I/ Mục tiêu:
-Nghe - viết đúng bài CT ; trình by đúng bài văn trích ; không mắc quá năm lỗi trong bài.
-Làm đúng BT CT phương ngữ (2) b
-GDBVMT: Lịng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2 b
III/ Các hoạt động dạy-học:
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối lớp 4 - Tuần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I Mục tiêu:
-Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nĩi về lịng dũng cảm.
-Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).
-HS đạt kể được câu chuyện ngồi SGK và nêu rõ ý nghĩa .
-ĐĐHCM: Bác Hồ yêu nước và sẵn sàng vượt qua nguy hiểm thử thách để gĩp sức mang lại độc lập cho đất nước
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Truyện đọc lớp 4
- Bảng lớp viết sẵn đề bài KC
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết, trả lời câu hỏi: Vì sao truyện có tên là "Những chú bé không chết"?
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: GT ghi tựa bài.
2) HD hs kể chuyện
a) HD hs tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Gọi hs đọc đề bài
- Gạch dưới: lòng dũng cảm, được nghe, được đọc .- Gọi hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 1,2,3,4
- GV: Những truyện được nêu làm ví dụ trong gợi ý 1 là những truyện trong SGK.
-Kể những câu chuyện nĩi về lịng dũng cảm vượt qua nguy hiểm, thử thách của Bác trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác
- Gọi hs nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình.
b) Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Các em hãy kể những câu chuyện của mình cho nhau nghe trong nhóm 2 và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp
- Các em theo dõi, lắng nghe và hỏi bạn những câu hỏi về nội dung truyện, ý nghĩa hay tình tiết trong truyện.
* HS kể chuyện hỏi:
+ Bạn có thích câu chuyện tôi vừa kể không? Tại sao?
+ Bạn nhớ nhất tình tiết nào trong truyện?
+ Hình ảnh nào trong truyện làm bạn xúc động nhất?
+ Nếu là nhân vật trong truyện bạn sẽ làm gì?
- Cùng hs nhận xét bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện lôi cuốn nhất.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện vừa nghe các bạn kể ở lớp cho người thân nghe. Những em kể chưa đạt về nhà tiếp tục luyện tập
- Chuẩn bị bài sau: Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia.
- 2 hs thực hiện theo yêu cầu
Vì ba chú bé du kích trong truyện là 3 anh em ruột, ăn mặc giống nhau khiến tên phát xít nhầm tưởng những chú bé đã bị hắn giết luôn sống lại. Điều này làm hắn kinh hoảng, khiếp sợ.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc đề bài
- Theo dõi
- 4 hs nối tiếp nhau đọc
- Lắng nghe
- Nối tiếp nhau giới thiệu
+ Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện "Chú bé tí hon và con cáo". Đây
là một câu chuyện rất hay kể về lòng dũng cảm của chú bé Nin tí hon bất chấp nguy hiểm đuổi theo con cáo to lớn, cứu bằng được con ngỗng bị cáo tha đi. Tôi đọc truyện này trong cuốn "Cuộc du lịch kì diệu của Nin Hơ - gớc - xơn"
+ Em xin kể về lòng dũng cảm của anh Nguyễn Bá Ngọc. Trong khi bom đạn vẫn nổ, anh đã dũng cảm hi sinh để cứu hai em nhỏ.
- Thực hành kể chuyện trong nhóm đôi và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Vài hs thi kể, cả lớp lắng nghe và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
* HS nghe kể hỏi:
+ Vì sao bạn lại kể cho chúng tôi nghe câu chuyện này?
+ Điều gì làm bạn xúc động nhất khi đọc truyện này?
+ Nếu là nhân vật trong truyện bạn có làm như vậy không? Vì sao?
+ Tình tiết nào trong truyện để lại ấn tượng cho bạn nhất?
+ Bạn muốn nói với mọi người điều gì qua câu chuyện này?
- Nhận xét
- Lắng nghe, thực hiện
Tiết 4 Địa lí
Ôn tập
I.Mục tiêu :
-Chỉ hoặc điền được vị trí đồng bằng Bắc Bộ ,ĐB NB ,sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên BĐ, lược đồ VN.
-Hệ thống hóa một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ .
-Chỉ trên bản đồ vị trí thủ đô Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các TP này .
+Học sinh đạt: Nêu được sự khác nhau về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về khí hậu, đất đai.
II.Chuẩn bị :
- BĐ Địa lí tự nhiên ,BĐ hành chính VN.
- Lược đồ trống VN treo tường và của cá nhân HS .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
-Chỉ vị trí của TP Cần Thơ trên BĐ .
-Vì sao TP Cần Thơ lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của ĐBSCL ?
GV nhận xét.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
*Hoạt động cả lớp:
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ .
-GV cho HS lên điền các địa danh: ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai vào lược đồ .
-GV cho HS trình bày kết quả trước lớp .
*Hoạt động nhóm:
-Cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ vào PHT .
Đặc điểm thiên nhiên
Khác nhau
ĐB Bắc Bộ
ĐB Nam Bộ
-Địa hình
-Sông ngòi
-Đất đai
-Khí hậu
-GV nhận xét, kết luận .
* Hoạt động cá nhân :
-GV cho HS đọc các câu hỏi sau và cho biết câu nào đúng, sai? Vì sao ?
a/.ĐB Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta .
b/.ĐB Nam Bộ là nơi sx nhiều thủy sản nhất cả nước.
c/.Thành phố HN có diện tích lớn nhấtvà số dân đông nhất nước.
d/.TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
-GV nhận xét, kết luận .
4.Củng cố - Dặn dò:
GV nói thêm cho HS hiểu .
-Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị bài tiết sau: “Dải ĐB duyên hải miền Trung”.
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lên bảng chỉ .
-HS lên điền tên địa danh .
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm thảo luận và điền kết quả vào PHT.
-Đại điện các nhóm trình bày trước lớp .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc và trả lời .
+Sai.
+Đúng.
+Sai.
+Đúng
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS cả lớp chuẩn bị .
Thứ tư:
Tiết 1 Tập đọc
Ga-vrốt ngoài chiến lũy
I/ Mục tiêu:
-Đọc rành mạch, trơi chảy ; đọc đúng tên riêng nước ngồi, biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện.
-Hiểu ND: Ca ngợi lịng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
-GDKNS:
+Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
+Đảm nhận trách nhiệm.
+Ra quyết định.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Thắng biển
- Nhận xét.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài:
GT ghi tựa bài.
2) HD đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 lượt của bài
+ Lượt 1: Luyện phát âm: Ga-vrốt, Ăng - giôn-ra, Cuốc-phây-rắc.
- HD hs đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, câu khiến trong bài.
+ Lượt 2: Giảng từ: chiến lũy, nghĩa quân, thiên thần, ú tim.
- YC hs luyện đọc trong nhóm đôi
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm
b) Tìm hiểu bài
- Yc hs đọc lướt phần đầu truyện, trả lời: Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để làm gì?
- YC hs đọc thầm đoạn còn lại, trả lời: Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
- YC hs đọc thầm đoạn cuối bài, trả lời: Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt là một thiên thần?
- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt?
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi hs đọc theo cách phân vai
- Yc hs theo dõi, lắng nghe, tìm những từ cần nhấn giọng trong bài
- HD hs luyện đọc 1 đoạn.
+ YC hs luyện đọc trong nhóm 4 theo cách phân vai
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương Hs.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 hs đọc lại toàn bài
- Bài nói lên điều gì?
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần.
- Bài sau: Dù sao trái đất vẫn quay
- 3 hs trả bài
- Lắng nghe
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
+ Đoạn 1: Từ đầu...mưa đạn
+ Đoạn 2: Tiếp theo ... Ga-vrốt nói
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- Luyện cá nhân
- Chú ý đọc đúng
- Lắng nghe, giải nghĩa
- Luyện đọc trong nhóm đôi
- 1 hs đọc cả bài
- Lắng nghe
- Ga-vrốt nghe Ăng-giôn-ra thông báo nghĩa quân sắp hết đạn nên ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn, giúp nghĩa quân có đạn tiếp tục chiến đấu.
- Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch; Cuốc-phây-rắc giục cậu quay vào chiến lũy nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn; Ga-vrốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đan giặc chơi trò ú tim với cái chết.
+ Vì thân hình bé nhỏ của chú ẩn hiện trong làn khói đạn như thiên thần.
+ Vì đạn đuổi theo Ga-vrốt nhưng chú bé nhanh hơn đạn, chú chơi trò ú tim với cái chết.
+ Vì hình ảnh Ga-vrốt bất chấp hiểm nguy, len lỏi giữa chiến trường nhặt đạn cho nghĩa quân là một hình ảnh rất đẹp, chú bé có phép như thiên thần, đạn giặc không đụng tới được.
+ Ga-vrốt là một cậu bé anh hùng
+ Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga-vrốt
+ Em rất xúc động khi đọc truyện này.
- 4 hs tiếp nối nhau đọc truyện theo cách phân vai: người dẫn chuyện, Ga-vrốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc)
- Lắng nghe, trả lời
+ Luyện đọc trong nhóm 4
-HS tham gia.
Tiết 2 Luyện từ và câu
Luyện tập về câu kể Ai là gì?
I/ Mục tiêu:
-Nhận biết được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu kể tìm được (BT1) ; biết xác định CN, VN trong mỗi câu kể Ai làm gì ? đã tìm được (BT2) ; viết được đoạn văn ngắn cĩ dùng câu kể Ai làm gì ? (BT3).
-HS đạt viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, theo yêu cầu của BT3.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một tờ phiếu viết lời giải BT1
- Bốn băng giấy-mỗi băng viết 1 câu kể Ai là gì? ở BT1
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: MRVT: Dũng cảm
- Gọi hs nói nghĩa của 3-4 từ cùng nghĩa với từ dũng cảm , làm BT4
- Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học
2) HD hs làm BT
Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu
- Các em đọc thầm đoạn văn, tìm các câu kể Ai là gì có trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó.
- Gọi hs phát biểu, dán tờ giấy đã ghi lời giải lên bảng, kết luận
Câu kể Ai là gì?
Nguyễn TRi Phương là người Thừa Thiên.
Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội.
Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.
Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu
- Các em hãy xác định bộ phận CN, VN trong mỗi câu vừa tìm được.
- Gọi hs phát biểu ý kiến.
- Gọi hs có đáp án đúng lên bảng làm bài
Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu
- Gợi ý: Mỗi em cần tưởng tượng tình huống mình cùng các bạn đến nhà Hà lần đầu. Gặp bố mẹ Hà, trước hết cần chào hỏi, nói lí do em và các bạn đến thăm Hà bị ốm. Sau đó, giới thiệu với bố mẹ Hà từng bạn trong nhóm. Khi giới thiệu các em nhớ dùng kiểu câu Ai là gì? Các em thực hiện BT này trong nhóm 5 theo cách phân vai (bạn hs, bố Hà, mẹ Hà, các bạn Hà) , các em đổi
vai nhau để mỗi em đều là người nói chuyện với bố mẹ Hà.
- Gọi lần lượt từng nhóm hs lên thể hiện. (nêu rõ các câu kể Ai là gì có trong đoạn văn.
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai chân thực, sinh động.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm BT 3 vào vở
- Bài sau: MRVT: Dũng cảm
- Nhận xét tiết học
- 2 hs thực hiện theo yêu cầu
Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hiểm nghèo. Anh hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn sống mãi.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc yc
- Tự làm bài
- Lần lượt phát biểu
Tác dụng
Câu giới thiệu
Câu nêu nhận định
Câu giới thiệu
Câu nêu nhận định
- 1 hs đọc yc
- Tự làm bài
- Lần lượt phát biểu
- Vài hs lên bảng làm bài
Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên.
Cả hai ông đều không phải là người Hà Nộp
Ông Năm là dân ngụ cư của làng này.
Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công
- 1 hs đọc yc
- Lắng nghe, tự làm bài
- Thực hành trong nhóm 5
- Vài nhóm lên thể hiện
Khi chúng tôi đến, Hà nằm trong nhà , bố mẹ Hà mở cửa đón chúng tôi. Chúng tôi lễ phép chào hai bàc. Thay mặt cả nhóm, tôi nói với hai bác:
- Thưa hai bác, hôm nay nghe tin bạn Hà ốm, chúng cháu đến thăm Hà. Cháu giới thiệu với hai bác (chỉ lần lượt vào từng bạn): đây là Thuý - lớp trưởng lớp cháu. Đây là bạn Trúc, Trúc là hs giỏi toán nhất lớp cháu. Còn cháu là bạn thân của Hà, cháu tên là Ngàn ạ.
- Nhận xét
Tiết 3 Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
-Thực hiện được phép chia hai phân số.
-Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho số tự nhiên.
-Biết tìm phân số của một số.
-HS làm được bài 1 (a, b); bài 2 (a, b); bài 4.
-HS đạt làm bài 1 c; bài 2 c; bài 3
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ tiếp tục làm các bài toán luyện tập về phép chia phân số
B/ HD luyện tập
Bài 1: YC hs thực hiện vào vở
Bài 2: Thực hiện mẫu như SGK/137
- YC hs tiếp tục thực hiện vào vở
Bài 3: Ghi bảng biểu thức, gọi hs nêu cách tính
- Gọi 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp
Bài 4: Gọi hs đọc đề bài
- Gọi hs nêu các bước giải
- YC hs làm bài vào vở ( 1 hs lên bảng làm)
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng
- Chấm bài, yc hs đổi vở nhau kiểm tra
- Nhận xét
C/ Củng cố-Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập trong VBT (nếu có).
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
- Thực hiện vào vở
a)
- Theo dõi
- Thực hiện vào vở
a)
b)
- Ta thực hiện: nhân, chia trước; cộng, trừ sau.
- Tự làm bài
a)
b)
- 1 hs đọc to trước lớp
+ Tính chiều rộng
+ Tính chu vi
+ Tính diện tích
- Tự làm bài
Chiều rộng của mảnh vườn là:
60 x
Chu vi của mảnh vườn là:
(60 + 36) x 2 = 192 (m)
Diện tích của mảnh vườn là:
60 x 36 = 2160 (m2)
Đáp số: 192 m; 2160 m2
- Đổi vở nhau kiểm tra
Tiết 4 Khoa học
Nóng, lạnh và nhiệt độ (tiếp theo)
I/Mục tiêu:
-Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nĩng lên, co lại khi lạnh đi.
-Nhận biết được vật ở gần vật nĩng hơn thì thu nhiệt nên nĩng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Chuẩn bị chung: Phích nước sôi
- Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu; 1 cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh (như hình 2a/103)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Nóng, lạnh và nhiệt độ
2) Nhiệt độ cơ thể người lúc bình thường là bao nhiêu? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị bệnh
- Nhận xét.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Vào bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
- Nêu thí nghiệm: Cô có một chậu nước và một cốc nước nóng. Đặt cốc nước nóng vào chậu nước. Các em hãy đoán xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?
- Muốn biết chính xác mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi như thế nào, các em hãy tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm 6, đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước và sau khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ.
- Gọi 2 nhóm hs trình bày kết quả.
+ Tại sao mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi?
- Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang cho vật lạnh hơn nên trong thí nghiệm trên, sau một thời gian đủ lâu, nhiệt độ của cốc nước và của chậu sẽ bằng nhau.
- Các em hãy lấy ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật nóng lên hoặc lạnh đi?
+ Trong các ví dụ trên thì vật nào là vật thu nhiệt? Vật nào là vật tỏa nhiệt?
+ Kết quả sau khi thu nhiệt và tỏa nhiệt của các vật như thế nào?
Kết luận: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt sẽ lạnh đi
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/102
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên
- Các em thực hiện thí nghiệm theo nhóm 6
+ Đổ nước nguội vào đầy lọ. Đo và đánh dấu mức nước. Sau đó lần lượt đặt lọ nước vào cốc nước nóng, nước lạnh, sau mỗi lần đặt phải đo và ghi lại xem mức nước trong lọ có thay đổi không.
- Gọi các nhóm trình bày
- Em có nhận xét gì về sự thay đổi mức chất lỏng trong nhiệt kế?
Hãy giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng nhiệt kế vào các vật nóng lạnh khác nhau?
-Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và lạnh đi?
- Dựa vào mức chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được điều gì?
Kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật.
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/103
- Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm?
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
- Nhận xét tiết học
1) Người ta dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: Nhiệt kế dùng để đo cơ thể, nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ không khí.
- Lắng nghe
- Lắng nghe, suy nghĩ nêu dự đoán
- Chia nhóm thực hành thí nghiệm
- 2 nhóm hs trình bày kết quả: Nhiệt độ của cốc nước nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lên.
+ Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh.
- Lắng nghe
+ Các vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc , khi cầm vào cốc ta thấy nóng; múc canh nóng vào tô, ta thấy muỗng canh, tô canh nóng lên, cắm bàn ủi vào ổ điện, bàn ủi nóng lên...
+ Các vật lạnh đi: để rau, củ, quả vào tủ lạnh lúc lấy ra thấy lạnh; cho đá vào cốc, cốc lạnh đi; chườm đá lên trán, trán lạnh đi...
+ Vật thu nhiệt: cái cốc, cái tô, quần áo...
+ Vật tỏa nhiệt: nước nóng, canh nóng, cơm nóng, bàn là,...
+ Vật thu nhiệt thì nóng lên, vật tỏa nhiệt thì lạnh đi.
- Lắng nghe
- Vài hs đọc to trước lớp
- Chia nhóm 6 thực hành thí nghiệm
- Các nhóm trình bày: Mức nước sau khi đặt lọ vào nước nóng tăng lên, mức nước sau khi đặt lọ vào nước nguội giảm đi so với mự nước đánh dấu ban đầu.
- Thực hiện theo sự hd của GV- Mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào nước có nhiệt độ khác nhau.
- Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng lạnh khác nhau thì mức chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng thay đổi khác nhau vì chất lỏng trong ống nhiệt kế nở ra khi ở nhiệt độ cao, co lại khi ở nhiệt độ thấp.
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Ta biết được nhiệt độ của vật đó.
- Lắng nghe
- Vài hs đọc to trước lớp
- Vì nước ở nhiệt độ cao thì nở ra. Nếu nước quá đầy ấm sẽ tràn ra ngoài có thể gây bỏng hay tắt bếp, chập điện.
Thứ năm:
Tiết 3 Tập làm văn
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
I/ Mục tiêu:
-Nắm được 2 cách kết bài (mở rộng, khơng mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả một cây mà em thích.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh, ảnh một số loài cây: na, ổi, mít, tre, tràm, đa
- Bảng phụ viết dàn ý quan sát BT2
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Luyện tập xây dựng MB trong bài văn miêu tả cây cối
Gọi hs đọc đoạn mở bài giới thiệu chung về cái cây em định tả (BT4)
- Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: GT ghi tựa bài.
2) HD hs luyện tập
Bài 1: Gọi hs đọc yc
- Các em đọc thầm lại 2 đoạn văn trên, trao đổi với bạn bên cạnh xem ta có thể dùng các câu trên để kết bài không? vì sao?
- Gọi hs phát biểu ý kiến
Kết luận: Kết bài theo kiểu ở đoạn a,b gọi là kết bào mở rộng tức là nói lên được tình cảm của người tả đối với cây hoặc nêu được ích lợi của cây và tình cảm của người tả đối với cây.
- Thế nào là kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả cây cối?
Bài tập 2: Gọi hs đọc yc và nội dung
- Treo bảng phụ viết sẵn các câu hỏi của bài
- Dán bảng tranh, ảnh một số cây
- Gọi hs trả lời từng câu hỏi
Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu
- Các em dựa vào các câu trả lời trên, hãy viết kết bài mở rộng cho bài văn
- Gọi hs đọc bài của mình trước lớp
Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu
- Mỗi em cần lựa chọn viết kết bài mở rộng cho 1 trong 3 loại cây, loại cây nào gần gũi, quen thuộc với em, có nhiều ở địa phương em, em đã có dịp quan sát (tham khảo các bước làm bài ở BT2)
- Gọi hs đọc bài viết của mình
- Sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho hs
- Tuyên dương bạn viết hay
C/ Củng cố, dặn dò:
Về nhà hoàn chỉnh, viết lại kết bài theo yc BT4
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập miêu tả cây cối
Nhận xét tiết học
2 hs thực hiện theo yc
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- Trao đổi nhóm đôi
- Phát biểu ý kiến: Có thể dùng các câu ở đoạn a,b để kết bài. Kết bài ở đoạn a , nói được tình cảm của người tả đối với cây. Kết bài ở đoạn b nêu được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.
- Lắng nghe
- Kết bài mở rộng là nói lên được tình cảm của người tả đối với cây hoặc nêu lên ích lợi của cây.
- Quan sát
- HS nối tiếp nhau trả lời
a. Em quan sát cây bàng.
b. Cây bàng cho bóng mát, lá để gói xôi, quả ăn được, cành để làm chất đốt.
c. Cây bàng gắn bó với tuổi học trò của mỗi chúng em.
a. Em quan sát cây am
b. Cây cam cho quả ăn.
c. Cây cam này do ông em trồng ngày còn sống. Mỗi lần nhìn cây cam em lại nhớ đến ông.
- 1 hs đọc yêu cầu
- Tự làm bài
- Nối tiếp nhau đọc bài làm của mình
+ Em rất yêu cây bàng ở trường em. Cây bàng có rất nhiều ích lợi. Nó không những là cái ô che nắng, che mưa cho chúng em, lá bàng dùng để gói xôi, cành để làm chất đốt, quả bàng ăn chan chát, ngòn ngọt, bùi bùi, thơm thơm. Cây bàng là người bạn gắn bó với những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò chúng em.
+ Em thích cây phượng lắm. Cây phượng chẳng những cho bóng mát cho chúng em vui chơi mà còn làm cho phong cảnh trường em thêm đẹp. Những trưa hè mà được ngồi dưới gốc phượng hóng mát hay ngắm hoa phương thì thật là thích.
- 1 hs đọc yêu cầu
- Tự làm bài
- 3-5 hs đọc bài làm của mình
- Lắng nghe, thực hiện
Tiết 4 Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
-Thực hiện được các phép tính với phân số.
-HS làm được bài 1(a, b); bài 2(a, b); bài 3(a, b); bài 4(a, b).
-HS đạt làm bài 1 c ; bài 2 c ; bài 3 c ; bài 4 c ; bài 5.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em tiếp tục làm các bài toán luyện tập về các phép tính với phân số
B/ HD luyện tập
Bài 1: Gọi hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp
Bài 2: YC hs tự làm bài
Bài 3: YC hs thực hiện vào vở
Bài 4: YC hs tiếp tục thực hiện vào vở
Bài 5: Gọi hs đọc đề bài
- Gọi hs nêu các bước giải
- YC hs làm vào vở ( 1 hs lên bảng giải)
- Chấm bài, yc hs đổi vở nhau kiểm tra
- Nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần 26.doc