự sống (tt) 2 hs trả lời 1) Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng. 2) Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. - Lắng nghe - Làm việc nhóm 4 - Đại diện nhóm trả lời 1) Các cây đậu khi mọc đều hướng về phía có ánh sáng. Thân cây nghiêng hẳn về phía có ánh sáng. 2) Cây có đủ ánh sáng phát triển rất tốt, xanh tươi 3) Cây thiếu ánh sáng thường bị héo lá, vàng úa, bị chết. 4) Không có ánh sáng, thực vật sẽ không quang hợp được và sẽ bị chết. - Vì khi hoa nở hoa luôn hướng về phía mặt trời. - Lắng nghe - Vài hs đọc to trước lớp - Lắng nghe, suy nghĩ - Chia nhóm 6 thảo luận - Đại diện nhóm trình bày 1) Vì nhu cầu ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau. Có những loài cây có nhu cầu ánh sáng mạnh, nhiều nên chúng chỉ sống được ở nơi rừng thưa, cánh đồng, thảo nguyên... Nếu sống ở nơi ít ánh sáng chúng sẽ không phát triển được hoặc sẽ chết. Ngược lại, có những loài cây cần ít ánh sáng, ánh sáng yếu nên chúng sống được trong rừng rậm hay hang động. 2) Các cây cần nhiều ánh sáng: cây ăn quả, cây lúa, cây ngô, cây đậu, cây lấy gỗ. Cây cần ít ánh sáng: cây rừng, một số loài cỏ, cây lá lốt... 3)+ Ứng dụng nhu cầu áng sáng khác nhau của cây cao su và cây cà phê, người ta có thể trồng cà phê dưới rừng cao su mà vẫn không ảnh hưởng gì đến năng suất. + Trồng cây đậu tương cùng với ngô trên cùng một thửa ruộng. + Trồng cây khoai môn dưới bóng cây chuối + Phía dưới các cây mít, cây xoài người ta có thể trồng cây gừng, lá lốt, ngải cứu... - Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp Thứ năm: Tiết 3 Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối I/ Mục tiêu: -Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2). II/ Đồ dùng dạy-học: - 2 tờ phiếu khổ to, mỗi tờ viết 1 đoạn chưa hoàn chỉnh của bài văn tả cây chuối tiêu (BT2). 6 tờ cho 3 đoạn 2,3,4. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối - Hãy nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối? - Gọi hs đọc đoạn văn viết về lợi ích của một loài cây (BT2) - Nhận xét B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: GT ghi tựa bài. 2) HD hs làm bài tập Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung BT - Từng nội dung trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối? Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung BT - Hướng dẫn: Bốn đoạn văn của bạn Hồng Nhung được viết theo các phần trong dàn ý của BT1. Các em giúp bạn hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết tiếp vào chỗ có dấu ba chấm. (phát phiếu cho 4 hs, mỗi em hoàn chỉnh 1 đoạn trên phiếu. - Gọi hs đọc bài làm của mình theo từng đoạn. - Gọi hs làm trên phiếu dán phiếu lên bảng và đọc đoạn văn của mình. - Sửa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho hs C/ Củng cố, dặn dò: - Về nhà hoàn thành các đoạn văn để thành 1 bài văn hoàn chỉnh - Chuẩn bi bài sau - Nhận xét tiết học 2 hs lên bảng thực hiện theo y/c - Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả cây theo từng mùa, từng thời kì phát triển. - Lắng nghe - 1 hs đọc, cả lớp theo dõi trong SGK + Đoạn 1: Giới thiệu cây chuối tiêu : phần mở bài + Đoạn 2,3: Tả bao quát, tả từng bộ phận của cây chuối tiêu: Phần thân bài + Đoạn 4: Nêu ích lợi của cây chuối tiêu: phần kết bài. - 1 hs đọc to trước lớp - Lắng nghe, thực hiện - Một vài hs đọc đoạn văn của mình - Dán phiếu và trình bày - Lắng nghe, thực hiện Tiết 4 Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: -Thực hiện được phép trừ hai phân số, trừ được một số tự nhiên cho một phân số, trừ một phân số cho một số tự nhiên. -HS làm được bài 1; Bài 2 (a, b, c); bài 3. -HS đạt làm bài 2 d; bài 4; bài 5. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Phép trừ (tt) Ghi bảng: - Gọi hs lên bảng thực hiện. - Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số (khác mẫu) ta làm sao?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 24.doc