Giáo án Tổng hợp khối lớp 5 - Tuần học 8

TẬP ĐỌC

TRƯ¬ỚC CỔNG TRỜI

I. MỤC TIÊU

Giúp HS biết:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, ngắt nhịp thơ đúng.

- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.

- Hiểu nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.

(Trả lời các câu hỏi 1, 3, 4; học thuộc lòng những câu thơ em thích)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.

- Tranh ảnh về cuộc sống và thiên nhiên vùng núi.

- Bảng phụ

HS : Xem trước bài

 

docx30 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối lớp 5 - Tuần học 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của bạn trên bảng lớp. - GV thống nhất thứ tự sắp xếp đúng với HS cả lớp, sau đó gọi 1 HS giải thích về cách sắp xếp theo thứ tự trên. - GV nhận xét đánh giá. ? Để viết các số TP theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc ngược lại ta phải làm gì? ( So sánh các số TP đó) *Bài 3:- HS tự làm bài vào vở. - GV nhận xét, đánh giá 1 số vở. 4. Củng cố - Dặn dò: 3’ - GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai số thập phân. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài, hoàn thành các bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT: KÌ DIỆU RỪNG XANH I. MỤC TIÊU Giúp HS biết: - Viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn ( BT 2) ; tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ, phấn màu HS: Vở BTTV5, tập I. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Trong các thành ngữ: + Sớm thăm tối viếng. + Trọng nghĩa khinh tài. + Ở hiền gặp lành. + Làm điều phi pháp việc ác đến ngay. - HS viết những tiếng chứa ia/ iê, nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó: 1HS làm trên bảng rồi nêu quy tắc. - GV nhận xét, đánh giá, 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ, YC của tiết học. b. Hướng dẫn HS nghe viết: - GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt. - HS đọc thầm lại bài chính tả. ? Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho rừng? ( làm cho cánh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ.) ? Trong bài có những từ nào khó viết? rào rào chuyển động, gọn ghẽ, len lách,..... - 1HS viết trên bảng, HS khác viết vở nháp. - Nhận xét bài viết trên bảng. - GV nhắc: Chú ý quan sát hình thức trình bày của bài, chú ý những từ ngữ dễ viết sai. - GV đọc, HS viết bài. - GV đọc lại toàn bài chính tả. HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi sai và sửa lỗi. - GV nhận xét, đánh giá 7- 10 bài. - HS đổi vở, soát lỗi cho nhau. - GV nêu nhận xét chung. c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: * Bài tập 2: Tìm trong đoạn tả cảnh rừng khuya những tiếng có chứa yê hoặc ya. ? Nêu yêu cầu của bài tập ? - Cả lớp làm vào vở BT tiếng Việt. 1 HS làm trên bảng lớp. - HS đọc các tiếng tìm được trên bảng. ? Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh ở các tiếng trên ? - GV nhận xét. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. * Bài tập 3: Tìm tiếng có vần uyên thích hợp với mỗi ô trống. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. ? Bài tập y/c gì? - Cả lớp làm vào vở BT tiếng Việt. - HS nối tiếp nhau đọc bài chữa. - HS nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng. * Bài tập 4: Tìm tiếng trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để gọi tên các loài chim trong những tranh trongSGK tr 77. - Y/c HS quan sát tranh để gọi tên từng loài chim trong tranh. - Gọi HS nêu những hiểu biết của mình về các loài chim trong tranh. 4. Củng cố - Dặn dò: 4’ ? Nêu cách ghi dấu thanh ở những tiếng có chứa yê, ya. - GV nhận xét tiết học. Khen những học sinh học tốt. - Nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KHOA HỌC PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A I. MỤC TIÊU - Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A. - Luôn có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A, luôn vận động tuyên truyền mọi người cùng tích cực thực hiện. - Giáo dục ý thức giữ vệ sinh, và bảo vệ môi trường xung quanh. *Thông qua bài học, tăng cường GD kĩ năng sống cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Tranh minh hoạ trang 32, 33 SGK. - Giấy khổ to, bút dạ. HS: Xem trước bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ 3. Dạy - học bài mới: 30’ - GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: ? Tác nhân gây bệnh viêm não là gì ? ? Bệnh viêm não nguy hiểm ntn ? ? Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì ? - Sau đó nhận xét đánh giá HS. a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu bài học. b. Tổ chức các HĐ : *Hoạt động 1: Chia sẻ kiến thức - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 6. - Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận về bệnh viêm gan A, ghi kết quả vào phiếu. - Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác bổ sung, GV ghi nhanh lên bảng những ý kiến bổ sung. - Khen ngợi những nhóm HS có tinh thần học hỏi, chăm đọc sách để có thêm thông tin về bệnh. - Kết luận: Dấu hiệu của người bệnh viêm A: sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn. Bệnh rất nguy hiểm. Bệnh lây qua đường tiêu hoá. *Hoạt động 2: Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh viêm gan A - Chia HS thành các nhóm 5, yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, tham gia đóng vai các nhân vật trong hình 1. - Gọi các nhóm lên diễn kịch (2 đến 3 nhóm ) - Nhận xét, khen ngợi những nhóm HS diễn tốt, có kiến thức về bệnh viêm gan A - GV nêu câu hỏi: ? Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì ? ? Bệnh viêm gan A lây truyền ntn? - HS tiếp nối nhau trả lời. Nhận xét câu trả lời của HS. - Kết luận về nguyên nhân và con đường lây truyền của bệnh viêm gan A. - GV liên hệ ý thức bảo vệ môi trờng. *Hoạt động 3: Cách đề phòng bệnh viêm gan A - Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp cùng quan sát tranh minh hoạ trang 33 SGK và trình bày về từng tranh theo các câu hỏi: ? Người trong hình minh hoạ đang làm gì ? ? Làm như vậy để làm gì ? - Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về 1 hình. - 4 HS tiếp nối nhau trình bày. ? Theo em, người bệnh viêm gan A cần làm gì ? - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng mục bạn cần biết. 4. Củng cố - Dặn dò: 3’ - Đa ra tình huống: Chiều em đi đón cu Tí ở trường về. Trời mùa hè rất nắng. Về đến nhà, cu Tí đòi ăn ngay hoa quả mẹ vừa mua. Em sẽ nói gì với cu Tí? - Gọi HS phát biểu theo ý hiểu của mình. - Nhận xét khen ngợi HS có hiểu biết về bệnh viêm gan A. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở, thực hiện theo bài học, su tầm tranh, ảnh, các thông tin về bệnh AIDS. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2018 TẬP ĐỌC TRƯỚC CỔNG TRỜI I. MỤC TIÊU Giúp HS biết: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, ngắt nhịp thơ đúng. - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. - Hiểu nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. (Trả lời các câu hỏi 1, 3, 4; học thuộc lòng những câu thơ em thích) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. - Tranh ảnh về cuộc sống và thiên nhiên vùng núi. - Bảng phụ HS : Xem trước bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - 2-3 HS đọc bài Kì diệu rừng xanh. ? Qua bài văn em cảm nhận được điều gì? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: - HS quan sát tranh trong SGK. ? Em thấy bức tranh vẽ gì? (Cảnh t/n ở vùng núi cao với những dãy núi điệp trùng, những thửa ruộng bậc thang, những mái nhà thấp thoáng.) - GVgiới thiệu ghi đầu bài: “Trước cổng trời” b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - 1HS đọc thành tiếng bài văn. ? Bài chia làm mấy đoạn ? + Đoạn 1 : 4 dòng đầu. + Đoạn 2 : tiếp theo... Ráng chiều như hơi khói. + Đoạn 3 : những câu còn lại. - HS đọc nối tiếp nhau trước lớp từng đoạn đến hết bài ( 3 lượt ) - GV sửa lỗi phát âm và giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ chú giải, giải nghĩa thêm từ : áo chàm, nhạc ngựa, thung. - 1-2 HS đọc lại toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng, vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh vùng cao. * Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm và TLCH: ? Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là cổng trời ? ( Vì đây là một đèo cao giữa 2 vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như là chiếc cổng để đi lên trời). GV: Đứng ở cổng trời t/ g đã nhìn thấy những cảnh vật gì em hãy đọc lướt toàn bài và trả lời câu hỏi sau: ? Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ? (HS khá, giỏi) - Gọi 1, 2 HS khá, giỏi. ? Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao? - HS nối tiếp trả lời ? Qua các cảnh vật dược miêu tả trong bài, em thấy thiên nhiên nơi đây ntn? ( tươi đẹp, trong lành) - Đọc thầm khổ 3 cho biết: ? Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên? ( Nhờ có h/a con người. Những người dân đi làm giữa cảnh suối reo, nước chảy) ? Em có nhận xét gì về những con người nơi đây? (Con người hăng say lao động) ? Nêu ND chính của bài? - GV ghi ND bài như mục I, chốt lại phần tìm hiểu bài. * Đọc diễn cảm: - 3 HS tiếp nhau đọc từng đoạn thơ. ? Nêu cách đọc từng đoạn ? - GV đưa bảng phụ ghi đoạn 2. - GV đọc diễn cảm đoạn 2. - HS phát hiện cách đọc. ? Trong đoạn thơ cô vừa đọc cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào? - HS nêu, nhận xét, chốt lại các từ cần luyện đọc: GV đánh dấu cách đọc trên bảng phụ. - HS luyện đọc diễn cảm theo từng cặp, chú ý giọng đọc sâu lắng, ngân nga. - 3 HS đọc trước lóp. - GV theo dõi, nhận xét. - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng những câu thơ em thích. 4. Củng cố - Dặn dò: 3’ ? Qua bài tập đọc em cảm nhận được điều gì? - GV nhận xét tiết học. Khen những học sinh học tốt. - Dặn HS về nhà tiếp tục HTL. Chuẩn bị bài sau: Cái gì quý nhất. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Giúp HS biết: - So sánh hai số thập phân. - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn. - Rèn kĩ năng nhận biết, so sánh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ, vở BTToán 5 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập trong VBT của tiết học trước. HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét và đánh giá HS. 3. Dạy - học bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: - Yêu cầu cả lớp hoàn thành trước bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 ý a. *Bài 1: - 1 HS đọc đề bài toán. ? BT yêu cầu gì? Nêu cách làm? - HS đọc thầm đề bài và nêu: So sánh các số thập phân rồi viết dấu so sánh vào chỗ trống. - HS cả lớp làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. - GV gọi HS chữa bài trên bảng lớp của bạn. 84,2 > 84,19 47,5 = 4,500 90,6 > 89,6 6,843 < 6,85 - GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh trên. - 4 HS lần lượt giải thích trước lớp. - GV nhận xét và đánh giá HS. ? Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm thế nào? *Bài 2: - GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài. ? Nêu yêu cầu của BT? - HS tự làm bài.1 HS làm trên bảng lớp. - HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV yêu cầu HS nêu rõ cách sắp xếp của mình. - 1 HS nêu cách sắp xếp theo thứ tự đúng. - GV nhận xét và đánh giá HS. ? Muốn xếp các số TP theo thứ tự từ bé đến lớn hay ngược lại ta phải làm gì? *Bài 3: - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. ? Em hiểu y/c của BT như thế nào? - 1 HS khá lên bảng làm bài. ? Nêu cách làm của mình? - GV hướng dẫn lại để HS cả lớp hiểu cách làm bài toán trên. - GV có thể mở rộng để: tìm chữ số x, biết: 9,7 x 8 < 9,758. - HS trao đổi và tìm được: x = 0, 1, 2, 3, 4 . - GV nhận xét và đánh giá HS. *Bài 4 - HS nêu yêu cầu BT. - GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - Nhận xét, chữa. - GV nhận xét và đánh giá HS. 4. Củng cố - Dặn dò: 3’ ? Qua tiết luyện tập giúp em củng cố về kiến thức nào? ? Nêu lại cách so sánh 2 số thập phân? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * MĨ THUẬT VẼ MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Hiểu được hình dáng đặc điểm các mẫu có dạng hình trụ và hình cầu - Biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu. - Thích quan tâm, tìm hiểu các đồ vật xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : SGK, SGV. Chuẩn bị một vài mẫu có dạng hình trụ hình cầu khác nhau - HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét GV : giới thiệu mẫu có dạng hình trụ ,hình cầu đã chuẩn bị sẵn - GV yêu cầu học sinh chọn bày mẫu theo nhóm và nhận xét về vị trí,hình dáng tỉ lệ đậm nhạt của mẫu - Gợi ý học sinh cách bày mẫu sao cho đẹp Hoạt động 2: Cách vẽ tranh GV giới thiệu hình hướng dẫn hs cách vẽ như sau: - Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước: -Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu - Tìm tỉ lệ từng bộ phận và phác hình bằng nét thẳng - Nhìn mẫu , vẽ nét chi tiết cho đúng - Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen. - Phác mảng đậm ,đậm vừa , nhạt - Dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì để miêu tả độ đậm nhạt. Hoạt động 3: Thực hành - GV bày một mẫu chung cho cả lớp vẽ - Vẽ theo nhóm - GV yêu cầu hs quan sát mẫu trược khi vẽ và vẽ đúng vị trí , hướng nhìn của các em Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV nhận xét chung tiết học - Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài - Nhắc hs sưu tầm ảnh về điêu khắc cổ * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU Giúp HS biết: - Đọc, viết, sắp xếp thứ tự các số thập phân. - Tính bằng cách thuận tiện nhất. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ, vở BTToán 5 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập trong VBT của tiết học trước. - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét và đánh giá HS. 3. Dạy - học bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: - Yêu cầu cả lớp hoàn thành trước bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 ý a. *Bài 1: ? Bài tập y/c gì? - GV viết các số thập phân lên bảng và chỉ cho nhiều HS đọc. ? Nêu giá trị theo hàng của các chữ số trong từng số thập phân? - GV nhận xét câu trả lời của HS. *Bài 2: ? Bài tập 2 y/c gì? - GV gọi 1 HS lên bảng viết số thập phân, yêu cầu HS cả lớp viết vào vở. - HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV chữa bài và đánh giá HS. ? Qua bài tập 1,2 em hãy nêu lại cách đọc và viết số thập phân? GVKL: Giá trị của mỗi chữ số trong số TP phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. *Bài 3: - HS nêu yêu cầu BT. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng. - Nhận xét, chữa. *Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc thầm đề bài không yêu cầu tính bằng cách thuận tiện nhất. - HS trao đổi với nhau và nêu cách làm của mình. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - Lớp nhận xét. - GV chữa bài cho HS. 4. Củng cố - Dặn dò: 2’ ? Tiết học hôm nay giúp các em củng cố về kiến thức nào? ? Nêu cách đọc, viết, so sánh số thập phân? - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KHOA HỌC PHÒNG TRÁNH HIV / AIDS I. MỤC TIÊU - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV / AIDS. - GD học sinh ý thức học tập tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV : Bảng câu hỏi và câu trả lời trang 34 SGK phóng to, cắt rời từng câu hỏi, từng câu trả lời. - Hình minh hoạ trang 35 SGK. - Giấy khổ to, bút dạ, màu. HS: HS sưu tầm thông tin, tranh ảnh về phòng tránh HIV / AIDS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ ? Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? ? Chúng ta làm tn để phòng bệnh viêm gan A? - 2 HS lên bảng trả lời. - GV nhận xét và đánh giá từng HS. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu bài học. b. Tổ chức các HĐ : *Hoạt động 1: Chia sẻ kiến thức. - Kiểm tra việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về HIV/AIDS. - Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên. - 5 đến 7 HS trình bày những điều mình biết, sưu tầm được về bệnh AIDS. - Nhận xét, khen ngợi những HS tích cực học tập, ham học hỏi, tìm tài liệu. * Hoạt động 2: HIV/AIDS là gì? các con đường lây truyền HIV/AIDS. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”. - Hoạt động theo hướng dẫn của GV: Thảo luận nhóm 4 tìm câu trả lời tương ứng với các câu hỏi. Sau đó viết vào giấy. - Trao đổi, thảo luận, làm bài. - Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các em khác nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, khen ngợi nhóm thắng cuộc. - Tổ chức cho HS thực hành hỏi đáp về HIV/AIDS. GV đưa câu hỏi cho 1 HS và hướng dẫn HS đó điều khiển cuộc thảo luận. ? HIV/ AIDS là gì? ? Vì sao người ta thường gọi HIV/ AIDS là căn bệnh thế kỉ ? ? Những ai có thể nhiễm HIV/ AIDS ? ? HIV/ AIDS có thể lây truyền qua những con đường nào? ? Lấy VD về cách lây truyền qua đường máu của HIV ? - HS cả lớp nghe và thảo luận để trả lời các câu hỏi bạn đưa ra. - Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết về HIV/AIDS. *Hoạt động 3: Cách phòng tránh HIV/AIDS. - Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 35 và đọc các thông tin. - 4 HS nối tiếp nhau đọc thông tin. ? Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/AIDS ? - Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp. - Nhận xét, khen ngợi những HS có kiến thức về phòng tránh HIV/AIDS. - Chia nhóm, mỗi nhóm 5 HS để HS tự lựa chọn nội dung hình thức tuyên truyền và thực hiện. - Hoạt động trong nhóm (viết lời tuyên truyền, vẽ tranh, diễn kịch) để tuyên truyền, vận động phòng tránh HIV/AIDS. - Tổ chức cho đại diện thi tuyên truyền. - Nhận xét, khen ngợi, đánh giá khả năng của từng nhóm. - Tổng kết cuộc thi. 4. Củng cố - Dặn dò: 2’ ? Nêu cách phòng chống HIV/AIDS? - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Thái độ đối với những người nhiễm HIV/AIDS. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU Giúp HS biết: - Hiểu nghĩa từ thiên nhiên( BT1). - Nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ ( BT2). - Tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 trong từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4. - HS hiểu biết về môi trường thiên nhiên, từ đó bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: TV5, tập I - Bảng phụ, phấn màu, tranh ảnh thiên nhiên. HS: Sổ tay từ ngữ tiếng Việt Tiểu học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1.Ổn định : 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - 2 HS làm BT 4 tiết trước. ? Thế nào là từ nhiều nghĩa? - GV nhận xét câu HS đặt trên bảng và phần trả lời của HS. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: - GV nêu MĐ- YC của giờ học. b. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài tập 1: Tìm nghĩa đúng của từ thiên nhiên. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. ? BT yêu cầu gì? - Làm bài tập theo cặp. - Đại diện trình bày bài làm của nhóm. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung ( nếu cần). GV nhận xét. - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. - HS nhắc lại nghĩa của từ thiên nhiên: Tất cả những gì không do con người tạo ra. * Bài tập 2: Tìm trong thành ngữ, tục ngữ các từ chỉ sự vật, thiên nhiên. ? Nêu y/c của BT 2? - HS trao đổi theo cặp. - 2 HS đọc bài chữa. - Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng. - GV: Thác, ghềnh, gió, bão, sông, đất (lạ hoặc quen) đều là các sự vật trong thiên nhiên. - Thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ. - GV n/x, giúp HS hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ: + Lên thác xuống ghềnh: Gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống + Góp gió thành bão: Tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn. + Qua sông phải luỵ đò: Gặp khó khăn hoặc có việc cần nên đành cậy nhờ luỵ đến, cốt sao cho được việc. - GV nhận xét. * Bài tập 3: Tìm từ miêu tả không gian, đặt câu với từ đó. - 1 HS đọc y/c và mẫu của BT. Yêu cầu HS làm cả bài, HS khác chỉ cần chọn từ của 1 trong 3 ý a, b, c để đặt câu. - HS làm việc cá nhân tìm từ và đặt câu với một trong các từ vừa tìm được - 3 HS lên bảng, mỗi em làm 1 ý. - Lớp n/x bài trên bảng. - Cho HS dưới lớp nối tiếp nhau trình bày bài, lớp n/x, chữa - GV nhận xét, sửa cách dùng từ, đặt câu cho HS. - Gọi 1, 2 HS trình bày ý d, n/x, chữa. * Bài tập 4: Tìm từ ngữ miêu tả sóng nước, đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. ? Bài tập y/c gì ? - Cả lớp tìm từ : 3 tổ thi tiếp sức. Nhận xét, đánh giá tổ thắng cuộc. - HS tự đặt câu vào vở. - HS nối tiếp nhau đọc câu văn mình đặt. - GV nhận xét, liên hệ ý thức bảo vệ môi trường. ? Qua các BT 3, 4 em thấy muốn đặt được câu văn hay em phải làm gì? (Có sự liên tưởng sâu sắc đến cảnh vật muốn miêu tả trong câu) GV: Các em cần nhớ những từ ngữ miêu tả không gian, miêu tả sóng nước ở các bài tập trên và cần có sự liên tưởng phong phú để làm tốt các bài văn miêu tả. 4. Củng cố - Dặn dò: 2’ ? Qua bài học giúp em nắm được những kiến thức nào? - GV nhận xét tiết học. Khen những học sinh học tốt. - Dặn HS viết thêm vào vở những từ ngữ tìm được ở BT 3, 4. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU Giúp HS biết: - Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần: MB, TB, KB. - Dựa vào dàn ý ( thân bài), viết được đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. - Rèn kĩ năng viết đoạn văn có câu mở đoạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: TV5, tập I - Bảng phụ, phấn màu - Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước. HS: Quan sát một số cảnh đẹp của địa phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - 2 - 3 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước đã viết ở tiết trước. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Dạy bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: - GV nêu MĐ- YC của giờ học b. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài tập 1: Lập dàn ý miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em. ? Nêu yêu cầu của bài tập ? - HS tham khảo bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và bài Hoàng hôn trên sông Hương để làm bài. - GV nhắc HS dựa trên kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ 3 phần mở bài- thân bài- kết bài. ? Phần mở bài, em cần nêu những gì? ? Em hãy nêu nội dung chính của phần thân bài? ? Các chi tiết cần được sắp xếp ntn? ? Phần kết bài cần nêu những gì? - HS tự làm dàn ý vào VBT, 2HS viết vào giấy khổ to. - HS dán phiếu, trình bày, nhận xét. - 3 HS trình bày bài của mình, nhận xét. * Bài tập 2: Viết đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em. ? Bài tập y/c gì ? - GV nhắc HS : + Nên chọn một đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn. + Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao trùm toàn đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó. + Đoạn văn phải có hình ảnh, sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. + Đoạn văn phải thể hiện được cảm xúc người viết. - Dựa vào kết quả đã quan sát được, mỗi HS tự viết đoạn văn. - HS nối tiếp nhau trình bày. - HS nhận xét, góp ý kiến. - GV nhận xét. đánh giá một số bài. 4. Củng cố - . Dặn dò: 3’ ? Muốn viết một đoạn văn hay em cần chú ý điều gì ? (Có câu mở đoạn và kết đoạn) - GV n/x tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * KĨ THUẬT NẤU CƠM I. MỤC TIÊU HS cần phải: - Biết cách nấu cơm. - Nấu được cơm. - Có ý thức vận dụng kiến thức đă học để nấu cơm giúp gia đ́nh. Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gạo tẻ. - Nồi nấu cơm thường và nồi cơm điện. - Bếp ga du lịch. - Dụng cụ đong gạo - Rá, chậu để vo gạo. - Đũa dùng để nấu cơm. - Xô chứa nước sạch. - Phiếu học tập: 1.Kể tên các dụng cụ,nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng.......:......... 2.Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng...và cách thực hiện:................ 3.Trình bày cách nấu cơm bằng.......:........................................................ 4.Theo em,muốn nấu cơm bằng........đạt yêu cầu(chín đều,dẻo), cần chú ư nhất khâu nào?.................................................................................................. 5. Nêu ưu,nhược điểm của cách nấu cơm bằng.........:................................. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Bài mới a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu - ghi đề bài lên bảng. - HS theo dõi, đọc đề bài. Hoạt động 1: Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình. - GV hỏi. - HS trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng xoong, nồi trên bếp (gọi tắt là nấu cơm bằng bếp đun) - HS thảo luận nhóm - làm vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày - Gv nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun. 2. Củng cố: GV gọi HS nhắc lai cách nấu cơm bằng bếp đun.Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng. - 3-5 HS nhắc lại. 3. Dặn dò - Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm. - Chuẩn bị bài thực hành tiếp theo. * * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * * Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2018 TOÁN VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU Giúp HS biết: - Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân ( trường hợp đơn giản). - GD học sinh tự giác, tích cực học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV : Kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài nhưng để trống trên các đơn vị. HS: Xem trước bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 8 Lop 5_12453477.docx