I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được bài tập 2a, hoặc BT 3a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 1 số tờ phiếu nhỏ viết từng cặp ở BT 2a để HS bốc thăm tìm từ ngữ chứa tiếng đó.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định : 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài làm BT 3a tiết trư¬ớc
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b. Hư¬ớng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc bài viết.
- 1 HS đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK.
27 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối lớp 5 - Tuần 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hì 2,5 x 1 < 7
Nếu x=2 thì 2,5 x 2 < 7
Nếu x=3 thì 2,5 x 3 >7
Vậy: x = 0; x = 1; x = 2.
- GV cho HS báo cáo kết quả sau đó chữa bài và nhận xét. đánh giá HS.
4. Củng cố - Dặn dò: 3’
- GV hệ thống kiến thức.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: Nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: MÙA THẢO QUẢ
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được bài tập 2a, hoặc BT 3a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 1 số tờ phiếu nhỏ viết từng cặp ở BT 2a để HS bốc thăm tìm từ ngữ chứa tiếng đó.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định : 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài làm BT 3a tiết trước
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b. Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc bài viết.
- 1 HS đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK.
? Nêu nội dung bài viết?
- HS đọc thầm lại đoạn văn.
- Cho HS viết 1 số chữ khó viết: Đản Khao, Chin San, lướt thướt...
- GV nhắc HS: Chú ý quan sát hình thức trình bày của bài, chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
- HS gấp SGK, GV đọc cho HS viết
- GV đọc lại toàn bài chính tả, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi sai và sửa lỗi.
- GV nhận xét, đánh giá 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài tập 2a:
? Nêu yêu cầu bài tập?
- Tổ chức cho HS thi viết 2 từ ngữ có cặp tiếng ghi trên phiếu mà HS bốc thăm được trên bảng lớp.
- HS đọc từ ngữ đã ghi trên bảng, n/x, bổ sung.
- 2-3 HS đọc lại 1 số cặp từ ngữ phân biệt s/x.
Bài tập 3a:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp làm vào vở BTTV
- HS nối tiếp nhau đọc bài chữa, lớp n/x, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
4. Củng cố - Dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học. Khen những học sinh học tốt.
- Nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả.
- Chuẩn bị giờ sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KHOA HỌC
SẮT, GANG, THÉP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
- Quan sát nhận biết một số đồ dùng làm từ sắt, gang, thép.
- Giáo dục ý thức bảo quản đồ dùng làm từ sắt, gang, thép.
- Phát triển năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, chia sẻ trong nhóm. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Tranh, thông tin về sắt, gang, thép
2. Học sinh: SGK, VBT, sưu tầm đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
* Cách tiến hành:
- Cán sự lớp điều hành các bạn chơi- Chơi TC : Thò thụt
- GV chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức:
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được một số tính chất của sắt, gang, thép.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép
b) Cách tiến hành
Cá nhân=> Nhóm=> Cả lớp
* Hoạt động 1: Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép
HĐ nhóm
- GV phát phiếu và các vật mẫu(- Kéo, dây thép, miếng gang)
- Yêu cầu HS nêu tên các vật vừa nhận và hoàn thành bảng sau
- Các nhóm TL-Trình bày kết quả
Sắt
Gang
Thép
Nguồn gốc
Có trong thiên thạch và trong quạng sắt
Hợp kim của sắt và các bon
Hợp kim của sắt và các bon thêm một số chất khác
Tính chất
- Dẻo, dễ uốn, kéo thành sợi, dễ rèn, dập
- Có màu trắng xám, có ánh kim
- Cứng, giòn, không thể uốn hay kéo thành sợi
- Cứng, bền, dẻo
- Có loại bị gỉ trong không khí ẩm, có loại không
- Yêu cầu câu HS trả lời :
- Trong tự nhiên , sắt có ở đâu?
+ Gang, thép được làm từ đâu?
+ Gang, thép có điểm nào chung?
+ Gang, thép khác nhau ở điểm nào?
3. Hoạt động Thực hành:
* Hoạt động 2: Ứng dụng của gang, thép trong đời sống
- Tổ chức hoạt động theo cặp-chia sẻ theo ND Câu hỏi:
+ Tên sản phẩm đc làm từ sắt,gang,thép là gì?
+ Chúng được làm từ vật liệu nào?
Đại diện nhóm báo cáo kq:
H1: Đường ray xe lửa làm từ thép hoặc hợp kim của sắt.
H2: Ngôi nhà có lan can làm bằng thép
H3: Cầu sử dụng thép để xây dựng
H4: Nồi cơm được làm bằng gang
H5: Dao, kéo, cuộn dây thép bằng thép
H6: Cờ lê, mỏ lết bằng thép
- GV kết luận
* HĐ cả lớp
- Ngoài ra em còn biết gang, sắt thép sản xuất những dụng cụ, đồ dùng nào?( - Cày, cuốc, dây phơi, hàng rào, song cửa sổ, đầu máy xe lửa, xe ô tô, xe đạp)
* Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm từ sắt và hợp kin của sắt
TC dưới dạng Trò chơi : Bắn tên
+ Nhà em có những đồ dùng nào làm từ sắt hay gang, thép. Nêu cách bảo quản
HS thi đua kể
GV chốt. + Dao làm làm từ hợp kim của sắt dùng xong phải rửa sạch để nơi khô ráo sẽ không bị gỉ.
+ Kéo làm từ hợp kim của sắt dễ bị gỉ, dùng xong phải rửa và để nơi khô ráo
+ Cày, cuốc, bừa làm từ hợp kim sử dụng xong phải rửa sạch để nơi khô ráo
+ Hàng rào sắt, cánh cổng làm bằng thép phải có sơn chống gỉ.
+ Nồi gang, chảo gang làm từ gang nên phải treo để nơi an toàn. nếu rơi sẽ bị vỡ.
4. Hoạt động Vận dụng:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Đồng và hợp kim của đồng.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2018
TẬP ĐỌC
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
1. Đọc: trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó : hành trình, đẫm, bập bùng, sóng tràn, rong ruổi, rù rì, chắt, giữ hộ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
2. Hiểu: những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để giúp ích cho đời.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK và thuộc 2 khổ thơ cuối bài.
* Thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK, tư liệu về đời sống và kỉ luật của bầy ong mật.
- Bảng phụ ghi sẵn 2 khổ thơ cuối bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
2-3 HS đọc bài: “ Mùa thảo quả”
? Nêu nội dung bài?
3. Dạy bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ
? Em có cảm nhận gì về loài ong?
- GV giới thiệu bài “Hành trình của bầy ong”
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc:
- HS đọc thành tiếng toàn bài.
- Đọc nối tiếp 4 khổ thơ (3 lượt), GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó ở phần chú giải.
- Giải nghĩa thêm một số từ khó không được chú giải trong sách:
+ Hành trình: Chuyến đi xa dài ngày, nhiều gian khổ, vất vả.
+Thăm thẳm: Nơi rừng rất sâu, ít người đến được.
+Bập bùng: gợi tả màu hoa chuối rừng đỏ như những ngọn lửa cháy sáng
- Đọc theo cặp.
- 1-2 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài
Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
? Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
(đẫm nắng trời, nẻo đường xa, bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận)
? Bầy ong bay đến tìm mật ở những nơi nào?
( rừng sâu, biển xa, quần đảo)
? Những nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
? Em hiểu câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” ntn?
( bầy ong rất chăm chỉ, giỏi giang, đến nơi nào cũng tìm ra được hoa để làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho cuộc đời)
? Qua 2 dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về công việc của bầy ong?
(Ca ngợi công việc của bầy ong: mang lại những giọt mật cho con người để con người cảm nhận được những mùa hoa đã tàn phai còn lại trong mật ong)
? Em hãy nêu nội dung chính của bài?
- HS nêu, n/x, bổ sung, GV ghi bảng.
- GV chốt lại phần tìm hiểu bài.
Đọc diễn cảm và HTL:
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ, HS tìm cách đọc hay
- GV đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối trên bảng phụ, 2-3 HS đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm theo từng cặp.
- GV theo dõi, nhận xét.
- HS thi đọc diễn cảm, n/x, bình chọn.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng tiếp nối : 2 em (3 vòng)
- 3 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ trước lớp.
- GV n/x đánh giá.
*Yêu cầu HS học thuộc lòng cả bài.
4. Củng cố - Dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học. Khen những học sinh học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
- Chuẩn bị bài sau: Người gác rừng tí hon.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- GV n/x đánh giá.
3. Dạy bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
b. Hướng dẫn nhân một số thập phân với một số thập phân
Ví dụ 1
- GV nêu bài toán ví dụ.
- HS nghe và nêu lại bài toán.
? Muốn tính diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật ta làm thế nào?
- HS nêu phép tính: 6,4 x 4,8 = ? m2
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép nhân 6,4 x 4,8
- GV gọi HS trình bày cách tính của mình.
- 1 HS trình bày: Đổi về dm rồi tính , HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến
- GV nghe HS trình bày và viết cách làm trên lên bảng.
6,4m = 64 dm; 4,8 m = 48 dm
64 x 48 = 3072 dm2= 30,72 m2
Vậy : 6,4 x 4,8 = 30,72 m2
Giới thiệu kỹ thuật tính:
- GV trình bày cách đặt tính và thực hiện tính như SGK.
? Em hãy so sánh tích 6,4 x 4,8 ở cả hai cách tính? (kết quả giống nhau)
- GV yêu cầu HS thực hiện lại phép tính 6,4 x 4,8 = 30,72 theo cách đặt tính.
? Dựa vào cách thực hiện: 6,4 x 4,8 = 30,72 em hãy nêu cách thực hiện nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- 1 HS nêu như trong SGK, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Ví dụ 2
- GV nêu yêu cầu ví dụ 2: Đặt tính và tính: 4,75 x 1,3.
- 1 HS lên bảng thực hiện phép nhân, HS cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét cách tính của HS.
c. Ghi nhớ
? Qua 2 ví dụ, em hãy nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số thập phân?
- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 3- 4 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu học thuộc luôn tại lớp.
d. Luyện tập - thực hành:
- Yêu cầu cả lớp hoàn thành trước BT1 (a,c); BT2
Bài 1 (a, c)
- GV yêu cầu HS tự thực hiện các phép nhân vào vở.
- 2 HS lên bảng làm ý a và ý c,
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.
- GV yêu cầu HS nêu cách tách phần thập phân ở tích trong phép tính mình thực hiện.
- 2 HS lần lượt nêu trước lớp
- GV nhận xét và đánh giá
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2: Tính
Phần a: GV yêu cầu HS tự tính rồi điền kết quả vào bảng số trong SGK bằng bút chì.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào SGK.
- GV gọi 1 HS kiểm tra kết quả tính của bạn trên bảng.
? Em hãy n/x giá trị của 2 biểu thức?
? Vậy 2 biểu thức a x b và b x a như thế nào với nhau?
? Đây chính là t/c nào của phép nhân? (t/c giao hoán)
Phần b: yêu cầu HS tự làm phần b
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài .
- GV chữa bài.
? Vì sao khi biết 4,34 x 3,6 = 15,624 em có thể viết ngay kết quả tính của: 3,6 x 4,34
- GV hỏi tương tự với trường hợp còn lại.
*Bài 1 (các ý còn lại) – Dành cho HS làm nhanh
- HS tự làm vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá 1 số em.
*Bài 3 : Giải toán (Dành cho HS làm nhanh)
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, HS nhận xét.
- GV nhận xét và đánh giá HS.
4. Củng cố - Dặn dò: 3’
- Cho HS nhắc lại quy tắc.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc quy tắc vận dụng làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU: MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- HS hiểu hình dáng ,tỉ lệ và đậm nhạt đơn giản ở hai vật mẫu
- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu.
- HS thích quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : SGK,SGV
- chuẩn bị một vài mẫu có hai mẫu vẽ
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung
Hoạt động 1: quan sát , nhận xét
GV : giới thiệu mẫu có hai mẫu vật đã chuẩn bị
+ GV yêu cầu h\s chọn bày mẫu theo nhómvà nhận xét về vị trí,hình dáng tỉ lệ đậm nhạt của mẫu
+ gợi ý h\s cách bày mẫu sao cho đẹp
Hoạt động 2: cách vẽ tranh
GV giới thiệu hình hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước:
+ vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu
+tìm tỉ lệ từng bộ phận và phác hình bằng nét thẳng
+ nhìn mẫu , vẽ nét chi tiết cho đúng
+ Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen.
+ phác mảng đậm ,đậm vừa , nhạt
+dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì để miêu tả độ đậm nhạt.
Hoạt động 3: thực hành
GV bày một mẫu chung cho cả lớp vẽ
Vẽ theo nhóm
GV yêu cầu hs quan sát mẫu trược khi vẽ và vẽ đúng vị trí , hướng nhìn của các em
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc hs sưu tầm ảnh chụp dáng người và tượng người.
- Chuẩn bị đất nặn
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2018
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001; ...
- Rèn kĩ năng nhân nhẩm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định: 1/
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét và đánh giá HS.
3. Dạy bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài
3. Dạy - học bài mới: 30/
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
a.Ví dụ
- GV nêu ví dụ: Đặt tính và thực hiện tính: 142,57 x 0,1.
- 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét kết quả tính của bạn.
? So sánh thừa số thứ nhất với tích?
( các chữ số giống nhau, chỉ khác nhau về vị trí của dấu phẩy).
? Như vậy khi nhân 142,57 với 0,1 ta có thể tìm nhanh tích bằng cách nào?
( Chuyển dấu phẩy sang trái 1 chữ số)
- GV yêu cầu HS làm tiếp ví dụ: 531,75 x 0,01= ?.
- HS đặt tính và thực hiện tính.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
? So sánh thừa số thứ nhất với tích?
? Qua trên em rút ra kết luận gì?
( Khi nhân 531,75 với 0,01 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy về bên trái 2 chữ số)
? Từ 2 VD trên em rút ra kết luận gì ?
- HS mở SGK đọc phần kết luận in đậm.
b.HS tự vận dụng làm BT 1b vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột tính (chú ý: tính nhẩm và viết luôn kết quả).
- GV chữa bài và đánh giá HS. Khi chữa bài có thể yêu cầu HS nêu rõ cách nhẩm một số phép tính.
* Bài 2: ( dành cho HS làm nhanh)
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài.
- GV nhận xét và đánh giá HS.
* Bài 3: ( dành cho HS làm nhanh)
- GV gọi HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV hỏi: Em hiểu tỉ lệ bản đồ là 1 : 1 000 000 nghĩa là thế nào ?
( Nghĩa là độ dài 1cm trên bản đồ bằng 1000000 cm trong thực tế.)
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS làm bài vào vở bài tập. Sau đó 1 HS đọc bài trước lớp.
- GV nhận xét và đánh giá HS.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KHOA HỌC
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết một số tính chất của đồng
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
- -Phân biệt được đồng với kim loại khác.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng .
- GDHS có ý thức bảo quản các đồ dùng được làm từ đồng.
- Phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, chia sẻ trong nhóm. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Hình vẽ trong SGK, dây đồng, phiếu bài tập.
2. Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
* Cách tiến hành:
- Cán sự lớp điều hành các bạn chơi- Chơi TC : Bắn tên
- GV chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức:
a) Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của đồng
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
b) Cách tiến hành: Cá nhân=> Nhóm=> Cả lớp
v Hoạt động 1: Tính chất của đồng
HĐ nhóm: Làm việc với vật thật.
Nhóm trưởng điều khiển
- HS trong nhóm thảo luận
+ Quan sát các dây đồng
+ Mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- HS nhận xét,
- GV kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
* Hoạt động 2: Nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim đồng
HĐ cá nhân
- Làm việc với SGK.
- HS làm phiếu học tập (cá nhân)
- Chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
- Màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt
- Bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn
- Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm có màu vàng
- Có ánh kim, cứng hơn đồng
- GV nhận xét, thống nhất các kết quả: Đồng là kim loại. Đồng-thiếc, đồng-kẽm đều là hợp kim của đồng
- Lưu ý hoạt động làm bài của em: Nhật, Việt.
3. Hoạt động Thực hành:
* Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó.
HĐ nhóm
* Quan sát và thảo luận.
+ Tên đồ dùng đó là gì?
+ Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu?
+ Ở gia đình em có đồ dùng nào làm bằng đồng? Thường thấy bảo quản các đồ dùng như thế nào?
- HS trong nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- HS nhận xét
- GV chốt: Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, bộ phận ô tô, tàu biển. Hợp kim của đồng dùng làm các đồ dùng gia đình như nồi, mâm, nhạc cụ, hoặc chế tạo vũ khí. Các đồ dùng làm bằng đồng, hợp kim của đồng có thể bị xỉn màu vì vậy thỉnh thoảng cần dùng thuốc lau chùi, giúp chúng sáng bóng trở lại.
4. Hoạt động Vận dụng:
Nêu lại nội dung bài học.
Trưng bày tranh ảnh một số đồ dùng làm bằng đồng có trong nhà và giới thiệu hiểu biết của em về vật liệu ấy.
Nhận xét giờ học -Chuẩn bị bài: Nhôm.
5. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo:
- HS thi kể về các vật dụng bằng đồng và nêu cách bảo quản chúng.
- Nhóm nào kể được nhiều và đúng sẽ giành chiến thắng.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1;
- Biết ghép một tiếng gốc Hán (bảo) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2); biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
* Nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2.
- Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, phấn màu., tranh ảnh về những việc làm bảo vệ môi trường.
- Sổ tay từ ngữ tiếng Việt Tiểu học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
? Thế nào là quan hệ từ ?
- 2 HS lên bảng làm bài tập 3 và trả lời câu hỏi
3. Dạy bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài
GV nêu MĐ- YC của giờ học.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và
a- Phân biệt nghĩa các cụm từ : khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
b- Nối từ ở cột A với nghĩa ở cột B.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS hoạt động nhóm 2 làm bài tập
- Đọc bài làm của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu cần).
- Chữa bằng bảng phụ phần b.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
- GV nhận xét.
Bài tập 3: Thay từ bảo vệ bằng từ đồng nghĩa với nó
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nối tiếp nhau tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ sao cho nghĩa của câu không thay đổi.
- HS nhận xét
- GV nhận xét bài làm của HS.
4. Củng cố - Dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ những từ mới học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả người.
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- TV5, tập I
- Bảng phụ, phấn màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- 2- 3 HS đọc lá đơn kiến nghị, GV n/x đánh giá.
- 2 HS nhắc lại cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh đã học.
3. Dạy bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài
3.Dạy bài mới: 30/
a.Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
b. Tìm hiểu bài:
* Phần Nhận xét
Bài tập 1: Đọc bài văn Hạng A Cháng và trả lời câu hỏi.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài Hạ A Cháng.
- 1 HS đọc bài văn. Cả lớp đọc thầm phần giải nghĩa trong bài.
- Cả lớp đọc thầm bài văn và tự xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Phần Ghi nhớ:
- 1-2 HS đọc lại nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
*Phần Luyện tập:
- Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
- Cả lớp lập dàn ý vào nháp.
- GV nhắc HS:
+ Khi lập dàn bài, các em cần bám sát cấu tạo 3 phần của bài văn miêu tả.
+ Chú ý dựa vào dàn bài những chi tiết chọn lọc về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó.
- Cả lớp nhận xét bài làm của nhau.
- GV nhận xét
4.Củng cố - Dặn dò: 4/
- GV nhận xét tiết học. Khen những học sinh học tốt.
- Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số sản phẩm khâu, thêu đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Tổ chức: 1’
Tiết 1
2. Kiểm tra: 3’
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Dạy bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
b. Tổ chức các hoạt động:
*Hoạt động 1: Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính đã học trong chương 1.
- HS nhắc lại cách đính khuy, thêu dấu nhân
- GV nhận xét và tóm tắt những nội dung HS vừa nêu.
*Hoạt động 2: HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành
- GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn:
+Mục đích: Củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu đã học.
+Yêu cầu: Mỗi HS sẽ hoàn thành một sản phẩm (đo, cắt vải và khâu thành sản phẩm. Có thể đính khuy hoặc thêu trang trí sản phẩm)
- Chia nhóm và phân công vị trí làm việc của từng nhóm.
- HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị.
- Các nhóm trình bày sản phẩm tự chọn và những dự định công việc sẽ tiến hành.
- GV ghi tên sản phẩm các nhóm đã chọn và kết luận hoạt động 2.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Nhắc chuẩn bị bài sau.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2018
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn vào bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định: 1/
2. Kiểm tra bài cũ: 3/
- GV gọi 3 HS lên bảng điền kết quả:
76,8 x 0,1 = ? 1,78 x 0,1 = ? 9,01 x 0,001 = ?
27,9 x 0,01 = ? 7,89 x 0,01 = ? 27,9 x 0,001 = ?
- HS dưới lớp làm nháp và nhận xét.
- GV nhận xét và đánh giá HS.
3. Dạy - học bài mới: 30/
a.Giới thiệu bài
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
b. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1: Tính
- GV mở bảng ghi sẵn BT 1a
- HS đọc yêu cầu phần a, tự tính vào vở, 1 em làm trên bảng. (Minh)
- GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
? Quan sát vào bảng cho biết giá trị của 2 biểu thức ( a x b) x c và a x ( b x c) ntn khi thay các chữ bằng cùng 1 bộ số ?
( Giá trị của 2 biểu thức luôn bằng nhau)
? Em rút ra KL gì? ( a x b) x c = a x ( b x c)
? Đây chính là t/c nào của phép nhân các số tự nhiên? ( t/c kết hợp)
? Qua trên em thấy phép nhân các số TP có t/c kết hợp không? Hãy giải thích ý kiến của em?
? Hãy phát biểu t/c kết hợp của p/n các số TP?
- GV yêu cầu HS đọc đề bài phần b
- HS đọc đề bài, 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn cả về kết quả tính và cách tính.
- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình.
? Vì sao em cho r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 12 Lop 5_12484006.docx